26/09/2024 16:32
Là một quốc gia vừa có biên giới trên bộ, vừa có biên giới trên biển, bởi thế trong quá trình xây dựng, đàm phán giải quyết tranh chấp biên giới lãnh thổ với các quốc gia, Việt Nam luôn tôn trọng và thiện chí áp dụng các quy định của luật pháp quốc tế và cam kết giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
Các đại biểu tham dự Hội thảo quốc tế “Luật pháp về biên giới lãnh thổ: Giá trị và thực tiễn vận dụng” tại Hà Nội, ngày 7/9/2023.
Cơ sở quan trọng
Luật pháp quốc tế có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xác định đường biên giới quốc gia cũng như thực tiễn giải quyết vấn đề biên giới giữa các nước. Biên giới quốc gia là giới hạn không gian của lãnh thổ, phạm vi thực thi chủ quyền quốc gia, có ý nghĩa sống còn, thiêng liêng đối với sự tồn tại của mỗi quốc gia, dân tộc.
Như chúng ta đều biết, hầu như không có quốc gia nào, kể cả những quốc gia nằm giữa biển, có thể đơn phương xác lập biên giới quốc gia bất chấp các quy định của luật pháp quốc tế, hoặc không thông qua thỏa thuận với quốc gia, các nước láng giềng. Thỏa thuận về đường biên giới luôn được thực hiện thông qua đàm phán trực tiếp, hoặc thông qua một cơ quan tài phán quốc tế được các bên liên quan nhất trí lựa chọn. Kết quả cụ thể sẽ là một điều ước được các bên liên quan ký kết và cam kết tôn trọng, hoặc là một phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế có thẩm quyền có giá trị chung thẩm và ràng buộc các bên liên quan.
Tuy nhiên, quá trình ký kết điều ước về biên giới hay xác định đường biên giới thông qua cơ quan tài phán quốc tế luôn phải đối mặt với những khó khăn to lớn do nhận thức về đường biên giới khác nhau, xung đột lợi ích liên quan đến vấn đề biên giới, cũng như thực tế biên giới luôn là vấn đề có tính lịch sử phức tạp, lâu dài, trải qua nhiều biển động.
Để vượt qua những thách thức, trở ngại như vậy, ngoài tác động của ý chí chính trị, bối cảnh khách quan, không thể thiếu sự điều chỉnh của các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế cũng như các nguyên tắc pháp lý kỹ thuật đặc thù trong lĩnh vực xác định biên giới lãnh thổ.
Một số nguyên tắc nổi bật
Một số nguyên tắc nổi bật của Luật pháp quốc tế thường được sử dụng trong đàm phán biên giới giữa các quốc gia, đó là: i) Nguyên tắc bình đẳng chủ quyền. Nguyên tắc này đòi hỏi các quốc gia hữu quan bất kể lớn bé, có vị thế hay tiềm lực kinh tế quốc phòng khác nhau đều phải tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không có quyền áp đặt ý chí của mình lên quốc gia khác và bắt buộc phải thỏa thuận và tôn trọng thỏa thuận liên quan đến đường biên giới. ii) Nguyên tắc hòa bình giải quyết mọi tranh chấp quốc tế, theo đó mọi khác biệt, bất đồng, tranh chấp trong đó có vấn đề biên giới phải được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình theo quy định của Luật quốc tế, không được sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết; iii) Nguyên tắc đường biên giới do lịch sử để lại (còn gọi là nguyên tắc uti possidetis) cho phép xác định đường biên giới dựa trên đường biên giới có từ trong lịch sử. Trên cơ sở thỏa thuận tôn trọng đường biên giới do lịch sử để lại, các bên liên quan tiếp tục thỏa thuận những bổ sung, điều chỉnh cần thiết để đạt được đường biên giới rõ ràng, phù hợp thực tế và công bằng lợi ích đối với các bên liên quan. iv) Nguyên tắc đường biên giới tự nhiên hay đường biên giới nhân tạo: là những nguyên tắc có tính kỹ thuật, dựa vào đặc điểm tự nhiên của địa hình lãnh thổ hoặc dựa vào các ý tưởng hình học của con người, được các bên liên quan lựa chọn để tạo thuận lợi cho việc xác định đường biên giới.
Ngoài ra còn có những tập quán phổ biến được áp dụng trong rất nhiều thực tiễn giải quyết biên giới giữa các quốc gia, như biên giới theo đường phân thủy trên đỉnh núi, biên giới theo trung tuyến luồng chính hoặc dòng chảy chính trên sông suối, hay quan tâm đến nhu cầu sinh sống ổn định của dân cư…
Khách du lịch Hà Khẩu, Trung Quốc sang Lào Cai. (Ảnh: Chí Tuệ)
Luật pháp quốc tế trong biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc
Đường biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc đã được hình thành qua quá trình lịch sử hàng nghìn năm và tồn tại một cách tương đối ổn định kể từ khi Việt Nam giành được độc lập sau nghìn năm Bắc thuộc. Tuy nhiên, biên giới Việt - Trung mang tính khái niệm biên giới vùng, chưa phải là đường biên giới được phân giới cắm mốc, và được đánh dấu bằng một hệ thống mốc giới chính xác.
Sau khi giành được độc lập, ngày 2/11/1957, Ban Bí thư Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã gửi thư cho Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề nghị hai bên tôn trọng đường biên giới lịch sử do hai Công ước Pháp - Thanh 1887 và 1895 để lại và giải quyết mọi tranh chấp có thể thông qua thương lượng hòa bình.
Đề nghị này được đưa ra với thiện chí bảo đảm tôn trọng đường biên giới lịch sử do hai Công ước 1887 và 1895 hoạch định và đã được phân giới cắm mốc”. Với đề nghị này, phía Việt Nam đã khẳng định lập trường nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới trên cơ sở tuân thủ những nguyên tắc pháp lý đã được áp dụng và cụ thể hóa trong hai Công ước 1887 và 1895 với những điều chỉnh cần thiết phải được hai Bên thỏa thuận.
Đàm phán về biên giới lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc được khởi động từ 1974 nhưng đàm phán về biên giới đất liền bắt đầu từ 1977. Mãi đến tháng 11/1991, hai Bên mới đạt thỏa thuận cấp cao “đồng ý thông qua thương lượng giải quyết hòa bình vấn đề biên giới lãnh thổ.” Với tư tưởng chỉ đạo cấp cao nói trên, hai Bên đã ký Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ Việt Nam-Trung Quốc tháng 10/1993. Thỏa thuận này khẳng định các nguyên tắc sẽ được hai Bên áp dụng, gồm: i) Thông qua thương lượng giải quyết hòa bình các vấn đề biên giới, không tiến hành hoạt động làm phức tạp tranh chấp, không dung vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực; ii) Căn cứ hai Công ước Pháp Thanh 1887 và 1895 cùng các văn kiện bản đồ kèm theo để đối chiếu xác định lại toàn bộ biên giới đất liền, nếu có khác ý kiến thì cùng nhau khảo sát thực địa, xem xét tình hình thực tế, thương lượng hữu nghị tìm giải pháp công bằng và hợp lý. Sau khi xác định lại đường biên giới, trả lại bên kia một cách vô điều kiện những khu vực mà bên này quản lý vượt quá đường biên giới lịch sử; iii) Biên giới theo sông suối giải quyết theo hai Công ước Pháp Thanh, nếu có chỗ nào chưa được qui định rõ ràng thì áp dụng thông lệ quốc tế để xác định; iv) Tôn trọng và duy trì đời sống ổn định của dân cư hai bên biên giới.
Các nguyên tắc hai Bên thỏa thuận năm 1993 thể hiện sự vận dụng nghiêm túc và linh hoạt các nguyên tắc và thực tiễn của Luật pháp quốc tế. Việc kiên trì áp dụng các nguyên tắc này đã góp phần đưa đàm phán biên giới trên đất liền giữa hai nước đi đến thành công, kể cả ở số rất ít khu vực cực kỳ phức tạp phải để lại giải quyết trong quá trình phân giới cắm mốc.
Kết quả được ghi nhận trong Hiệp ước năm 1999 cũng như sau quá trình phân giới cắm mốc được đánh giá là phù hợp với Luật pháp quốc tế, phù hợp với các nguyên tắc mà hai Bên thỏa thuận, bảo đảm công bằng thỏa đáng cho cả hai Bên, đáp ứng các lợi ích cơ bản, lâu dài của cả hai nước.
Kiên trì nguyên tắc cơ bản
Sau nhiều năm kiên trì đàm phán trong bối cảnh biến động phức tạp của tình hình thế giới và khu vực, ngày 30/12/1999, Việt Nam và Trung Quốc đã ký Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Hiệp ước đã được Quốc Hội của hai nước phê chuẩn và có hiệu lực từ ngày 6/7/2000. Để đạt được điều này, hai bên đã phải trải qua quá trình đàm phán trên 30 năm, vượt qua nhiều khó khăn trở ngại do điều kiện tự nhiên, khoa học kỹ thuật, chính trị, pháp lý, tâm lý, tình cảm và cả những vấn đề lịch sử để lại.
Hiệp ước mô tả rõ ràng bằng lời văn và bản đồ đính kèm đường biên giới trên bộ giữa hai nước, tạo thành cơ sở pháp lý vững chắc để hai nước tiến hành công tác phân giới cắm mốc, ấn định đường biên giới trên thực địa và ký kết các văn bản pháp lý để quản lý một cách hòa bình, hiệu quả các hoạt động bảo vệ an ninh, quốc phòng, phát triển kinh tế xã hội trong các khu vực biên giới và thúc đẩy giao thương qua biên giới.
Bài học kinh nghiệm rút ra là kiên trì các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế và mục tiêu tối cao là xây dựng đường biên giới hòa bình, ổn định, bền vững, áp dụng linh hoạt thực tiễn và tập quán quốc tế trên cơ sở nắm vững tình hình thực tế tại khu vực biên giới đang giải quyết cũng như quyền lợi xác đáng của các Bên liên quan. Bài học này đã được áp dụng thành công trong quá trình giải quyết biên giới đất liền Việt - Trung, cũng như các cuộc đàm phán hiện nay tại các khu vực biên giới khác.
Ngày 14/11/2024, Đối thoại Biển lần thứ 13 với chủ đề “Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế” do Học viện Ngoại...
15/11/2024 16:17
Ngày 14/11/2024, Đối thoại Biển lần thứ 13 với chủ đề “Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế” do Học viện Ngoại...
15/11/2024 16:17
Sáng 06/11, Đại hội biển Đông Á 2024 với chủ đề: “Hợp lực xanh vì một tương lai chung: Một đại dương bền vững và...
07/11/2024 17:21
Trả lời phỏng vấn bên lề Hội thảo quốc tế Biển Đông lần thứ 16 diễn ra từ ngày 23-24/10 tại Quảng Ninh, ông Niclas...
29/10/2024 16:05
Đó là nhận định của Trưởng đại diện Phái đoàn Wallonie-Bruxelles tại Việt Nam Pierre Du Ville về những nỗ lực của Việt Nam trong...
11/10/2024 16:05
Tại Hội thảo quốc tế “Hợp tác vì biên giới, biển, đảo hòa bình và phát triển”, ông Adib Abbasi, cán bộ liên lạc của...
11/10/2024 16:03
Tại Hội thảo quốc tế “Hợp tác vì biên giới, biển, đảo hòa bình và phát triển”, ông Erik Franckx, Giáo sư danh dự tại...
11/10/2024 16:02
Những năm qua, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế (CKQT) Hữu Nghị ((Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lạng Sơn) luôn hoàn...
17/09/2024 16:34
Năm 2024 đánh dấu 25 năm Việt Nam và Trung Quốc ký Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc và 15 năm...
27/08/2024 17:11
Tình trạng tắc nghẽn cảng biển ở châu Á vẫn chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”, ảnh hưởng không nhỏ đến chuỗi cung ứng toàn...
12/08/2024 17:14
Luật Thủy sản 2017 ra đời, nhiều nghị định mới được ban hành, sửa đổi, bổ sung nâng mức xử phạt hành chính kèm theo...
08/08/2024 16:26
Nắm chắc đặc điểm tình hình, yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị; đề cao tinh thần trách nhiệm của người cán bộ, đảng viên,...
11/07/2024 16:22
Ngày 8/7, Soái hạm USS Blue Ridge (LCC 19) của Hạm đội 7 Hải quân Mỹ và tàu Tuần duyên Waesche đã cập cảng quốc...
09/07/2024 16:21
Australia áp dụng các hình phạt nặng đối với hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU),...
04/07/2024 16:11
Chính phủ Malaysia và Chính phủ Việt Nam đã ký Biên bản ghi nhớ (MOU) về Hợp tác Nông nghiệp vào tháng 4/2014 tại Hà...
02/07/2024 16:55