Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam

17/01/2023 15:55

Sáng 17/1, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27/1/1973-27/1/2023).

Dự lễ kỷ niệm có các Ủy viên Bộ Chính trị: Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa dự sự kiện.

Bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch nước, nguyên Bộ trưởng Ngoại giao, nguyên Trưởng Phái đoàn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Hội nghị Paris tham dự.

Cùng dự có các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và ngành Ngoại giao; đại diện gia đình thành viên hai đoàn đàm phán Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cùng gia đình; lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các cơ quan đối ngoại, cơ quan tham gia đàm phán, thực thi Hiệp định Paris; một số đại biểu quốc tế đã trực tiếp và gián tiếp góp phần vào thắng lợi của Việt Nam trong đàm phán và ký kết Hiệp định Paris; các chuyên gia, nhà nghiên cứu lịch sử.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng đã tặng hoa các thành viên đoàn đàm phán dự lễ kỷ niệm gồm: Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình; nguyên Trưởng Ban Văn hóa Tư tưởng Trung ương, nguyên Tổng biên tập báo Nhân dân và Tạp chí Cộng sản, nguyên thành viên đoàn đàm phán của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam Hà Đăng; nguyên Vụ trưởng, nguyên thành viên Đoàn đàm phán Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Huỳnh Văn Trình; nguyên Vụ trưởng, nguyên cán bộ phiên dịch của Đoàn đàm phán Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Ngạc.

Trong diễn văn kỷ niệm, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh độc lập, tự cường và toàn vẹn non sông là nguyên tắc bất biến, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Bên cạnh kiên cường bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, ông cha ta luôn chú trọng hoạt động ngoại giao, tạo nên truyền thống và bản sắc riêng của nền ngoại giao Việt Nam đầy hào khí, hòa hiếu, trọng lẽ phải, chính nghĩa và công lý: "Đem đại nghĩa để thắng hung tàn; Lấy chí nhân mà thay cường bạo!"; "Dập tắt muôn đời lửa chiến tranh; Mở nền muôn thủa thái bình!"

"Đây là những tư tưởng, triết lý mãi trường tồn cùng dân tộc Việt Nam" - Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh.

Theo Bộ trưởng, từ đàm phán bảo vệ nền độc lập sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến đàm phán, ký kết Hiệp định Geneva năm 1954 và đỉnh cao là đàm phán, ký kết Hiệp định Paris năm 1973, tạo tiền đề để nhân dân Việt Nam thực hiện khát vọng hòa bình, độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và phát triển phồn vinh.

"Hiệp định Paris được ký kết cách đây tròn nửa thế kỷ đã kết thúc thắng lợi cuộc đàm phán dài nhất, phức tạp nhất trong lịch sử ngoại giao Việt Nam để chấm dứt cuộc chiến tranh dài nhất trong thế kỷ 20" - Bộ trưởng nói. Thắng lợi này có ý nghĩa chiến lược, tạo nên cục diện mới để quân và dân ta tiến lên "đánh cho ngụy nhào" với đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc, mở ra kỷ nguyên hòa bình, độc lập, thống nhất và phát triển ở Việt Nam.

 

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đọc diễn văn kỷ niệm.

"Chiến thắng vĩ đại này là kết tinh thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh vô cùng to lớn của quân và dân ta trên mặt trận chính trị, quân sự và ngoại giao dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ Đồng khởi Bến Tre năm 1960, đến Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968, Tiến công chiến lược Xuân-Hè năm 1972 và chiến thắng vang dội 12 ngày đêm 'Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không.' Ngoại giao đã trở thành một mặt trận tiến công, kết hợp nhuần nhuyễn và chuyển hóa hoàn toàn thắng lợi trên mặt trận chính trị, quân sự thành thắng lợi trên bàn đàm phán, thể hiện sáng ngời bản lĩnh, cốt cách và trí tuệ Việt Nam, thấm đượm tư tưởng, phong cách và nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh," Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chia sẻ thêm.

Cũng theo Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn, nhìn lại cuộc đấu tranh ngoại giao đưa đến ký kết Hiệp định Paris là ôn lại một chặng đường hào hùng trong lịch sử dân tộc, lan tỏa và giáo dục truyền thống vẻ vang của nền ngoại giao Việt Nam độc đáo và đặc sắc. Quá trình đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Paris là một pho sách vô cùng quý báu về trường phái đối ngoại và ngoại giao Việt Nam với nhiều bài học mãi mãi còn nguyên giá trị, trong đó có những bài học đã trở thành triết lý, quan điểm xuyên suốt đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta trong công cuộc đổi mới, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.

"Phát huy truyền thống vẻ vang của ngoại giao cách mạng Việt Nam và tinh thần Hội nghị Paris, toàn ngành ngoại giao dưới sự lãnh đạo của Đảng quyết tâm xây dựng ngành ngoại giao Việt Nam chuyên nghiệp, toàn diện, hiện đại, đóng góp xứng đáng vào thực hiện khát vọng, tầm nhìn và mục tiêu phát triển đất nước mà Đại hội XIII của Đảng đã đề ra," Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh.

Trong không khí xúc động, bà Nguyễn Thị Bình nhớ lại những kỷ niệm về quá trình tham gia đàm phán Hiệp định Paris. "Cuối năm 1968, tôi được chỉ thị của Đảng là tham gia đàm phán ở Paris. Tôi rất cảm ơn các đồng chí lãnh đạo đã có sự tin cậy, giao cho tôi trọng trách lớn. Trong gần 5 năm, tôi đã tham gia cuộc đàm phán ở Paris. Tôi đã hoàn thành nhiệm vụ, là 1 trong 4 người đã ký vào Hiệp định Paris," bà nói.

Trưởng Đoàn đàm phán Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tham gia đàm phán và ký kết Hiệp định Paris nhận định: "Hiệp định Paris là thắng lợi có tính quyết định đi đến giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, là kết quả của gần 20 năm chiến tranh ác liệt, gian khổ của cả dân tộc." Bà cũng tri ân các chiến sỹ và đồng bào đã hy sinh vì sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước.

Theo nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, Hiệp định Paris là thắng lợi của cuộc đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao của Việt Nam, đồng thời là thắng lợi của phong trào thế giới ủng hộ, đoàn kết với Việt Nam.

"Có thể nói sự đoàn kết và ủng hộ hết sức mạnh mẽ của thế giới đã đem lại thêm sức mạnh cho Việt Nam ở trên chiến trường cũng như ở trên bàn đàm phán," bà Nguyễn Thị Bình nhấn mạnh.

Khẳng định yếu tố quyết định thắng lợi của Hiệp định Paris là nhờ sự lãnh đạo chỉ đạo tài tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh và lãnh đạo Đảng và Nhà nước, bà Nguyễn Thị Bình bày tỏ tự hào về dân tộc Việt Nam, tự hào về Đảng quang vinh; tin tưởng dưới sự lãnh đạo sáng suốt và truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, đất nước sẽ phát triển mạnh và bền vững.

Ông Hà Đăng, thành viên Đoàn đàm phán Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, chỉ ra rằng việc Mỹ đặt bút ký Hiệp định Paris đã đặt vị trí Bộ trưởng Ngoại giao của bà Nguyễn Thị Bình ngang hàng với Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ William P. Rogers. Điều đó cũng là sự công nhận của Mỹ với Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, công nhận sự độc lập, tự chủ của dân tộc Việt Nam.

Nhấn mạnh việc ký Hiệp định Paris là thắng lợi của ngoại giao Việt Nam, ông Hà Đăng cảm động vì lễ kỷ niệm được tổ chức cũng là sự vinh danh xứng đáng những đóng góp to lớn của ngành Ngoại giao, "tuy hai là một, tuy một là hai" theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, dù là đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hay đoàn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, bà Hélène Luc, Thượng Nghị sỹ danh sự, Chủ tịch danh dự Hội Hữu nghị Pháp-Việt khẳng định, dù 50 năm đã trôi qua kể từ ngày ký Hiệp định Paris 27/1/1973, nhưng những tình cảm và niềm vui trong bà vẫn vẹn nguyên.

Theo bà, toàn thể thế giới đã hân hoan chào đón thắng lợi của dân tộc Việt Nam, chiến thắng đúc kết từ tinh thần anh dũng của nhân dân và từ sự hỗ trợ của Liên Xô và Trung Quốc cũng như sự ủng hộ của các lực lượng yêu chuộng hòa bình trên thế giới.

Bà Hélène Luc hồi tưởng: "Tôi còn nhớ rõ khuôn mặt của Bộ trưởng Xuân Thủy và nụ cười đã đi vào lịch sử của ông, nụ cười của ông Lê Đức Thọ thoáng chút lo âu. Ông là người phụ trách liên lạc giữa Hà Nội và thành phố Choisy Le Roi (nơi ở của hai đoàn đàm phán). Tôi cũng nhớ rõ khuôn mặt xinh đẹp của bà Nguyễn Thị Bình. Họ đã chinh phục trái tim nhân dân Pháp bằng lòng quả cảm, tính kiên trì và trí tuệ của mình."

Cũng tại lễ kỷ niệm, Bí thư Đoàn thanh niên Học viện Ngoại giao Nguyễn Đồng Anh, cho biết thế hệ trẻ ngày nay được sinh ra và lớn lên khi chiến tranh đã lùi xa, đất nước đã hoàn toàn thống nhất. "Càng trân trọng và tự hào về lịch sử hào hùng của dân tộc, chúng tôi càng ý thức sâu sắc về trách nhiệm của mình, phải ra sức gìn giữ và phát huy cho bằng được những thành quả cách mạng vĩ đại đó," đại diện thanh niên Bộ Ngoại giao phát biểu./.

Cùng chuyên mục
Việt Nam kiên quyết phản đối hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa
Việt Nam kiên quyết phản đối hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa

Ngày 31/3/2022, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước việc Đài Loan thông báo tiến hành tập trận...

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Bí thư Khu ủy Quảng Tây, Trung Quốc
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Bí thư Khu ủy Quảng Tây, Trung Quốc

Ngày 30/3/2023, tại Nhà khách Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp đồng chí Lưu Ninh, Bí thư Đảng ủy Khu...

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm cấp cao với Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm cấp cao với Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden

Tối 29/3, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã điện đàm cấp cao với Tổng thống Hoa Kỳ Joe...

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Bí thư Tỉnh ủy Vân Nam, Trung Quốc Vương Ninh
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Bí thư Tỉnh ủy Vân Nam, Trung Quốc Vương Ninh

Ngày 28/3 tại Nhà khách Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp đồng chí Vương Ninh, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh...

Việt Nam – Trung Quốc nhất trí tăng cường trao đổi cấp cao, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hợp tác cùng có lợi
Việt Nam – Trung Quốc nhất trí tăng cường trao đổi cấp cao, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hợp tác cùng có lợi

Ngày 28/3/2023, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã điện đàm với Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc...

Việt Nam theo dõi sát tàu Hải dương Địa chất 4 của Trung Quốc ở Biển Đông
Việt Nam theo dõi sát tàu Hải dương Địa chất 4 của Trung Quốc ở Biển Đông

Ngày 24/3/2023, trả lời câu hỏi của phóng viên, đề nghị khẳng định thông tin và cho biết phản ứng trước việc tàu Hải Dương...

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Trung Quốc mở rộng nhập khẩu hàng hóa Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội đề nghị Trung Quốc mở rộng nhập khẩu hàng hóa Việt Nam

Chiều 27/3/2023, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã hội đàm trực tuyến với Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại...

Tăng cường khuôn khổ pháp lý toàn cầu và khu vực về quản lý, sử dụng nguồn nước xuyên biên giới
Tăng cường khuôn khổ pháp lý toàn cầu và khu vực về quản lý, sử dụng nguồn nước xuyên biên giới

Ngày 23/3, tiếp tục chương trình tham dự Hội nghị Liên hợp quốc (LHQ) rà soát toàn diện giữa kỳ việc thực hiện các mục...

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm, làm việc với Lữ đoàn 681, Vùng 2 Hải quân
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm, làm việc với Lữ đoàn 681, Vùng 2 Hải quân

Chiều 25/3, tại tỉnh Bình Thuận, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tới thăm, làm việc với Lữ đoàn...

Đối thoại Biển lần thứ 10: “Năng lượng tái tạo ngoài khơi: Cơ hội và thách thức đối với chuyển đổi xanh”
Đối thoại Biển lần thứ 10: “Năng lượng tái tạo ngoài khơi: Cơ hội và thách thức đối với chuyển đổi xanh”

Ngày 23/3/2023, tại Nha Trang, Khánh Hòa, Đối thoại Biển lần thứ 10 với chủ đề “Năng lượng tái tạo ngoài khơi: Cơ hội và...

 Việt Nam và Australia hợp tác tăng cường đào tạo về Luật Biển
Việt Nam và Australia hợp tác tăng cường đào tạo về Luật Biển

Trong khuôn khổ hợp tác giữa Ủy ban Biên giới quốc gia – Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Australia tại Việt Nam, từ...

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn thăm và làm việc với Bộ Tư lệnh Hải quân
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn thăm và làm việc với Bộ Tư lệnh Hải quân

Ngày 23/3, đồng chí Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Ngoại giao đã thăm và làm việc với Bộ Tư lệnh...

Hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới là mục tiêu chung của mọi quốc gia
Hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới là mục tiêu chung của mọi quốc gia

Ngày 23/03/2023, tại Họp báo Thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của...

Thúc đẩy hợp tác quốc phòng Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia
Thúc đẩy hợp tác quốc phòng Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia

Sáng 20/3, tại trụ sở Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ...

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn

Nhận lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak...

Tin đọc nhiều
Hội nghị hợp tác An ninh Việt Nam - Lào lần thứ XIII
Thông tin liên quan Biển Đông từ ngày 28/2 – 6/3/2023
Sóc Trăng khắc phục tồn tại, sớm gỡ cảnh báo 'Thẻ vàng' IUU
Quảng Nam: Đẩy mạnh xã hội hóa truyền thông về biển và đại dương
Thúc đẩy hợp tác quốc phòng Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia
Việt Nam-Singapore tăng cường tin cậy chính trị, hợp tác kinh tế
Việt Nam sẵn sàng phối hợp với Nhật Bản trong các vấn đề khu vực và thế giới
Phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển phải tích hợp đa giá trị
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang làm việc với Bộ Ngoại giao
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Bí thư Khu ủy Quảng Tây, Trung Quốc
Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ: Liên kết, đột phá từ kinh tế biển
Việt Nam đồng chủ trì cuộc họp Uỷ ban hợp tác ASEAN-Hàn Quốc lần thứ 10
Việt Nam nỗ lực gỡ thẻ vàng thủy sản
Bình Thuận: Tăng cường phối hợp trong chống khai thác IUU
Những ngọn đèn chủ quyền ở Trường Sa
Nỗ lực tháo gỡ thẻ vàng IUU
Không ngừng vun đắp cho tình hữu nghị láng giềng tốt đẹp giữa Việt Nam và Campuchia
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Đoàn Hội đồng kinh doanh EU – ASEAN và EuroCham
Thúc đẩy hợp tác Lục quân Việt Nam - Nhật Bản
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn thăm và làm việc với Bộ Tư lệnh Hải quân
Đề nghị Trung Quốc đẩy nhanh mở cửa thị trường cho nông sản của Việt Nam
Việt Nam theo dõi sát tàu Hải dương Địa chất 4 của Trung Quốc ở Biển Đông
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn
Chuyện về những người giữ đảo tiền tiêu
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho ngư dân về chống khai thác hải sản bất hợp pháp
Hợp nhất cửa khẩu quốc tế đường bộ và đường sông Vĩnh Xương
Khi “phên dậu biên cương” được “xây” bằng sức mạnh lòng dân
Làng biển Hoàng Sa ra quân đánh bắt đầu năm
Xử lý mạnh tay tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài
Chủ tịch nước dự Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược bảo vệ Tổ quốc