Câu hỏi: Trình tự xử lý mốc biên giới Việt Nam – Trung Quốc bị hủy hoại, dịch chuyển, hoặc bị mất?

25/12/2019 20:18

Nếu Bên nào phát hiện mốc giới bị hư hỏng nghiêm trọng, bị hủy hoại, bị dịch chuyển hoặc bị mất, cần thông báo ngay cho phía Bên kia để tiện cho hai Bên cùng nhau xác nhận sự thật có liên quan. Bên phụ trách việc quản lý, bảo vệ mốc giới này phải kịp thời tiến hành sửa chữa, khôi phục hoặc xây dựng lại mốc giới tại vị trí cũ và cần thông báo cho Bên kia ít nhất 10 ngày trước khi triển khai công việc.

Khi ngành chủ quản của một Bên tiến hành công việc nói trên, cần phải có sự có mặt của đại diện ngành chủ quản của Bên kia tại hiện trường. Sau khi hoàn thành công việc, phải ghi biên bản xác nhận. Biên bản này được lập thành hai bản, mỗi bản viết bằng tiếng Việt và tiếng Trung, do đại diện ngành chủ quản hoặc chuyên gia hai Bên ký.

Khi mốc giới được xây dựng lại hoặc khôi phục lại, phải tiến hành chụp ảnh và đo xác định tọa độ, độ cao mốc giới này theo các quy định đã được hai Bên thống nhất.

Đối với các mốc giới không thể khôi phục hoặc xây dựng lại tại vị trí cũ, hai Bên tiến hành lập biên bản, ghi rõ lý do không thể khôi phục hoặc xây dựng lại tại vị trí cũ và báo cáo tình hình lên ủy ban liên hợp biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc. ủy ban liên hợp cần quyết định và xác định một vị trí thích hợp khác để cắm lại mốc này nhưng không được thay đổi vị trí của đường biên giới. Việc cắm mốc giới tại vị trí mới cần làm biên bản ghi nhận.

Hồ sơ và biên bản về việc sửa chữa, khôi phục và xây dựng cột mốc tại vị trí mới nêu trên phải được chuyển lên ủy ban liên hợp biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc để lưu hồ sơ.

Kiểu dáng, quy cách, chất liệu và vị trí của mốc giới được sửa chữa, khôi phục hoặc cắm lại đều phải phù hợp với yêu cầu của văn kiện phân giới, cắm mốc và văn kiện kiểm tra liên hợp.

Không Bên nào được đơn phương thay đổi vị trí, xây dựng thêm mốc giới hoặc vật đánh dấu đường biên giới.

Mỗi Bên tiến hành truy cứu trách nhiệm theo pháp luật nước mình đối với những người làm hư hỏng, dịch chuyển hoặc hủy hoại mốc giới./.

Cùng chuyên mục
Quy định về hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài
Quy định về hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài

Ngày 05 tháng 4 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 38/2024/NĐ-CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh...

Các hành vi vẽ, viết thêm, tẩy xoá chữ trên các biển báo
Các hành vi vẽ, viết thêm, tẩy xoá chữ trên các biển báo

Các hành vi vẽ, viết thêm, tẩy xoá chữ trên các biển báo "khu vực biên giới", "vành đai biên giới", "vùng cấm", "khu vực...

Theo Hiệp định về quy chế biên giới Việt Nam - Campuchia ký năm 1983, khu vực biên giới là gì
Theo Hiệp định về quy chế biên giới Việt Nam - Campuchia ký năm 1983, khu vực biên giới là gì

Theo Hiệp định về quy chế biên giới Việt Nam - Campuchia ký năm 1983, khu vực biên giới là gì

Mốc đơn được quy định như thế nàotrong Nghị định thư PGCM Việt Nam - Campuchia ký năm 2019?
Mốc đơn được quy định như thế nàotrong Nghị định thư PGCM Việt Nam - Campuchia ký năm 2019?

Mốc đơn được quy định như thế nàotrong Nghị định thư PGCM Việt Nam - Campuchia ký năm 2019?

Giấy thông hành biên giới được ghi bằng những ngôn ngữ nào, theo Hiệp định về quy chế biên giới Việt Nam - Campuchia ký năm 1983?
Giấy thông hành biên giới được ghi bằng những ngôn ngữ nào, theo Hiệp định về quy chế biên giới Việt Nam - Campuchia ký năm 1983?

Giấy thông hành biên giới được ghi bằng những ngôn ngữ nào, theo Hiệp định về quy chế biên giới Việt Nam - Campuchia ký...

Mốc chính biên giới loại C được cắm ở đâu, theo Nghị định thư PGCM Việt Nam - Campuchia ký năm 2019?
Mốc chính biên giới loại C được cắm ở đâu, theo Nghị định thư PGCM Việt Nam - Campuchia ký năm 2019?

Mốc chính biên giới loại C được cắm ở đâu, theo Nghị định thư PGCM Việt Nam - Campuchia ký năm 2019?

Mốc biên giới gồm bao nhiêu loại, là những loại nào, theo Nghị định thư PGCM Việt Nam - Campuchia ký năm 2019?
Mốc biên giới gồm bao nhiêu loại, là những loại nào, theo Nghị định thư PGCM Việt Nam - Campuchia ký năm 2019?

Mốc biên giới gồm bao nhiêu loại, là những loại nào, theo Nghị định thư PGCM Việt Nam - Campuchia ký năm 2019?

Việc xuất, nhập đối với hàng hóa được thực hiện như thế nào, theo Hiệp định về quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam - Lào ký năm 2016?
Việc xuất, nhập đối với hàng hóa được thực hiện như thế nào, theo Hiệp định về quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam - Lào ký năm 2016?

Việc xuất, nhập đối với hàng hóa được thực hiện như thế nào, theo Hiệp định về quy chế quản lý biên giới và cửa...

Ủy ban liên hợp phân giới và cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc được thành lập trên cở sở điều ước quốc tế nào?
Ủy ban liên hợp phân giới và cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc được thành lập trên cở sở điều ước quốc tế nào?

Ủy ban liên hợp phân giới và cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc được thành lập trên cở sở...

Theo Nghị định thư PGCM Việt Nam - Campuchia ký năm 2019, ngoài các cột mốc phụ nằm trên lãnh thổ Việt Nam, phía Việt Nam còn xây dựng những cột mốc loại nào?
Theo Nghị định thư PGCM Việt Nam - Campuchia ký năm 2019, ngoài các cột mốc phụ nằm trên lãnh thổ Việt Nam, phía Việt Nam còn xây dựng những cột mốc loại nào?

Theo Nghị định thư PGCM Việt Nam - Campuchia ký năm 2019, ngoài các cột mốc phụ nằm trên lãnh thổ Việt Nam, phía Việt...

Theo Nghị định thư PGCM Việt Nam - Campuchia ký năm 2019, câu khẳng định nào sau đây là sai?
Theo Nghị định thư PGCM Việt Nam - Campuchia ký năm 2019, câu khẳng định nào sau đây là sai?

Theo Nghị định thư PGCM Việt Nam - Campuchia ký năm 2019, câu khẳng định nào sau đây là sai?

Trên biên giới Việt Nam - Lào hiện nay có những loại mốc quốc giới nào?
Trên biên giới Việt Nam - Lào hiện nay có những loại mốc quốc giới nào?

Trên biên giới Việt Nam - Lào hiện nay có những loại mốc quốc giới nào?

Tin đọc nhiều
Tuyên truyền các quy định về khai thác hải sản cho ngư dân
Thắp lên tình yêu biên cương Tổ quốc
Phòng tuyến góp phần ngăn chặn tàu cá khai thác hải sản trái phép
Hội đàm giữa Lai Châu và hai tỉnh Phông Sa Lỳ, U Đôm Xay
Dâng hương, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hy sinh trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc
Sẽ nâng cấp nhiều luồng hàng hải, kêu gọi vốn đầu tư các bến cảng biển
Phát triển Bà Rịa-Vũng Tàu thành Trung tâm kinh tế biển Quốc gia
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Tây Ban tại Việt Nam
Xuất nhập khẩu chính ngạch giữa Kiên Giang và Kampot đạt 256 triệu đô la Mỹ
Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 khảo sát tại tỉnh Sóc Trăng
Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045
Kiều bào tại Hungary hướng về biển đảo quê hương
Cảnh sát biển Việt Nam tham dự Hội nghị Hội đồng điều hành ReCAAP lần thứ 18
Xung lực mới cho quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam – New Zealand
Quảng Ninh xây dựng nền biên phòng toàn dân vững chắc
Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp
Việt Nam lên án hành vi bạo lực, vô nhân đạo trên các tuyến hàng hải quốc tế
Xây dựng đường biên giới Việt Nam-Trung Quốc hòa bình, hợp tác và phát triển
Nhận diện, phát triển “mũi nhọn” của Kiên Hải
Lào Cai-Vân Nam: Tuyến biên giới Việt-Trung hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển
Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Việt Nam và Thái Lan nhất trí phối hợp và cùng các thành viên ASEAN duy trì lập trường nguyên tắc của ASEAN về vấn đề Biển Đông
Khai mạc hội nghị Phát triển bền vững nuôi biển, nhìn từ Quảng Ninh
Khai mạc Triển lãm ảnh “Tổ quốc bên bờ sóng” tại Lào
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang hội kiến Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị
Việt Nam kêu gọi các bên liên quan cùng đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông
Sóc Trăng tuần tra kiểm soát chống khai thác IUU
Nâng cao năng lực vận chuyển hàng hóa và hiệu suất thông quan tại các cặp cửa khẩu trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc
Chủ tịch Quốc hội Phần Lan ủng hộ lập trường, quan điểm của ASEAN và Việt Nam về vấn đề Biển Đông