Một số quy định về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo

06/12/2013 00:00

Nghị định 25/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 06/03/2009 về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo được áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo . Tại chương II  đã quy định rõ các quy định về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo như sau:

1. Nội dung quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo

- Quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo: trong đó có nguyên tắc quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo; căn cứ lập quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển,  hải đảo; nội dung quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo; lập và phê duyệt quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo; tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo;

- Chương trình, kế hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo gồm: căn cứ lập chương trình, kế hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo; nội dung chương trình, kế hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo; lập, phê duyệt chương trình, kế hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo; thực hiện chương trình, kế hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.

- Quản lý điều tra cơ bản tài nguyên và môi trường biển, hải đảo;

- Quản lý việc khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo;

- Phòng ngừa, ngăn chặn, kiểm soát ô nhiễm biển, hải đảo; bảo vệ môi trường bờ biển;

- Ứng phó, khắc phục sự cố môi trường, thiên tai trên các vùng ven biển, vùng biển và hải đảo Việt Nam;

-  Giải quyết tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quản lý, khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.

2. Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan liên quan đến việc quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo

a. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Ban Chỉ đạo liên ngành để thực hiện chương trình, kế hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo đối với các chương trình, kế hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ  môi trường biển, hải đảo liên quan đến nhiều Bộ, ngành và địa phương.

b. Bộ Tài nguyên và Môi trường:

- Trong quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo: Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh ven biển lập quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo trong phạm vi cả nước trình Chính phủ phê duyệt (đối với việc quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo liên quan đến quốc phòng, an ninh thì phải có ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trước khi trình Chính phủ phê duyệt); chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức quản lý, kiểm tra và thực hiện quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo; kiểm tra việc thực hiện quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.

- Đối với chương trình, kế hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo: căn cứ vào quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo đã được phê duyệt, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổng hợp chương trình, kế hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo của các Bộ, ngành và địa phương; lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình, kế hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo liên ngành, liên tỉnh;

- Quản lý điều tra cơ bản tài nguyên và môi trường biển, hải đảo: Bộ Tài nguyên và Môi trường tham gia thẩm định các chương trình, kế hoạch điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học biển, hải đảo và đại dương của các Bộ, ngành và địa phương theo quy định của pháp luật; phối hợp với các cơ quan liên quan theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện chương trình, kế hoạch điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học biển, hải đảo và đại dương của các Bộ, ngành và địa phương; đề xuất điều chỉnh chương trình, kế hoạch điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học biển, hải đảo và đại dương.

- Trong công tác phòng ngừa, ngăn chặn, kiểm soát ô nhiễm biển, hải đảo: Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức nghiên cứu, điều tra, đánh giá tình trạng ô nhiễm biển, hải đảo và xác định các vùng ô nhiễm nghiêm trọng; tiến hành xử lý, khắc phục hậu quả ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường biển, hải đảo; ban hành các quy định về quản lý chất thải và kiểm soát ô nhiễm biển, hải đảo; chỉ đạo và hướng dẫn Ủy ban nhân dân các tỉnh ven biển thực hiện các quy định về quản lý chất thải và kiểm soát ô nhiễm biển, hải đảo.

- Công tác ứng phó, khắc phục sự cố môi trường, thiên tai trên các vùng ven biển, vùng biển và hải đảo Việt Nam: Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh ven biển tổ chức hoạt động theo dõi, giám sát và cảnh báo sự cố môi trường, thiên tai; xây dựng chiến lược và kế hoạch hành động thích ứng với mực nước biển dâng cao; xây dựng lộ trình tham gia các điều ước quốc tế liên quan đến ứng phó sự cố môi trường, thiên tai và có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban quốc gia tìm kiếm, cứu nạn và các Bộ, ngành liên quan trong việc ứng phó sự cố môi trường, thiên tai.

- Đối với vấn đề bảo vệ môi trường bờ biển: Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh ven biển xây dựng chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường bờ biển trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Về việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quản lý, khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo: Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan giải quyết hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết tranh chấp liên quan đến quản lý, khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo liên ngành, liên tỉnh.

- Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam thực hiện nhiệm vụ là cơ quan thường trực của các Ban Chỉ đạo liên ngành để điều phối thực hiện chương trình, kế hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.

c. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân các tỉnh ven biển có trách nhiệm đề xuất nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường; chỉ đạo và tổ chức thực hiện đúng quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; lập chương trình, kế hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp; định kỳ hàng năm báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về tình hình thực hiện các chương trình, kế hoạch điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học biển, hải đảo và đại dương.

- Các Bộ, ngành có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường điều tra, đánh giá hiện trạng ô nhiễm biển, hải đảo; xây dựng, ban hành và kiểm tra việc thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật về quản lý chất thải và kiểm soát ô nhiễm biển, hải đảo phát sinh từ hoạt động của ngành mình; huy động các lực lượng chuyên trách tham gia kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý chất thải và kiểm soát ô nhiễm môi trường biển, hải đảo; tổ chức xử lý, khắc phục hậu quả do sự cố môi trường, thiên tai gây ra và yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường theo quy định của pháp luật; giải quyết các tranh chấp về quản lý, khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường ven biển, hải đảo thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình.

- Ủy ban nhân dân các tỉnh ven biển tổ chức quản lý, kiểm tra, giám sát và xử lý các hành vi gây ô nhiễm môi trường biển, hải đảo trên địa bàn quản lý; xử lý, khắc phục hậu quả do sự cố môi trường, thiên tai gây ra và yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường; quản lý, bảo vệ bờ biển, xác định các vùng bờ biển dễ bị tổn thương và biến đổi lớn, đề xuất và thực hiện các giải pháp quản lý, bảo vệ phù hợp; giải quyết các tranh chấp về quản lý, khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường ven biển, hải đảo thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình.

d. Tổ chức, cá nhân:

- Đối với các dự án đầu tư liên quan đến khai khác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo của các tổ chức, cá nhân thì các tổ chức, cá nhân này có trách nhiệm tuân thủ quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

- Tổ chức, cá nhân có nhu cầu và khả năng khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép theo quy định của pháp luật.

- Các chủ cơ sở sản xuất kinh doanh trên hải đảo, chủ phương tiện nổi trên biển có trách nhiệm báo cáo về lượng chất thải và phương án xử lý chất thải cho cơ quan quản lý nhà nước về môi trường; chủ phương tiện vận tải, kho lưu giữ hàng hoá trên biển có nguy cơ gây ra sự cố môi trường cao phải có phương án phòng tránh sự cố môi trường và phải thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn và Cảnh sát biển biết.

Với các quy định cụ thể về công tác quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường tại các vùng ven biển, vùng biển và hải đảo Việt Nam, Nghị định trên góp phần thống nhất quản lý, khai thác, sử dụng và bảo vệ môi trường biển, hải đảo phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an toàn trên biển góp phần bảo vệ an ninh chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ./. 

Hồng Việt

Cùng chuyên mục
Công hàm số 77/HC-2011
Công hàm số 77/HC-2011

Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là phần không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam. Việt Nam có đầy đủ...

Công hàm số 240/HC-2009
Công hàm số 240/HC-2009

Việt Nam mong muốn nhận cơ hội này khẳng định lập trường nhất quán rằng Việt Nam có chủ quyền không tranh cãi đối với...

Công hàm số 86/HC-2009
Công hàm số 86/HC-2009

Phái đoàn thường trực nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Liên Hơp Quốc kính chào Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc,...

Công hàm số 25/HC-2020
Công hàm số 25/HC-2020

Công hàm của Việt Nam gửi tới Liên Hợp Quốc ngày 10/4/2020 để phản hồi Công hàm số 000191-2020 và 000192-2020 ngày 6/3/2020 của Phái...

Công hàm số 24/HC-2020
Công hàm số 24/HC-2020

Công hàm của Việt Nam gửi tới Liên Hợp Quốc ngày 10/4/2020 để phản hồi Công hàm số HA 59/12 ngày 12/12/2019 của Phái đoàn...

Công hàm số 22/HC-2020
Công hàm số 22/HC-2020

Công hàm của Việt Nam gửi tới Liên Hợp Quốc ngày 30/3/2020 để phản đối các yêu sách của Trung Quốc tại Công hàm số...

Công thư A/37/697
Công thư A/37/697

Công thư của Việt Nam gửi lên Liên Hợp Quốc ngày 30/11/1982 yêu cầu lưu hành tuyên bố ngày 12/11/1982 của Chính phủ Việt Nam...

Công thư A/37/120
Công thư A/37/120

Công thư của Việt Nam gửi lên Liên Hợp Quốc ngày 17/3/1982 yêu cầu lưu hành công hàm ngày 5/3/1982 của Việt Nam gửi Đại...

Công thư A/37/83
Công thư A/37/83

Công thư của Việt Nam gửi lên Liên Hợp Quốc ngày 4/2/1982 yêu cầu lưu hành Sách trắng "Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa,...

Công thư số A/34/541
Công thư số A/34/541

Công thư của Việt Nam gửi lên Liên Hợp Quốc ngày 1/10/1979 yêu cầu lưu hành Sách Trắng "Chủ quyền của Việt Nam đối với...

Nghị quyết Trung ương 8 về Chiến lược phát triển kinh tế biển
Nghị quyết Trung ương 8 về Chiến lược phát triển kinh tế biển

Ngày 22/10, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ...

Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982
Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982

Công ước nhằm thiết lập được một trật tự pháp lý cho các biển và đại dương

Agreement between the Government of the Kingdom of Thailand and the Government of the Socialist Republic of Viet Nam on the delimitation of the maritime boundary between the two countries in the Gulf of Thailand
Agreement between the Government of the Kingdom of Thailand and the Government of the Socialist Republic of Viet Nam on the delimitation of the maritime boundary between the two countries in the Gulf of Thailand

The Agreement aims to establish the maritime boundary between the two countries in the relevant part of their overlapping continental shelf claims in the Gulf...

Hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Hiệp định nhằm bảo tồn và khai thác bền vững tài nguyên sinh vật biển trong Vùng nước Hiệp định ở Vịnh Bắc Bộ và...

Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa In-đô-nê-xi-a về phân định ranh giới thềm lục địa
Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa In-đô-nê-xi-a về phân định ranh giới thềm lục địa

Hiệp định nhằm thiết lập ranh giới thềm lục địa giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ...

Tin đọc nhiều
Tuyên truyền các quy định về khai thác hải sản cho ngư dân
Phòng tuyến góp phần ngăn chặn tàu cá khai thác hải sản trái phép
Hội đàm giữa Lai Châu và hai tỉnh Phông Sa Lỳ, U Đôm Xay
Dâng hương, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hy sinh trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc
Sẽ nâng cấp nhiều luồng hàng hải, kêu gọi vốn đầu tư các bến cảng biển
Phát triển Bà Rịa-Vũng Tàu thành Trung tâm kinh tế biển Quốc gia
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Tây Ban tại Việt Nam
Xuất nhập khẩu chính ngạch giữa Kiên Giang và Kampot đạt 256 triệu đô la Mỹ
Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 khảo sát tại tỉnh Sóc Trăng
Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045
Kiều bào tại Hungary hướng về biển đảo quê hương
Cảnh sát biển Việt Nam tham dự Hội nghị Hội đồng điều hành ReCAAP lần thứ 18
Xung lực mới cho quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam – New Zealand
Quảng Ninh xây dựng nền biên phòng toàn dân vững chắc
Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp
Việt Nam lên án hành vi bạo lực, vô nhân đạo trên các tuyến hàng hải quốc tế
Xây dựng đường biên giới Việt Nam-Trung Quốc hòa bình, hợp tác và phát triển
Nhận diện, phát triển “mũi nhọn” của Kiên Hải
Lào Cai-Vân Nam: Tuyến biên giới Việt-Trung hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển
Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Việt Nam và Thái Lan nhất trí phối hợp và cùng các thành viên ASEAN duy trì lập trường nguyên tắc của ASEAN về vấn đề Biển Đông
Khai mạc hội nghị Phát triển bền vững nuôi biển, nhìn từ Quảng Ninh
Khai mạc Triển lãm ảnh “Tổ quốc bên bờ sóng” tại Lào
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang hội kiến Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị
Việt Nam kêu gọi các bên liên quan cùng đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông
Sóc Trăng tuần tra kiểm soát chống khai thác IUU
Nâng cao năng lực vận chuyển hàng hóa và hiệu suất thông quan tại các cặp cửa khẩu trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc
Chủ tịch Quốc hội Phần Lan ủng hộ lập trường, quan điểm của ASEAN và Việt Nam về vấn đề Biển Đông
Khám phá tuyến du lịch kết nối Non nước Cao Bằng với Cao nguyên đá Đồng Văn