Khẳng định vị thế Việt Nam trên bản đồ pháp lý quốc tế

26/01/2022 10:22

Từng bước tham gia đóng góp xây dựng luật chơi, tham gia pháp điển và phát triển luật pháp quốc tế, Việt Nam đã và đang bảo vệ lợi ích quốc gia từ sớm, từ xa, đồng thời khẳng định uy tín, vị thế của mình trong lĩnh vực pháp lý.

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đã khẳng định đối ngoại phải “Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi”. Đây cũng là kim chỉ nam trong công tác đối ngoại được Bộ Ngoại giao triển khai cụ thể, quyết liệt.

 

Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu.

Theo Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu, Việt Nam luôn coi trọng và thúc đẩy vận dụng luật pháp quốc tế (LPQT) nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc. Hiến pháp năm 2013 khẳng định Việt Nam là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Từ chỗ chủ yếu tiếp thu, tham gia các tổ chức quốc tế, các điều ước quốc tế đã hình thành trước đây, vận dụng LPQT để đấu tranh bảo vệ lợi ích quốc gia chống lại các quan điểm sai trái, thù địch, Việt Nam chuyển sang từng bước tham gia đóng góp xây dựng luật chơi, tham gia pháp điển và phát triển LPQT nhằm bảo vệ tốt nhất lợi ích quốc gia đồng thời đóng góp thúc đẩy hòa bình, an ninh và hợp tác quốc tế vì phát triển bền vững.

Những bước đi cụ thể

Trong những năm gần đây, thực hiện đường lối, chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước về triển khai đồng bộ, sáng tạo, hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương, mở rộng và làm sâu sắc quan hệ với các đối tác trên thế giới, Việt Nam không ngừng tăng cường sự tham gia tại các diễn đàn pháp lý đa phương, như Ủy ban các vấn đề pháp lý (Ủy ban VI) của Đại hội đồng Liên hợp quốc và Tổ chức Tham vấn pháp lý Á - Phi (AALCO).

Đáng chú ý, Việt Nam thắng cử trong những kỳ bầu cử với tính cạnh tranh cao, giành được quyền hiện diện tại các cơ chế pháp lý quốc tế quan trọng như Ủy ban Luật Thương mại quốc tế (UNCITRAL) và Ủy ban LPQT Liên hợp quốc (ILC).

Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu đánh giá những diễn đàn pháp lý này không những đóng vai trò nghiên cứu, pháp điển hóa luật pháp quốc tế, mà còn là nơi xem xét, nghiên cứu các vấn đề pháp lý mới phát sinh, có liên hệ chặt chẽ với lợi ích các quốc gia, như các vấn đề biển và đại dương, biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, an ninh mạng, giải quyết tranh chấp trong đầu tư…

Tại các diễn đàn này, Việt Nam kịp thời đưa ra các quan điểm phù hợp với lợi ích, chủ trương của mình, bảo vệ lợi ích quốc gia từ sớm, từ xa, đồng thời thể hiện tinh thần trách nhiệm, tích cực vì lợi ích chung của cộng đồng quốc tế. Đặc biệt, việc Việt Nam thúc đẩy các chủ đề pháp lý thực tiễn, sát sao với lợi ích của các nước đang phát triển như môi trường, dịch bệnh, biến đổi khí hậu… được các nước ủng hộ, đánh giá cao và ngày càng tín nhiệm.

Đồng thời, đội ngũ cán bộ pháp lý của Việt Nam nói riêng và cán bộ đối ngoại nói chung cũng được tạo cơ hội để từng bước trưởng thành, vươn tới trình độ tiệm cận với khu vực và thế giới cả về chuyên môn và kỹ năng.

Thứ trưởng Ngoại giao điểm lại việc Việt Nam bổ nhiệm trọng tài viên tại Tòa Trọng tài thường trực từ năm 2012-2024 từ các cơ quan trong nước; có chuyên viên làm việc tại các cơ quan pháp lý quốc tế, trong đó có Ban Thư ký ASEAN, Tòa Luật Biển quốc tế (ITLOS), Tòa Trọng tài thường trực (PCA)…; và hai nhiệm kỳ liên tiếp có đại diện tại ILC.

Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu nhấn mạnh: “Đây là minh chứng rõ ràng cho sự ủng hộ và tín nhiệm của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam, khẳng định vị thế và uy tín ngày càng cao của đất nước trên trường quốc tế”.

Uy tín và vị thế trong lĩnh vực pháp lý

Vừa qua, có nhiều tin vui liên quan đến LPQT đối với Việt Nam. Đó là Đại sứ Nguyễn Hồng Thao tái đắc cử vị trí thành viên ILC nhiệm kỳ 2023-2027 và PCA thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam.

Nhấn mạnh việc Đại sứ Nguyễn Hồng Thao tái đắc cử nhiệm kỳ lần hai với số phiếu cao, trong một kỳ bầu cử vô cùng cạnh tranh, Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu nhận định điều này phản ánh sự tín nhiệm và đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với năng lực, phẩm chất của ứng viên Việt Nam nói riêng và uy tín, vị thế của Việt Nam nói chung trong lĩnh vực pháp lý, cũng như kỳ vọng Việt Nam sẽ đóng góp có chất lượng hơn nữa vào công cuộc pháp điển hóa và phát triển tiến bộ LPQT.

Với sự kiện PCA mở Văn phòng đại diện tại Hà Nội, văn phòng thứ tư của PCA ngoài trụ sở chính tại The Hague (Hà Lan), Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu nêu bật bốn ý nghĩa lớn.

Một là, khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước về hội nhập toàn diện, sâu rộng, trong đó có hội nhập về pháp lý.

Hai là, phản ánh thông điệp nhất quán của Việt Nam về ủng hộ nguyên tắc giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế, đề cao LPQT.

Ba là, tạo điều kiện cho việc tiếp cận các dịch vụ pháp lý quốc tế của PCA trong khu vực và trên thế giới, thể hiện sự ghi nhận và tin tưởng của cộng đồng quốc tế đối với những đóng góp của Việt Nam trong lĩnh vực LPQT, minh chứng cho vị thế của Việt Nam trên bản đồ pháp lý quốc tế.

Bốn là, mở ra cơ hội đào tạo, nâng cao năng lực, kỹ năng nghề nghiệp cho cán bộ pháp lý Việt Nam, tạo điều kiện tăng cường hiệu quả bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở tôn trọng LPQT.

Chủ động tham gia định hình luật chơi

Thời gian tới, để nâng cao tiếng nói của Việt Nam trong lĩnh vực luật pháp quốc tế, Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu chỉ ra những ưu tiên của Bộ Ngoại giao trong triển khai một số nhiệm vụ.

Thứ nhất, tiếp tục phối hợp các bộ, ban, ngành nghiên cứu, xây dựng chủ trương và quan điểm đối với các vấn đề pháp lý quan trọng, mới nảy sinh, liên quan sát sườn tới lợi ích của Việt Nam và các nước đang phát triển, như vấn đề chủ quyền quốc gia trên không gian mạng, vấn đề tội phạm mạng.

Thứ hai, tăng cường, đẩy mạnh hơn nữa sự hiện diện tại các diễn đàn pháp lý quốc tế, tham gia sâu và đóng góp thực chất hơn vào việc nghiên cứu và xây dựng các dự thảo báo cáo, dự thảo Công ước là nền tảng cho luật quốc tế trong tương lai.

Thứ ba, tiếp tục đào tạo, phát triển đội ngũ cán bộ pháp lý quốc tế về chất và lượng với định hướng lâu dài; tạo điều kiện để cán bộ pháp lý của Việt Nam cọ xát, làm việc trực tiếp tại các cơ quan nghiên cứu, các cơ chế xét xử nhằm trau dồi, tích lũy kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm thực tiễn, tạo kết nối và xây dựng mạng lưới chuyên gia pháp lý quốc tế trong và ngoài nước.

Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu nhấn mạnh: “Như vậy, đội ngũ cán bộ pháp lý quốc tế mới có thể góp phần thúc đẩy bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của Việt Nam và tăng cường vai trò, tiếng nói của các nước đang phát triển, tiếp tục khẳng định rõ Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, xứng đáng với niềm tin của đất nước và sự tín nhiệm của quốc tế”./.

Cùng chuyên mục
Việt Nam kiên quyết phản đối hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa
Việt Nam kiên quyết phản đối hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa

Ngày 31/3/2022, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước việc Đài Loan thông báo tiến hành tập trận...

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Bí thư Khu ủy Quảng Tây, Trung Quốc
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Bí thư Khu ủy Quảng Tây, Trung Quốc

Ngày 30/3/2023, tại Nhà khách Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp đồng chí Lưu Ninh, Bí thư Đảng ủy Khu...

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm cấp cao với Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm cấp cao với Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden

Tối 29/3, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã điện đàm cấp cao với Tổng thống Hoa Kỳ Joe...

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Bí thư Tỉnh ủy Vân Nam, Trung Quốc Vương Ninh
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Bí thư Tỉnh ủy Vân Nam, Trung Quốc Vương Ninh

Ngày 28/3 tại Nhà khách Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp đồng chí Vương Ninh, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh...

Việt Nam – Trung Quốc nhất trí tăng cường trao đổi cấp cao, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hợp tác cùng có lợi
Việt Nam – Trung Quốc nhất trí tăng cường trao đổi cấp cao, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hợp tác cùng có lợi

Ngày 28/3/2023, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã điện đàm với Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc...

Việt Nam theo dõi sát tàu Hải dương Địa chất 4 của Trung Quốc ở Biển Đông
Việt Nam theo dõi sát tàu Hải dương Địa chất 4 của Trung Quốc ở Biển Đông

Ngày 24/3/2023, trả lời câu hỏi của phóng viên, đề nghị khẳng định thông tin và cho biết phản ứng trước việc tàu Hải Dương...

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Trung Quốc mở rộng nhập khẩu hàng hóa Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội đề nghị Trung Quốc mở rộng nhập khẩu hàng hóa Việt Nam

Chiều 27/3/2023, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã hội đàm trực tuyến với Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại...

Tăng cường khuôn khổ pháp lý toàn cầu và khu vực về quản lý, sử dụng nguồn nước xuyên biên giới
Tăng cường khuôn khổ pháp lý toàn cầu và khu vực về quản lý, sử dụng nguồn nước xuyên biên giới

Ngày 23/3, tiếp tục chương trình tham dự Hội nghị Liên hợp quốc (LHQ) rà soát toàn diện giữa kỳ việc thực hiện các mục...

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm, làm việc với Lữ đoàn 681, Vùng 2 Hải quân
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm, làm việc với Lữ đoàn 681, Vùng 2 Hải quân

Chiều 25/3, tại tỉnh Bình Thuận, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tới thăm, làm việc với Lữ đoàn...

Đối thoại Biển lần thứ 10: “Năng lượng tái tạo ngoài khơi: Cơ hội và thách thức đối với chuyển đổi xanh”
Đối thoại Biển lần thứ 10: “Năng lượng tái tạo ngoài khơi: Cơ hội và thách thức đối với chuyển đổi xanh”

Ngày 23/3/2023, tại Nha Trang, Khánh Hòa, Đối thoại Biển lần thứ 10 với chủ đề “Năng lượng tái tạo ngoài khơi: Cơ hội và...

 Việt Nam và Australia hợp tác tăng cường đào tạo về Luật Biển
Việt Nam và Australia hợp tác tăng cường đào tạo về Luật Biển

Trong khuôn khổ hợp tác giữa Ủy ban Biên giới quốc gia – Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Australia tại Việt Nam, từ...

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn thăm và làm việc với Bộ Tư lệnh Hải quân
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn thăm và làm việc với Bộ Tư lệnh Hải quân

Ngày 23/3, đồng chí Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Ngoại giao đã thăm và làm việc với Bộ Tư lệnh...

Hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới là mục tiêu chung của mọi quốc gia
Hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới là mục tiêu chung của mọi quốc gia

Ngày 23/03/2023, tại Họp báo Thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của...

Thúc đẩy hợp tác quốc phòng Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia
Thúc đẩy hợp tác quốc phòng Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia

Sáng 20/3, tại trụ sở Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ...

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn

Nhận lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak...

Tin đọc nhiều
Hội nghị hợp tác An ninh Việt Nam - Lào lần thứ XIII
Thông tin liên quan Biển Đông từ ngày 28/2 – 6/3/2023
Sóc Trăng khắc phục tồn tại, sớm gỡ cảnh báo 'Thẻ vàng' IUU
Quảng Nam: Đẩy mạnh xã hội hóa truyền thông về biển và đại dương
Thúc đẩy hợp tác quốc phòng Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia
Việt Nam-Singapore tăng cường tin cậy chính trị, hợp tác kinh tế
Việt Nam sẵn sàng phối hợp với Nhật Bản trong các vấn đề khu vực và thế giới
Phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển phải tích hợp đa giá trị
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang làm việc với Bộ Ngoại giao
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Bí thư Khu ủy Quảng Tây, Trung Quốc
Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ: Liên kết, đột phá từ kinh tế biển
Việt Nam đồng chủ trì cuộc họp Uỷ ban hợp tác ASEAN-Hàn Quốc lần thứ 10
Việt Nam nỗ lực gỡ thẻ vàng thủy sản
Bình Thuận: Tăng cường phối hợp trong chống khai thác IUU
Những ngọn đèn chủ quyền ở Trường Sa
Nỗ lực tháo gỡ thẻ vàng IUU
Không ngừng vun đắp cho tình hữu nghị láng giềng tốt đẹp giữa Việt Nam và Campuchia
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Đoàn Hội đồng kinh doanh EU – ASEAN và EuroCham
Thúc đẩy hợp tác Lục quân Việt Nam - Nhật Bản
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn thăm và làm việc với Bộ Tư lệnh Hải quân
Đề nghị Trung Quốc đẩy nhanh mở cửa thị trường cho nông sản của Việt Nam
Việt Nam theo dõi sát tàu Hải dương Địa chất 4 của Trung Quốc ở Biển Đông
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn
Chuyện về những người giữ đảo tiền tiêu
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho ngư dân về chống khai thác hải sản bất hợp pháp
Hợp nhất cửa khẩu quốc tế đường bộ và đường sông Vĩnh Xương
Khi “phên dậu biên cương” được “xây” bằng sức mạnh lòng dân
Làng biển Hoàng Sa ra quân đánh bắt đầu năm
Xử lý mạnh tay tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài
Chủ tịch nước dự Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược bảo vệ Tổ quốc