Kinh nghiệm hợp tác biên giới Canada – Mỹ

11/10/2024 16:03

Tại Hội thảo quốc tế “Hợp tác vì biên giới, biển, đảo hòa bình và phát triển”, ông Adib Abbasi, cán bộ liên lạc của Cơ quan Biên giới Canada, phụ trách khu vực châu Á – Thái Bình Dương (trụ sở tại Bangkok, Thái Lan) đã chia sẻ những đặc thù của đường biên giới của Canada và những cơ chế hợp tác biên giới hiệu quả để quản lý đường biên giới dài nhất thế giới với Mỹ.

Ông Adib Abbasi, cán bộ liên lạc của Cơ quan Biên giới Canada, phụ trách khu vực châu Á – Thái Bình Dương. (Ảnh: Tuấn Anh)

Hội thảo quốc tế “Hợp tác vì biên giới, biển, đảo hòa bình và phát triển” do Bộ Ngoại giao phối hợp với Phái đoàn Wallonie-Bruxelles tại Việt Nam tổ chức ngày 8/10 tại Hà Nội, quy tụ khoảng 200 đại biểu là các học giả trong nước và quốc tế, đại diện các bộ, ngành địa phương biên giới và ven biển. Việc tổ chức Hội thảo xuất phát từ ý nghĩa của công tác biên giới, lãnh thổ và yêu cầu thực tế khách quan của việc quản lý và hợp tác vì biên giới, biển, đảo hòa bình và phát triển.

Những đặc điểm nổi bật của đường biên giới đất liền của Canada

Canada chỉ có đường biên giới đất liền duy nhất với Mỹ. Biên giới Canada-Mỹ dài 8.891km, trải dài qua các đồng cỏ, lãnh nguyên, núi và Ngũ Đại Hồ (Great Lakes), là đường biên giới dài nhất thế giới, an toàn và được bảo vệ 24/7, 365 ngày/năm. Mỗi ngày có khoảng 400.000 người và lưu lượng hàng hóa, dịch vụ trị giá 2,6 tỷ USD qua biên giới.

Đường biên giới giữa Canada và Mỹ có nhiều điểm đặc biệt, vì vậy, được quản lý bởi nhiều bên, yêu cầu hợp tác giữa hai nước cũng rất lớn. Có khoảng 6.500 sỹ quan biên phòng làm công tác liên quan đến đường biên giới này.

Xuyên suốt đường biên giới giữa hai nước có hơn 100 cửa khẩu, 8 sân bay của Canada có giấy phép trước của Mỹ. Cây cầu Ambassador nối giữa Canada và Mỹ được coi là tuyến đường kinh tế quan trọng nhất ở Tây bán cầu. Hàng ngày có đến 10.000 phương tiện di chuyển qua cầu Ambassador nối giữa Detroit (Mỹ) và thành phố Windsor, Ontario (Canada), giao thương hàng hóa sôi động… đó là những minh chứng cho hợp tác hiệu quả biên giới giữa hai quốc gia.

Các phương thức hợp tác hiệu quả trong công tác quản lý biên giới giữa Canada và Mỹ

Chúng tôi có khoảng 80 các cơ chế quản lý biên giới chung được ký kết trong nhiều năm qua, được cụ thể hóa trong các văn bản hợp tác biên giới. Nổi bật trong số đó có thể kể tới Kế hoạch hành động năm 2020 với mục tiêu là thúc đẩy kinh tế, chống tội phạm xuyên biên giới, giúp đỡ các lực lượng hoạt động chung trong các dự án; Chương trình du lịch uy tín; Thỏa thuận thông quan trước; các đội liên hợp thực thi pháp luật trên biên giới (IBET); chuẩn bị và ứng phó với tình trạng khẩn cấp xuyên biên giới; sáng kiến nhằm mục tiêu chung.

Nhiều chương trình cho phép người dân hai bên tự do di chuyển nhưng phải được cấp phép với nhiều khâu chặt chẽ. Hai nước cũng thúc đẩy những chương trình trao đổi để xe trung chuyển hàng hóa có thể tối ưu những thủ tục cho các bên chuyển hàng. Đội hành pháp hoạt động chung ở cả hai bên biên giới, ngăn chặn các mối nguy cấp một cách nhanh chóng, giúp hai bên hợp tác thuận lợi. Đội ứng phó tình trạng khẩn cấp xuyên biên giới luôn nêu cao tinh thần cảnh giác nếu như phải đóng biên giới khẩn cấp. Năm 2023 đã có một tai nạn nổ xe hơi ở khu vực biên giới, chúng tôi đã phải đóng biên giới để đảm bảo an toàn cho người dân. Rõ ràng ở sự việc này cần sự hợp tác chung của hai bên. Hai nước cũng thúc đẩy các sáng kiến chung để giải quyết các vấn đề phát sinh.

Mặc dù biên giới Canada-Mỹ có những cơ chế hợp tác hiệu quả song vẫn tồn tại không ít thách thức. Trong đó phải kể đến trở ngại địa lý khi khu vực biên giới phần lớn là đồng cỏ, thảo nguyên, phải đặt nhiều camera và máy bay không người lái; vấn đề tội phạm và buôn lậu, nhập cảnh trái phép xuyên biên giới; có những khu vực chưa được cắm mốc, nhập nhằng và ko được phân định rõ; cân bằng giữa an ninh và thương mại… Hiện nay, hai nước đang phối hợp chặt chẽ để giải quyết các vấn đề.

Mấu chốt để hợp tác thành công trong các vấn đề trên cả biên giới đất liền và trên biển

Tôi cho rằng biên giới trên đất liền thì có phần rõ ràng hơn biên giới trên biển khi có thể có nhiều vùng chồng lấn. Do đó, hợp tác thiện chí luôn là chìa khóa để đảm bảo đường biên giới hòa bình, ổn định và phát triển. Đối với đường biên giới trên biển cần tuân thủ các thỏa thuận hợp tác đa phương, luật pháp quốc tế, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.

Để hợp tác hiệu quả, các nước cần phải làm việc trực tiếp với nhau, có sự thấu hiểu, biết được mục tiêu của nhau. Các nước cần có cơ chế chia sẻ thông tin chung, cơ chế pháp lý hợp lý thì mới có thể hợp tác hiệu quả. Canada đã có thỏa thuận biên giới với Mỹ từ rất lâu và củng cố dần theo thời gian. Chúng tôi cũng không có hàng rào biên giới, có những địa điểm mà khi đứng ở đó bạn vừa ở nước Mỹ và vừa ở Canada./.

Cùng chuyên mục
Đại sứ Ito Naoki: Nhật Bản mong muốn tiếp tục đối thoại, hợp tác và liên kết với các quốc gia như Việt Nam
Đại sứ Ito Naoki: Nhật Bản mong muốn tiếp tục đối thoại, hợp tác và liên kết với các quốc gia như Việt Nam

Ngày 17/3, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Canada, Australia, New Zealand và Liên minh châu Âu (EU) tổ...

Kết nối đường sắt biên giới giúp thúc đẩy hợp tác kinh tế và giao lưu Việt-Trung
Kết nối đường sắt biên giới giúp thúc đẩy hợp tác kinh tế và giao lưu Việt-Trung

Việc thông tuyến càng nhanh, càng sớm, thì càng thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại và giao lưu nhân văn giữa hai nước.

Biên giới Việt Nam-Lào là cầu nối quan trọng của hợp tác khu vực
Biên giới Việt Nam-Lào là cầu nối quan trọng của hợp tác khu vực

Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Minh Tâm khẳng định khi có đường biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác giữa hai bên...

Việt Nam vận dụng tốt các quy định của UNCLOS
Việt Nam vận dụng tốt các quy định của UNCLOS

Công ước Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS) năm 1982 đang phát huy giá trị trong thực tiễn, giúp Việt Nam, các nước ven...

Biên giới Việt - Lào: Đâu chỉ có núi non hùng vĩ, còn có tình người vượt thời gian
Biên giới Việt - Lào: Đâu chỉ có núi non hùng vĩ, còn có tình người vượt thời gian

Dọc tuyến biên giới dài khoảng 2.340 km giữa Việt Nam và Lào, đâu chỉ là những dãy núi hùng vĩ và bạt ngàn rừng...

UNCLOS: Những đóng góp quan trọng trong giải quyết các vấn đề mới nổi về quản trị biển và đại dương
UNCLOS: Những đóng góp quan trọng trong giải quyết các vấn đề mới nổi về quản trị biển và đại dương

Trong 30 năm qua, UNCLOS đã được cộng đồng quốc tế nhất trí ghi nhận và nhấn mạnh nhiều lần như là “Hiến pháp của...

Sự hình thành Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển
Sự hình thành Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển

Năm 2024 đánh dấu 30 năm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) chính thức có hiệu lực (từ ngày 16/11/1994), khuôn khổ...

Hiệp ước Biển cả - BBNJ: Cơ hội để Việt Nam mở rộng tầm nhìn ngoài Biển Đông
Hiệp ước Biển cả - BBNJ: Cơ hội để Việt Nam mở rộng tầm nhìn ngoài Biển Đông

Trả lời phỏng vấn trong khuôn khổ Đối thoại Biển lần thứ 13 (ngày 14/11) tại Cần Thơ do Học viện Ngoại giao phối hợp...

Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế
Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế

Ngày 14/11/2024, Đối thoại Biển lần thứ 13 với chủ đề “Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế” do Học viện Ngoại...

Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế
Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế

Ngày 14/11/2024, Đối thoại Biển lần thứ 13 với chủ đề “Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế” do Học viện Ngoại...

Hướng tới phát triển bền vững khu vực biển Đông Á
Hướng tới phát triển bền vững khu vực biển Đông Á

Sáng 06/11, Đại hội biển Đông Á 2024 với chủ đề: “Hợp lực xanh vì một tương lai chung: Một đại dương bền vững và...

Luật pháp quốc tế là “la bàn” cho tranh chấp trên biển
Luật pháp quốc tế là “la bàn” cho tranh chấp trên biển

Trả lời phỏng vấn bên lề Hội thảo quốc tế Biển Đông lần thứ 16 diễn ra từ ngày 23-24/10 tại Quảng Ninh, ông Niclas...

Nỗ lực ngoại giao đáng ghi nhận của Việt Nam vì biên giới, biển, đảo, hòa bình và phát triển
Nỗ lực ngoại giao đáng ghi nhận của Việt Nam vì biên giới, biển, đảo, hòa bình và phát triển

Đó là nhận định của Trưởng đại diện Phái đoàn Wallonie-Bruxelles tại Việt Nam Pierre Du Ville về những nỗ lực của Việt Nam trong...

Kinh nghiệm của Bỉ trong xử lý vấn đề biên giới trên đất liền
Kinh nghiệm của Bỉ trong xử lý vấn đề biên giới trên đất liền

Tại Hội thảo quốc tế “Hợp tác vì biên giới, biển, đảo hòa bình và phát triển”, ông Erik Franckx, Giáo sư danh dự tại...

  Luật pháp quốc tế trong xây dựng, đàm phán và ký kết hiệp ước biên giới
Luật pháp quốc tế trong xây dựng, đàm phán và ký kết hiệp ước biên giới

Là một quốc gia vừa có biên giới trên bộ, vừa có biên giới trên biển, , Việt Nam luôn tôn trọng và thiện chí...

Tin đọc nhiều
Sĩ quan Cảnh sát biển Việt Nam sang làm việc tại Trung tâm chia sẻ thông tin an ninh hàng hải (IFC), Hải quân Singapore
Kiên quyết ngăn chặn tình trạng khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định
Triển lãm ‘Hoàng Sa, Trường Sa - Tổ quốc nơi đầu sóng’
Nâng cao hiệu quả công tác truyền thông về biên giới, biển đảo
Khởi công đóng mới tàu tuần tra cao tốc TT-400 của Cảnh sát biển Việt Nam
Cảnh sát biển Việt Nam và Lực lượng Bảo vệ bờ biển Ấn Độ luyện tập ứng phó sự cố khẩn cấp
Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu Móng Cái tăng hơn 58%
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Ban Thư ký ASEAN
Củng cố niềm tin và động lực cho hợp tác ASEAN-Trung Quốc
Xin ý kiến Ban Bí thư về Đề án xây dựng cơ chế, chính sách Khu kinh tế Vân Đồn
Tuyên bố chung Việt Nam – Indonesia về việc tăng cường quan hệ song phương
Khai mạc triển lãm ‘Hoàng Sa, Trường Sa - Biển, đảo thiêng liêng’
Đối thoại Chính sách quốc phòng Việt Nam-Nam Phi lần thứ 3
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Campuchia
Các địa phương quản lý, kiểm soát chặt hoạt động tàu cá
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ăn sáng làm việc với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim
Tuần tra ở Trà Cổ - nơi địa đầu Tổ quốc
Mô hình kết nghĩa tăng cường đoàn kết, hợp tác biên giới Việt Nam-Trung Quốc
Phải xử lý dứt điểm nguyên nhân gốc rễ của các vi phạm IUU
Việt Nam-Campuchia nâng tầm hợp tác phòng, chống tội phạm
Phát động Cuộc thi và Triển lãm ảnh
Tuần tra song phương bảo vệ biên giới Việt Nam - Trung Quốc
Thông thương qua cửa khẩu phụ: Cơ hội mới cho vùng biên Nghệ An
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng thăm làm việc tại Kenya
Đại tướng Phan Văn Giang gặp song phương Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Indonesia
Việt Nam lưu chiểu tại Liên hợp quốc hải đồ và tọa độ đường cơ sở tại Vịnh Bắc Bộ
Tuổi trẻ Việt Nam hướng về biên giới
Thanh niên biên phòng chung sức đưa con chữ đến với trẻ vùng cao
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Maris Sangiampongsa
Tỉnh Đắk Lắk ký thoả thuận hợp tác với chính quyền tỉnh Attapeu, Lào