Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị: Tập trung tối đa hoàn thành “sứ mệnh”

17/09/2024 16:34

Những năm qua, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế (CKQT) Hữu Nghị ((Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lạng Sơn) luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác biên phòng; cụ thể hóa, thực hiện tốt 3 văn kiện pháp lý về quản lý, bảo vệ biên giới, cửa khẩu trên đất liền giữa Việt Nam - Trung Quốc. 

Chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị kiểm tra nghiệp vụ cán bộ, nhân viên Trạm Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị. (Ảnh: QĐND)

Thực hiện tốt 3 văn kiện pháp lý

Đồn Biên phòng CKQT Hữu Nghị có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ gần 4 km đường biên giới quốc gia và phụ trách địa bàn thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, với 2 cửa khẩu quốc tế gồm: Cửa khẩu đường bộ Hữu Nghị và Cửa khẩu đường sắt Ga Đồng Đăng.

Thời gian qua, đơn vị đã phối hợp chặt chẽ với lực lượng chức năng phía Trung Quốc giải quyết kịp thời các vụ việc liên quan đến chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới, quản lý cửa khẩu, đảm bảo an ninh trật tự, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động lưu thông qua lại biên giới hai bên trên tinh thần hữu nghị, hợp tác và phát triển.

Cán bộ, nhân viên, chiến sĩ đã nỗ lực khắc phục khó khăn, đẩy mạnh Phong trào Thi đua Quyết thắng, sáng tạo các biện pháp trong quản lý, kiểm soát chặt chẽ cửa khẩu; bảo vệ an toàn đường biên, cột mốc, khu vực biên giới được giao.

Trung tá Vũ Anh Linh, Bí thư Đảng ủy, Chính trị viên Đồn Biên phòng CKQT Hữu Nghị chia sẻ rằng: Để thực hiện tốt 3 văn kiện pháp lý, đồn và Trạm Hội ngộ Hội đàm Bộ đội Biên phòng địa khu Bằng Tường, Trạm Kiểm soát Biên phòng xuất nhập cảnh Hữu Nghị Quan và Chi đội quản lý biên giới Sùng Tả (Trung Quốc) đã ký thiết lập đường dây nóng; tổ chức kết nghĩa chung tay xây dựng đồn, trạm hữu nghị, biên giới bình yên; thường xuyên duy trì hoạt động trao đổi, hội đàm định kỳ, đột xuất; tổ chức giao lưu công tác chính trị, giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể thao giữa lực lượng chức năng hai bên, góp phần thắt chặt tình đoàn kết hai bên biên giới.

Các đơn vị đã phối hợp, triển khai những hoạt động sát với tình hình thực tế biên giới, cửa khẩu hai bên như: diễn tập phòng chống khủng bố; xử lý các vấn đề đột xuất xảy ra tại cửa khẩu; đấu tranh, phòng, chống các loại tội phạm; gặp gỡ hội đàm, gửi thư thông báo trao đổi, điện thoại đường dây nóng, trực tiếp tại thực địa... Từ năm 2009 đến 2024, hai bên đã gửi cho nhau 3.131 thư; tổ chức gặp gỡ, hội đàm định kỳ, đột xuất, trao đổi trực tiếp 322 lần; trao đổi trực tuyến 3 lần; điện thoại qua đường dây nóng 804 lần.

Đại úy Trịnh Văn Bác, Phó Trạm trưởng Trạm Biên phòng CKQT Hữu Nghị cho biết: Đơn vị thường xuyên phối hợp chặt chẽ với lực lượng chức năng nước bạn thực hiện nghiêm túc 3 văn kiện pháp lý về quản lý biên giới, cửa khẩu trên đất liền giữa Việt Nam - Trung Quốc. Đặc biệt, tại Trạm Biên phòng CKQT Hữu Nghị có phát các tờ báo Hoa Ngữ, tiếng Anh, giới thiệu về đất nước và con người Việt Nam nhằm nâng cao nhận thức cho du khách xuất nhập cảnh (XNC) hiểu biết, chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam.

Nhân viên Trạm Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị hướng dẫn phương tiện nhập cảnh. (Ảnh: QĐND)

Xây dựng “thế trận lòng dân”

Kết quả gần 6 tháng đầu năm nay, Đồn làm thủ tục xuất, nhập cảnh cho gần 1.150.000 lượt người; đăng ký, kiểm soát hơn 114.000 lượt phương tiện ô tô, làm thủ tục cho gần 1.150 chuyến tàu xuất, nhập khẩu với hơn 172.500 tấn hàng hóa.

Đồn đã cử 1.092 lượt cán bộ, nhân viên nắm tình hình địa bàn; phối hợp chặt chẽ với lực lượng chức năng biên phòng Trung Quốc trong quản lý biên giới, cửa khẩu; xác minh, trao trả người xuất, nhập cảnh trái phép hàng trăm vụ; bảo đảm tốt an ninh, trật tự và phục vụ chu đáo các đoàn khách Trung ương, địa phương thông quan hoặc đến thăm Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị…

Không chỉ làm tốt công tác kiểm soát cửa khẩu, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị còn làm tốt công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, nhân dân địa phương tham gia bảo vệ an toàn đường biên, mốc giới; bảo đảm an ninh, trật tự khu vực biên giới.

Đến tháng 4 năm nay, Đồn đã hoàn thành xây dựng 11 đường kiểm tra cột mốc, bảo vệ biên giới. Các đường này triển khai xây dựng từ đầu năm 2023, với tổng chiều dài 4.886m. Đồn huy động hơn 5.000 ngày công của cán bộ, nhân viên, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân thị trấn Đồng Đăng (huyện Cao Lộc, Lạng Sơn) và cán bộ, nhân viên Công ty Cổ phần Hữu nghị Xuân Cương (trụ sở tại huyện Cao Lộc, Lạng Sơn) tham gia xây dựng đường kiểm tra cột mốc, bảo vệ biên giới. Tổng kinh phí làm đường lên tới 9,34 tỷ đồng.

Đồn còn trồng 250 cây đào dọc theo mốc 1114/2 dài 700m, lắp 12 cây cột điện năng lượng mặt trời, tổng kinh phí 65 triệu đồng; tổ chức 24 buổi tuyên truyền về pháp luật, công tác bảo vệ đường biên, mốc giới cho hơn 7.500 lượt người; phát hàng chục nghìn tờ rơi các loại và tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh của Đồn và thị trấn Đồng Đăng…

Với những cách làm thiết thực, hiệu quả trong thực hiện 3 văn kiện pháp lý về quản lý, bảo vệ biên giới, cửa khẩu; góp phần xây dựng "thế trận lòng dân", nền biên phòng toàn dân vững mạnh, bảo vệ vững chắc cương thổ Tổ quốc, năm 2024, Chủ tịch UBND tỉnh đã tặng bằng khen cho Đồn Biên phòng CKQT Hữu Nghị vì có thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019 - 2024./.

Cùng chuyên mục
Thúc đẩy vai trò của Tòa án quốc tế về Luật Biển trong giữ gìn hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững
Thúc đẩy vai trò của Tòa án quốc tế về Luật Biển trong giữ gìn hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững

Chánh án Toà án quốc tế về Luật biển (ITLOS) Tomas Heidar trả lời phỏng vấn bên lề Hội thảo khu vực về Vai trò...

Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong duy trì trật tự pháp lý trên các đại dương
Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong duy trì trật tự pháp lý trên các đại dương

TS. Tara Davenport, Giám đốc chương trình luật và chính sách đại dương, Trung tâm Luật quốc tế, Đại học Quốc gia Singapore trả lời...

Phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép qua biên giới
Phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép qua biên giới

Phòng, chống xuất nhập cảnh (XNC) trái phép là một nội dung quan trọng trong bảo vệ an ninh quốc gia (ANQG), bảo đảm trật...

Đại sứ Ito Naoki: Nhật Bản mong muốn tiếp tục đối thoại, hợp tác và liên kết với các quốc gia như Việt Nam
Đại sứ Ito Naoki: Nhật Bản mong muốn tiếp tục đối thoại, hợp tác và liên kết với các quốc gia như Việt Nam

Ngày 17/3, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Canada, Australia, New Zealand và Liên minh châu Âu (EU) tổ...

Kết nối đường sắt biên giới giúp thúc đẩy hợp tác kinh tế và giao lưu Việt-Trung
Kết nối đường sắt biên giới giúp thúc đẩy hợp tác kinh tế và giao lưu Việt-Trung

Việc thông tuyến càng nhanh, càng sớm, thì càng thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại và giao lưu nhân văn giữa hai nước.

Biên giới Việt Nam-Lào là cầu nối quan trọng của hợp tác khu vực
Biên giới Việt Nam-Lào là cầu nối quan trọng của hợp tác khu vực

Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Minh Tâm khẳng định khi có đường biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác giữa hai bên...

Việt Nam vận dụng tốt các quy định của UNCLOS
Việt Nam vận dụng tốt các quy định của UNCLOS

Công ước Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS) năm 1982 đang phát huy giá trị trong thực tiễn, giúp Việt Nam, các nước ven...

Biên giới Việt - Lào: Đâu chỉ có núi non hùng vĩ, còn có tình người vượt thời gian
Biên giới Việt - Lào: Đâu chỉ có núi non hùng vĩ, còn có tình người vượt thời gian

Dọc tuyến biên giới dài khoảng 2.340 km giữa Việt Nam và Lào, đâu chỉ là những dãy núi hùng vĩ và bạt ngàn rừng...

UNCLOS: Những đóng góp quan trọng trong giải quyết các vấn đề mới nổi về quản trị biển và đại dương
UNCLOS: Những đóng góp quan trọng trong giải quyết các vấn đề mới nổi về quản trị biển và đại dương

Trong 30 năm qua, UNCLOS đã được cộng đồng quốc tế nhất trí ghi nhận và nhấn mạnh nhiều lần như là “Hiến pháp của...

Sự hình thành Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển
Sự hình thành Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển

Năm 2024 đánh dấu 30 năm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) chính thức có hiệu lực (từ ngày 16/11/1994), khuôn khổ...

Hiệp ước Biển cả - BBNJ: Cơ hội để Việt Nam mở rộng tầm nhìn ngoài Biển Đông
Hiệp ước Biển cả - BBNJ: Cơ hội để Việt Nam mở rộng tầm nhìn ngoài Biển Đông

Trả lời phỏng vấn trong khuôn khổ Đối thoại Biển lần thứ 13 (ngày 14/11) tại Cần Thơ do Học viện Ngoại giao phối hợp...

Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế
Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế

Ngày 14/11/2024, Đối thoại Biển lần thứ 13 với chủ đề “Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế” do Học viện Ngoại...

Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế
Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế

Ngày 14/11/2024, Đối thoại Biển lần thứ 13 với chủ đề “Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế” do Học viện Ngoại...

Hướng tới phát triển bền vững khu vực biển Đông Á
Hướng tới phát triển bền vững khu vực biển Đông Á

Sáng 06/11, Đại hội biển Đông Á 2024 với chủ đề: “Hợp lực xanh vì một tương lai chung: Một đại dương bền vững và...

Luật pháp quốc tế là “la bàn” cho tranh chấp trên biển
Luật pháp quốc tế là “la bàn” cho tranh chấp trên biển

Trả lời phỏng vấn bên lề Hội thảo quốc tế Biển Đông lần thứ 16 diễn ra từ ngày 23-24/10 tại Quảng Ninh, ông Niclas...

Tin đọc nhiều
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Pháp Emmanuel Macron
  Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Phó Chủ tịch Hội đồng đại biểu Địa phương Indonesia Yorrys Raweyai
  Tham vấn chính trị Việt Nam - Đan Mạch lần thứ 3
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp Lãnh đạo EU nhân dịp dự Hội nghị Đại dương Liên hợp quốc lần thứ 3
Kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ đường biên, mốc giới tại các tỉnh An Giang và Kiên Giang
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Chủ tịch Quốc hội Thụy Điển Andreas Norlen
Việt Nam luôn theo sát những diễn biến trên Biển Đông
  ARF tiếp tục khẳng định là cơ chế hàng đầu về an ninh, thúc đẩy văn hóa tham vấn, đối thoại và hợp tác bao trùm
Xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, thống nhất tiếp tục là dòng chảy chính của hợp tác khu vực
Thượng tướng Võ Minh Lương tiếp Cục trưởng Cục Thanh tra, Bộ Quốc phòng Campuchia
Việt Nam đề xuất ASEAN giữ vững đoàn kết và vai trò trung tâm
Việt Nam kiên quyết bác bỏ các yêu sách và lập luận vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông
ASEAN cần kiên định con đường đối thoại, hợp tác, đoàn kết và tự cường
  ASEAN tiếp tục là ngọn hải đăng hòa bình giữa bối cảnh đầy biến động
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Litva Gitanas Nauseda
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Pháp Francois Bayrou
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tiếp Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam, Trung Quốc Vương Dư Ba,
Lào Cai – Vân Nam: Tuyến biên giới Việt – Trung điển hình
  Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp Bộ trưởng Ngoại giao Australia Penny Wong và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị
Cuộc họp lần thứ nhất Nhóm Chuyên gia Việt Nam - Campuchia về dự thảo Hiệp định giữa hai Chính phủ về quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền
Cuộc chiến giữ màu xanh của biển
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Litva Gitanas Nauseda
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Bồ Đào Nha Luis Montenegro
  Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn
Thủ tướng: ASEAN và GCC cùng kiến tạo mô hình hợp tác liên khu vực thế hệ mới
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Tuvalu Feleti Penitala Teo
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Ulf Kristerson