'Báu vật' rừng lim xanh trăm tuổi đầu nguồn biên giới Việt – Lào

18/03/2020 10:12

Ở xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn, không ít hộ dân bảo vệ được hàng trăm cây lim xanh trăm tuổi - những cây lim nhiều hơn tuổi đời của chính họ.

Rừng lim xanh trăm tuổi được người dân thôn Khe Năm bảo vệ như "báu vật". Ảnh: Thanh Nga.

Một đời người, một rừng cây

Cả rừng cây bản địa như lim, kiền kiền, dổi, chua, dẻ… nằm san sát nhau, xếp tầng tầng, lớp lớp. Trong đó, có nhiều gốc lim xanh tuổi đời vượt qua con số 100, chu vi lên đến 300 cm, vỏ sần sùi, khép tán, đứng sừng sững giữa đại ngàn.

Đáng nói, chủ rừng của những gốc lim này không phải doanh nghiệp hay tổ chức nhà nước mà là những cá nhân, hộ gia đình đang nằm trong diện khó khăn, kinh tế eo hẹp.

Năm 1980, ông Trần Ngọc Lâm (sinh năm 1960), thôn Khe Năm, xã Sơn Kim I gia nhập quân ngũ, công tác chính thức tại Quân Khu 4, còn vợ ông - bà Trần Thị Đào (SN 1961) làm công nhân tại Lâm trường Hương Sơn (nay là Cty TNHH MTV lâm nghiệp và dịch vụ Hương Sơn).

Lúc bấy giờ, kiếm được việc làm với mức thu nhập ổn định như ông bà Lâm Đào không hề dễ dàng. Tuy nhiên, bất cập là cảnh vợ chồng xa cách, khó khăn trong việc nuôi dạy con cái.

Cuối năm 1990, chính quyền năm lần bảy lượt vận động người dân thôn Khe Năm nhận rừng để chăm sóc, bảo vệ nhưng chẳng ai ngó ngàng. Ông Lâm vì muốn ở gần vợ con nên đứng ra nhận gần 27 ha rừng ở tiểu khu 51, thôn Khe Năm trong đó, rừng tự nhiên 21,8 ha; rừng trồng 5 ha.

“Lúc bấy giờ cả khu rừng gần như không còn gì, cây gỗ nào chu vi trên 100 cm đều bị khai thác hết. Ban đầu chúng tôi nhận rừng vì nghĩ khi cần que củi, cây nứa có để chặt phục vụ nhu cầu trong gia đình nhưng về sau mới thấm thía giá trị của rừng là vô giá”, ông Lâm trải lòng.

Người đàn ông tuổi lục tuần kể lại, khoảng năm 1990 – 1992, rừng bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình khai thác vô tội vạ nên mùa hè giếng nước của các hộ dân trong thôn cạn trơ đáy, nhiều hộ đào giếng sâu hơn 20 m nhưng vẫn không có giọt nước nào. Mọi sinh hoạt phải dựa vào nước trời và các khe suối.

Nhận thấy tác hại của việc mất rừng quá nghiêm trọng, ngoài bảo vệ nghiêm ngặt diện tích cây rừng hiện có, gia đình ông Lâm vay vốn trồng keo trên diện tích rừng sản xuất và làm giàu diện tích rừng tự nhiên bằng các loài cây bản địa như lim xanh, dổi, kiền kiền... bình quân mỗi năm ông trồng 3.000 cây. 

Hiện hàng vạn cây bản địa trồng từ năm 1992 – 1993 đã phát triển đạt chu vi trên 60 cm; tỷ lệ cây sống hàng năm đạt trên 60%.

“Nhờ bảo vệ tốt rừng và thảm thực vật nên hơn chục năm nay dù hạn hán gay gắt người dân Khe Năm cũng không bao giờ thiếu nước sinh hoạt. Chất lượng nước từ các khe suối được chuyên gia Nhật Bản đánh giá rất sạch”, bà Trần Thị Đào tiếp lời chồng.

Theo rà soát, đánh giá của lực lượng chức năng, trong diện tích rừng hộ ông Lâm quản lý có khoảng 150 cây lim xanh có chu vi từ 150 – 300 cm và hàng nghìn cây chu vi dưới 150 cm. Trong đó, nhiều gốc tồn tại hơn 100 năm, nhiều hơn tuổi đời của chính ông.

Cạnh rừng hộ ông Lâm, đại gia đình anh Lưu Trọng Bằng (46 tuổi) cũng chăm sóc, bảo vệ rất hiệu quả gần 8 ha rừng tự tiên được giao từ năm 1992.

Anh Bằng cho hay, sau khi bố mẹ anh qua đời, anh nhận “thừa kế” chăm sóc diện tích rừng nói trên với hai bàn tay trắng. Cuộc sống khó khăn, chật vật nhưng vì nhớ lời căn dặn của bố mẹ “giữ rừng là giữ môi trường sống cho con cháu” nên gần ba thập kỷ qua, gia đình anh chưa bao giờ chặt một cây gỗ đem bán.

Thậm chí, năm 1997 khi bắt quả tang một nhóm lâm tặc đang chặt trộm gỗ dổi trong rừng, gia đình anh còn bị các đối tượng chửi bới, dọa hành hung.

“Hàng năm chúng tôi chỉ trồng dặm làm giàu rừng và sẻ phát chăm sóc. Công tác bảo vệ rừng cực nhọc, nguy hiểm như vậy nhưng chính sách hỗ trợ của nhà nước dành cho đối tượng như chúng tôi chưa có nên rất thiệt thòi”, anh Bằng nói.

Đồng quan điểm, ông Trần Ngọc Lâm cho rằng, việc Chính phủ siết chặt quản lý, bảo vệ rừng tự nhiên, đặc biệt là rừng đầu nguồn biên giới Việt – Lào như xã Sơn Kim I là rất đúng đắn.

Tuy nhiên, quy định cũng cần căn cứ thực tiễn để xây dựng, như đặc thù ở thôn Khe Năm, 100% dân số sống dựa vào rừng nhưng rừng không được tác động, cũng không nhận được một chính sách hỗ trợ công bảo vệ nào thì rất bất cập.

Chính phủ cần nghiên cứu, cho phép hộ gia đình tận thu đối với những cây gỗ bị chết do yếu tố thiên tai. Như vậy vừa khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên vừa tạo thu nhập cho người dân, tăng thêm động lực cho hộ gia đình giữ rừng.

“Rừng là nhà, nhà là khách sạn”

Câu chuyện giữ rừng của gia đình ông Lâm, anh Bằng đã tạo thành sức lan tỏa cho cả cộng đồng dân cư ở thôn Khe Năm, xã Sơn Kim I.

Còn nhớ, khoảng gần 10 năm về trước, khi ý thức giữ rừng của người dân còn hạn chế, để bảo vệ diện tích rừng được giao, ông Lâm cùng 10 hộ dân trong thôn thành lập Chi hội bảo vệ rừng bền vững, phối hợp lực lượng Kiểm lâm, Bộ đội Biên phòng, chính quyền địa phương thay phiên nhau tuần tra, canh gác rừng, hỗ trợ xử lý lâm tặc chặt trộm gỗ.

Hay thời điểm tháng 4 đến tháng 7 âm lịch hàng năm, nhiều hộ dân xem rừng là nhà, nhà là khách sạn. Cứ 5 – 6h sáng đem theo cơm đùm cơm nắm, nước, sữa lên rừng lấy mật ong và “canh” lửa, đề phòng cháy rừng, đến khoảng 17 – 18h chiều mới về nhà.

Riêng hộ ông Lâm, nhờ siêng năng, chịu khó, mỗi năm gia đình tận thu được từ rừng (lấy mật ong và cây dược liệu) trên dưới 70 triệu đồng. Đặc biệt, 5 ha keo sắp đến kỳ thai thác, ước sẽ mang lại hàng trăm triệu đồng cho gia đình ông.

Ông Đoàn Doanh Tuyên, Kiểm lâm viên địa bàn đánh giá, gia đình ông Lâm, anh Bằng không chỉ là những hộ dân điển hình trong công tác quản lý, chăm sóc, bảo vệ rừng tự nhiên đầu nguồn mà còn tiên phong thay đổi tư tưởng sống dựa vào khai thác rừng của đại bộ phận dân Sơn Kim I.

Họ đã chủ động chuyển hướng sang sản xuất rừng gỗ lớn, nâng cao giá trị gia tăng của chuỗi lâm sản để đảm bảo tăng trưởng bền vững.

Theo ông Tuyên, trước đây dù lực lượng chức năng siết chặt cỡ nào thì đâu đó cũng có một số diện tích rừng bị “chảy máu”. Tuy nhiên, độ dăm năm trở lại đây, ý thức bảo vệ rừng của bà con nâng lên rõ rệt đã giảm áp lực tuần tra, kiểm soát cho lực lượng chức năng. Bây giờ, các vụ việc khai thác lâm sản trái phép trên địa bàn xã Sơn Kim I nói riêng, huyện Hương Sơn nói chung gần như đã được ngăn chặn triệt để./.

Nguồn: nongnghiep.vn
Cùng chuyên mục
Chung sức gỡ thẻ vàng EC
Chung sức gỡ thẻ vàng EC

Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Lình Huỳnh (Bộ đội Biên phòng Kiên Giang) chủ động phối hợp các lực lượng, chính quyền, đoàn...

Vì một Côn Đảo xanh, bền vững
Vì một Côn Đảo xanh, bền vững

Phát triển du lịch Côn Đảo theo hướng tăng trưởng xanh, hài hòa bảo vệ môi trường bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu....

Lao Bảo, một thời sôi động
Lao Bảo, một thời sôi động

Vào những năm 1990 trở về sau này, giữa bộn bề công việc hệ trọng cần sắp đặt, triển khai gấp rút và vận hành...

Nhiều hoạt động sôi nổi tại Lễ hội Cầu ngư quận Sơn Trà năm 2024
Nhiều hoạt động sôi nổi tại Lễ hội Cầu ngư quận Sơn Trà năm 2024

Những ngày qua, không khí tại khu vực biển phường Nại Hiên Đông và các phường ven biển quận Sơn Trà (TP Đà Nẵng) khá...

Những giọt nước nghĩa tình của bộ đội Hải quân với nhân dân Hòn Chuối
Những giọt nước nghĩa tình của bộ đội Hải quân với nhân dân Hòn Chuối

Trước tình hình thiếu nước sinh hoạt sau thời gian dài không có mưa trên các đảo thuộc vùng biển Tây Nam của Tổ quốc,...

Vun đắp tình hữu nghị giữa nhân dân hai bên biên giới
Vun đắp tình hữu nghị giữa nhân dân hai bên biên giới

Vun đắp tình hữu nghị giữa nhân dân hai bên biên giới là một trong những nhiệm vụ được Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc...

Thông tin liên quan Biển Đông từ ngày 01-12/3/2024
Thông tin liên quan Biển Đông từ ngày 01-12/3/2024

Kết thúc Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN – Australia tại Melbourne, Australia, sau 03 ngày làm việc, ngày 06/3, lãnh đạo các nước...

Việt Nam chủ động và sáng tạo trong giải quyết tranh chấp, bảo vệ biên giới
Việt Nam chủ động và sáng tạo trong giải quyết tranh chấp, bảo vệ biên giới

Tranh chấp quốc tế, đặc biệt là tranh chấp biên giới - lãnh thổ, luôn là mầm mống gây ra các cuộc xung đột, thậm...

Tết nơi đảo xa
Tết nơi đảo xa

Không khí tết ngày càng ấm áp, người dân khắp nơi đang hoàn tất những công việc cuối cùng trong năm để về sum họp...

Thông tin liên quan Biển Đông từ ngày 12-23/01/2024
Thông tin liên quan Biển Đông từ ngày 12-23/01/2024

Ngày 12/01, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã hội đàm với Tổng thống Indonesia Joko Widodo nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt...

Thông tin liên quan Biển Đông từ ngày 28/12/2023-07/01/2024
Thông tin liên quan Biển Đông từ ngày 28/12/2023-07/01/2024

Ngày 06/01/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Lào Sonexay Siphando trao đổi về các vấn...

Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ra Tuyên bố về duy trìvà thúc đẩy ổn định không gian biển ở Đông Nam Á
Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ra Tuyên bố về duy trìvà thúc đẩy ổn định không gian biển ở Đông Nam Á

Ngày 30 tháng 12 năm 2023 các Ngoại trưởng Asean đã ra Tuyên bố Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN về duy trì và thúc đẩy...

Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới
Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới

Năm 2023, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Bình đã lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị,...

Thông tin liên quan Biển Đông từ ngày 08-15/12/2023
Thông tin liên quan Biển Đông từ ngày 08-15/12/2023

Từ ngày 12-13/12, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam và có các cuộc...

Tổ chức Hàng hải Quốc tế kiên quyết ngăn chặn vận tải trái phép trên biển
Tổ chức Hàng hải Quốc tế kiên quyết ngăn chặn vận tải trái phép trên biển

Ngày 6/12, Cơ quan Vận tải Biển của Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết nhằm ngăn chặn các hoạt động vận tải biển...

Tin đọc nhiều
Tuyên truyền các quy định về khai thác hải sản cho ngư dân
Phòng tuyến góp phần ngăn chặn tàu cá khai thác hải sản trái phép
Hội đàm giữa Lai Châu và hai tỉnh Phông Sa Lỳ, U Đôm Xay
Dâng hương, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hy sinh trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc
Sẽ nâng cấp nhiều luồng hàng hải, kêu gọi vốn đầu tư các bến cảng biển
Phát triển Bà Rịa-Vũng Tàu thành Trung tâm kinh tế biển Quốc gia
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Tây Ban tại Việt Nam
Xuất nhập khẩu chính ngạch giữa Kiên Giang và Kampot đạt 256 triệu đô la Mỹ
Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 khảo sát tại tỉnh Sóc Trăng
Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045
Kiều bào tại Hungary hướng về biển đảo quê hương
Cảnh sát biển Việt Nam tham dự Hội nghị Hội đồng điều hành ReCAAP lần thứ 18
Xung lực mới cho quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam – New Zealand
Quảng Ninh xây dựng nền biên phòng toàn dân vững chắc
Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp
Việt Nam lên án hành vi bạo lực, vô nhân đạo trên các tuyến hàng hải quốc tế
Xây dựng đường biên giới Việt Nam-Trung Quốc hòa bình, hợp tác và phát triển
Nhận diện, phát triển “mũi nhọn” của Kiên Hải
Lào Cai-Vân Nam: Tuyến biên giới Việt-Trung hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển
Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Việt Nam và Thái Lan nhất trí phối hợp và cùng các thành viên ASEAN duy trì lập trường nguyên tắc của ASEAN về vấn đề Biển Đông
Khai mạc hội nghị Phát triển bền vững nuôi biển, nhìn từ Quảng Ninh
Khai mạc Triển lãm ảnh “Tổ quốc bên bờ sóng” tại Lào
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang hội kiến Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị
Việt Nam kêu gọi các bên liên quan cùng đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông
Sóc Trăng tuần tra kiểm soát chống khai thác IUU
Nâng cao năng lực vận chuyển hàng hóa và hiệu suất thông quan tại các cặp cửa khẩu trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc
Chủ tịch Quốc hội Phần Lan ủng hộ lập trường, quan điểm của ASEAN và Việt Nam về vấn đề Biển Đông
Khám phá tuyến du lịch kết nối Non nước Cao Bằng với Cao nguyên đá Đồng Văn