Độc đáo di sản văn hóa - lễ cúng rừng của người Mông ở Si Ma Cai

05/07/2021 17:27

Ngoài ý nghĩa tín ngưỡng thiêng liêng cầu mong mùa màng tươi tốt, ấm no, lễ cúng rừng của người Mông ở Si Mai Ca còn giúp giáo dục tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sống.

 

Thầy cúng làm lễ cúng rừng của người Mông huyện Si Ma Cai.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công nhận Nghi lễ cúng rừng của người Mông, huyện Si Ma Cai là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây sẽ là động lực để đồng bào Mông tiếp tục phát huy truyền thống văn hóa, đoàn kết giữ rừng, bảo vệ nguồn nước, môi trường sống.

Ông Lý Seo Vảng, Phó Bí thư Huyện ủy Si Ma Cai cho biết: "Nhân dân huyện Si Ma Cai rất phấn khởi trong đầu xuân năm mới lễ hội cúng rừng của người Mông đã vịnh dự được đón Bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Đây là một danh hiệu quý giá cho huyện, đặc biệt là người Mông, chúng tôi sẽ cố gắng phát huy, bảo tồn những giá trị văn hóa này để bảo vệ rừng tốt hơn".

Lễ cúng rừng của người Mông Si Ma Cai là lễ hội truyền thống, được hình thành từ rất lâu đời, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác của người Mông nơi đại ngàn Si Ma Cai. Nghi lễ cúng rừng là nét văn hóa truyền thống, gắn với triết lý đa thần của cư dân nông nghiệp Việt Nam, theo đó người dân luôn tin rằng có thần rừng cai quản, che chở, phù hộ cho người dân sống trong khu vực được mạnh khỏe, bình yên, làm ăn phát triển, no ấm, hòa thuận, hạnh phúc.

Cứ vào dịp tháng 2, tháng 6 âm lịch hàng năm người Mông huyện Si Ma Cai lại cùng nhau tổ chức nghi lễ cúng rừng. Đây là phong tục, tập quán, tín ngưỡng, nét đẹp văn hóa tâm linh độc đáo mà thông qua đó người Mông cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, cuộc sống ấm no, đoàn kết...Ngoài ý nghĩa tín ngưỡng thiêng liêng, lễ cúng rừng còn là dịp để giáo dục ý thức cho mọi người tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sống, tình yêu bản làng, quê hương. Nghi lễ này được mọi người biết đến như là dịp bà con thôn bản cầu nguyện, mong muốn về cuộc sống ấm no, đồng thời quy ước bảo vệ những cánh rừng nguyên sinh.

Không dừng lại ở đó, theo các già làng, xuất phát từ nguồn gốc của nghi lễ này hàng trăm năm trước, lễ cúng rừng còn có ý nghĩa đoàn kết trong cộng đồng các thôn bản người Mông ở khu vực biên giới, nhằm giữ gìn bình yên cho bản làng, tương trợ lẫn nhau trước thế lực của kẻ thù ngoại bang.

Rừng thiêng tiếng Mông gọi là “Lùng sán.” Theo các già làng và người có uy tín trong cộng đồng, nghi lễ cúng rừng trên địa bàn bắt đầu được tổ chức từ thời vua Tự Đức (1848-1883). Khi đó, nhân dân cùng 2 vị tộc trưởng là Giàng Chẩn Mìn và Giàng Chẩn Hùng đã chọn khu rừng thôn Lùng Sán (xã Lùng Thẩn) làm lễ ăn thề, nguyện chung sức cùng nhân dân các dân tộc đứng lên khởi nghĩa chống lại quân giặc Cờ Vàng do Hoàng Sùng Anh (đóng đại bản doanh bên đất Hà Giang) cầm đầu đi cướp bóc dân làng.

Không chịu khuất phục trước nạn thổ phỉ nhũng nhiễu, dưới sự chỉ huy của 2 tộc trưởng, đồng bào các dân tộc Si Ma Cai cùng nhân dân ở các xã trong huyện đoàn kết chống lại giặc Cờ Vàng, nhanh chóng giành thắng lợi đem lại sự bình yên cho nhân dân.

Ông Cư Seo Sùng, người có uy tín của Si Ma Cai cho biết, để tưởng nhớ công lao của hai vị tộc trưởng, nhân dân các dân tộc Si Ma Cai đã chọn ngày Thìn tháng 2 và tháng 6 âm lịch hằng năm làm lễ dâng hương, cảm tạ công đức; đồng thời “cầu cho những cánh rừng sinh sôi, phát triển, nuôi sống con người, mùa màng bội thu, nhà nhà no ấm, hòa thuận, bình an, hạnh phúc”.

Theo ông Vù Seo Phần (xã Si Ma Cai), do đặc thù ở vị trí giáp biên, dân cư thưa thớt nên tình trạng giặc phỉ quấy nhiễu, cướp của cải của bà con diễn ra thường xuyên. Vì vậy, việc tổ chức nghi lễ ăn thề bảo vệ rừng là dịp để đại diện các thôn bản trên địa bàn các xã (nơi tổ chức nghi lễ cúng rừng của huyện Si Ma Cai và các xã lân cận) cùng giao ước với nhau thông qua việc đồng lòng tương trợ khi giặc giã đến, ôn lại lịch sử đoàn kết chống giặc giã, giữ yên bờ cõi.

Do vậy, nghi lễ cúng rừng gắn với tục ăn thề bảo vệ rừng của người Mông Si Ma Cai còn có ý nghĩa quan trọng, đó là tinh thần đoàn kết, cùng nhau đấu tranh chống các nạn giặc giã, thổ phỉ nơi biên viễn.

Đối với đồng bào Mông, rừng thiêng có nghĩa rất quan trọng trong cộng đồng làng bản. Rừng thiêng trong làng thường được giao cho một hoặc hai người quản lý phụ trách giải quyết mọi hoạt động liên quan đến cộng đồng và nghi lễ tâm linh trong một năm.

Ngay từ xa xưa, đồng bào Mông nơi đây đã linh thiêng hóa khu rừng với ý thức tự nguyện bảo vệ các vị thần phụ trợ cho thôn bản. Ông Trần Hoài Long, Phó Trưởng phòng Văn hóa huyện Si Ma Cai cho biết, nghi lễ cúng rừng ở thôn Phố Cũ (xã Si Ma Cai) và thôn Lùng Sán (xã Lùng Thẩn) là những nơi tổ chức nghi lễ to nhất vùng, bài bản nhất.

Khu rừng cúng của xã Lùng Thẩn là rừng già nguyên sinh, trong rừng có nhiều cây cổ thụ, có cây to đến 6-8 người ôm không xuể. Khu rừng cúng ở xã Si Ma Cai nằm ngay tại đầu thôn Phố Cũ là nơi bảo vệ toàn bộ nhân dân vùng Si Ma Cai bình an, làm ăn phát triển. Trong khu rừng có nhiều cây quý hiếm, nhưng có một cây cổ thụ to nhất được coi là cây thiêng, không ai dám chặt phá, đó là cây đa cổ thụ. Dưới gốc cây thiêng là nơi để tổ chức các nghi lễ cầu cúng, mọi người đều tự nguyện bảo vệ không một ai dám vi phạm các điều quy định tại rừng hay làm những việc không được phép diễn ra trong khu rừng.

Nghi lễ cúng rừng của người Mông ở Si Ma Cai diễn ra gồm hai phần chính là phần lễ và phần hội. Người Mông quy định, lễ vật dâng cúng các vị thần trong nghi lễ cúng rừng phải thực hiện vào giờ Thìn. Buổi sáng, thầy cúng dẫn đầu đoàn người đi lên rừng cấm. Đi đầu là thầy cúng chính, sau đó là người có uy tín trong thôn bản, trưởng thôn, người được bầu chủ rừng, tiếp theo đến thầy cúng phụ (nếu có), đi sau là các thành viên đại diện cho các gia đình trong thôn bản. Đến nơi, mọi người tập trung dưới gốc cây cổ thụ, thầy cúng thực hiện nghi lễ cúng lần thứ nhất dâng đồ sống, nghi lễ lần thứ hai cúng đồ chín. Trong không gian thiêng, thời gian thiêng, địa điểm thiêng, nghi lễ ăn thề bảo vệ rừng của người Mông ở Si Ma Cai diễn ra từ sáng sớm đến xế chiều. Thời gian, cách thức tổ chức cúng theo một tiến trình đan xen giữa các nghi lễ và hội, sau nghi thức cúng sống thì mọi người lại nghỉ ngơi tại rừng cùng hưởng thụ rượu lộc, trò chuyện, tâm tình.Sau đó tiến hành nghi lễ cúng chín, xong mọi người tiếp tục ăn uống ngay tại rừng. Dưới tiết trời se lạnh của mùa xuân, cộng thêm không khí tĩnh lặng của núi rừng thiêng, con người và thiên nhiên như hòa vào một, gắn bó với nhau khó tách rời.

Trong ngày hội, các lễ vật sau khi dâng cúng sẽ được chia đều cho từng người. Ai cũng được ăn một miếng thịt nhỏ, uống chén rượu lộc... Mọi người cùng quây quần nghe các già làng, trưởng bản hoặc thầy cúng phổ biến các quy ước, hương ước bảo vệ rừng thiêng, rừng đầu nguồn... đảm bảo không ai trong thôn bản vi phạm quy ước đặt ra.

Nghi lễ cúng rừng của người Mông ở Si Ma Cai tồn tại qua nhiều thế kỷ từ thời phong kiến đến nay, liên tục bồi đắp thêm những nét phong tục đặc sắc, phù hợp làm dày thêm giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Thông qua nghi lễ, giữa con người và thiên nhiên có lời cam kết sống hòa hợp, hòa thuận với tự nhiên, thiên nhiên, bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, các nghi thức ăn thề, quy ước cùng cam kết trong cộng đồng các thôn bản trên địa bàn khi nghe tiếng súng báo hiệu giặc giã đến phải đồng lòng, dốc sức cùng nhau chống lại kẻ thù, bảo vệ bình yên cho thôn bản vẫn được duy trì cho đến ngày nay./.

Nguồn: quehuongonline.vn
Cùng chuyên mục
Khám phá các làng chài ở Kiên Giang
Khám phá các làng chài ở Kiên Giang

Đến Kiên Giang, ngoài trải nghiệm các dịch vụ vui chơi, giải trí đẳng cấp, du khách có thể khám phá vẻ đẹp của các...

Đảo Phú Quốc đẹp thứ hai thế giới
Đảo Phú Quốc đẹp thứ hai thế giới

Ngày 11/7, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Kiên Giang Bùi Quốc Thái cho biết, tạp chí du lịch Travel & Leisure (Mỹ) công bố...

Quan Lạn – Điểm đến khó quên của du lịch biển đảo
Quan Lạn – Điểm đến khó quên của du lịch biển đảo

Nhắc đến du lịch biển Quảng Ninh thường chúng ta nghĩ ngay đến Hạ Long, Bãi Cháy, những điểm du lịch đã quá nổi tiếng...

  Lễ hội đình Trà Cổ: 'Cột mốc văn hóa' vùng biên của tỉnh Quảng Ninh
Lễ hội đình Trà Cổ: 'Cột mốc văn hóa' vùng biên của tỉnh Quảng Ninh

Lễ hội đình Trà Cổ: 'Cột mốc văn hóa' vùng biên của tỉnh Quảng Ninh

Xã đảo Nghi Sơn – Điểm đến đậm di sản văn hoá biển
Xã đảo Nghi Sơn – Điểm đến đậm di sản văn hoá biển

Cảnh đẹp hoang sơ, vùng biển xanh ngắt và bãi cát mịn, xã đảo Nghi Sơn (thuộc thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hoá) đã...

Những điểm lặn biển ngắm san hô dọc Việt Nam
Những điểm lặn biển ngắm san hô dọc Việt Nam

Lặn ngắm san hô được nhiều du khách lựa chọn khi nghỉ hè ở các vùng biển, với đa dạng dịch vụ. Dọc bờ biển...

Rộn ràng lễ hội cúng biển Mỹ Long ở Trà Vinh
Rộn ràng lễ hội cúng biển Mỹ Long ở Trà Vinh

Ngày 17/6, phần lễ Nghinh Ông Nam Hải của lễ hội cúng biển Mỹ Long được tổ chức long trọng tại miếu Bà Chúa Xứ,...

Về nơi có cột mốc ngã ba Đông Dương
Về nơi có cột mốc ngã ba Đông Dương

Về nơi có cột mốc ngã ba Đông Dương

Biển Việt Nam được gợi ý là điểm đến hấp dẫn cho du khách Hàn Quốc
Biển Việt Nam được gợi ý là điểm đến hấp dẫn cho du khách Hàn Quốc

Mới đây nhật báo Hàn Quốc Maeil Business Newspaper đã có bài viết giới thiệu về du lịch biển Việt Nam.

Độc đáo thiên nhiên Xà Phìn
Độc đáo thiên nhiên Xà Phìn

Thôn Xà phìn, xã Phương Tiến (Vị Xuyên, Hà Giang) là một bản nhỏ của người Dao nằm nép mình dưới dải núi Tây Côn...

"Mắt thần" trên đảo Bình Ba

Đóng quân ở độ cao hơn 200m so với mặt nước biển, dù trong bất cứ điều kiện khó khăn nào, những cán bộ, chiến...

Biển Đà Nẵng 'khoác áo mới' mời gọi du khách
Biển Đà Nẵng 'khoác áo mới' mời gọi du khách

Cuối tháng 3, biển Đà Nẵng trở nên nhộn nhịp, quyến rũ hơn. Các bãi biển Mỹ Khê, Mân Thái, Non Nước, Tiên Sa…cũng đã...

Khám phá tuyến du lịch kết nối Non nước Cao Bằng với Cao nguyên đá Đồng Văn
Khám phá tuyến du lịch kết nối Non nước Cao Bằng với Cao nguyên đá Đồng Văn

Hành trình khám phá tuyến du lịch kết nối Công viên địa chất (CVĐC) Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) với CVĐC Non nước...

Đặc sắc lễ hội chọi bò ở huyện vùng cao Bảo Lâm (Cao Bằng)
Đặc sắc lễ hội chọi bò ở huyện vùng cao Bảo Lâm (Cao Bằng)

Lễ hội chọi bò đã trở thành nét đẹp văn hóa không thể thiếu của đồng bào các dân tộc thiểu số ở huyện miền...

Khám phá vẻ đẹp yên bình, hoang sơ của đảo Hòn Chuối
Khám phá vẻ đẹp yên bình, hoang sơ của đảo Hòn Chuối

Hòn Chuối thuộc thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, nằm cách đất liền gần 32 km về phía Tây.

Tin đọc nhiều
Giao lưu sĩ quan trẻ Cảnh sát biển Việt Nam - Cảnh sát biển Trung Quốc lần thứ tư sẽ diễn ra vào đầu tháng 7 tại Trung Quốc
Khám phá các làng chài ở Kiên Giang
Tuần tra song phương Quảng Bình-Khăm Muồn
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn cấp cao Việt Nam đã mang đến thành phố cảng Đại Liên nhiều thông điệp quan trọng
Bến Tre tăng cường các giải pháp chống khai thác IUU
Tổ chức kết nghĩa giữa Đồn Biên phòng Phúc Sơn, Nghệ An với Đại đội 257, Bolikhamsai, Lào
Rộn ràng Liên hoan du lịch biển Nha Trang
Quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt Nam-Campuchia ngày càng đi vào chiều sâu và phát triển trên tất cả các lĩnh vực
Chung tay triển khai chương trình “Ánh sáng đường biên”
Quyết tâm cao gỡ cảnh báo
Bến Tre tập trung cao độ chống khai thác IUU
Lạng Sơn: Thực hiện phương thức giao nhận hàng hóa xuất, nhập khẩu qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo
Bình Thuận tiếp tục triển khai quyết liệt giải pháp phòng chống khai thác IUU
Từ ngày 1/8: Xét xử nghiêm các vụ đánh bắt thủy sản bất hợp pháp
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Phó Chủ tịch Thượng viện Indonesia
Diễn đàn ASEAN-Nhật Bản lần thứ 39
Khảo sát, nghiên cứu hải dương học ở vùng biển Việt Nam
Phiên họp thứ 10 Nhóm Công tác liên hợp giữa 4 tỉnh biên giới (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)
Chuyên gia tại Australia đánh giá Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực trong gỡ 'thẻ vàng' IUU
Kinh nghiệm xử lý, giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ trong tổng thể quan hệ giữa Việt Nam và các nước liên quan
Góp phần bảo đảm an toàn tuyệt đối vùng biển Đông Nam của Tổ quốc
Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hùng Ba
Tập trung rà soát, xử lý nghiêm các tàu cá mất kết nối thiết bị giám sát hành trình
Vùng 1 Hải quân thông tin tình hình biển, đảo tại Nghệ An
  Trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên công tác tại Trường Sa
Những điểm lặn biển ngắm san hô dọc Việt Nam
Việt Nam ủng hộ cơ chế giải quyết tranh chấp thông qua biện pháp hòa bình
Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân Ninh Bình và Hà Tĩnh
Việt Nam nộp Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý ở Khu vực Giữa Biển Đông