06/09/2023 15:02
Đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Campuchia có quá trình hình thành từ lâu đời, trải qua nhiều biến động gắn với lịch sử chung sống, phát triển hòa bình của hai dân tộc.
Trước khi bị thực dân Pháp đô hộ, các Vương triều phong kiến Việt Nam và Campuchia đã cơ bản thống nhất phạm vi lãnh thổ của mình. Tuy nhiên, ranh giới lãnh thổ của hai bên (đường biên giới) chưa được phân vạch rõ ràng và đôi khi cũng có những biến động nhỏ.
Năm 1862, Pháp buộc triều đình nhà Nguyễn ký Hòa ước Nhâm Tuất nhượng 03 tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho Pháp. Năm 1867, Pháp chiếm đóng nốt 03 tỉnh miền Tây Nam Bộ và tới năm 1874, Pháp buộc triều đình nhà Nguyễn ký Hòa ước Giáp Tuất công nhận đầy đủ và hoàn toàn chủ quyền của Pháp đối với Nam Kỳ lục tỉnh.
Trong thời kỳ Đông Dương thuộc Pháp, chính quyền thực dân Pháp nhận thấy cần phải hoạch định các đường biên giới hoặc ranh giới hành chính rõ ràng, vẽ trên bản đồ và đánh dấu bằng các cột mốc trên thực địa. Năm 1887, thực dân Pháp thành lập “Liên bang Đông Dương” gồm một lãnh thổ hải ngoại của Pháp (Nam Kỳ thuộc Pháp hay Basse Cochinchine) và 4 xứ bảo hộ (Cao Miên, Ai Lao, Bắc Kỳ, Trung Kỳ). Liên quan đến ranh giới giữa Việt Nam và Campuchia, căn cứ vào phạm vi lãnh thổ được hình thành từ thời kỳ phong kiến cũng như các chứng cứ lịch sử cụ thể, chính quyền thực dân tiến hành phân vạch đường biên giới hoặc ranh giới quản lý hành chính theo trình tự thủ tục pháp lý riêng tùy theo quy chế được xác lập ở mỗi xứ. Cụ thể là:
(i) Đường biên giới giữa Nam Kỳ và Cao Miên đã được hoạch định và phân giới cắm mốc theo hai Công ước ký năm 1870 và 1873 giữa Pháp và triều đình Cao Miên (nhưng đến nay còn rất ít dấu tích trên thực địa), sau đó, đường biên giới này được sửa đổi, điều chỉnh bởi một số Nghị định của Toàn quyền Đông Dương.
(ii) Đường ranh giới quản lý hành chính giữa Trung Kỳ và Cao Miên chỉ được vạch ra theo các văn bản phục vụ mục đích quản lý hành chính của thực dân Pháp tại Đông Dương và không được phân giới, cắm mốc.
Ngày 4/6/1949, Tổng thống Pháp Vincent Aurol đã ký Bộ luật 49 - 733 trao trả lãnh thổ Nam Kỳ thuộc Pháp cho chính quyền Bảo Đại. Bộ Luật này có cả chữ ký của Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ thuộc địa Pháp.
Đến năm 1954, toàn bộ đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Campuchia đã được thể hiện tương đối đầy đủ trên bản đồ Bonne tỷ lệ 1/100.000 do Sở Địa dư Đông Dương xuất bản./.
Theo Nghị định thư PGCM Việt Nam - Campuchia ký năm 2019, đối với sông, suối biên giới tàu thuyền đi lại được, đường biên...
09/11/2023 15:26
Sau khi Nghị định thư PGCM biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc có hiệu lực, việc thay đổi địa hình sông,...
08/11/2023 15:24
Những huyện nào là huyện biên giới của tỉnh Sơn La?
07/11/2023 15:23
Theo pháp luật Việt Nam, cá nhân đánh bắt thủy sản trái phép, sử dụng vật gây nổ, chất có độc, xung điện trên sông...
06/11/2023 15:21
Các loại tàu thuyền nào được đi lại trong khu vực cửa sông Bắc Luân?
05/11/2023 15:20
Những huyện nào là huyện biên giới của tỉnh Điện Biên?
04/11/2023 15:19
Tính đến tháng 10/2023, biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Campuchia có 41 cặp cửa khẩu đang hoạt động...
03/11/2023 17:01
Hệ thống mốc biên giới trên đất liền Việt Nam – Campuchia có 3 loại: mốc chính, mốc phụ và cọc dấu.
02/11/2023 15:36
Việt Nam và Campuchia đã phân giới được khoảng 1045 km đường biên giới trên đất liền và cắm được ...
01/11/2023 15:16
Đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Campuchia dài khoảng 1.258 km. Điểm khởi đầu là ...
31/10/2023 15:15
Căn cứ Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới và Cửa khẩu biên giới Việt Nam - Lào, cửa khẩu biên giới Việt...
30/10/2023 16:40
Trên đường biên giới Việt Nam – Lào có hai loại hình cọc dấu, gồm:
29/10/2023 16:37
Hệ thống mốc quốc giới trên biên giới Việt Nam – Lào được phân 03 loại gồm: mốc đơn, mốc đôi cùng số và mốc...
28/10/2023 16:36
Tính đến tháng 4 /1987, Việt Nam và Lào đã cắm được 214 cộc mốc tại 199 vị trí và được ghi nhận trong Nghị...
27/10/2023 16:35
Đường biên giới Việt Nam và Lào có chiều dài 2.337,459 km, điểm khởi đầu ở vị trí là giao điểm đường biên giới ba...
26/10/2023 16:34