Phát triển nghề cá bền vững và có trách nhiệm

27/09/2024 16:45

Những nỗ lực chống khai thác IUU của các tỉnh phía Nam: Bà Rịa Vũng Tàu - Bình Thuận, Ninh Thuận thời gian qua đã mang lại nhiều kết quả tích cực.

Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn kiểm tra việc vận hành của Trung tâm giám sát tàu cá tỉnh Bình Thuận. Ảnh: Hồng Hiếu/TTXVN

Để góp phần cùng cả nước đạt được mục tiêu sớm gỡ cảnh báo "thẻ vàng" IUU và phát triển bền vững ngành thủy sản, các địa phương này đang tập trung tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ ngư dân chuyển đổi nghề, nâng cao hiệu quả khai thác; đồng thời tăng cường hợp tác để giải quyết các vấn đề khai thác IUU trên phạm vi rộng hơn.

Tập trung giải quyết những tồn tại, vướng mắc

Theo Ban Chỉ đạo chống khai thác IUU tỉnh Bình Thuận, đến nay toàn tỉnh vẫn còn 1.451 tàu cá đã đăng ký nhưng chưa có hoặc hết hạn giấy phép. Công tác giám sát sản lượng lên bến, truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác còn hạn chế. Từ đầu năm đến nay mới chỉ giám sát được 28.332 tấn/156.430 tấn sản hản bốc dỡ qua cảng, đạt 18,1% tổng sản lượng khai thác. Việc cấp xác nhận, chứng nhận nguồn gốc qua hệ thống eCDT còn gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu chưa thực hiện được thủ tục cấp giấy SC, giấy CC qua hệ thống eCDT (Hệ thống truy xuất nguồn gốc thủy sản điện tử).

Nguyên nhân chủ yếu là do chủ tàu cá, thuyền trưởng ghi nhật ký khai thác không đúng quy định, không chi tiết đến loài, vi phạm vùng khai thác, hoạt động không đúng nghề theo giấy phép, không cập cảng chỉ định để bốc dỡ sản phẩm, hệ thống phần mềm chưa hỗ trợ khai báo tàu bán sản phẩm qua tàu dịch vụ, doanh nghiệp mua sản phẩm qua nậu vựa,...

Theo ông Nguyễn Hồng Hải, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận, nhiệm vụ trọng tâm đến ngày 30/9 là địa phương nỗ lực khắc phục khó khăn, tập trung cao điểm hoàn thành việc triển khai đăng ký, cấp giấy phép khai thác thủy sản cho tàu cá "3 không". Đồng thời, tăng cường giám sát sản lượng thủy sản khai thác, thống kê tàu cá ra vào cảng cá, đẩy nhanh tiến độ triển khai Hệ thống truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác điện tử eCDT; tiếp tục cao điểm tuần tra, kiểm tra, kiểm soát tàu cá tại các cửa sông, cửa biển, cảng cá, bến tạm, bãi ngang…

Bên cạnh đó, tỉnh cũng đẩy nhanh tiến độ, hoàn thiện các thủ tục hồ sơ để sớm sửa chữa, khắc phục hư hỏng, xuống cấp hạ tầng cảng cá, nạo vét khơi thông luồng lạch, đảm bảo vệ sinh môi trường các cảng cá.

Trong khi đó, tỉnh Ninh Thuận cũng còn 1.122 tàu cá hiện chưa được cấp, cấp lại giấy phép khai thác thủy sản; trong đó, 973 tàu cá chưa thực hiện cấp lại và 149 tàu chưa được cấp giấy phép khai thác thủy sản. Trong số tàu chưa cấp phép lại có 36 tàu từ 15 m trở lên, hiện đang nằm bờ không tham gia khai thác và một số đang bị ngân hàng đấu giá để thu hồi vốn vay.

Ngoài ra, qua rà soát của các địa phương, hiện có 403 tàu cá được xác định không còn hoạt động, không còn tồn tại tại địa phương (hầu hết thuộc nhóm dưới 12 mét), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang thực hiện quy trình xóa đăng ký theo quy định để xóa các tàu cá này khỏi sổ bộ đăng ký tàu cá Quốc gia.

Ông Nguyễn Khắc Lâm, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận cho biết, để đẩy nhanh tiến độ cấp đăng ký cho tàu cá, Sở chỉ đạo Chi cục Thủy sản phối hợp địa phương tổ chức làm việc trực tiếp hướng dẫn từng chủ tàu thủ tục đăng ký, đăng kiểm, cấp giấy phép (gồm cả tàu "3 không") và cập nhật 100% dữ liệu tàu cá vào Cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia (VNFishbase).

Đồng thời, tăng cường theo dõi, giám sát tàu cá hoạt động trên biển qua hệ thống giám sát tàu cá, nắm rõ và xử lý nghiêm từng trường hợp vi phạm quy định mất kết nối VMS, xử lý đến cùng các vụ việc vi phạm; khẩn trương triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc thủy sản điện tử (eCDT).

Chung tay phối hợp chống khai thác IUU

Lữ đoàn 681 (Vùng 2 Hải quân) tặng cờ Tổ quốc và tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác IUU trước khi xuất bến. Ảnh: Hồng Hiếu/TTXVN

Với hơn 600 km đường bờ biển chung và là một trong bốn ngư trường trọng điểm của cả nước, Ninh Thuận, Bình Thuận và Bà Rịa - Vũng Tàu đã và đang tăng cường phối hợp để quản lý đội tàu cá đông đảo và chống khai thác bất hợp pháp IUU, góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản và phát triển bền vững nghề cá.

Theo ông Nguyễn Văn Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, tỉnh triển khai Kế hoạch hành động tháng cao điểm thực hiện khắc phục hoàn thành triệt để các tồn tại, hạn chế về chống khai thác IUU, thành lập các Đoàn thanh tra kiểm tra trực tiếp các địa phương, các cảng cá; chuẩn bị kỹ nội dung, kịch bản đón tiếp và làm việc với Đoàn thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC) lần thứ 5 đảm bảo chủ động, linh hoạt, chu đáo và hiệu quả cao nhất là góp phần chung tay cùng cả nước gỡ được cảnh báo "thẻ vàng" của EC.

Cùng với đó, tiếp tục thực hiện hiệu quả quy chế phối hợp giữa tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với các tỉnh, thành phố ven biển và các lực lượng chức năng, chấp pháp trên biển để kiểm soát 100% tàu cá của tỉnh hoạt trên biển, hoạt động trên địa bàn ngoài tỉnh và tàu cá của địa phương khác hoạt động trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Cụ thể, các lực lượng chức năng thường xuyên trao đổi thông tin, điều tra, xử lý tàu cá mất kết nối quá 06 giờ và trên 10 ngày trên biển, tàu vi phạm khai thác IUU, tàu cá vượt ranh giới trên biển trái phép, lập hồ sơ xử lý dứt điểm từng trường hợp vi phạm. Nếu đủ dấu hiệu vi phạm hình sự, tiến hành khởi tố để tạo sự răn đe, ngăn ngừa vi phạm.

Đối với Ninh Thuận, địa phương đã chủ động xây dựng mạng lưới phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân, các tỉnh lân cận Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu và các tỉnh, thành ven biển phía Nam thực hiện các biện pháp theo dõi, phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của chủ tàu, thuyền trưởng, thuyền viên tàu cá của tỉnh này xuất, nhập bến trên địa bàn tỉnh kia và hoạt động khai thác thủy sản bất hợp pháp trên các vùng biển, nhất là vùng giáp ranh với nước ngoài.

Ông Nguyễn Hồng Phấn, Phó Chi cục Trưởng Chi cục Thủy sản Ninh Thuận thông tin: "Hàng năm, đơn vị cử các kỹ sư khai thác hải sản đi cùng ngư dân ra các ngư trường khai thác thuộc vùng biển các tỉnh Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên Giang, Cà Mau... Các kỹ sư đi cùng sẽ hỗ trợ ngư dân kỹ thuật khai thác, phổ biến quy định pháp luật khai thác trên biển đi đôi với bảo vệ nguồn lợi hải sản và không xâm phạm khai thác ở vùng biển nước ngoài".

Phát triển khai thác thủy sản hiệu quả, bền vững

Hiện nay, bên cạnh nhiệm vụ tập trung chống khai thác IUU, các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận và Ninh Thuận đang nỗ lực chuyển đổi ngành thủy sản theo hướng bền vững và đa dạng. Bằng cách sắp xếp lại nghề cá, ưu tiên phát triển các nghề thân thiện với môi trường, xây dựng các mô hình kinh tế mới và tăng cường quản lý nguồn lợi thủy sản để đảm bảo sự phát triển bền vững, nâng cao giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường biển.

Tại Bình Thuận, hàng nghìn ngư dân đã dần thích nghi với những thay đổi mới trong nghề cá bằng việc tham gia thực hiện "Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển tỉnh Bình Thuận đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045". Theo kế hoạch, ngành thủy sản tỉnh sẽ giảm mạnh phương tiện khai thác thủy sản vùng ven bờ, góp phần giải quyết bài toán chuyển đổi nghề từ khai thác thủy sản ven bờ sang nuôi trồng trên biển mang tính bền vững hơn.

Ông Nguyễn Văn Chiến, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, cho biết, Bình Thuận đang đẩy mạnh thực hiện và nhân rộng mô hình đồng quản lý, khuyến khích ngư dân tham gia những mô hình hay trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản; triển khai các mô hình bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản gắn với phát triển du lịch sinh thái… Đây là cơ hội lớn để phục hồi hệ sinh thái đang ngày bị cạn kiệt bởi khai thác quá mức như hiện nay.

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng đang đẩy mạnh triển khai xây dựng Đề án phát triển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia, tổ chức sắp xếp, thực hiện tốt phương án phát triển ngành thủy sản theo định hướng Quy hoạch tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đồng thời, địa phương đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi nghề cho tàu cá, tiếp tục phát triển các mô hình nuôi thủy sản trên biển, ven biển theo hướng công nghệ cao, thân thiện môi trường, gia tăng giá trị, phát triển bền vững đi đôi với công tác bảo tồn, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, phát triển du lịch, dịch vụ và bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Triển khai kế hoạch phát triển khai thác thủy sản hiệu quả, bền vững giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030, tỉnh Ninh Thuận cũng đang đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại đội tàu, nghề phù hợp với khả năng cho phép khai thác nguồn lợi thủy sản, phù hợp với định hướng phát triển nghề cá và điều kiện kinh tế xã hội của địa phương.

Ông Đặng Kim Cương, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận cho biết, Ninh Thuận tập trung chuyển đổi các nghề ven bờ, vùng lộng sang nghề dịch vụ khai thác thủy sản, nghề cá giải trí, nuôi trồng thủy sản, dịch vụ nuôi trồng thủy sản đối với các địa phương có tiềm năng phát triển về nghề nuôi biển. Đối với nhóm tàu cá vùng khơi đang hoạt động sẽ hạn chế phát triển nghề lưới kéo, lưới rê thu ngừ, cho phép chủ tàu hoạt động kiêm nghề ít xâm hại môi trường, hệ sinh thái và nguồn lợi thủy sản để chủ tàu có đủ thời gian và kinh phí tiếp cận với nghề chuyển đổi mới.

Tỉnh Ninh Thuận cũng xây dựng mô hình chợ đầu mối hải sản gắn với cảng cá; xây dựng liên kết chuỗi khai thác-thu mua-bảo quản-tiêu thụ hải sản; dịch vụ nghề cá với du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn tại cảng cá, làng chài, làng nghề truyền thống ven biển.

Để chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không khai báo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thủy sản hiệu quả, các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Ninh Thuận tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của tàu cá; tuyên truyền để nâng cao ý thức của ngư dân; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Đồng thời, tăng cường hoạt động nuôi biển, đẩy mạnh bảo vệ nguồn lợi thủy sản; quy hoạch các khu bảo tồn biển, phục hồi hệ sinh thái, thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản... Bên cạnh sự nỗ lực của các địa phương, các Bộ, ngành Trung ương cũng cần có các giải pháp, cơ chế chính sách hỗ trợ phù hợp để giúp ngư dân, người lao động chuyển đổi nghề nhằm đảm bảo sinh kế lâu dài cho cộng đồng ngư dân ven biển trong thời gian tới.

Nguồn: TTXVN
Cùng chuyên mục
Việt Nam-Campuchia tuần tra chung trên biển
Việt Nam-Campuchia tuần tra chung trên biển

Sáng 27/9, Tàu 265, Lữ đoàn 175, (Vùng 5 Hải quân nhân dân Việt Nam) đã cập quân cảng Vùng 5 (Kiên Giang), kết thúc...

Việt Nam – Campuchia tăng cường phối hợp tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ
Việt Nam – Campuchia tăng cường phối hợp tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ

Ngày 26/9, tại TP. Đà Nẵng diễn ra Kỳ họp lần thứ XXIII giữa Ủy ban Chuyên trách Chính phủ Việt Nam và Ủy ban...

Đổi mới phương thức quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo
Đổi mới phương thức quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo

Ngày 26/9, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị đánh giá công tác quản lý nhà nước tài nguyên,...

Hội đàm về kết quả kết nghĩa giữa Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Yên Bái và Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Xayabury
Hội đàm về kết quả kết nghĩa giữa Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Yên Bái và Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Xayabury

Chiều 25/9, Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh Yên Bái và Bộ CHQS tỉnh Xayabury (Quân đội nhân dân Lào) tổ chức hội đàm...

  Tăng cường hòa bình, hữu nghị, ổn định trên khu vực biên giới, cửa khẩu Việt Nam-Trung Quốc
Tăng cường hòa bình, hữu nghị, ổn định trên khu vực biên giới, cửa khẩu Việt Nam-Trung Quốc

Nhận lời mời của Cục Quản lý Di dân Quốc gia nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Đoàn đại biểu Bộ Tư lệnh Bộ...

  Đi tìm tiềm năng và cơ hội phát triển từ cặp Cửa khẩu quốc tế Nam Giang - Đắc Tà Oọc
Đi tìm tiềm năng và cơ hội phát triển từ cặp Cửa khẩu quốc tế Nam Giang - Đắc Tà Oọc

Việc nâng cấp cửa khẩu Nam Giang thành cửa khẩu quốc tế đã mở ra nhiều cơ hội hợp tác mới về đầu tư phát...

Ấn tượng Lý Sơn
Ấn tượng Lý Sơn

Được nghe nhiều về đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) nhưng chưa một lần đến, bởi vậy chúng tôi rất háo hức khi lần đầu có...

Những lời thề “thép” ở Trường Sa
Những lời thề “thép” ở Trường Sa

“Đảo là nhà, biển cả là quê hương” khẩu hiệu in đỏ trên nền xanh ở đảo Đá Tây đã khiến tôi nhớ mãi trong...

Giữ biên cương tổ quốc từ vững chắc lòng dân
Giữ biên cương tổ quốc từ vững chắc lòng dân

Giữ vai trò nòng cốt trong quản lý và bảo vệ đoạn biên giới quốc gia dài 9,5km tiếp giáp nước bạn Campuchia, thời gian...

Đại sứ Lào tại Việt Nam: Có an ninh, trật tự biên giới mới có thể cùng phát triển
Đại sứ Lào tại Việt Nam: Có an ninh, trật tự biên giới mới có thể cùng phát triển

Đại sứ Lào tại Việt Nam Khamphao Ernthavanh khẳng định rằng đường biên giới hai nước ổn định tạo điều kiện cho nhân dân hai...

Tàu chở thiết bị điện gió lần đầu tiên cập cảng Vũng Áng
Tàu chở thiết bị điện gió lần đầu tiên cập cảng Vũng Áng

Chuyến tàu chở thiết bị điện gió cập cảng Vũng Áng có ý nghĩa lớn trong việc tối ưu tính lưỡng dụng, gắn liền với...

Khẩn trương triển khai xây dựng cửa khẩu thông minh ở Lạng Sơn
Khẩn trương triển khai xây dựng cửa khẩu thông minh ở Lạng Sơn

Chiều 22/9, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cùng đoàn công tác Trung ương đã làm việc với tỉnh Lạng Sơn về triển khai Đề...

Điều chỉnh Quy hoạch Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng-Lạng Sơn đến năm 2045
Điều chỉnh Quy hoạch Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng-Lạng Sơn đến năm 2045

Ngày 19/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1009/QĐ-TTg phê duyệt nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu...

Triển lãm tranh cổ động về chủ quyền biên giới, biển đảo tại Ninh Thuận
Triển lãm tranh cổ động về chủ quyền biên giới, biển đảo tại Ninh Thuận

Sáng 20/9, tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm (tỉnh Ninh Thuận), Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du...

Bộ đội Biên phòng Bình Phước tăng cường hợp tác với Tiểu khu quân sự 2 tỉnh Tboung Khmum và Kratie (Campuchia)
Bộ đội Biên phòng Bình Phước tăng cường hợp tác với Tiểu khu quân sự 2 tỉnh Tboung Khmum và Kratie (Campuchia)

Sáng 20/9, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Bình Phước tổ chức hội đàm với Tiểu khu Quân sự 2 tỉnh Tboung...

Tin đọc nhiều
Giám sát rác thải đại dương và thu gom xa bờ cho vùng biển Côn Đảo
Thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh thuộc cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị
Hoàn thiện hệ thống giám sát hành trình tàu cá trước ngày 20/8 tới
Việt Nam và Campuchia tổ chức Đối thoại chính sách quốc phòng lần thứ 7
Trang trọng Lễ kỷ niệm 79 năm Quốc khánh 2/9 tại Campuchia
Góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc
Việt Nam – Campuchia tăng cường phối hợp tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp xã giao Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hà Vĩ
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội đàm với Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu
Nâng cao kiến thức pháp luật cho ngư dân Bạch Long Vĩ
Đối thoại Chính trị - An ninh - Quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ lần thứ 13
Tuổi trẻ đảo Cồn Cỏ tham gia bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Tổng Thư ký Liên hợp quốc António Guterres
Tàu Hải quân Hoàng gia Canada thăm xã giao TP Hồ Chí Minh
Cảnh sát biển hai nước Việt Nam - Trung Quốc tuần tra chung lần thứ 3 trên vùng biển phía Bắc Vịnh Bắc Bộ
  Gỡ 'thẻ vàng' IUU: Địa phương phải quyết liệt hơn
Chuyển biến tích cực trong phòng chống khai thác IUU
Tàu CSB 8002 lên đường thăm, giao lưu với Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines
Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc: Thành công được xây đắp bằng quyết tâm và trí tuệ
Tăng cường và làm sâu sắc hơn hơn quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa Việt Nam và Ấn Độ
Đảo Ba Mùn xanh
Phát triển bền vững kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh
Hợp tác Mê Công – Lan Thương góp phần xây dựng khu vực Mê Công hoà bình, ổn định và phát triển bền vững
Việt Nam dự Hội nghị Quan chức Quốc phòng cấp cao ASEAN
Tiếp tục bảo đảm cung cấp điện phục vụ quân và dân trên quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1
Phòng, chống tội phạm ma túy tuyến biên giới Việt-Lào: Nỗ lực không ngơi nghỉ
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ Hải quân và quân, dân huyện đảo Trường Sa
Đưa quan hệ Việt Nam – Thái Lan phát triển ngày càng mạnh mẽ
  Tăng cường hòa bình, hữu nghị, ổn định trên khu vực biên giới, cửa khẩu Việt Nam-Trung Quốc