Công tác quản lý biên giới - điểm sáng trong hợp tác giữa Việt Nam - Lào

06/12/2022 09:09

Nhân dịp Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Lào Saleumxay Kommasith đồng chủ trì “Hội nghị tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật cho các Trưởng bản tiêu biểu hai bên biên giới Việt Nam – Lào” ngày 6/12 tại Nghệ An; Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ đã có cuộc trao đổi với phóng viên và một số cơ quan báo chí về tầm quan trọng của hội nghị; vai trò của người dân trong công tác bảo vệ đường biên, mốc giới cũng như phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm trong công tác biên giới Việt Nam - Lào thời gian tới.

 

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ.

Xin Thứ trưởng cho biết ý nghĩa và tầm quan trọng của Hội nghị tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về biên giới cho Trưởng bản tiêu biểu hai bên biên giới Việt Nam - Lào?

Hội nghị tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về biên giới cho Trưởng bản tiêu biểu hai bên biên giới Việt Nam - Lào là một trong những sự kiện của “Năm Đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam 2022”, là dịp để chúng ta có thể tuyên truyền, phổ biến những chính sách và pháp luật liên quan biên giới cho trưởng bản,

Đây là một sự kiện lớn với sự tham gia của gần 200 Trưởng bản tiêu biểu của 20 tỉnh biên giới Việt Nam – Lào, những người có uy tín tại các địa phương giáp biên giữa hai nước Việt Nam - Lào. Hội nghị giúp các trưởng bản nắm rõ hơn chủ trương, chính sách, pháp luật liên quan đến biên giới, từ đó tiếp tục làm tốt hơn nữa vai trò là những “người truyền lửa”, những “hạt nhân” nắm vững và lan tỏa ý nghĩa, tầm quan trọng của việc toàn dân tham gia quản lý, bảo vệ đường biên, mốc giới, góp phần vào việc duy trì và củng cố đường biên giới Việt Nam – Lào luôn hòa bình, ổn định, hữu nghị và hợp tác cùng phát triển.

Thứ hai, rất quan trọng, đây là Hội nghị đầu tiên được tổ chức với sự tham dự của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Lào Saleumxay Kommasith (Xạ-lởm-xay Côm-mạ-xít) và Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cùng lãnh đạo các ban, bộ, ngành và địa phương, sự hiện diện của các trưởng bản. Hội nghị là sự khẳng định, ghi nhận vai trò và những đóng góp quan trọng của nhân dân khu vực biên giới, đặc biệt là các trưởng bản, những người có uy tín ở khu vực biên giới hai nước đối với sự nghiệp bảo vệ biên giới chung; đồng thời, cũng là dịp để tri ân, động viên các trưởng bản cùng với nỗ lực của các lực lượng chức năng hai bên tiếp tục đóng góp cho công tác biên giới, cho quan hệ đoàn kết, gắn bó giữa hai nước.       

Xin Thứ trưởng cho biết vai trò của người dân trong công tác bảo vệ đường biên, mốc giới biên giới Việt Nam và Lào?

Đường biên giới giữa Việt Nam và Lào dài hơn 2.337 km, đi qua 10 tỉnh biên giới của Việt Nam, tiếp giáp với 10 tỉnh biên giới của Lào. Chính vì vậy, công tác quản lý biên giới trong thời gian vừa qua không chỉ có sự đóng góp rất quan trọng của các lực lượng chức năng, mà có sự đóng góp không nhỏ của người dân Việt Nam và Lào giáp biên.

Thời gian qua với sự nỗ lực của lực lượng chức năng hai nước, đường biên giới, mốc quốc giới Việt Nam - Lào luôn được quản lý, bảo vệ giữ gìn ổn định. Để đạt được thành quả đó luôn có sự đóng góp không nhỏ của đồng bào các dân tộc, đặc biệt là già làng, trưởng bản, người có uy tín ở khu vực biên giới.

Qua hoạt động sản xuất, lao động hàng ngày, nhân dân hai bên biên giới đã tích cực tham gia giám sát, theo dõi tình hình sự ổn định của đường biên và kịp thời phát hiện, cung cấp thông tin cho chính quyền địa phương, lực lượng chức năng hai bên về hiện trạng, tác động của con người và thiên nhiên đến đường biên giới, hoạt động của các loại tội phạm; hoạt động xâm canh, xâm cư; khai thác vận chuyển lâm sản; vượt biên trái phép, v.v... từ đó, đã giúp cho lực lượng chức năng của hai bên phối hợp giải quyết có hiệu quả các vấn đề nảy sinh, góp phần quan trọng trong việc giữ vững chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia của mỗi nước.

Đây là đường biên giới chung giữa Việt Nam và Lào, chính vì vậy cần có sự phối hợp giữa người dân, cư dân hai bên biên giới Việt Nam và Lào. Trong thời gian qua, có thể nói chúng ta hết sức chủ động, các thôn, bản của 10/10 tỉnh của hai nước đã tổ chức hơn 100 cụm, bản dân cư kết nghĩa. Hình thức này mang ý nghĩa và hiệu quả thiết thực trên nhiều mặt, trong đó, kết quả nổi bật nhất, dễ nhận thấy nhất là tình hình an ninh trật tự, chính trị, an toàn xã hội vùng biên được giữ vững. Thông qua hoạt động giao lưu nhân dân đặc biệt này, cộng đồng dân cư hai bên biên giới không chỉ có cơ hội xây dựng, củng cố mối quan hệ gần gũi, thân thuộc, mà còn có thể chia sẻ, giúp đỡ nhau trong phát triển kinh tế - xã hội. Vai trò của người dân giữa hai bên biên giới giữa Việt Nam và Lào hết sức quan trọng trong công tác quản lý biên giới.

Có thể khẳng định, muốn quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, trước hết phải dựa vào dân, xây dựng “thế trận lòng dân”, cùng ăn, cùng ở với dân. Phát huy vai trò quần chúng nhân dân bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới, giữ gìn an ninh trật tự khu vực biên giới, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao dân trí, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân hai bên biên giới, củng cố, phát triển mối quan hệ đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam nói chung.

Xin Thứ trưởng cho biết phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm trong công tác biên giới Việt Nam - Lào trong thời gian tới?

Có thể nói, công tác quản lý biên giới thời gian vừa qua là một trong những điểm sáng trong sự hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Lào. Chúng ta đã có những thuận lợi rất quan trọng, đó là việc đã hoàn thành công tác xác lập đường biên giới chung với chất lượng cao nhất sau khi kết thúc dự án tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giói Việt Nam - Lào và khuôn khổ pháp lý cho công tác phối hợp quản lý biên giới cũng được hoàn thiện thông qua việc ký kết 02 văn kiện pháp lý là: Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới và Hiệp định về quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam - Lào ngày 16/3/2016.

Chính vì vậy, định hướng công tác quản lý biên giới giữa Việt Nam và Lào trong thời gian tới chính là phối hợp tổ chức thực hiện tốt 02 văn kiện pháp lý đã ký kết năm 2016, mà trọng tâm là:

Thứ nhất, phải làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác quản lý biên giới, góp phần tạo nền tảng, tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội cũng như bảo đảm quốc phòng - an ninh khu vực biên giới. Chính vì vậy, công tác này cần tiếp tục được làm nhiều hơn, bài bản hơn.

Thứ hai, do đường biên giới giữa Việt Nam và Lào là đường biên giới dài nhất trong các tuyến biên giới trên bộ, rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế.  Chúng ta cần tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng chức năng và người dân cũng như người dân giữa hai bên trong công tác quản lý đường biên, mốc giới, kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hoạt động vi phạm ở trên biên giới, các loại hình tội phạm mới, xuyên biên giới.

Thứ ba, chúng ta cần phải tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong việc đảm bảo sự ổn định của đường biên, mốc giới trên thực địa, do đây là khu vực chịu tác động rất nhiều bởi thiên nhiên, lũ lụt. Nhiều khu vực sống núi biên giới, bờ sông suối biên giới và khu vực cột mốc cần tiếp tục được đầu tư kè gia cố bảo vệ.

Điểm thứ tư, tôi cho rằng rất quan trọng có thể nói đến nay chúng ta đã duy trì được đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác. Tới đây, chúng ta cần nỗ lực để thúc đẩy, mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác trên lĩnh vực kinh tế, đầu tư, thương mại, giao thông vận tải… nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng biên giới, từng bước đưa vùng biên giới của Việt Nam - Lào trở thành vùng biên giới phát triển, tạo thêm các xung lực cũng như các dư địa để phát triển mới. Để làm tốt đươc việc này, hai bên cần có giải pháp nâng cao hiệu quả các hoạt động hợp tác về thương mại, đầu tư, du lịch qua biên giới, đặc biệt là tập trung vào việc mở, nâng cấp cửa khẩu biên giới một cách bài bản, phù hợp với nhu cầu thực tiễn; nâng cao hơn nữa cơ sở hạ tầng biên giới, đặc biệt là hạ tầng cửa khẩu, để từ đó tạo thuận lợi cho hoạt động sản suất kinh doanh, trao đổi hàng hóa giữa cư dân hai bên, qua đó không chỉ góp phần phát triển kinh tế xã hội mà còn củng cố tình hữu nghị, đoàn kết cũng như bảo đảm an ninh, quốc phòng ở vùng biên giới hai nước.

Xin trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!

Cùng chuyên mục
Việt Nam và Thái Lan nhất trí phối hợp và cùng các thành viên ASEAN duy trì lập trường nguyên tắc của ASEAN về vấn đề Biển Đông
Việt Nam và Thái Lan nhất trí phối hợp và cùng các thành viên ASEAN duy trì lập trường nguyên tắc của ASEAN về vấn đề Biển Đông

Ngày 11/4, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Thái Lan, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã cùng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng...

Thúc đẩy hợp tác giữa các địa phương Việt Nam với Vân Nam ngày càng phát triển
Thúc đẩy hợp tác giữa các địa phương Việt Nam với Vân Nam ngày càng phát triển

Tiếp tục chương trình chuyến thăm chính thức Trung Quốc, chiều 11/4, tại thành phố Côn Minh, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã...

Việt Nam đề nghị hoạt động của các bên, các nước liên quan cần phải phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982
Việt Nam đề nghị hoạt động của các bên, các nước liên quan cần phải phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982

Chiều 11/4, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết quan điểm...

Xây dựng đường biên giới Việt Nam-Trung Quốc hòa bình, hợp tác và phát triển
Xây dựng đường biên giới Việt Nam-Trung Quốc hòa bình, hợp tác và phát triển

Ngày 11/4, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và Thượng tướng Đổng Quân, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung...

Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam-Trung Quốc lần thứ 8
Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam-Trung Quốc lần thứ 8

Sáng 11/4, Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam-Trung Quốc lần thứ 8 chính thức bắt đầu với Lễ đón đoàn Trung...

Hội nghị quán triệt, hướng dẫn triển khai thực hiện quy hoạch cửa khẩu các tuyến biên giới đất liền
Hội nghị quán triệt, hướng dẫn triển khai thực hiện quy hoạch cửa khẩu các tuyến biên giới đất liền

Ngày 8/4/2024, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao đã chủ trì tổ chức “Hội nghị quán triệt, hướng dẫn triển khai thực hiện quy hoạch...

Trung Quốc và Việt Nam
Trung Quốc và Việt Nam

Chiều 8/4, tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc), Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng...

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang hội kiến Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang hội kiến Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, ngày 8/4 tại Bắc Kinh, Phó Thủ tướng...

Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý, bảo vệ biên giới trên đất liền
Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý, bảo vệ biên giới trên đất liền

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Trung Quốc, ngày 04/4/2024, tại Quảng Tây, Trung Quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã hội...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Tây Ban tại Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Tây Ban tại Việt Nam

Chiều ngày 04/4/2024, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Tây Ban Nha Carmen Cano de Lasala...

Pháp ủng hộ lập trường của ASEAN và Việt Nam về giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình
Pháp ủng hộ lập trường của ASEAN và Việt Nam về giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình

Chiều 04/4/2024, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Pháp Olivier Brochet nhân dịp nhận nhiệm vụ...

ASEAN cùng Hàn Quốc tăng cường ứng phó các thách thức an ninh phi truyền thống
ASEAN cùng Hàn Quốc tăng cường ứng phó các thách thức an ninh phi truyền thống

Ngày 04/4/2024, tại Seoul, Hàn Quốc, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam, cùng Trưởng SOM Hàn Quốc Chung Byung-won...

Nâng cao năng lực vận chuyển hàng hóa và hiệu suất thông quan tại các cặp cửa khẩu trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc
Nâng cao năng lực vận chuyển hàng hóa và hiệu suất thông quan tại các cặp cửa khẩu trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Trung Quốc, ngày 03/4/2024, tại thành phố Sùng Tả, Quảng Tây, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn...

Lạng Sơn cần phối hợp chặt chẽ với các lực lượng quản lý biên giới của Quảng Tây, Trung Quốc
Lạng Sơn cần phối hợp chặt chẽ với các lực lượng quản lý biên giới của Quảng Tây, Trung Quốc

Triển khai thực hiện công tác đối ngoại với địa phương, ngày 03/4/2024, Đoàn công tác gồm lãnh đạo các cục, vụ liên quan của...

Mọi yêu sách và hoạt động ở Biển Đông phải phù hợp với luật pháp quốc tế
Mọi yêu sách và hoạt động ở Biển Đông phải phù hợp với luật pháp quốc tế

Chiều 28/3, tại họp báo thường kỳ, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Đức Thắng đã bình luận về một số vấn đề tại...

Tin đọc nhiều
Phòng tuyến góp phần ngăn chặn tàu cá khai thác hải sản trái phép
Hội đàm giữa Lai Châu và hai tỉnh Phông Sa Lỳ, U Đôm Xay
Dâng hương, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hy sinh trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc
Phát triển Bà Rịa-Vũng Tàu thành Trung tâm kinh tế biển Quốc gia
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Tây Ban tại Việt Nam
Xuất nhập khẩu chính ngạch giữa Kiên Giang và Kampot đạt 256 triệu đô la Mỹ
Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 khảo sát tại tỉnh Sóc Trăng
Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045
Kiều bào tại Hungary hướng về biển đảo quê hương
Cảnh sát biển Việt Nam tham dự Hội nghị Hội đồng điều hành ReCAAP lần thứ 18
Xung lực mới cho quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam – New Zealand
Quảng Ninh xây dựng nền biên phòng toàn dân vững chắc
Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp
Việt Nam lên án hành vi bạo lực, vô nhân đạo trên các tuyến hàng hải quốc tế
Xây dựng đường biên giới Việt Nam-Trung Quốc hòa bình, hợp tác và phát triển
Nhận diện, phát triển “mũi nhọn” của Kiên Hải
Lào Cai-Vân Nam: Tuyến biên giới Việt-Trung hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển
Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Việt Nam và Thái Lan nhất trí phối hợp và cùng các thành viên ASEAN duy trì lập trường nguyên tắc của ASEAN về vấn đề Biển Đông
Khai mạc hội nghị Phát triển bền vững nuôi biển, nhìn từ Quảng Ninh
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang hội kiến Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị
Việt Nam kêu gọi các bên liên quan cùng đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông
Sóc Trăng tuần tra kiểm soát chống khai thác IUU
Nâng cao năng lực vận chuyển hàng hóa và hiệu suất thông quan tại các cặp cửa khẩu trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc
Chủ tịch Quốc hội Phần Lan ủng hộ lập trường, quan điểm của ASEAN và Việt Nam về vấn đề Biển Đông
Khám phá tuyến du lịch kết nối Non nước Cao Bằng với Cao nguyên đá Đồng Văn
Dồn sức gỡ thẻ vàng IUU
Triển khai thi công Dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy đón tàu 100 nghìn tấn
Lạng Sơn cần phối hợp chặt chẽ với các lực lượng quản lý biên giới của Quảng Tây, Trung Quốc