Hội nghị Ấn Độ Dương lần thứ 6

15/05/2023 18:28

Từ ngày 12-13/5/2023 tại Dhaka, Bangladesh đã diễn ra Hội nghị Ấn Độ Dương (Indian Ocean Conference - IOC) lần thứ 6. Hội nghị quy tụ nhiều lãnh đạo, quan chức cấp cao cũng như nhiều nhà nghiên cứu và học giả đến từ hơn 30 quốc gia trong và ngoài khu vực. Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã tham dự các phiên họp và phát biểu tại phiên toàn thể của Hội nghị.

 

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt phát biểu tại Hội nghị.

Trong bài phát biểu, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt chia sẻ đánh giá về tình hình khu vực Ấn Độ Dương, Châu Á - Thái Bình Dương, nhất là những thách thức lớn khu vực đang phải đối mặt do tác động của xung đột, tranh chấp, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, cũng như các vấn đề an ninh phi truyền thống. Thứ trưởng chuyển tải thông điệp 03 điểm cho một tương lai hòa bình, thịnh vượng và vững chắc của khu vực. Theo đó, thứ nhất, các quốc gia cần xây dựng một cấu trúc khu vực mở, bao trùm, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, trong đó ASEAN đóng vai trò trung tâm. Thứ hai, cần tăng cường hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau và xây dựng lòng tin, thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, trong bối cảnh cạnh tranh giữa các nước lớn. Thứ ba, cần thúc đẩy hợp tác và quan hệ đối tác, đặc biệt hợp tác biển cần phải được tăng cường thông qua các cơ chế song phương, đa phương và cách tiếp cận toàn diện.

Thứ trưởng cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS), sự cần thiết của việc tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích biển chính đáng của mỗi nước phù hợp với luật pháp quốc tế cũng như giải quyết các tranh chấp, bất đồng thông qua các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế; đồng thời chia sẻ chia sẻ nỗ lực của ASEAN trong việc thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử (COC), thực chất, hiệu lực, phù hợp luật pháp quốc tế.

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đề xuất tăng cường hợp tác và kết nối giữa các nước Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, đặc biệt là với các nước ASEAN, trong các lĩnh vực như thúc đẩy phát triển bền vững, cùng phối hợp để đưa kinh tế biển xanh trở thành động lực cho tăng trưởng kinh tế bền vững và bao trùm, giải quyết các thách thức phi truyền thống như biến đổi khí hậu, nước biển dâng, giảm nhẹ thiên tai, cứu hộ và cứu nạn…

Trong khuôn khổ tham dự Hội nghị, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đã có các cuộc gặp song phương với Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Sri Lanka Tharaka Balasuriya, Hạ Nghị sĩ, Đồng Bộ trưởng Ngoại giao Australia Tim Watts và Thứ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Saurabh Kumar.

Tại cuộc gặp với Quốc vụ khanh Sri Lanka, hai bên đánh giá cao mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước, nhấn mạnh quan hệ hai nước có nền tảng vững chắc, tin cậy chính trị được vun đắp qua nhiều thế hệ. Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt chúc mừng Sri Lanka đang từng bước ổn định tình hình, là nền tảng quan trọng để Việt Nam và Sri Lanka tăng cường hơn nữa việc trao đổi đoàn, thúc đẩy hợp tác, nhất là trong thương mại, du lịch, giao lưu nhân dân trong thời gian tới. Quốc vụ khanh Sri Lanka đánh giá cao thành tựu phát triển của Việt Nam, mong muốn các doanh nghiệp Việt Nam tìm hiểu cơ hội đầu tư ở Sri Lanka, nhất là trong các lĩnh vực may mặc, điện tử; khẳng định sẽ tiếp tục phối hợp và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn quốc tế. Hai bên nhất trí sớm tổ chức các cuộc họp tiếp theo của các cơ chế hợp tác song phương quan trọng, tăng cường hợp tác về Phật giáo và du lịch tâm linh, nghiên cứu mở đường bay kết nối giữa hai nước cũng như nghiên cứu các biện pháp thúc đẩy thương mại, đầu tư hai chiều trong thời gian tới.

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt và Hạ Nghị sĩ, Đồng Bộ trưởng Ngoại giao Australia Tim Watts bày tỏ vui mừng trước những bước phát triển mạnh mẽ trong quan hệ song phương Việt Nam-Australia với việc tăng cường trao đổi đoàn cấp cao trong năm 2023 - năm kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao; đánh giá cao việc hai bên đang tích cực trao đổi, hướng tới nâng cấp quan hệ vào thời điểm phù hợp. Đồng Bộ trưởng Ngoại giao Australia Tim Watts khẳng định hợp tác với Việt Nam luôn là ưu tiên của Australia trong cả khuôn khổ song phương và đa phương. Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt cũng đề nghị Australia phối hợp với Việt Nam chuẩn bị tốt cho các chuyến thăm cấp cao sắp tới, tận dụng hiệu quả đà tăng trưởng của thương mại song phương, tạo thuận lợi cho hợp tác về nông nghiệp, lao động, du lịch… và mở rộng hợp tác sang những lĩnh vực mới mà hai bên cùng có lợi ích như ứng phó với biến đổi khí hậu, kinh tế số, chuyển đổi năng lượng...

Tại cuộc gặp Thứ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Saurabh Kumar, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt chúc mừng Ấn Độ đã phối hợp với Bangladesh tổ chức thành công Hội nghị Ấn Độ Dương; khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống và Đối tác Chiến lược Toàn diện với Ấn Độ. Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đề nghị hai bên thúc đẩy việc trao đổi đoàn cấp cao, mở rộng hợp tác thương mại, đầu tư, du lịch, văn hóa, giao lưu nhân dân, an ninh - quốc phòng… và tiếp tục phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn đa phương, nhất là ASEAN, Liên hợp quốc và Phong trào Không liên kết. Thứ trưởng Ngoại giao Ấn Độ cho biết Ấn Độ luôn coi trọng quan hệ với Việt Nam, đánh giá cao đà phát triển quan hệ song phương thời gian vừa qua; cho biết Ấn Độ sẽ tiếp tục mở rộng hơn nữa hợp tác với Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực thương mại, dầu khí, quốc phòng và trên các diễn đàn quốc tế.

IOC là hội nghị thường niên được tổ chức bởi Quỹ Ấn Độ bắt đầu từ năm 2016, là diễn đàn quy tụ các quan chức cấp cao, chuyên gia, học giả, nhà quản lý để trao đổi về các vấn đề an ninh và phát triển tại khu vực Ấn Độ Dương. Năm nay (2023), với chủ đề “Hòa bình, Thịnh vượng và Đối tác vì một tương lai tự cường” (Peace, Prosperity & Partnership for a Resilient Future), hội nghị đã thu hút hơn 300 đại biểu đại diện cho hơn 30 quốc gia trong và ngoài khu vực, bao gồm nhiều đối tác lớn như Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nhật Bản, Australia,… trong đó thành phần tham dự gồm nhiều nguyên thủ quốc gia và các quan chức cấp cao khác. Qua 08 phiên họp (gồm 04 phiên họp chuyên đề và 04 phiên họp toàn thể), Hội nghị IOC lần 6 đã đem đến nhiều cuộc thảo luận sôi nổi về các vấn đề chính trị, kinh tế, an ninh, môi trường, biến đổi khí hậu,… tạo tiền đề để các quốc gia trong và ngoài khu vực cùng trao đổi, thúc đẩy hợp tác, hướng tới việc xây dựng một môi trường hòa bình, phát triển và thịnh vượng. Hội nghị Ấn Độ Dương lần thứ 7 sẽ được tổ chức tại Australia vào năm 2024./.

Cùng chuyên mục
Hoạt động tiếp xúc song phương của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhân dịp tham dự Khóa họp cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc lần thứ 78
Hoạt động tiếp xúc song phương của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhân dịp tham dự Khóa họp cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc lần thứ 78

Ngày 20/9/2023, nhân dịp tham dự Phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc tại New York, Hoa Kỳ, Bộ trưởng...

Hiệp định về Biển cả tái khẳng định Công ước Luật biển 1982 là khuôn khổ pháp lý cho mọi hoạt động trên biển
Hiệp định về Biển cả tái khẳng định Công ước Luật biển 1982 là khuôn khổ pháp lý cho mọi hoạt động trên biển

Ngày 20/09/2023 tại New York, trong khuôn khổ hoạt động của Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 78, Bộ trưởng...

Hiệp định về Biển cả là một dấu mốc lịch sử trong nỗ lực của cộng đồng quốc tế về bảo vệ môi trường biển
Hiệp định về Biển cả là một dấu mốc lịch sử trong nỗ lực của cộng đồng quốc tế về bảo vệ môi trường biển

Sáng ngày 20/09/2023 giờ New York, trong khuôn khổ hoạt động của Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 78...

Hiệp định về Biển cả là một dấu mốc lịch sử trong nỗ lực của cộng đồng quốc tế về bảo vệ môi trường biển
Hiệp định về Biển cả là một dấu mốc lịch sử trong nỗ lực của cộng đồng quốc tế về bảo vệ môi trường biển

Sáng ngày 20/09/2023 giờ New York, trong khuôn khổ hoạt động của Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 78...

Tiếp tục đưa hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ ngày càng sâu rộng, thực chất và hiệu quả
Tiếp tục đưa hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ ngày càng sâu rộng, thực chất và hiệu quả

Ngày 20/9/2023 tại thành phố New York, Hoa Kỳ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Cố vấn An ninh quốc gia Hoa...

Việt Nam kêu gọi tuân thủ UNCLOS trong ứng phó với biến đổi khí hậu
Việt Nam kêu gọi tuân thủ UNCLOS trong ứng phó với biến đổi khí hậu

Ngày 20/9, Đoàn Việt Nam do bà Lê Đức Hạnh, Vụ trưởng Vụ Luật pháp và Điều ước Quốc tế, Bộ Ngoại giao, làm Trưởng...

Sớm đưa khuôn khổ quan hệ mới Việt Nam – Hoa Kỳ đi vào triển khai trên thực tế
Sớm đưa khuôn khổ quan hệ mới Việt Nam – Hoa Kỳ đi vào triển khai trên thực tế

Trong khuôn khổ chuyến công tác dự Tuần lễ Cấp cao Khóa 78 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (ĐHĐ LHQ) và hoạt động song...

Việt Nam đóng góp tích cực trong hợp tác ASEAN và ASEAN - Trung Quốc
Việt Nam đóng góp tích cực trong hợp tác ASEAN và ASEAN - Trung Quốc

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ đã trả lời phỏng vấn của phóng viên về Chuyến công tác của Thủ tướng...

Phấn đấu đưa ASEAN trở thành đối tác thương mại đầu tiên của Trung Quốc vượt mức 1.000 tỷ USD
Phấn đấu đưa ASEAN trở thành đối tác thương mại đầu tiên của Trung Quốc vượt mức 1.000 tỷ USD

Sáng ngày 17/9/2023, tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã cùng Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường......

Không ngừng mở rộng và làm sâu sắc hợp tác thực chất giữa Việt Nam và Trung Quốc
Không ngừng mở rộng và làm sâu sắc hợp tác thực chất giữa Việt Nam và Trung Quốc

Chiều ngày 16/9/2023, tại thành phố Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc, nhân dịp tham dự Hội chợ Trung Quốc - ASEAN (CAEXPO) và Hội...

Triển khai tích cực, hiệu quả các hoạt động hợp tác giữa tỉnh Quảng Tây và các địa phương Việt Nam
Triển khai tích cực, hiệu quả các hoạt động hợp tác giữa tỉnh Quảng Tây và các địa phương Việt Nam

Trong khuôn khổ dự Hội chợ Trung Quốc - ASEAN (CAEXPO) và Hội nghị Thượng đỉnh thương mại và đầu tư Trung Quốc - ASEAN...

Việt Nam mong muốn Sáng kiến “Vành đai và Con đường” tiếp tục góp phần thúc đẩy liên kết kinh tế và kết nối khu vực
Việt Nam mong muốn Sáng kiến “Vành đai và Con đường” tiếp tục góp phần thúc đẩy liên kết kinh tế và kết nối khu vực

Ngày 14/9/2023, tại họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến nội dung hợp tác...

Phiên họp Vòng X Ủy ban liên hợp biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc
Phiên họp Vòng X Ủy ban liên hợp biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc

Từ ngày 12 đến 14/9/2023, tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra Phiên họp Vòng X Uỷ ban liên hợp biên...

Việt Nam luôn coi trọng và chủ trương tăng cường hợp tác toàn diện với Bỉ
Việt Nam luôn coi trọng và chủ trương tăng cường hợp tác toàn diện với Bỉ

Chiều ngày 12/9 tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng - Thủ hiến vùng Flanders, Vương...

Tuyên bố chung của các nhà Lãnh đạo: Nâng cấp quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ lên Đối tác chiến lược toàn diện
Tuyên bố chung của các nhà Lãnh đạo: Nâng cấp quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ lên Đối tác chiến lược toàn diện

Ngày 10/9/2023, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joseph R....

Tin đọc nhiều
Kỳ vọng vào cảng biển nước sâu lớn nhất miền Tây
Đường biên giới trên đất liền Việt Nam và Campuchia đi qua những tỉnh nào?
Việt Nam kêu gọi sớm đạt được COC thực chất và hiệu quả
Tiến trình giải quyết biên giới trên đất liền Việt Nam – Campuchia từ 2005-2008
Việt Nam mong muốn Sáng kiến “Vành đai và Con đường” tiếp tục góp phần thúc đẩy liên kết kinh tế và kết nối khu vực
Chủ động ngăn chặn xuất nhập cảnh trái phép
Trả lời của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao tại họp báo thường kỳ
Triển lãm ảnh về Hoàng Sa, Trường Sa tại Quảng Ngãi
Quân - dân đồng lòng giữ vững biên cương
Tiến trình đàm phán biên giới trên đất liền Việt Nam – Campuchia từ 1954-1985
Phân công Phó Chủ tịch Ủy ban sông Mê Công Việt Nam
Khánh Hòa liên tục đón các chuyến tàu biển quốc tế
Nhân dân tham gia bảo vệ đường biên, mốc giới
10 điểm du lịch nổi bật nhất của Việt Nam
Tự nguyện góp sức bảo vệ đường biên, cột mốc
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ hội kiến Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mã Triều Húc
Bệnh xá đảo Phan Vinh cấp cứu ngư dân gặp nạn trên biển
Doanh nhân Thành phố Hồ Chí Minh vì biển đảo quê hương
Khai thác thủy sản bất hợp pháp gồm những trường hợp nào?
Nhiều cơ hội phát triển điện gió ngoài khơi
Giúp nhân dân biên giới nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật
Những mô hình tuyên truyền, phổ biến pháp luật hiệu quả ở xã biên giới Thanh Thủy
Việt Nam-Trung Quốc tổ chức Giao lưu Hữu nghị Quốc phòng Biên giới
Các phụ lục đính kèm “Hiệp định tàu thuyền đi lại tại khu vực tự do đi lại ở cửa sông Bắc Luân” có giá trị pháp lý như thế nào?
Tập trung gỡ
Cặp cửa khẩu Đăk Peur - Bu Sara thuộc cặp tỉnh biên giới nào của Việt Nam và Campuchia?
Giám sát chặt chẽ hoạt động của tàu thuyền ngay từ cảng cá
TP.HCM: Hơn 34,2 tỷ đồng ủng hộ quỹ vì biên giới, biển đảo của Tổ quốc
Cặp cửa khẩu Khánh Bình - Chrây Thum thuộc cặp tỉnh biên giới nào của Việt Nam và Campuchia?
Bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới, biển đảo