Chuyện 'khó' và 'dễ' của những người làm công tác phân giới, cắm mốc ở Quảng Ninh

17/09/2024 16:30

Đức Trí

Trên tuyến biên giới đất liền, việc đi lại đo đạc, xác định vị trí cột mốc đã khó, vận chuyển phương tiện, thiết bị, vật tư thi công cột mốc càng khó hơn. Đó là một phần nhỏ trong những khó khăn mà những người làm công tác phân giới, cắm mốc phải nỗ lực vượt qua, góp phần xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị trên đất liền giữa Việt Nam-Trung Quốc nói chung và trên địa bàn Quảng Ninh nói riêng.

Đường biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc dài 1.449,566 km, trong đó có 383,914km đường biên giới đi theo sông suối, tiếp giáp giữa 7 tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh của Việt Nam với tỉnh Vân Nam và khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây của Trung Quốc.

Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có 118,82 km đường biên giới với Trung Quốc, trải dài qua 3 địa bàn Móng Cái, Hải Hà, Bình Liêu. Trong quá trình triển khai công tác đo đạc, phân giới cắm mốc, để có được một đường biên hòa bình, hữu nghị và phát triển trên địa bàn tỉnh, những "chiến sỹ thầm lặng" của Nhóm phân giới cắm mốc số 12 biên giới tỉnh Quảng Ninh bên cạnh những thuận lợi, cũng phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.

Phát huy thuận lợi

Theo Trưởng nhóm phân giới cắm mốc số 12 Trần Văn Thắm, quá trình triển khai thực hiện, lực lượng tham gia công tác đo đạc, xác định vị trí đường biên giới tại thực địa, Nhóm phân giới cắm mốc số 12 biên giới tỉnh Quảng Ninh luôn được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của các cấp, các ngành đặc biệt là Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Ủy ban Biên giới quốc gia, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Ninh, sự phối hợp chặt chẽ của các Sở, ban, ngành và chính quyền các địa phương khu vực biên giới.

Chiến sĩ mới của Đồn biên phòng Quảng Ninh tham quan cột mốc 1369. (Ảnh: Ngọc Quỳnh)

Các lực lượng đo đạc, xác định vị trí đường biên giới tại thực địa trong quá trình phân giới cắm mốc giữa Nhóm phân giới cắm mốc số 12 và Trung Quốc đã có sự phối hợp tương đối tốt. Hai bên đều có cố gắng tạo điều kiện thuận lợi cho Nhóm phân giới, cắm mốc của mỗi bên triển khai công tác trên thực địa như: Cho mượn đường ở những nơi một bên có khó khăn về giao thông; đơn giản hóa các thủ tục xuất nhập cảnh cho người và phương tiện tham gia công tác phân giới, cắm mốc...

Bên cạnh đó, chính quyền địa phương biên giới các cấp của tỉnh đều nhận thức rõ và có ý thức trách nhiệm rất cao đối với công việc được giao, đã luôn phối hợp nhịp nhàng để cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ phân giới, cắm mốc. Đặc biệt, trong quá trình công tác tại thực địa, Nhóm phân giới cắm mốc số 12 đã nhận được sự ủng hộ, phối hợp nhiệt tình của các đồn biên phòng tuyến biên giới đất liền, nhân dân, chính quyền địa phương biên giới. Đây là chỗ dựa, là sự động viên tinh thần kỳ quan trọng giúp cho Nhóm phân giới cắm mốc số 12 vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Khắc phục khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi cơ bản như đã nêu ở trên, trong phát biểu tại Hội nghị tổng kết 25 năm ký Hiệp ước biên giới và 15 năm ký 3 văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc ngày 2/8/2024, Trưởng Nhóm Trần Văn Thắm cho biết, trên biên giới tỉnh Quảng Ninh, có đường biên giới đi trên đất liền, vừa có đường biên giới đi theo sông suối tàu thuyền không đi lại được và đường biên giới đi theo sông suối tàu thuyền đi lại được. Tại đây điều kiện thời tiết, khí hậu thường khắc nghiệt, địa hình phức tạp (núi cao, vực sâu hiểm trở...), nhiều nơi xa dân cư cơ sở vật chất, trang thiết bị thiếu thốn đã ảnh hưởng trực tiếp đến lực lượng tham gia công tác đo đạc, xác định vị trí đường biên giới tại thực địa trong quá trình phân giới cắm mốc.

Bên cạnh đó, một số đoạn biên giới của tỉnh Quảng Ninh đường biên giới được xác định chạy theo đường phân thủy, sống núi có nhiều đồi núi cao, vực sâu, rừng rậm nên đi lại rất khó khăn, khó xác định đường thông tầm nhìn và đường biên giới tại thực địa. Một số đoạn đường biên giới đi theo sông suối tàu thuyền không đi lại được, cư dân trên biên giới đắp đập ngăn dòng chảy, phục vụ cho dân sinh đã làm thay đổi hiện trạng dòng chảy, khó cho việc xác định đường biên giới và quy thuộc cồn bãi.

Trước thực tế đó, Nhóm đã tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào xác định vị trí đường biên giới tại thực địa hạn chế, khó khăn cho lực lượng tham gia công tác đo đạc, xác định vị trí đường biên giới tại thực địa trong quá trình phân giới cắm mốc.

Trong việc ký kết Hiệp ước, đường biên giới mới chỉ được mô tả bằng lời văn trong Hiệp ước và được vẽ trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1/50.000 không thể hiện được hết các chi tiết địa hình trên thực địa. Theo đó việc nhận thức chủ quan đường biên giới trên thực địa có lợi cho mỗi bên là không tránh khỏi. Đường biên giới trên bản đồ là một nét bút mực, khi chuyển ra thực địa có thể sai lệch hàng chục, thậm chí vài chục mét.

Điều kiện thời tiết, khí hậu thường khắc nghiệt, địa hình phức tạp là những khó khăn mà những người làm công tác phân giới cắm mốc luôn phải đối mặt. (Nguồn: baotainguyenmoitruong.vn)

Do vậy, để phân giới, cắm mốc chính xác là việc làm hết sức khó khăn. Trong một số trường hợp, sự không thống nhất giữa lời văn Hiệp ước, bản đồ đính kèm và thực địa dẫn đến việc không thống nhất được hướng đi của đường biên giới; do đó đã tạo ra các khu vực tồn đọng, có nhiều điểm đường biên giới chuyển hướng hai bên đã mất nhiều thời gian hàng tháng, thậm chí nhiều tháng mới thống nhất được ảnh hưởng đến việc hoàn thành công tác phân giới, cắm mốc.

Tuy nhiên, với quyết tâm của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương, những thuận lợi, khó khăn của lực lượng tham gia công tác đo đạc, xác định vị trí đường biên giới tại thực địa trong quá trình phân giới cắm mốc trên biên giới đất liền Việt Nam-Trung Quốc của Nhóm phân giới cắm mốc số 12 biên giới tỉnh Quảng Ninh đã được khắc phục. Nhóm đã hoàn thành nhiệm vụ được giao, góp công sức nhỏ bé vào thành công chung trong công tác phân giới cắm mốc trên đất liền giữa Việt Nam - Trung Quốc nói chung và trên địa bàn Quảng Ninh nói riêng./.

Cùng chuyên mục
Tập huấn công tác quản lý biên giới cho Bộ đội Biên phòng Lào
Tập huấn công tác quản lý biên giới cho Bộ đội Biên phòng Lào

Sáng 16/9, tại thành phố Vinh, Nghệ An, được sự nhất trí của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP), Bộ Quốc phòng Việt...

Bộ đội Biên phòng Nghệ An hăng say chiến dịch “Ánh sáng vùng biên”
Bộ đội Biên phòng Nghệ An hăng say chiến dịch “Ánh sáng vùng biên”

Thời gian qua, các đơn vị Bộ đội Biên phòng Nghệ An đã thực hiện các công trình dân sinh mang tên “Ánh sáng vùng...

Phòng, chống tội phạm ma túy tuyến biên giới Việt-Lào: Nỗ lực không ngơi nghỉ
Phòng, chống tội phạm ma túy tuyến biên giới Việt-Lào: Nỗ lực không ngơi nghỉ

Phối hợp đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm, trong đó đặc biệt là tội phạm ma túy… sẽ góp phần xây...

“Vui hội trăng rằm” trên khắp nẻo biên cương
“Vui hội trăng rằm” trên khắp nẻo biên cương

Ngày 12/9, Đồn Biên phòng Hướng Lập (BĐBP Quảng Trị) phối hợp chính quyền địa phương, các cơ quan, đơn vị, mạnh thường quân tổ...

Giao lưu hữu nghị biên giới Việt Nam-Lào
Giao lưu hữu nghị biên giới Việt Nam-Lào

Ngày 12/9, Đồn Biên phòng Hướng Lập (Bộ đội Biên phòng Quảng Trị) đã phối hợp cùng chính quyền địa phương, mạnh thường quân tổ...

Hợp tác quản lý đường biên: Điểm sáng trong quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào
Hợp tác quản lý đường biên: Điểm sáng trong quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào

Hợp tác quản lý đường biên: Điểm sáng trong quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào

Đại biện Việt Nam tại Lào: Một biên giới hòa bình, phát triển là mơ ước của tất cả các quốc gia
Đại biện Việt Nam tại Lào: Một biên giới hòa bình, phát triển là mơ ước của tất cả các quốc gia

Đại biện Việt Nam tại Lào: Một biên giới hòa bình, phát triển là mơ ước của tất cả các quốc gia

Quảng Ninh: Hoạt động qua các cửa khẩu tại Móng Cái đã trở lại bình thường
Quảng Ninh: Hoạt động qua các cửa khẩu tại Móng Cái đã trở lại bình thường

Từ sáng đến 12 giờ trưa 8/9, tại Cửa khẩu quốc tế Móng Cái có 2.500 người xuất nhập cảnh, còn tại cửa khẩu cầu...

Góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc
Góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng, công tác bảo đảm Quân y cho khu vực quần đảo Trường Sa -...

  Tạo hành lang pháp lý đầy đủ cho sự phát triển nhanh, bền vững của ngành dầu khí
Tạo hành lang pháp lý đầy đủ cho sự phát triển nhanh, bền vững của ngành dầu khí

Nghị quyết số 41-NQ/TW và Kết luận số 76-KL/TW của Bộ Chính trị là định hướng hết sức quan trọng, mang tính chiến lược dài...

  Gỡ 'thẻ vàng' IUU: Địa phương phải quyết liệt hơn
Gỡ 'thẻ vàng' IUU: Địa phương phải quyết liệt hơn

Dự kiến trong tháng 10/2024, Đoàn thanh tra của Ủy ban Châu Âu (EC) sẽ lần thứ 5 đến Việt Nam kiểm tra việc khắc...

Việt Nam-Lào thúc đẩy hợp tác bảo đảm quốc phòng an ninh, bảo vệ biên giới
Việt Nam-Lào thúc đẩy hợp tác bảo đảm quốc phòng an ninh, bảo vệ biên giới

Chiều 4/9, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân...

Thúc đẩy kinh tế cửa khẩu phía bắc phát triển
Thúc đẩy kinh tế cửa khẩu phía bắc phát triển

Các tỉnh biên giới phía bắc hiện có 8 khu kinh tế cửa khẩu được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập....

  Việt Nam đạt kết quả tương đối tích cực trong nỗ lực gỡ “thẻ vàng” IUU
Việt Nam đạt kết quả tương đối tích cực trong nỗ lực gỡ “thẻ vàng” IUU

Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC) sẽ sang Việt Nam kiểm tra lần thứ 5 vào tháng 10/2024.

Những
Những "cánh bồ câu" nối tình quân dân nơi đầu sóng

10 năm qua, Hành trình "Sinh viên với biển, đảo Tổ quốc" đã đưa hàng nghìn bạn trẻ đến với huyện Trường Sa (tỉnh Khánh...

Tin đọc nhiều
Giám sát rác thải đại dương và thu gom xa bờ cho vùng biển Côn Đảo
Thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh thuộc cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị
Hoàn thiện hệ thống giám sát hành trình tàu cá trước ngày 20/8 tới
Việt Nam và Campuchia tổ chức Đối thoại chính sách quốc phòng lần thứ 7
Trang trọng Lễ kỷ niệm 79 năm Quốc khánh 2/9 tại Campuchia
Tăng cường hợp tác quản lý cửa khẩu giữa Lai Châu và Vân Nam của Trung Quốc
Góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp xã giao Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hà Vĩ
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội đàm với Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu
Nâng cao kiến thức pháp luật cho ngư dân Bạch Long Vĩ
Đối thoại Chính trị - An ninh - Quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ lần thứ 13
Tuổi trẻ đảo Cồn Cỏ tham gia bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc
Tàu Hải quân Hoàng gia Canada thăm xã giao TP Hồ Chí Minh
Cảnh sát biển hai nước Việt Nam - Trung Quốc tuần tra chung lần thứ 3 trên vùng biển phía Bắc Vịnh Bắc Bộ
  Gỡ 'thẻ vàng' IUU: Địa phương phải quyết liệt hơn
Chuyển biến tích cực trong phòng chống khai thác IUU
Tàu CSB 8002 lên đường thăm, giao lưu với Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines
Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc: Thành công được xây đắp bằng quyết tâm và trí tuệ
Xanh ngắt một dải biên cương
Kinh nghiệm xử lý, giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ trong tổng thể quan hệ giữa Việt Nam và các nước liên quan
Tăng cường và làm sâu sắc hơn hơn quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa Việt Nam và Ấn Độ
Đảo Ba Mùn xanh
Phát triển bền vững kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh
Hợp tác Mê Công – Lan Thương góp phần xây dựng khu vực Mê Công hoà bình, ổn định và phát triển bền vững
Tiếp tục bảo đảm cung cấp điện phục vụ quân và dân trên quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1
Phòng, chống tội phạm ma túy tuyến biên giới Việt-Lào: Nỗ lực không ngơi nghỉ
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ Hải quân và quân, dân huyện đảo Trường Sa
Đưa quan hệ Việt Nam – Thái Lan phát triển ngày càng mạnh mẽ
Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Timor-Leste Jose Ramos-Horta