Lào Cai có nhiều cơ hội để trở thành “cực tăng trưởng”

19/11/2021 15:02

Tại Hội thảo “Định hướng liên kết phát triển vùng Trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” diễn ra vào ngày 16/11 vừa qua, Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai – ông Đặng Xuân Phong chia sẻ: Lào Cai có nhiều cơ hội, điều kiện để từng bước trở thành "Cực tăng trưởng, trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam - Trung Quốc".

Theo ông Phong, sở dĩ như vậy vì Lào Cai là tỉnh nằm giữa vùng Tây Bắc và vùng Đông Bắc, có vị trí chiến lược trong sáng kiến “Vành đai và Con đường” và tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; là con đường ra biển ngắn nhất, hiệu quả nhất của hàng hóa từ thị trường Vân Nam - Trung Quốc đến với thị trường Đông Nam Á, Đông Á và ngược lại.

Nằm ở “cửa ngõ” quốc gia, duy trì được mối quan hệ ngoại giao, láng giềng hữu hảo giữa hai bên biên giới, Lào Cai có lợi thế lâu dài để giữ vai trò đầu mối tin cậy, thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa các tỉnh trong vùng và vùng Tây Nam (Trung Quốc), là điểm trung chuyển hàng hoá quan trọng.

 

Sau 30 năm tái lâp, Lào Cai từ 1 trong 6 tỉnh nghèo nhất nước đã vươn lên top đầu khu vực.

Vừa qua, khi Cảng Hàng không Sa Pa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư thì Lào Cai, cùng với đường cao tốc, 4 tuyến Quốc lộ, đường sắt Hà Nội – Lào Cai – Hà Khẩu (Trung Quốc) được nâng cấp hiện đại, đường thủy trên sông Hồng thì tới đây địa phương sẽ có đầy đủ cả 4 loại hình giao thông để kết nối trực tiếp với thị trường trong nước và Quốc tế; mở ra thời kỳ mới, cơ hội mới cho không chỉ Lào Cai mà cho toàn vùng phát triển.

Lào Cai cũng sở hữu điều kiện tự nhiên đa dạng, khí hậu ưu đãi để trở thành điểm du lịch nghỉ dưỡng quốc tế, với Khu du lịch Quốc gia Sa Pa đã được công nhận, và một địa danh Y Tý đầy tiềm năng, thu hút hàng triệu lượt du khách trong và ngoài nước đến mỗi năm.

Lào Cai còn có thế mạnh lâu dài về công nghiệp chế biến gắn với khai khoáng. Với trên 35 loại khoáng sản, 150 điểm mỏ; đặc biệt, trữ lượng quặng Apatit, đồng, sắt, đất hiếm của Lào Cai lớn nhất nhì cả nước, thậm chí khu vực, giữ vai trò chiến lược quan trọng trong chuỗi sản xuất toàn quốc.

Ngoài ra, Lào Cai còn nổi tiếng với dãy núi Hoàng Liên, với đỉnh Fasipan hùng vĩ, giữ vai trò trung tâm đa dạng sinh học, nguồn sinh thuỷ của cả vùng.

Theo ông Phong, trước những thời cơ, thách thức và xu thế liên kết phát triển chung, Lào Cai đã và đang thực hiện, vận dụng sáng tạo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; đồng thời, đã có những định hướng cụ thể để trở thành cực tăng trưởng, trung tâm kết nối của vùng và cả nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, Lào Cai đặt mục tiêu xây dựng Khu Kinh tế cửa khẩu trở thành một trong những trung tâm logistic quan trọng của cả nước, lấy "Cao tốc Hà Nội - Lào Cai là trục kết nối, Cảng hàng không Sa Pa là lực đẩy phát triển", thu hút hàng hóa xuất nhập khẩu tập trung qua Lào Cai dự kiến đạt 15 tỷ USD vào năm 2030.

Lào Cai cũng từng bước phấn đấu trở thành hạt nhân du lịch của vùng, bảo đảm đủ năng lực đón 15 triệu du khách vào năm 2030.

Về công nghiệp, Lào Cai cũng định hướng phát triển thiên về gia công chế tạo sản phẩm công nghệ, giá trị cao; gắn khai thác với chế biến sâu khoáng sản; phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp đến năm 2030 vượt mức 100.000 tỷ đồng.

Giữ vị trí địa kinh tế, địa chính trị đặc biệt quan trọng, Lào Cai đã và đang tập trung nguồn lực để tạo đột phá về hạ tầng giao thông kết nối và hạ tầng số, tạo dựng mạng lưới liên hoàn, liên kết nội ngoại tỉnh, vùng, quốc gia, quốc tế, cả trong không gian thực và trên nền tảng số. Theo đà phát triển, Lào Cai cũng sẽ thúc đẩy hình thành trung tâm dịch vụ và tài chính của khu vực và quốc tế. Tương lai đến năm 2030, Lào Cai sẽ mở ra cơ hội thu hút, giải quyết việc làm cho thêm 300.000 - 500.000 lao động của vùng tham gia vào các lĩnh vực thế mạnh nói trên, gồm công nghiệp, logistic và thương mại - du lịch. Vai trò cầu nối kinh tế quốc tế, sứ mệnh “phên dậu” quốc gia cũng sẽ tiếp tục được củng cố vững chắc.

Tuy nhiên, ông Phong cũng cho rằng, ngoài những tiềm năng và điều kiện thuận lợi, Lào Cai đang gặp phải 2 khó khăn, thách thức lớn trên con đường phát triển: Một là khó khăn nội tại của địa phương, cũng chính là khó khăn cơ bản của các tỉnh trong vùng, khi quy mô dân số, quy mô nền kinh tế còn nhỏ; hoạt động sản xuất của nhiều ngành, lĩnh vực chưa gắn với chuỗi giá trị; công nghệ chậm đổi mới; năng suất lao động và sức cạnh tranh của sản phẩm còn thấp; hoạt động xuất nhập khẩu chịu tác động lớn từ các biến động chính sách biên mậu của Trung Quốc; chi phí logistic vẫn thuộc nhóm cao trong khu vực... Hai là chưa có quy định cơ chế mang tính động lực cho sự phát triển trong liên kết vùng khi các chỉ số phát triển kinh tế - xã hội - con người của từng địa phương trong vùng chưa có sự gắn kết, chỉ thuần tuý là các phép thống kê số liệu; chưa thể hiện được dấu ấn, thành tựu phát triển của các tỉnh và cả vùng.

Để hiện thực hóa mục tiêu, ông Phong cho rằng, bên cạnh sự nỗ lực của địa phương, cũng đề nghị trung ương xem xét, xác định vai trò, vị trí của Lào Cai phù hợp với tình hình mới, gắn với xây dựng Đề án "Xây dựng Lào Cai trở thành cực tăng trưởng, trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam - Trung Quốc".

Bên cạnh đó, Trung ương cũng cần nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách đặc thù thúc đẩy liên kết - phát triển vùng, bao gồm định hướng cụ thể về nhận thức chung, mục đích, nguyên tắc liên kết; quy hoạch không gian phát triển và xác định các lĩnh vực liên kết trọng tâm và đột phá để ưu tiên nguồn lực.

Với nhóm địa phương mang tính đặc thù, ông Phong đề nghị Trung ương cần tập trung nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng biên giới, góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, ưu tiên nguồn lực đầu tư kết nối giao thông vùng, ví dụ như sớm triển khai nghiên cứu xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khổ lồng 1.435mm; hệ thống cao tốc nối khu vực Hà Nội với các tỉnh trong vùng, trong đó ưu tiên nâng cấp mở rộng cao tốc Hà Nội - Lào Cai (đoạn Lào Cai - Yên Bái); đầu tư nâng cấp hệ thống đường giao thông kết nối Hà Giang, Lai Châu với cao tốc Hà Nội - Lào Cai./.

Nguồn: vov.vn
Cùng chuyên mục
Phát triển Bà Rịa-Vũng Tàu thành Trung tâm kinh tế biển Quốc gia
Phát triển Bà Rịa-Vũng Tàu thành Trung tâm kinh tế biển Quốc gia

Ngày 15/4, tại thành phố Vũng Tàu, UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về Đề án “phát triển tỉnh...

Tàu 8002 Cảnh sát biển Việt Nam và tàu Tuần dương Vendemiare của Hải quân Pháp luyện tập chung trên biển
Tàu 8002 Cảnh sát biển Việt Nam và tàu Tuần dương Vendemiare của Hải quân Pháp luyện tập chung trên biển

Sáng 15/4, Tàu 8002 thuộc Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 Cảnh sát biển Việt Nam và tàu Tuần dương Vendemiare của Hải...

Phòng chống IUU ở Vũng Tàu: Không còn tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài
Phòng chống IUU ở Vũng Tàu: Không còn tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài

Với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp lãnh đạo, sự đồng lòng của ngư dân, công tác chống khai thác hải sản bất...

Góp phần tô thắm tình hữu nghị Việt Nam- Campuchia
Góp phần tô thắm tình hữu nghị Việt Nam- Campuchia

Dịp Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay năm 2024 của Campuchia, lực lượng quân sự (LLQS) tỉnh Đắk Nông có nhiều hoạt động thiết thực...

Hội đàm giữa Đoàn đại biểu tỉnh Lai Châu (Việt Nam) và Đoàn đại biểu tỉnh Bò Kẹo (Lào)
Hội đàm giữa Đoàn đại biểu tỉnh Lai Châu (Việt Nam) và Đoàn đại biểu tỉnh Bò Kẹo (Lào)

Ngày 13/4, Đoàn đại biểu tỉnh Lai Châu do đồng chí Giàng Páo Mỷ - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư...

Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp
Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp

Thay mặt Ban Bí thư, đồng chí Trương Thị Mai, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương vừa ký Chỉ thị...

Chủ động bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới biển
Chủ động bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới biển

Quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia nói chung, biên giới biển nói riêng là nhiệm vụ trọng...

Lào Cai-Vân Nam: Tuyến biên giới Việt-Trung hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển
Lào Cai-Vân Nam: Tuyến biên giới Việt-Trung hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển

Là một tỉnh cửa ngõ biên cương phía Tây Bắc của Tổ quốc, Lào Cai có vị trí chiến lược quan trọng cả về kinh...

Tàu tuần dương Hải quân Pháp thăm TP. Đà Nẵng
Tàu tuần dương Hải quân Pháp thăm TP. Đà Nẵng

Ngày 11/4, tàu tuần dương Vendemiaire của Hải quân Pháp cùng 98 sĩ quan, hạ sĩ quan và thủy thủ đoàn do Trung tá Sebastien...

Giải pháp bền vững cho nghề khai thác hải sản
Giải pháp bền vững cho nghề khai thác hải sản

Cùng với những biện pháp quyết liệt nhằm sớm gỡ “thẻ vàng” trong khai thác IUU, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN...

Dồn sức gỡ thẻ vàng IUU
Dồn sức gỡ thẻ vàng IUU

Sau sáu năm kể từ khi Ủy ban châu Âu (EC) cảnh báo “thẻ vàng” trong khai khác hải sản và sáu tháng sau đợt...

Sóc Trăng tuần tra kiểm soát chống khai thác IUU
Sóc Trăng tuần tra kiểm soát chống khai thác IUU

Ngày 10/4, Hải đội 2 Biên phòng và đồn Biên phòng Trung Bình, Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng phối hợp Chi cục thủy...

Hải quân Việt Nam và Thái Lan kết thúc tuần tra chung lần thứ 49
Hải quân Việt Nam và Thái Lan kết thúc tuần tra chung lần thứ 49

Sáng 10/4, Biên đội tàu 261, 264 Vùng 5 Hải quân nhân dân Việt Nam đã cập quân cảng Vùng 5, kết thúc chuyến tuần...

Kiều bào tại Hungary hướng về biển đảo quê hương
Kiều bào tại Hungary hướng về biển đảo quê hương

Ngày 8/4, tại trụ sở Đại sứ quán Việt Nam tại Hungary, Đại sứ Nguyễn Thị Bích Thảo đã có cuộc gặp mặt kiều bào...

Nhân lên tình yêu biển, đảo
Nhân lên tình yêu biển, đảo

Sau 10 năm thành lập, Câu lạc bộ “Vì Hoàng Sa - Trường Sa thân yêu” đã tổ chức thành công nhiều hoạt động có...

Tin đọc nhiều
Phòng tuyến góp phần ngăn chặn tàu cá khai thác hải sản trái phép
Hội đàm giữa Lai Châu và hai tỉnh Phông Sa Lỳ, U Đôm Xay
Dâng hương, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hy sinh trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc
Phát triển Bà Rịa-Vũng Tàu thành Trung tâm kinh tế biển Quốc gia
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Tây Ban tại Việt Nam
Xuất nhập khẩu chính ngạch giữa Kiên Giang và Kampot đạt 256 triệu đô la Mỹ
Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 khảo sát tại tỉnh Sóc Trăng
Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045
Kiều bào tại Hungary hướng về biển đảo quê hương
Cảnh sát biển Việt Nam tham dự Hội nghị Hội đồng điều hành ReCAAP lần thứ 18
Xung lực mới cho quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam – New Zealand
Quảng Ninh xây dựng nền biên phòng toàn dân vững chắc
Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp
Việt Nam lên án hành vi bạo lực, vô nhân đạo trên các tuyến hàng hải quốc tế
Xây dựng đường biên giới Việt Nam-Trung Quốc hòa bình, hợp tác và phát triển
Nhận diện, phát triển “mũi nhọn” của Kiên Hải
Lào Cai-Vân Nam: Tuyến biên giới Việt-Trung hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển
Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Việt Nam và Thái Lan nhất trí phối hợp và cùng các thành viên ASEAN duy trì lập trường nguyên tắc của ASEAN về vấn đề Biển Đông
Khai mạc hội nghị Phát triển bền vững nuôi biển, nhìn từ Quảng Ninh
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang hội kiến Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị
Việt Nam kêu gọi các bên liên quan cùng đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông
Sóc Trăng tuần tra kiểm soát chống khai thác IUU
Nâng cao năng lực vận chuyển hàng hóa và hiệu suất thông quan tại các cặp cửa khẩu trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc
Chủ tịch Quốc hội Phần Lan ủng hộ lập trường, quan điểm của ASEAN và Việt Nam về vấn đề Biển Đông
Khám phá tuyến du lịch kết nối Non nước Cao Bằng với Cao nguyên đá Đồng Văn
Dồn sức gỡ thẻ vàng IUU
Triển khai thi công Dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy đón tàu 100 nghìn tấn
Lạng Sơn cần phối hợp chặt chẽ với các lực lượng quản lý biên giới của Quảng Tây, Trung Quốc