11/09/2024 17:15
Nỗ lực xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác, cùng phát triển có ý nghĩa quan trọng trong việc vun đắp quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào.
Những thuận lợi rất quan trọng
Việt Nam - Lào là hai nước láng giềng núi sông liền một dải, uống chung dòng nước sông Mekong, có lịch sử, văn hóa gắn bó chặt chẽ với nhau từ lâu đời.
“Núi sông liền một dải” được thể hiện một cách sinh động trên thực tiễn. Biên giới Việt Nam - Lào dài khoảng 2.300km, tiếp giáp với 10 tỉnh của Việt Nam là: Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tỉnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Kon Tum và tiếp giáp với 10 tỉnh của Lào là Phong Sa Lỳ, Luông Pha Băng, Hủa Phăn, Bo Ly Khăm Xay, Khăm Muộn, Sa Vắn Nạ Kiệt, Sả Lạ Văn, Xiêng Khoảng, Sê Kông và Ắt Tạ Pư. Tuyến biên giới Việt Nam - Lào là đường biên giới trên bộ dài nhất của Việt Nam với một nước láng giềng.
Do vậy, ngay sau khi Việt Nam thống nhất và Cách mạng Lào giành thắng lợi trong cả nước, mặc dù kinh tế còn khó khăn cùng với công việc bề bộn của hai nước nhằm xây dựng đất nước sau chiến tranh, nhưng công tác biên giới lãnh thổ đã được Đảng, Nhà nước và Chính phủ hai nước đặc biệt quan tâm. Ngày 18/7/1977, hai nước đã ký “Hiệp ước hoạch định đường biên giới quốc gia giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHDCND Lào”, tạo cơ sở chính trị và pháp lý cho công tác phân giới cắm mốc giữa hai nước.
Kể từ đó đến nay, hai bên đã ký tiếp hai Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới, ba Nghị định thư về đường biên giới trên thực địa và cắm mốc toàn bộ đường biên giới chung giữa hai nước; ký các Hiệp định về quy chế biên giới giữa CHDCND Lào và CHXHCN Việt Nam, cùng nhiều văn bản bổ sung liên quan. Trong giai đoạn 1978-1987, hai nước đã phối hợp tiến hành công tác cắm mốc nhưng gặp phải một số khó khăn và hạn chế, đến năm 2008 mới tiếp tục triển khai dự án cắm mốc và tôn tạo hệ thống cột mốc biên giới quốc gia.
Trải qua nhiều năm, vượt qua các khó khăn về vật chất, nhân lực, hai nước Việt Nam-Lào đã hoàn thành cắm mốc biên giới ở 1.002 điểm, xây dựng 905 cột mốc và hoàn tất việc lập bản đồ biên giới Việt Nam-Lào tỷ lệ 1/50.000, bình quân cứ mỗi 2.6km biên giới hai nước sẽ có một điểm mốc. Việc hoàn tất các hoạt động phân định biên giới nói trên đã tạo tiền đề cho hai bên đạt được những thỏa thuận chung mới, đồng thời có ý nghĩa quan trọng về chính trị, phát triển kinh tế khu vực biên giới chung, hợp tác văn hóa, du lịch giữa nhân dân Lào và Việt Nam.
Trong một dịp trả lời phỏng vấn báo chí, Thứ trưởng Thường trực Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ đã khẳng định rằng công tác quản lý biên giới thời gian vừa qua là một trong những điểm sáng trong hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Lào.
“Chúng ta có những thuận lợi rất quan trọng là hoạch định xong đường biên giới, làm dày và tôn tạo đường biên giới giữa hai bên. Thời gian tới, hai bên phải làm tốt hơn công tác nâng cao nhận thức và tuyên truyền về ý nghĩa, tầm quan trọng trong công tác quản lý biên giới, góp phần tạo nền tảng, tiền đề cho phát triển kinh tế xã hội cũng như bảo đảm an ninh quốc phòng, công tác tuyên truyền phải tiếp tục được làm và làm nhiều hơn, bài bản hơn”, Thứ trưởng Thường trực Nguyễn Minh Vũ nhấn mạnh.
Giao thương phát triển
Thứ trưởng Thường trực Nguyễn Minh Vũ cho rằng bên cạnh việc duy trì đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác, hai nước cũng cần nỗ lực để thúc đẩy đường biên giới phát triển, tạo thêm các xung lực, dư địa để phát triển mới, thông qua các hoạt động trao đổi thương mại, hàng hóa, sản xuất giữa hai bên biên giới, đặc biệt là tập trung vào tiếp tục nâng cấp các cửa khẩu biên giới và đầu tư một cách bài bản…
Ngoài ra, hai nước cũng cần nâng cao hơn nữa cơ sở hạ tầng biên giới, đặc biệt là hạ tầng, cửa khẩu, để từ đó tạo thuận lợi cho hoạt động sản suất kinh doanh, trao đổi hàng hóa giữa cư dân hai bên, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và củng cố tình hữu nghị, đoàn kết; an ninh, quốc phòng ở hai nước.
Kể từ khi hai nước ký kết hiệp định hợp tác giao thương biên giới năm 2015, hai nước đã đạt được các thành tựu tích cực trên nhiều mặt, từ việc khuyến khích thương và đầu tư đôi bên đến thu hút các doanh nghiệp đầu tư trên nhiều lĩnh vực, góp phần quảng bá sản phẩm, thế mạnh phát triển xuất khẩu và cung cấp hàng hóa, dịch vụ giữa các địa phương hai nước.
Thời gian qua, giao thương giữa Việt Nam-Lào không ngừng tăng trưởng, thể hiện qua sự gia tăng mạnh mẽ của lượng hàng hóa xuất nhập khẩu qua cửa khẩu hai nước. Hệ thống cửa khẩu dọc biên giới Việt Nam-Lào dài hơn 2.000km, bao gồm 8 cặp cửa khẩu quốc tế, 7 cửa khẩu chính và 18 cửa khẩu phụ, đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động thương mại và dịch vụ. Trong đó có thể kể đến một số cửa khẩu và khu kinh tế cửa khẩu nổi bật như Lao Bảo, Cầu Treo và Bờ Y.
Điển hình, trải qua 25 năm, Khu Kinh tế - Thương mại đặc biệt Lao Bảo Bảo thu hút trên 880 tỷ đồng từ ngân sách đầu tư vào hệ thống kết cấu hạ tầng với 50 công trình; đồng thời thu hút gần 3.700 tỷ đồng của doanh nghiệp đầu tư vào các dự án sản xuất, kinh doanh với gần 60 dự án. Ngoài ra Khu Kinh tế - Thương mại đặc biệt Lao Bảo và Khu thương mại biên giới Densavan đã góp phần làm thay đổi diện mạo khu vực biên giới hai nước Việt Nam-Lào nói chung, sự phát triển ở vùng biên giới hai tỉnh Quảng Trị và Savannakhet nói riêng.
Theo dữ liệu từ Tổng cục Hải quan, năm 2022, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Lào đã đạt mức ấn tượng là 1,65 tỷ USD, tăng 24,1% so với năm trước. Đến hết tháng 11 năm 2023, con số này tiếp tục đạt 1,5 tỷ USD, với xuất khẩu từ Việt Nam sang Lào là 485 triệu USD và nhập khẩu từ Lào lên tới 977 triệu USD.
Có thể thấy giao thương qua các cửa khẩu Việt Nam-Lào đang chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của cả hai nước. Với hệ thống cửa khẩu ngày càng được hoàn thiện và tiềm năng hợp tác to lớn, giao thương Việt Nam-Lào hứa hẹn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
Thắm tình hữu nghị
Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam-Lào lần thứ nhất đã được tổ chức thành công vào tháng 12/2021. Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam-Lào lần thứ 2 dự kiến sẽ được tổ chức vào cuối tháng 10 tới đây tại khu vực huyện Mộc Châu (tỉnh Sơn La) và huyện Sop Bao (tỉnh Houaphanh).
Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam-Lào lần thứ nhất tại huyện Sepon (tỉnh Savannakhet, Lào) và huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) tháng 12/2021. (Ảnh: VGP)
Mô hình Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam-Lào được tổ chức xuất phát từ quan điểm chỉ đạo của hai Đảng, hai Nhà nước về xây dựng đường biên giới Việt Nam-Lào hòa bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác cùng phát triển.
Qua tháng năm, dọc dài đường biên Việt-Lào đã có bao câu chuyện về con người, cuộc sống cảm động. Do mối thâm tình giữa hai nước, có rất nhiều người Việt Nam và người Lào đã vượt khoảng cách địa lý, biên giới lãnh thổ mà nên vợ, nên chồng. Họ sinh con đẻ cái, cùng nhau lập nghiệp nơi biên viễn. Và khi dòng máu hồng của hai dân tộc Việt Nam-Lào hòa quyện vào nhau thì tình cảm của những cư dân nơi biên giới hai nước cũng vì thế mà càng thêm thiêng liêng, thủy chung.
Thêm nữa là vô số những câu chuyện về nỗ lực không mệt mỏi của những người lính quân hàm xanh trong công cuộc xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác, cùng phát triển chính là cách tô thắm tình hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào. Những hoạt động giao lưu đoàn kết là cơ sở vững chắc để nhân dân hai bên biên giới vun đắp thêm tình đoàn kết, hữu nghị Việt-Lào anh em, cùng nhau xây dựng khu vực biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác, cùng phát triển./.
Thiếu nhi Việt-Lào cùng vui hội trăng rằm năm 2023 do Đồn Biên phòng Hướng Lập và Đại đội Biên phòng 321 tổ chức. (Ảnh: Biên Phòng)
Ngày 3/10, Ban Chuyên trách tỉnh Kon Tum do đồng chí Y Ngọc, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh,...
04/10/2024 15:25
Giao lưu sĩ quan trẻ lực lượng bảo vệ biên giới Việt Nam-Lào
03/10/2024 14:39
Hải quân Việt Nam - Hải quân Philippines tổ chức thành công Phiên tham vấn song phương lần thứ 10
03/10/2024 14:37
Hội đàm giữa tỉnh Kon Tum và tỉnh Sekong, Champasak (Lào)
03/10/2024 14:35
Phát triển kinh tế biển và những kết quả nổi bật hiện nay
03/10/2024 14:33
Quảng Ninh tiếp tục đưa kinh tế biển trở thành động lực tăng trưởng
03/10/2024 14:31
Ngày 30/9, đoàn công tác Bộ Quốc phòng Việt Nam do Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc...
01/10/2024 11:27
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 169/NQ-CP ngày 30/9/2024 Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 79-KL/TW ngày...
01/10/2024 11:26
Chiều 27/9, tại thành phố Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), Đoàn công tác Sở Chỉ huy chiến thuật tiền phương Campuchia do Phó Đô đốc...
01/10/2024 11:25
Quyết tâm không để phát sinh thêm trường hợp khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU), huyện...
01/10/2024 11:24
Sáng 28/9, vượt qua hơn 10.000 học sinh ở vòng 1 thi trực tuyến, 100 em học sinh xuất sắc nhất đã tham gia đua...
01/10/2024 11:22
Sáng 27/9, Tàu 265, Lữ đoàn 175, (Vùng 5 Hải quân nhân dân Việt Nam) đã cập quân cảng Vùng 5 (Kiên Giang), kết thúc...
27/09/2024 16:46
Những nỗ lực chống khai thác IUU của các tỉnh phía Nam: Bà Rịa Vũng Tàu - Bình Thuận, Ninh Thuận thời gian qua đã...
27/09/2024 16:45
Ngày 26/9, tại TP. Đà Nẵng diễn ra Kỳ họp lần thứ XXIII giữa Ủy ban Chuyên trách Chính phủ Việt Nam và Ủy ban...
26/09/2024 16:39
Ngày 26/9, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị đánh giá công tác quản lý nhà nước tài nguyên,...
26/09/2024 16:38