11/09/2024 17:13
Đường biên giới Việt Nam-Lào hòa bình, hợp tác, cùng phát triển ngoài việc góp phần đảm bảo an ninh - quốc phòng, còn có ý nghĩa hết sức quan trọng để các địa phương giáp biên tăng cường hợp tác, giao thương, qua đó góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của mỗi nước.
Góp phần vào công cuộc phát triển
Đại biện lâm thời Đại sứ quán Việt Nam tại Lào Phan Minh Chiến khẳng định rằng đường biên giới Việt Nam-Lào hòa bình, hợp tác, cùng phát triển có ý nghĩa quan trọng với quan hệ hai nước và là nền tảng để thúc đẩy kinh tế đường biên thời gian tới.
“Việc có một đường biên giới chung hòa bình, hợp tác, cùng phát triển là niềm mơ ước của tất cả các quốc gia trên thế giới”, ông Phan Minh Chiến bày tỏ.
Theo ông Phan Minh Chiến, với đường biên giới chung dài hơn 2.337 km, trong thời gian qua, Lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước đều dành sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề hợp tác biên giới và được cụ thể hóa bằng việc ký kết Hiệp ước hoạch định biên giới giữa hai nước vào ngày 18/7/1977.
Kể từ đó đến nay, hai nước đã ký kết nhiều văn kiện, Nghị định thư về đường biên giới thực địa và hoàn thành việc cắm mốc toàn bộ đường biên giới chung giữa hai nước.
Trên cơ sở các Hiệp định về quản lý biên giới đã ký kết, ông Phan Minh Chiến cho biết hai bên thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý biên giới, lãnh thổ, phát triển kinh tế vùng biên giới, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước.
“Có thể nói, việc hai nước quyết tâm xây dựng đường biên giới Việt Nam-Lào hòa bình, hợp tác, cùng phát triển ngoài việc góp phần đảm bảo an ninh - quốc phòng, còn có ý nghĩa hết sức quan trọng để các địa phương giáp biên tăng cường hợp tác, giao thương, qua đó góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của mỗi nước”, ông Phan Minh Chiến nhấn mạnh.
Theo ông Phan Minh Chiến, tiềm năng thúc đẩy kinh tế biên giới Việt Nam-Lào còn rất lớn. Với việc ký mới Hiệp định Thương mại Việt Nam-Lào (8/4/2024) và Bản ghi nhớ về phát triển và kết nối hạ tầng thương mại biên giới Việt Nam-Lào (1/2024) và tới đây khi tuyến đường cao tốc Hà Nội - Vientiane, tuyến đường sắt Vũng Áng - Vientiane cùng các khu kinh tế cửa khẩu được triển khai sẽ là những tiềm năng để thúc đẩy kết nối kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch tại khu vực biên giới Việt Nam-Lào phát triển, đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước.
Đại biện lâm thời Đại sứ quán Việt Nam tại Lào Phan Minh Chiến. (Ảnh: Đại sứ quán Việt Nam tại Lào)
Bước đi thực chất thúc đẩy thương mại
Hiệp định Thương mại Việt Nam-Lào được ký lần đầu năm 2015, từ đây, kim ngạch thương mại song phương hai nước đã có sự tăng trưởng khả quan. Tuy nhiên, số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, kim ngạch thương mại Việt Nam-Lào đến năm 2023 mới đạt quy mô 1,63 tỷ USD, chỉ bằng khoảng 10% tổng kim ngạch ngoại thương của Lào và khoảng 0,2% tổng kim ngạch ngoại thương của Việt Nam. Con số này chưa tương xứng với tiềm năng và quan hệ đặc biệt của hai nước.
Do vậy, để khai thác tiềm năng hợp tác thương mại, Việt Nam và Lào đã tiến hành đàm phán, sửa đổi, bổ sung để xây dựng Hiệp định Thương mại Việt Nam-Lào mới phù hợp với bối cảnh hiện nay. Sau quá trình đàm phán kéo dài 3 năm, hai nước đã thống nhất được các nội dung Hiệp định mới và được ký kết nhân chuyến công tác tại Vientiane (Lào) của Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên tháng 4/2024.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Malaithong Kommasith chính thức ký kết Hiệp định Thương mại Việt Nam-Lào mới tháng 4/2024. (Nguồn: Công thương)
Hiệp định gồm 5 chương, tương ứng với 15 điều khoản và 5 phụ lục đã bao phủ các vấn đề quan trọng trong hợp tác thương mại giữa hai nước, bao gồm: Quy định về việc tiếp cận thị trường đối với hàng hóa và dịch vụ; tạo thuận lợi thương mại; xúc tiến thương mại và ứng dụng thương mại điện tử; hợp tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, chống rửa tiền và vận chuyển trái phép qua biên giới.
Hiện nay, Hiệp định Thương mại Việt Nam-Lào nhận được nhiều kỳ vọng nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh sau một thời gian thực hiện Hiệp định Thương mại Việt Nam-Lào năm 2015; tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động thương mại giữa Việt Nam-Lào.
Bên cạnh đó, tuyến đường cao tốc Hà Nội - Vientiane, tuyến đường sắt Vũng Áng - Vientiane cùng các khu kinh tế cửa khẩu được triển khai cũng sẽ góp phần tháo gỡ nhiều vướng mắc trong kết nối Việt-Lào.
Bí thư thứ nhất Thương vụ Việt Nam tại Lào Hồ Đức Dũng trong trao đổi với báo chí vừa qua đã lấy minh họa rằng sau hai năm tuyến đường sắt cao tốc nối Trung Quốc và Lào đi vào hoạt động, Trung Quốc từ vị trí đối tác thương mại thứ 3 tại Lào đã vươn lên vị trí thứ nhất.
Trong khi đó, Lào có chung đường biên giới đất liền dài 2.337 km với Việt Nam, nhưng thương mại biên giới giữa hai nước lại khá khiêm tốn, chỉ chiếm khoảng 10% giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa của Lào và 0,2% của Việt Nam với thế giới.
Theo ông Hồ Đức Dũng, mguyên nhân chính của thực trạng này là do vẫn chưa xử lý được khó khăn cốt lõi là cơ sở hạ tầng logistics, khiến chi phí vận tải hàng hóa giữa Việt Nam với Lào cao hơn so những đối thủ cạnh tranh trực tiếp là Thái Lan và Trung Quốc, giảm tính cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam.
Bên cạnh đó, qua theo dõi của Thương vụ, doanh nghiệp Việt Nam cũng chưa thật sự quan tâm xây dựng hệ thống phân phối hàng hóa tại Lào, trong khi các doanh nghiệp Thái Lan, Trung Quốc đều có chiến lược đầu tư bài bản, dài hạn, vì vậy hàng hóa của các nước này có sức cạnh tranh tốt hơn.
Tuy vậy, với nỗ lực hiện nay từ cả hai nước, Trưởng phòng Thuận lợi hóa thương mại, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) Nguyễn Thị Mai Linh nhận định rằng thời gian tới, thương mại biên giới của Việt Nam với Lào sẽ có nhiều điều kiện để phát triển./.
Ngày 3/10, Ban Chuyên trách tỉnh Kon Tum do đồng chí Y Ngọc, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh,...
04/10/2024 15:25
Giao lưu sĩ quan trẻ lực lượng bảo vệ biên giới Việt Nam-Lào
03/10/2024 14:39
Hải quân Việt Nam - Hải quân Philippines tổ chức thành công Phiên tham vấn song phương lần thứ 10
03/10/2024 14:37
Hội đàm giữa tỉnh Kon Tum và tỉnh Sekong, Champasak (Lào)
03/10/2024 14:35
Phát triển kinh tế biển và những kết quả nổi bật hiện nay
03/10/2024 14:33
Quảng Ninh tiếp tục đưa kinh tế biển trở thành động lực tăng trưởng
03/10/2024 14:31
Ngày 30/9, đoàn công tác Bộ Quốc phòng Việt Nam do Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc...
01/10/2024 11:27
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 169/NQ-CP ngày 30/9/2024 Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 79-KL/TW ngày...
01/10/2024 11:26
Chiều 27/9, tại thành phố Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), Đoàn công tác Sở Chỉ huy chiến thuật tiền phương Campuchia do Phó Đô đốc...
01/10/2024 11:25
Quyết tâm không để phát sinh thêm trường hợp khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU), huyện...
01/10/2024 11:24
Sáng 28/9, vượt qua hơn 10.000 học sinh ở vòng 1 thi trực tuyến, 100 em học sinh xuất sắc nhất đã tham gia đua...
01/10/2024 11:22
Sáng 27/9, Tàu 265, Lữ đoàn 175, (Vùng 5 Hải quân nhân dân Việt Nam) đã cập quân cảng Vùng 5 (Kiên Giang), kết thúc...
27/09/2024 16:46
Những nỗ lực chống khai thác IUU của các tỉnh phía Nam: Bà Rịa Vũng Tàu - Bình Thuận, Ninh Thuận thời gian qua đã...
27/09/2024 16:45
Ngày 26/9, tại TP. Đà Nẵng diễn ra Kỳ họp lần thứ XXIII giữa Ủy ban Chuyên trách Chính phủ Việt Nam và Ủy ban...
26/09/2024 16:39
Ngày 26/9, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị đánh giá công tác quản lý nhà nước tài nguyên,...
26/09/2024 16:38