Hội nghị Cấp cao ASEAN 43: Thông điệp mạnh mẽ về một ASEAN tầm vóc, tự cường và năng động

07/09/2023 16:52

Chiều ngày 7/9/2023, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43 và các Hội nghị Cấp cao liên quan bế mạc. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trả lời phỏng vấn của phóng viên về kết quả của Hội nghị.

Phóng viên: Xin Thứ trưởng cho biết kết quả các Hội nghị Cấp cao ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác?

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt: Sau 3 ngày làm việc khẩn trương với gần 20 hoạt động và khoảng 90 văn kiện được thông qua và ghi nhận, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43 và các hội nghị liên quan đã thành công tốt đẹp, bội thu về kết quả.

Trên tinh thần chủ đề “ASEAN Tầm vóc: Tâm điểm của tăng trưởng”, Lãnh đạo các nước ASEAN và các đối tác đã trao đổi về nhiều nội dung chiến lược đang đặt ra cho ASEAN và khu vực, thống nhất các định hướng củng cố và nâng tầm hợp tác, chuẩn bị cho những bước phát triển mạnh mẽ hơn và bứt phá trong tương lai. Theo tôi, các Hội nghị lần này có ba kết quả nổi bật sau:

Thứ nhất, dấu ấn về tầm vóc của ASEAN được khẳng định rõ nét và xuyên suốt. Tầm vóc của ASEAN ngày hôm nay là kết quả của cả một quá trình nỗ lực không mệt mỏi của ASEAN trong suốt hành trình 56 năm qua, trên nền tảng đoàn kết, tin cậy và hợp tác. Trong bối cảnh đầy biến động hiện nay, các giá trị này tiếp tục được phát huy, đưa ASEAN vượt qua khó khăn, thử thách, khẳng định vai trò và uy tín ở khu vực và thế giới.

Tầm vóc của ASEAN còn thể hiện ở việc thành công thu hút sự tham gia của các nước lớn và nhiều đối tác vào hợp tác khu vực, cùng ứng phó thách thức, vì lợi ích chung là hòa bình, ổn định và phát triển. Sự hiện diện của gần 20 đối tác tại các Hội nghị lần này cùng nhiều đề xuất hợp tác và thiết lập, nâng cấp quan hệ (với Nhật Bản, Canada, IORA, PIF) phản ánh cam kết và sự coi trọng của các đối tác dành cho ASEAN.

Thứ hai, các nỗ lực hiện thực hóa ASEAN là tâm điểm của tăng trưởng. Đây không chỉ là khát vọng mà còn là sứ mệnh của ASEAN nhằm bảo đảm tốt hơn, hiệu quả hơn môi trường hợp tác và phát triển cho 680 triệu người dân khu vực.

Để thực hiện mục tiêu này, ASEAN đã có những bước chuyển trong chiến lược hợp tác, cả nội khối và với các đối tác. Đó là chuyển đổi trong nhận thức, chuyển dịch trong tiếp cận và chuyển hướng trong hành động. Các xu thế lớn của thời đại, cùng hệ lụy đa chiều từ các diễn biến phức tạp ở khu vực và thế giới đặt ra yêu cầu cấp thiết cho tất cả các nước, trong đó có ASEAN, phải đổi mới, sáng tạo, chủ động và nhanh chóng thích ứng trước mọi cơ hội và thách thức.

Các thỏa thuận, sáng kiến như Xây dựng Hiệp định khung kinh tế số ASEAN, Chiến lược Trung hòa Các-bon, phát triển hệ sinh thái xe điện, Khung kinh tế biển xanh… là những bước đi chủ động, sáng tạo của cả ASEAN và đối tác nhằm định hình và dẫn dắt xu hướng hợp tác mới ở khu vực.  

Thứ ba, chuẩn bị những hành trang ban đầu cho giai đoạn phát triển tiếp theo của ASEAN. Hội nghị Cấp cao đã xem xét, ghi nhận Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045 xác lập khuôn khổ chiến lược của ASEAN trong 20 năm tới. Với các định hướng trải rộng trên trụ cột chính trị-an ninh, kinh tế và văn hóa-xã hội, Tầm nhìn 2045 mở ra những hy vọng cho sự chuyển mình của ASEAN, hướng đến một ASEAN “tự cường, sáng tạo, năng động và lấy người dân làm trung tâm”.

Phóng viên: Xin Thứ trưởng cho biết đóng góp của đoàn Việt Nam tại các Hội nghị?

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43 và các Hội nghị liên quan. Thủ tướng đã có các bài phát biểu quan trọng tại tất cả các Hội nghị, mang tới ASEAN và các đối tác nhiều thông điệp, định hướng và sáng kiến thiết thực nhằm củng cố tiến trình xây dựng Cộng đồng và tăng cường quan hệ với các đối tác.

Một là, để giữ vững ASEAN tầm vóc và tâm điểm của tăng trưởng, Thủ tướng nhấn mạnh các nước ASEAN cần tháo gỡ các điểm nghẽn và rào cản về chính sách và thể chế, duy trì ổn định chuỗi cung ứng nội khối, và củng cố vai trò của ASEAN là tâm điểm của mạng lưới các Hiệp định Thương mại Tự do thông qua việc rà soát, nâng cấp và đàm phán mới FTA giữa ASEAN với các đối tác.

Thủ tướng nêu rõ, ASEAN cần xác định bảo đảm hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực, là trách nhiệm và nỗ lực tự thân của chính ASEAN. Muốn vậy, các nước ASEAN phải nêu cao tinh thần đoàn kết, độc lập, tự chủ và tự cường bằng cả lời nói và hành động.

Tại Hội nghị, Thủ tướng đã cùng các Lãnh đạo trao đổi sâu rộng về các vấn đề khu vực và quốc tế, tái khẳng định lập trường nguyên tắc của ASEAN. Trong vấn đề Biển Đông, Thủ tướng nhấn mạnh bảo vệ hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông vừa là lợi ích, vừa là trách nhiệm của tất cả các nước, đề nghị thúc đẩy thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố DOC và phấn đấu đạt được Bộ Quy tắc COC thực chất, hiệu quả, phù hợp luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982, kêu gọi các đối tác ủng hộ lập trường của ASEAN, cùng ASEAN bảo đảm môi trường thuận lợi cho đàm phán COC.

Hai là, bám sát tinh thần cốt lõi “lấy người dân làm trung tâm, mục tiêu, động lực” của tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN. Thủ tướng nhấn mạnh định hướng phát triển đồng đều và bền vững, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa, tiểu vùng. Thủ tướng thông báo Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN về phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm, nhằm bổ trợ cho các diễn đàn, cơ chế chính thức của ASEAN, tạo cơ hội trao đổi rộng rãi về các ý tưởng, sáng kiến cho hợp tác khu vực, góp phần xây dựng Cộng đồng ASEAN tự cường và bền vững.

Ba là, nâng tầm hợp tác giữa ASEAN với các đối tác, Thủ tướng đề nghị tập trung đẩy mạnh giao thương, đầu tư, kết nối doanh nghiệp, ổn định chuỗi cung ứng, hỗ trợ tiếp cận thị trường của nhau; mong muốn các đối tác hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho hàng hóa của Việt Nam và các nước ASEAN.

Hướng tới tương lai bền vững, Thủ tướng đề nghị các cơ chế hợp tác của ASEAN mở rộng các lĩnh vực tiềm năng, như chuyển đổi số, kinh tế số, thương mại điện tử, chuyển đổi năng lượng, tài chính xanh, công nghệ xanh… nhằm tạo thêm xung lực cho tăng trưởng bao trùm, hướng tới phát triển bền vững, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân. Thủ tướng cũng đề nghị các đối tác phối hợp thúc đẩy các khuôn khổ hợp tác Mê Công, đóng góp hiệu quả cho phát triển bền vững tiểu vùng Mê Công.

Thủ tướng nhấn mạnh chuyển đổi các cơ cấu kinh tế, hướng tới xây dựng nền kinh tế số, phát triển kinh tế xanh, áp dụng kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ là những định hướng, phù hợp, đúng đắn, huy động nguồn lực bằng hình thức hợp tác công-tư. Theo đó, Thủ tướng đề nghị các nước cần phối hợp chặt chẽ với nhau, phát huy các tư duy mới, phương thức mới và công nghệ mới trong quá trình chuyển đổi sâu sắc này.

Nhân dịp này, Thủ tướng đã có gần 20 cuộc gặp gỡ, tiếp xúc với lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế tham dự hội nghị, góp phần tăng cường quan hệ giữa Việt Nam với các đối tác, đưa hợp tác chính trị-ngoại giao, kinh tế-thương mại-đầu tư, an ninh- quốc phòng, văn hóa- giáo dục, giao lưu nhân dân… ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả, thực chất. Bên cạnh đó, Thủ tướng cùng Lãnh đạo các nước và các tổ chức quốc tế cũng nhất trí đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực mới như chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng, phát triển kinh tế xanh và bền vững.

Các đối tác đều đánh giá cao kết quả phát triển kinh tế - xã hội, điều hành của Chính phủ Việt Nam trong thời gian qua. Các đối tác cũng đánh giá ngày càng cao vai trò năng động và những đóng góp tích cực của Việt Nam tại ASEAN và khu vực.

Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn Thứ trưởng./.

Cùng chuyên mục
Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ Việt Nam – Nhật Bản lên Đối tác Chiến lược Toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới
Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ Việt Nam – Nhật Bản lên Đối tác Chiến lược Toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới

Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam – Nhật Bản nhân dịp Chủ tịch nước Võ Văn...

Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản phát triển mạnh mẽ, toàn diện và thực chất trên tất cả các lĩnh vực
Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản phát triển mạnh mẽ, toàn diện và thực chất trên tất cả các lĩnh vực

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản, ngày 27/11/2023, tại Phủ Thủ tướng Nhật Bản, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu...

Việt Nam là đối tác quan trọng trong việc triển khai chính sách đối ngoại của Đan Mạch tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương
Việt Nam là đối tác quan trọng trong việc triển khai chính sách đối ngoại của Đan Mạch tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương

Nhận lời mời của Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen, ngày 21/11/2023, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và Đoàn đại biểu cấp...

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao nhất cho mối quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào
Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao nhất cho mối quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào

Chiều 22/11/2023, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Lào...

Quan hệ Việt Nam – Lào tiến triển vững chắc, hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực
Quan hệ Việt Nam – Lào tiến triển vững chắc, hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực

Thực hiện Thỏa thuận hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao, nhận lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Phó Thủ tướng,...

Đối thoại Chính sách Quốc phòng Việt Nam-Philippines lần thứ 5
Đối thoại Chính sách Quốc phòng Việt Nam-Philippines lần thứ 5

Chiều 22/11, tại Hà Nội, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc...

Củng cố và phát triển quan hệ truyền thống hữu nghị Việt Nam-Azerbaijan
Củng cố và phát triển quan hệ truyền thống hữu nghị Việt Nam-Azerbaijan

Chiều 20/11, tại trụ sở Ban Đối ngoại Trung ương, đồng chí Lê Hoài Trung, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung...

Quan hệ song phương Việt Nam-Romania phát triển tốt đẹp trên nhiều mặt
Quan hệ song phương Việt Nam-Romania phát triển tốt đẹp trên nhiều mặt

Chiều 20/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Doanh nghiệp và Du lịch Romania...

Phát huy hiệu quả hơn nữa các cơ chế hợp tác giữa Việt Nam và Australia
Phát huy hiệu quả hơn nữa các cơ chế hợp tác giữa Việt Nam và Australia

Sáng ngày 17/11/2023, tại thành phố San Francisco, Hoa Kỳ, nhân dịp tham dự Hội nghi Cấp cao APEC lần thứ 30, Chủ tịch nước...

Việt Nam kêu gọi thượng tôn pháp luật, giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại
Việt Nam kêu gọi thượng tôn pháp luật, giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại

Ngày 16/11, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương đã đề nghị các nước tiếp...

Việt Nam và Brunei còn nhiều tiềm năng và dư địa để đưa quan hệ hợp tác đi vào chiều sâu
Việt Nam và Brunei còn nhiều tiềm năng và dư địa để đưa quan hệ hợp tác đi vào chiều sâu

Chiều ngày 16/11/2023, tại thành phố San Francisco, Hoa Kỳ, nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 30, Chủ tịch nước...

Tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Malaysia
Tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Malaysia

Ngày 16/11, tại thành phố San Francisco, Hoa Kỳ, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã tiếp Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim nhân dịp tham...

APEC 2023: Việt Nam luôn luôn mong muốn hòa bình, hợp tác và phát triển
APEC 2023: Việt Nam luôn luôn mong muốn hòa bình, hợp tác và phát triển

Sáng 15/11 giờ địa phương, phát biểu tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Hoa Kỳ (CFR), Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã chia...

Việt Nam đề cao giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình
Việt Nam đề cao giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình

Ngày 15/11/2023, Bộ Ngoại giao phối hợp cùng Tòa trọng tài thường trực (PCA) và Hội Luật quốc tế Việt Nam đồng tổ chức Hội...

Việt Nam là đối tác quan trọng của EU trong ASEAN và châu Á-Thái Bình Dương
Việt Nam là đối tác quan trọng của EU trong ASEAN và châu Á-Thái Bình Dương

Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Vương quốc Bỉ và Nghị viện châu Âu (EP), tối 15/11 (theo giờ địa phương), tại...

Tin đọc nhiều
Lãnh hải là vùng biển được quy định như thế nào theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982?
Thông tin liên quan Biển Đông từ ngày 01/11- 08/11/2023
Hội đàm Ban Công tác đặc biệt 2 tỉnh Quảng Trị - Savannakhet
Hà Lan luôn tuân thủ và ủng hộ luật pháp quốc tế
Khởi công cảng cạn Tân Cảng Mộc Bài gần biên giới Việt Nam-Campuchia
Tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy hợp tác giữa các địa phương Việt-Lào
Tiếp tục thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và Liên bang Nga trong các lĩnh vực truyền thống
Đưa quan hệ Việt Nam – Mông Cổ phát triển lên tầm cao mới
Tàu hải quân Hoàng gia Australia thăm hữu nghị Việt Nam
Những đường biên giới độc đáo nhất thế giới
Tuân thủ luật pháp quốc tế 'là trách nhiệm của tất cả các quốc gia'
Việt Nam là đối tác quan trọng của EU trong ASEAN và châu Á-Thái Bình Dương
Hiệu quả từ mô hình “Nông dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới”
Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam - Ấn Độ ngày càng phát triển mạnh mẽ
Những huyện nào là huyện biên giới của tỉnh Sơn La?
Chấm dứt khai thác hải sản bất hợp pháp để bảo đảm sinh kế bền vững
Kiên quyết không để tàu cá Việt Nam khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài
Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 có hiệu lực từ ngày nào?
Lít-va mong muốn thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quan hệ hợp tác với Việt Nam
Đắk Lắk và Mondulkiri tăng cường phối hợp bảo đảm an ninh trật tự khu vực biên giới
Đường biên giới Việt Nam – Lào khởi đầu và kết thúc ở vị trí nào?
5 bức tường biên giới nổi tiếng
Hội nghị Tuyên truyền Công tác Biên giới trên Đất liền Việt Nam-Campuchia
Tiến tới đưa quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam - Thái Lan lên tầm cao mới
Việt Nam và Hà Lan quyết tâm cùng hợp tác, phát triển tự cường và bền vững
Cọc dấu trên đường biên giới Việt Nam – Lào được thể hiện như thế nào?
Đối thoại Chính sách Quốc phòng Việt Nam-Philippines lần thứ 5
Tuyến biên giới Việt Nam – Lào có bao nhiêu cặp cửa khẩu?
Phối hợp tìm kiếm hài cốt liệt sỹ Việt Nam hy sinh tại Campuchia
Bản đồ biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các quốc gia láng giềng gồm những bản đồ nào?