Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản

30/08/2021 16:31

Ngày 16/5/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 42/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản. Nghị định này gồm có 4 chương và 58 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 05/7/2019, thay thế Nghị định số 103/2013/NĐ-CP ngày 12/9/2013, cụ thể:

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

  1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo từng chức danh đối với từng hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.
  2. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản không quy định tại Nghị định này thì áp dụng theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan.

Điều 2. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính

  1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân) thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này.
  2. Tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:
  3. a) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp (chi nhánh, văn phòng đại diện);
  4. b) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật hợp tác xã gồm: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
  5. c) Tổ chức được thành lập theo quy định của Luật đầu tư gồm: Nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam;
  6. d) Tổ chức xã hội, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;

đ) Đơn vị sự nghiệp và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

  1. Hộ kinh doanh phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, hộ gia đình thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này bị xử phạt vi phạm như đối với cá nhân.

Điều 3. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản là một năm; trừ các trường hợp vi phạm hành chính về sản xuất, mua bán, nhập khẩu, xuất khẩu tàu cá, giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, bảo vệ nguồn lợi thủy sản thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là hai năm.

Điều 4. Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả

  1. Đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản, tổ chức, cá nhân phải chịu hình thức xử phạt chính là phạt tiền.
  2. Căn cứ tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
  3. a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn, đình chỉ hoạt động có thời hạn;
  4. b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính, bao gồm: Tàu cá, ngư cụ, công cụ kích điện, chất cấm, hóa chất, hóa chất cấm, chất độc, thủy sản và sản phẩm thủy sản khai thác, giấy chứng nhận, xác nhận, giấy phép, văn bản cho phép, chứng chỉ bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung.
  5. Ngoài các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính, Nghị định này quy định các biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
  6. a) Buộc thả thủy sản còn sống trở lại môi trường sống của chúng;
  7. b) Buộc chuyển giao thủy sản thuộc Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm đã chết cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý;
  8. c) Buộc thả bổ sung thủy sản nguy cấp, quý, hiếm theo quy định;
  9. d) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với các phân khu chức năng trong Khu bảo tồn biển, môi trường sống của thủy sản, khu vực biển, vùng đất cảng cá, vùng nước cảng cá và công trình cảng cá;

đ) Buộc tiêu hủy hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng giống thủy sản, loài thủy sản, sản phẩm thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản;

  1. e) Buộc tái xuất giống thủy sản, loài thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản nhập khẩu;
  2. g) Buộc tái chế thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản;
  3. h) Buộc chủ tàu cá chi trả kinh phí đưa công dân Việt Nam bị cơ quan có thẩm quyền nước ngoài bắt giữ về nước;
  4. i) Buộc tháo dỡ tàu cá thuộc diện cấm phát triển hoặc tàu cá được đóng mới, cải hoán không có văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền;
  5. k) Buộc treo Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc cờ quốc tịch;
  6. l) Buộc trả lại diện tích đã lấn chiếm;
  7. m) Buộc tái xuất tàu cá.

Điều 5. Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền trong hoạt động thủy sản

  1. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân trong lĩnh vực thủy sản là 1.000.000.000 đồng.
  2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điều 40 Nghị định này. Trường hợp tổ chức có cùng hành vi vi phạm như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
  3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức bằng hai lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.

Chương II

HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ

Mục 1. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN

Điều 6. Vi phạm quy định về bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản

  1. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường sống của loài thủy sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:
  2. a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không dành hành lang di chuyển cho loài thủy sản khi khai thác thủy sản bằng nghề cố định ở các sông, hồ, đầm, phá; không tạo đường di cư hoặc dành hành lang di chuyển cho loài thủy sản khi xây dựng mới, thay đổi hoặc phá bỏ công trình hoặc có hoạt động liên quan đến đường di cư của loài thủy sản; cản trở trái phép đường di cư tự nhiên của loài thủy sản;
  3. b) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi hủy hoại nguồn lợi thủy sản hoặc hệ sinh thái thủy sinh hoặc khu vực thủy sản tập trung sinh sản hoặc khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống; phá hoại nơi cư trú của loài thủy sản thuộc Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm hoặc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;
  4. c) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm hoặc gây hại khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản;
  5. d) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi thăm dò, khai thác tài nguyên, xây dựng, phá bỏ công trình dưới mặt nước, lòng đất dưới nước làm suy giảm hoặc mất đi nguồn lợi thủy sản hoặc gây tổn hại đến môi trường sống, khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống, đường di cư của loài thủy sản.
  6. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

  1. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều này.

Điều 7. Vi phạm quy định về khu vực cấm khai thác thủy sản

  1. Khai thác thủy sản trong khu vực cấm khai thác hoặc khu vực cấm khai thác có thời hạn mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự bị xử phạt như sau:
  2. a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét để khai thác thủy sản hoặc khai thác thủy sản mà không sử dụng tàu cá;
  3. b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét để khai thác thủy sản;
  4. c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét để khai thác thủy sản;
  5. d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên để khai thác thủy sản.
  6. Đối với hành vi sử dụng tàu cá làm nghề lưới kéo, nghề và ngư cụ kết hợp ánh sáng (trừ nghề câu tay mực) vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền đã được quy định tại khoản 1 Điều này.
  7. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu ngư cụ khai thác thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

  1. Biện pháp khắc phục hậu quả:
  2. a) Buộc thả thủy sản còn sống trở lại môi trường sống của chúng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;
  3. b) Buộc chuyển giao số thủy sản thuộc Nhóm I của Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm đã chết cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

Điều 8. Vi phạm quy định về quản lý các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm

  1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng nội dung văn bản chấp thuận hoặc phương án khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm.
  2. Khai thác trái phép loài thủy sản không đảm bảo điều kiện theo quy định thuộc Nhóm II của Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự bị xử phạt như sau:
  3. a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản dưới 10 kg;
  4. b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 10 kg đến dưới 20 kg;
  5. c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 20 kg đến dưới 50 kg;
  6. d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 50 kg đến dưới 100 kg;

đ) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 100 kg trở lên.

  1. Khai thác trái phép loài thủy sản thuộc Nhóm I của Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự bị xử phạt như sau:
  2. a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản dưới 10 kg;
  3. b) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 10 kg đến dưới 20 kg;
  4. c) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 20 kg đến dưới 50 kg;
  5. d) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 50 kg đến dưới 100 kg;

đ) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 100 kg trở lên.

  1. Phạt tiền 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không thả đủ số lượng cá thể loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm sản xuất được vào vùng nước tự nhiên trong thời gian quy định khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép khai thác thủy sản nguy cấp, quý, hiếm sản để nghiên cứu tạo nguồn giống và sản xuất giống thủy sản.
  2. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác thủy sản từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d và điểm đ khoản 2, điểm d và điểm đ khoản 3 Điều này.

  1. Biện pháp khắc phục hậu quả:
  2. a) Buộc thả thủy sản còn sống trở lại môi trường sống của chúng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này;
  3. b) Buộc chuyển giao thủy sản nguy cấp, quý, hiếm đã chết cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này;
  4. c) Buộc thả bổ sung thủy sản nguy cấp, quý, hiếm theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.

Điều 9. Vi phạm quy định về quản lý khu bảo tồn biển

  1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm tại vùng đệm của khu bảo tồn biển như sau:
  2. a) Thả phao trái phép;
  3. b) Điều tra, nghiên cứu khoa học khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
  4. c) Tàu cá, tàu biển và các loại phương tiện thủy khác hoạt động trái phép;
  5. d) Tổ chức hoạt động dịch vụ, du lịch trái phép;

đ) Xây dựng trái phép công trình hạ tầng;

  1. e) Nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản trái phép.
  2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện trong phân khu dịch vụ - hành chính của khu bảo tồn biển.
  3. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm tại phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn biển như sau:
  4. a) Hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
  5. b) Hành vi bị cấm thực hiện trong phân khu phục hồi sinh thái.
  6. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi thực hiện trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt như sau:
  7. a) Hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này;
  8. b) Hành vi bị cấm thực hiện trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt.
  9. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này.

Mục 2. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ GIỐNG THỦY SẢN

Điều 10. Vi phạm quy định về sản xuất, ương dưỡng, khảo nghiệm giống thủy sản

  1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
  2. a) Không báo cáo trong quá trình sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản theo quy định;
  3. b) Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh về việc sử dụng giống thủy sản bố mẹ;
  4. c) Không ghi chép, lưu giữ hồ sơ trong quá trình sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản phục vụ truy xuất nguồn gốc.
  5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
  6. a) Không tuân thủ quy định về thời hạn sử dụng giống thủy sản bố mẹ;
  7. b) Công bố không đúng kết quả khảo nghiệm.
  8. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện theo quy định.
  9. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản bố mẹ không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện theo quy định,
  10. Biện pháp khắc phục hậu quả:
  11. a) Buộc chuyển mục đích sử dụng giống thủy sản nếu đáp ứng quy định của mục đích chuyển đổi; trường hợp không thể chuyển đổi mục đích sử dụng thì buộc tiêu hủy giống thủy sản, giống thủy sản bố mẹ đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này;
  12. b) Buộc cải chính kết quả khảo nghiệm đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

Điều 11. Vi phạm quy định về xuất khẩu giống thủy sản

  1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu giống thủy sản có tên trong Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện nhưng không đáp ứng điều kiện, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
  2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thả giống thủy sản còn sống trở lại môi trường sống của chúng, trường hợp không đủ điều kiện để thả lại môi trường sống của chúng thì tiêu hủy theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 12. Vi phạm quy định về đặt tên giống thủy sản

  1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đặt tên giống thủy sản không theo quy định.
  2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc tiêu hủy nhãn hàng hóa và buộc cải chính tên giống thủy sản trong các tài liệu đã thể hiện tên giống thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

Mục 3. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THỨC ĂN THỦY SẢN, SẢN PHẨM XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Điều 13. Vi phạm quy định về gửi thông tin sản phẩm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản trước khi lưu thông trên thị trường

  1. Lưu thông thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản trên thị trường khi chưa gửi thông tin đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định bị xử phạt như sau:
  2. a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi chưa gửi thông tin dưới 3 sản phẩm;
  3. b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi chưa gửi thông tin từ 3 sản phẩm đến dưới 5 sản phẩm;
  4. c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi chưa gửi thông tin từ 5 sản phẩm đến dưới 10 sản phẩm;
  5. d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi chưa gửi thông tin từ 10 sản phẩm trở lên.
  6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc tái chế sản phẩm nếu đáp ứng yêu cầu tái chế hoặc chuyển mục đích sử dụng nếu sản phẩm đáp ứng quy định của mục đích chuyển đổi, trường hợp không thể chuyển đổi mục đích sử dụng thì buộc tiêu hủy sản phẩm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 14. Vi phạm quy định về điều kiện cơ sở sản xuất, mua bán, nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản

  1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cơ sở mua bán, nhập khẩu thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:
  2. a) Nơi bày bán, bảo quản thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản không cách biệt với thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, hóa chất độc hại;
  3. b) Không có thiết bị, dụng cụ để bảo quản thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản.
  4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện.
  5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc chuyển mục đích sử dụng nếu sản phẩm đáp ứng quy định của mục đích chuyển đổi, trường hợp không thể chuyển đổi mục đích sử dụng thì buộc tiêu hủy toàn bộ lô sản phẩm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 15. Vi phạm quy định về sản xuất, nhập khẩu, mua bán thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản

  1. Không ghi, lưu giữ hồ sơ sản xuất theo quy trình sản xuất kiểm soát chất lượng sản phẩm, an toàn sinh học bị xử phạt như sau:
  2. a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không ghi, lưu giữ hồ sơ sản xuất dưới 5 sản phẩm;
  3. b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi không ghi, lưu giữ hồ sơ sản xuất từ 5 sản phẩm đến dưới 10 sản phẩm;
  4. c) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không ghi, lưu giữ hồ sơ sản xuất từ 10 sản phẩm đến dưới 15 sản phẩm;
  5. d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không ghi, lưu giữ hồ sơ sản xuất từ 15 sản phẩm trở lên.
  6. Sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản bị xử phạt như sau:
  7. a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất dưới 3 sản phẩm;
  8. b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất từ 3 sản phẩm đến dưới 5 sản phẩm;
  9. c) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất từ 5 sản phẩm đến dưới 10 sản phẩm;
  10. d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất từ 10 sản phẩm trở lên.
  11. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản có thành phần không có tên trong Danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, nguyên liệu sản xuất thức ăn được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam.
  12. Biện pháp khắc phục hậu quả:
  13. a) Buộc tái chế nếu đáp ứng quy định của mục đích tái chế hoặc chuyển mục đích sử dụng nếu đáp ứng quy định của mục đích chuyển đổi, trường hợp không thể chuyển đổi mục đích sử dụng thì buộc tiêu hủy sản phẩm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và sản phẩm được sản xuất trong nước quy định tại khoản 3 Điều này;
  14. b) Buộc tái xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản nhập khẩu, trường hợp không thể tái xuất thì buộc tiêu hủy sản phẩm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.

Điều 16. Vi phạm quy định về khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản

  1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi công bố không đúng kết quả khảo nghiệm.
  2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc cải chính kết quả khảo nghiệm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

Mục 4. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Điều 17. Vi phạm quy định về điều kiện nuôi trồng thủy sản

  1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè hoặc không đăng ký đối tượng thủy sản nuôi chủ lực.
  2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất hoặc trang thiết bị kỹ thuật theo quy định.
  3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi nuôi trồng thủy sản trên biển không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép theo quy định.
  4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc di dời, tháo dỡ công trình nuôi thủy sản vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.

Điều 18. Vi phạm quy định về nhập khẩu, xuất khẩu thủy sản sống

  1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu thủy sản sống dùng làm thực phẩm, làm cảnh hoặc giải trí chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép theo quy định.
  2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu loài thủy sản sống có tên trong Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện mà không đáp ứng điều kiện theo quy định, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
  3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu lô hàng thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Điều 19. Vi phạm quy định về nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm không thuộc Phụ lục của Công ước CITES

  1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không ghi chép vào sổ theo dõi nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm theo quy định.
  2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi nuôi sinh trưởng, sinh sản và trồng cấy nhân tạo các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm thuộc Phụ lục của Công ước CITES không đăng ký mã số cơ sở nuôi, trồng theo quy định.
  3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi nuôi sinh trưởng, sinh sản, trồng cấy nhân tạo loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm không rõ nguồn gốc, xuất xứ theo quy định.
  4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu thủy sản không rõ nguồn gốc xuất xứ đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.

Mục 5. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ KHAI THÁC THỦY SẢN

Điều 20. Vi phạm nghiêm trọng trong khai thác thủy sản

  1. Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với chủ tàu cá có một trong các hành vi vi phạm sau:
  2. a) Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét không có Giấy phép khai thác thủy sản hoặc Giấy phép khai thác thủy sản đã hết hạn khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam;
  3. b) Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên để chuyển tải thủy sản, sản phẩm thủy sản từ tàu cá không có Giấy phép khai thác thủy sản, giấy phép hết hạn hoặc hỗ trợ hoạt động thăm dò, tìm kiếm, dẫn dụ, vận chuyển thủy sản cho tàu được xác định có hành vi khai thác thủy sản bất hợp pháp, trừ trường hợp bất khả kháng;
  4. c) Không trang bị thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét theo quy định;
  5. d) Không duy trì hoạt động hoặc vô hiệu hóa thiết bị giám sát hành trình trong quá trình hoạt động trên biển đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên, trừ trường hợp bất khả kháng;

đ) Không ghi nhật ký khai thác thủy sản, nhật ký thu mua chuyển tải thủy sản đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên;

  1. e) Cung cấp thiết bị giám sát hành trình cho ngư dân không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo quy định.
  2. Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng đối với chủ tàu cá có một trong các hành vi vi phạm sau:
  3. a) Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam không có Giấy phép khai thác thủy sản hoặc Giấy phép khai thác thủy sản đã hết hạn trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần;
  4. b) Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên để chuyển tải thủy sản, sản phẩm thủy sản từ tàu cá không có Giấy phép khai thác thủy sản, giấy phép hết hạn hoặc hỗ trợ hoạt động thăm dò, tìm kiếm, dẫn dụ, vận chuyển thủy sản cho tàu được xác định có hành vi khai thác thủy sản bất hợp pháp trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần, trừ trường hợp bất khả kháng;
  5. c) Không trang bị thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét theo quy định trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần;
  6. d) Không duy trì hoạt động hoặc vô hiệu hóa thiết bị giám sát hành trình trong quá trình hoạt động trên biển đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần, trừ trường hợp bất khả kháng;

đ) Không ghi nhật ký khai thác thủy sản, nhật ký thu mua chuyển tải thủy sản đối với tàu có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần;

  1. e) Che giấu, giả mạo hoặc hủy chứng cứ vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản;
  2. g) Không ghi nhật ký khai thác thủy sản hoặc ghi không chính xác so với yêu cầu của Tổ chức nghề cá khu vực hoặc báo cáo sai một cách nghiêm trọng đối với quy định của Tổ chức nghề cá khu vực khi hoạt động khai thác thủy sản trong vùng biển thuộc quyền quản lý của Tổ chức nghề cá khu vực;
  3. h) Khai thác thủy sản quá hạn mức do Tổ chức nghề cá khu vực cấp phép.
  4. Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với chủ tàu cá có một trong các hành vi vi phạm sau:
  5. a) Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên không có Giấy phép khai thác thủy sản hoặc Giấy phép khai thác thủy sản đã hết hạn khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam;
  6. b) Khai thác thủy sản tại vùng biển của quốc gia, vùng lãnh thổ khác hoặc vùng biển thuộc quyền quản lý của Tổ chức nghề cá khu vực mà không có giấy phép hoặc giấy phép hết hạn hoặc không có giấy chấp thuận hoặc giấy chấp thuận hết hạn;
  7. c) Tàu cá nước ngoài hoạt động trong vùng biển Việt Nam không có giấy phép hoặc giấy phép hết hạn;
  8. d) Sử dụng tàu cá không quốc tịch hoặc mang quốc tịch của quốc gia không phải thành viên để khai thác thủy sản trái phép trong vùng biển thuộc thẩm quyền quản lý của Tổ chức nghề cá khu vực;

đ) Sử dụng tàu cá để khai thác thủy sản không theo quy định về khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong vùng biển quốc tế không thuộc thẩm quyền quản lý của Tổ chức nghề cá khu vực;

  1. e) Sử dụng tàu cá vi phạm quy định về quản lý và bảo tồn tại vùng biển quốc tế thuộc thẩm quyền quản lý của các Tổ chức nghề cá khu vực mà Việt Nam là thành viên;
  2. g) Không trang bị thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên theo quy định;
  3. h) Che giấu, giả mạo hoặc hủy chứng cứ vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong trường hợp tái phạm;
  4. i) Khai thác thủy sản quá hạn mức do Tổ chức nghề cá khu vực cấp phép trong trường hợp tái phạm.
  5. Hình thức xử phạt bổ sung:
  6. a) Tịch thu thủy sản khai thác, chuyển tải trái phép đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a và điểm b khoản 1, điểm a, b và điểm h khoản 2 và các điểm a, b, c, d, đ và i khoản 3 Điều này;
  7. b) Tịch thu tàu cá đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 3 Điều này;
  8. c) Tước quyền sử dụng văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá Việt Nam từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này;
  9. d) Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác thủy sản từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm g khoản 2 và điểm đ, e và điểm g khoản 3 Điều này.
  10. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc chủ tàu cá phải chi trả toàn bộ kinh phí đưa ngư dân bị cơ quan có thẩm quyền nước ngoài bắt giữ về nước và các chi phí liên quan khác đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.

Điều 21. Vi phạm quy định về vùng khai thác thủy sản

  1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét khai thác thủy sản trái phép tại vùng biển ven bờ tỉnh khác.
  2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét khai thác thủy sản tại vùng lộng hoặc vùng khơi.
  3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét khai thác thủy sản tại vùng ven bờ hoặc vùng khơi.
  4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét khai thác thủy sản tại vùng ven bờ, vùng lộng.
  5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên khai thác thủy sản tại vùng ven bờ hoặc vùng lộng.
  6. Đối với hành vi sử dụng tàu cá làm nghề lưới kéo, nghề và ngư cụ kết hợp ánh sáng (trừ nghề câu tay mực) khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định tại các khoản 3,4 và 5 Điều này.
  7. Hình thức xử phạt bổ sung:
  8. a) Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác thủy sản từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này;
  9. b) Tước quyền sử dụng văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá từ 01 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 3,4, 5 và 6 Điều này.

Điều 22. Vi phạm quy định về hạn ngạch sản lượng khai thác thủy sản

  1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi khai thác thủy sản vượt từ 10% đến dưới 20% hạn ngạch sản lượng cho phép khai thác.
  2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi khai thác thủy sản vượt từ 20% đến 30% hạn ngạch sản lượng cho phép khai thác.
  3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai “thác thủy sản vượt từ 30% trở lên hạn ngạch sản lượng cho phép khai thác.
  4. Hình thức xử phạt bổ sung:
  5. a) Tịch thu thủy sản khai thác vượt quá hạn ngạch sản lượng cho phép khai thác đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này;
  6. b) Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác thủy sản từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.

Điều 23. Vi phạm quy định về Giấy phép khai thác thủy sản

  1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
  2. a) Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét đến dưới 12 mét khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam không có Giấy phép khai thác thủy sản hoặc Giấy phép khai thác thủy sản đã hết hạn;
  3. b) Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 15 mét khai thác thủy sản không đúng nghề ghi trong Giấy phép khai thác thủy sản.
  4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
  5. a) Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam không có Giấy phép khai thác thủy sản hoặc Giấy phép khai thác thủy sản đã hết hạn;
  6. b) Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên khai thác thủy sản không đúng nghề ghi trong Giấy phép khai thác thủy sản.
  7. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp tái phạm một trong các hành vi vi phạm sau:
  8. a) Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam không có Giấy phép khai thác thủy sản hoặc Giấy phép khai thác thủy sản đã hết hạn trong trường hợp tái phạm;
  9. b) Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên khai thác thủy sản không đúng nghề ghi trong Giấy phép khai thác thủy sản trong trường hợp tái phạm.
  10. Hình thức xử phạt bổ sung:
  11. a) Tịch thu thủy sản khai thác đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này;
  12. b) Tịch thu ngư cụ đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này;
  13. c) Tước quyền sử dụng văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá từ 06 tháng đến 12 tháng hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Điều 24. Vi phạm quy định về chuyển tải thủy sản hoặc hỗ trợ cho tàu cá khai thác bất hợp pháp

  1. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 24 mét để chuyển tải thủy sản từ tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp hoặc hỗ trợ hoạt động thăm dò, tìm kiếm, dẫn dụ, vận chuyển thủy sản cho tàu cá được xác định có hành vi khai thác thủy sản bất hợp pháp, trừ trường hợp bất khả kháng.
  2. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với trường hợp tái phạm hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
  3. Hình thức xử phạt bổ sung:
  4. a) Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác thủy sản, văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
  5. b) Tịch thu thủy sản khai thác bất hợp pháp đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Điều 25. Vi phạm quy định về nhật ký, báo cáo khai thác thủy sản, nhật ký thu mua chuyển tải thủy sản

  1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
  2. a) Không nộp báo cáo khai thác thủy sản đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét đến dưới 12 mét theo quy định;
  3. b) Ghi không đúng hoặc ghi không đầy đủ nhật ký khai thác thủy sản, nhật ký thu mua chuyển tải thủy sản đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 24 mét theo quy định.
  4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi không có, không ghi, không nộp nhật ký khai thác thủy sản, nhật ký thu mua chuyển tải thủy sản đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 24 mét theo quy định.
  5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không ghi nhật ký khai thác thủy sản, nhật ký thu mua chuyển tải thủy sản đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét theo quy định, trong trường hợp tái phạm.
  6. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác thủy sản, văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.

Điều 26. Vi phạm quy định về hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài

  1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
  2. a) Không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước khi đưa tàu vào vùng biển Việt Nam theo quy định;
  3. b) Cập không đúng cảng được ghi trong Giấy phép hoạt động thủy sản, trừ trường hợp bất khả kháng;
  4. c) Không mang đầy đủ giấy tờ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
  5. d) Không có hoặc không ghi hoặc ghi không đầy đủ hoặc không nộp: nhật ký khai thác thủy sản, nhật ký thu mua chuyển tải thủy sản hoặc không thực hiện chế độ báo cáo theo quy định;

đ) Không tiếp nhận giám sát viên hoặc trả giám sát viên không đúng địa điểm hoặc không bảo đảm điều kiện làm việc, sinh hoạt cho giám sát viên theo quy định của pháp luật Việt Nam.

  1. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi hoạt động không đúng vùng, nghề, lĩnh vực hoạt động ghi trong giấy phép hoạt động thủy sản.
  2. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng trong trường hợp tái phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
  3. Hình thức xử phạt bổ sung:
  4. a) Tước quyền sử dụng Giấy phép hoạt động thủy sản từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
  5. b) Tước quyền sử dụng Giấy phép hoạt động thủy sản từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Điều 27. Vi phạm quy định về ngư cụ khai thác thủy sản

  1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vứt bỏ trái phép ngư cụ xuống vùng nước tự nhiên.
  2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không đánh dấu ngư cụ hoặc đánh dấu ngư cụ không đúng quy định.
  3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng ngư cụ làm cản trở hoặc gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân đang khai thác thủy sản hợp pháp hoặc thả neo tại nơi có ngư cụ của tổ chức, cá nhân đang khai thác thủy sản hợp pháp, trừ trường hợp bất khả kháng.
  4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản.
  5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng ngư cụ cấm để khai thác thủy sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
  6. Hình thức xử phạt bổ sung:
  7. a) Tịch thu ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này;
  8. b) Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác thủy sản từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.

Điều 28. Vi phạm quy định về sử dụng điện để khai thác thủy sản

  1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện để khai thác thủy sản, đối với trường hợp không sử dụng tàu cá.
  2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán công cụ kích điện để khai thác thủy sản.
  3. Phạt tiền đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện hoặc sử dụng trực tiếp dòng điện từ máy phát điện trên tàu cá để khai thác thủy sản như sau:
  4. a) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét;
  5. b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét;
  6. c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên.
  7. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng dòng điện (điện lưới) để khai thác thủy sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
  8. Hình thức xử phạt bổ sung:
  9. a) Tịch thu công cụ kích điện, máy phát điện và ngư cụ đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1,2, 3 và 4 Điều này;
  10. b) Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác thủy sản từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.

Điều 29. Vi phạm quy định về tàng trữ, sử dụng chất cấm, hóa chất cấm, chất độc để khai thác thủy sản

  1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ chất cấm, hóa chất cấm, chất độc trên tàu cá.
  2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng chất cấm, hóa chất cấm, chất độc, hóa chất khác để khai thác thủy sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
  3. Hình thức xử phạt bổ sung:
  4. a) Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác thủy sản từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này đối với trường hợp có Giấy phép khai thác thủy sản;
  5. b) Tịch thu chất cấm, hóa chất, hóa chất cấm, chất độc và thủy sản khai thác đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
  6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 30. Vi phạm quy định về treo cờ quốc tịch và treo Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

  1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi không treo Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc treo không đúng quy định đối với tàu cá Việt Nam.
  2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không treo cờ quốc tịch, Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc treo không đúng quy định đối với tàu cá nước ngoài.
  3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc treo Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc cờ quốc tịch theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Mục 6. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ TÀU CÁ, CẢNG CÁ, KHU NEO ĐẬU TRÁNH TRÚ BÃO CHO TÀU CÁ

Điều 31. Vi phạm quy định về đóng mới, cải hoán tàu cá

  1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi đóng mới, cải hoán tàu cá không đúng thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt.
  2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi đóng mới, cải hoán tàu cá không có thiết kế kỹ thuật được phê duyệt.
  3. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi đóng mới, cải hoán tàu cá không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện theo quy định hoặc không đúng với nội dung Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện.
  4. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi đóng mới, cải hoán tàu cá không có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  5. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đóng mới, cải hoán tàu cá từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

  1. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc tháo dỡ tàu cá đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều này.

Điều 32. Vi phạm quy định về nhập khẩu tàu cá (không áp dụng đối với trường hợp tàu cá do Chính phủ, tổ chức, cá nhân nước ngoài viện trợ cho Việt Nam)

  1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu tàu cá có đặc điểm, thông số kỹ thuật không đúng với giấy phép nhập khẩu.
  2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc tái xuất tàu cá đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 33. Vi phạm quy định về bảo đảm an toàn kỹ thuật tàu cá

  1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không trang bị hoặc trang bị không đầy đủ trang thiết bị an toàn tàu cá đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét khi hoạt động khai thác thủy sản.
  2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không trang bị hoặc trang bị không đầy đủ trang thiết bị an toàn tàu cá đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét trở lên khi hoạt động khai thác thủy sản.
  3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không có Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá hoặc Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá đã hết hạn đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét trở lên khi hoạt động khai thác thủy sản.

Điều 34. Vi phạm quy định về đăng kiểm tàu cá

  1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi báo cáo không đầy đủ về công tác đăng kiểm tàu cá theo quy định.
  2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo về công tác đăng kiểm tàu cá theo quy định.
  3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi ký, sử dụng con dấu và ấn chỉ nghiệp vụ khi lập hồ sơ đăng kiểm cho tàu cá và trang thiết bị lắp đặt trên tàu cá không đúng quy định.
  4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi làm sai lệch kết quả kiểm tra hoặc thực hiện đăng kiểm không đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng tàu hoặc đăng kiểm cho tàu cá không có dấu hiệu nhận biết theo quy định.
  5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
  6. a) Thực hiện đăng kiểm tàu cá khi cơ sở đăng kiểm không được chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá;
  7. b) Đăng kiểm tàu cá không đúng với nội dung trong Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá;
  8. c) Thực hiện đăng kiểm tàu cá khi cơ sở đăng kiểm không duy trì đầy đủ điều kiện theo quy định;
  9. Hình thức xử phạt bổ sung:
  10. a) Tước quyền sử dụng Thẻ Đăng kiểm viên tàu cá từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
  11. b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 và các điểm a, b, c khoản 5 Điều này.

Điều 35. Vi phạm quy định về thiết bị thông tin liên lạc, thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá

  1. Phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tháo thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá mà không có sự giám sát của đơn vị cung cấp, lắp đặt thiết bị.
  2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
  3. a) Không trang bị thiết bị thông tin liên lạc theo quy định;
  4. b) Không duy trì hoạt động hoặc vô hiệu hóa thiết bị giám sát hành trình trong quá trình hoạt động trên biển đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét, trừ trường hợp bất khả kháng;
  5. c) Không thực hiện quy định trong trường hợp thiết bị giám sát hành trình bị hỏng, trừ trường hợp bất khả kháng;
  6. d) Không báo cáo hoặc báo cáo không đúng về việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá cho cơ quan quản lý để thực hiện kiểm tra theo quy định;

đ) Không thực hiện kẹp chì khi lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá theo quy định hoặc không thông báo mẫu kẹp chì cho cơ quan quản lý theo quy định;

  1. e) Không thực hiện bảo mật dữ liệu giám sát hành trình tàu cá đúng quy định.
  2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp tái phạm hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và các điểm b, c và d khoản 3 Điều này.
  3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Điều 36. Vi phạm quy định về đánh dấu tàu cá

  1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không đánh dấu nhận biết tàu cá hoặc đánh dấu sai quy định trong trường hợp sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét để khai thác thủy sản.
  2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi không đánh dấu nhận biết tàu cá hoặc đánh dấu sai quy định trong trường hợp sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét để khai thác thủy sản.
  3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không đánh dấu nhận biết tàu cá hoặc đánh dấu sai quy định trong trường hợp sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên để khai thác thủy sản.

Điều 37. Vi phạm quy định về đăng ký tàu cá

  1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không viết số đăng ký tàu cá hoặc viết số đăng ký tàu cá không đúng quy định.
  2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký tàu cá hoặc không đăng ký lại tàu cá theo quy định.

Điều 38. Vi phạm quy định về thuyền viên, người làm việc trên tàu cá

  1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với thuyền viên, người làm việc trên tàu cá không mang theo giấy tờ tùy thân.
  2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với thuyền viên trên tàu cá không có tên trong Sổ danh bạ thuyền viên tàu cá.
  3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối một trong các hành vi sau đây:
  4. a) Thuyền trưởng, máy trưởng không có văn bằng hoặc chứng chỉ theo quy định
  5. b) Không có Sổ danh bạ thuyền viên tàu cá theo quy định.
  6. Đối với hành vi không mua bảo hiểm cho thuyền viên tàu cá bị xử phạt như sau:
  7. a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với chủ tàu cá không mua bảo hiểm thuyền viên dưới 3 thuyền viên làm việc trên tàu cá;
  8. b) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với chủ tàu cá không mua bảo hiểm thuyền viên từ 3 dưới 5 thuyền viên làm việc trên tàu cá;
  9. c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với chủ tàu cá không mua bảo hiểm thuyền viên từ 5 đến dưới 10 thuyền viên làm việc trên tàu cá;
  10. d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với chủ tàu cá không mua bảo hiểm thuyền viên từ 10 thuyền viên trở lên làm việc trên tàu cá.

Điều 39. Vi phạm quy định về cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão tàu cá

  1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
  2. a) Không thông báo hoặc thông báo không đầy đủ các thông tin theo quy định cho tổ chức quản lý cảng cá trước khi vào hoặc rời cảng cá theo quy định.
  3. b) Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên không cập cảng cá có tên trong Danh sách cảng cá chỉ định để bốc dỡ thủy sản;
  4. c) Không tuân thủ nội quy và sự điều động của tổ chức quản lý cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão.
  5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển tàu cá và phương tiện khác gây hại đến công trình cảng cá.
  6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi phá hủy, tháo dỡ, làm thay đổi các công trình, trang thiết bị của cảng cá.
  7. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi lấn chiếm vùng đất, vùng nước, công trình cảng cá.
  8. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.

  1. Biện pháp khắc phục hậu quả:
  2. a) Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này;
  3. b) Buộc trả lại diện tích đã lấn chiếm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.

Điều 40. Vi phạm quy định về quản lý cảng cá

  1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
  2. a) Không thu nhật ký khai thác thủy sản, nhật ký thu mua chuyển tải, báo cáo khai thác thủy sản;
  3. b) Không ban hành nội quy của cảng cá và thông báo công khai tại cảng cá;
  4. c) Không bố trí địa điểm làm việc để cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thanh tra, kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành quy định của pháp luật tại cảng cả;
  5. d) Không thông báo kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý đối với tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp;

đ) Không thực hiện giám sát sản lượng thủy sản bốc dỡ qua cảng cá;

  1. e) Đưa cảng cá vào hoạt động khi chưa được công bố mở cảng cá theo quy định.
  2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện xác nhận thủy sản, sản phẩm thủy sản bốc dỡ qua cảng hoặc xác nhận không đúng quy định về nguồn gốc thủy sản từ khai thác bốc dỡ tại cảng cá.
  3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi để tàu cá khai thác bất hợp pháp bốc dỡ thủy sản tại cảng cá.

Mục 7. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THU GOM, SƠ CHẾ, CHẾ BIẾN, BẢO QUẢN, VẬN CHUYỂN THỦY SẢN

Điều 41. Vi phạm quy định về thu gom, mua bán, lưu giữ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển thủy sản

  1. Phạt tiền đối với hành vi thu gom, mua bán, lưu giữ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển trái phép loài thủy sản có tên trong nhóm II của Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm mà không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định hoặc thủy sản, sản phẩm thủy sản và bộ phận của loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm có tên trong Phụ lục II của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã nguy cấp không rõ nguồn gốc, xuất xứ mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:
  2. a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản dưới 20 kg;
  3. b) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 20 kg đến dưới 50 kg;
  4. c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 50 kg đến dưới 100 kg;
  5. d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 100 kg đến dưới 200 kg;

đ) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 200 kg đến dưới 500 kg;

  1. e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 500 kg trở lên.
  2. Phạt tiền đối với hành vi thu gom, mua bán, lưu giữ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển trái phép thủy sản, sản phẩm thủy sản và bộ phận của loài thủy sản có tên trong nhóm I của Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm hoặc thủy sản, sản phẩm thủy sản và bộ phận của loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm có tên trong Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã nguy cấp không rõ nguồn gốc, xuất xứ mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:
  3. a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản dưới 10 kg;
  4. b) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 10 kg đến dưới 20 kg;
  5. c) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 20 kg đến dưới 50 kg;
  6. d) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 50 kg đến dưới 100 kg;

đ) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 100 kg đến dưới 500 kg;

  1. e) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 500 kg trở lên.
  2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi thu gom, mua bán, sơ chế, bảo quản, vận chuyển thủy sản không rõ nguồn gốc, xuất xứ theo quy định của pháp luật.
  3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và 2 Điều này.

Điều 42. Vi phạm quy định về nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh đối với thủy sản có nguồn gốc từ khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định; xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản

  1. Phạt tiền đối với một trong các hành vi vi phạm về nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh đối với thủy sản có nguồn gốc từ khai thác bất hợp pháp như sau:
  2. a) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với lô hàng dưới 100 kg;
  3. b) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với lô hàng từ 100 kg đến dưới 500 kg;
  4. c) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với lô hàng từ 500 kg đến dưới 1.000 kg;
  5. d) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng đối với lô hàng từ 1.000 kg đến dưới 2.000 kg;

đ) Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với lô hàng từ 2.000 kg trở lên.

  1. Phạt tiền đối với hành vi xuất khẩu trái phép loài thủy sản không đáp ứng được điều kiện trong Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện:
  2. a) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với lô hàng dưới 100 kg;
  3. b) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với lô hàng từ 100 kg đến dưới 500 kg;
  4. c) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với lô hàng từ 500 kg đến dưới 1.000 kg;
  5. d) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng đối với lô hàng từ 1.000 kg đến dưới 2.000 kg;

đ) Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với lô hàng từ 2.000 kg trở lên.

  1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu trái phép loài thủy sản không có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
  2. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu lô hàng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này.

  1. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc tái xuất loài thủy sản hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng trường hợp đáp ứng đủ điều kiện chuyển đổi hoặc tiêu hủy trong trường hợp không thể tái xuất hoặc chuyển mục đích sử dụng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.

Mục 8. CẢN TRỞ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỦY SẢN

Điều 43. Hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước về thủy sản

  1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi cản trở công tác điều tra, thăm dò nguồn lợi thủy sản; bảo vệ nguồn lợi thủy sản; thu thập số liệu về hoạt động thủy sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  2. Không chấp hành việc thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bị xử phạt như sau:
  3. a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành việc thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản;
  4. b) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành việc thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Điều 44. Vi phạm quy định về giấy chứng nhận, xác nhận, giấy phép, văn bản cho phép, chứng chỉ được cấp và vi phạm khác trong lĩnh vực thủy sản

  1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi cố ý tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung các loại giấy chứng nhận, xác nhận, giấy phép, văn bản cho phép, chứng chỉ được cấp trong lĩnh vực thủy sản.
  2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
  3. a) Lợi dụng việc điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác;
  4. b) Cung cấp, khai thác thông tin, sử dụng thông tin, dữ liệu về nguồn lợi thủy sản trái quy định của pháp luật;
  5. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu giấy chứng nhận, xác nhận, giấy phép, văn bản cho phép, chứng chỉ đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

 

 

Chương III

THẨM QUYỀN LẬP BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Điều 45. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính

  1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các Điều 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52 và Điều 53 của Nghị định này.
  2. Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân trong các cơ quan được quy định tại các Điều 47, 48 và Điều 49 của Nghị định này; công chức, viên chức đang thi hành công vụ, nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực thủy sản.

Điều 46. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân

  1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
  2. a) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
  3. b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;
  4. c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính.
  5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
  6. a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
  7. b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng có thời hạn giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;
  8. c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;
  9. d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, h và i khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các điểm a, b, c, d, đ, e, g, k, l và m khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
  10. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
  11. a) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
  12. b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng có thời hạn giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;
  13. c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
  14. d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

Điều 47. Thẩm quyền của Công an nhân dân

  1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:

Phạt tiền đến 500.000 đồng.

  1. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:

Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.

  1. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền:
  2. a) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng;
  3. b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;
  4. c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
  5. Trưởng Công an cấp huyện, Trưởng phòng Cảnh sát môi trường cấp tỉnh có quyền:
  6. a) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
  7. b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng có thời hạn giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;
  8. c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;
  9. d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ và điểm k khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các điểm a, b, c, d, đ, e, g, i, k, l và m khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
  10. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
  11. a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
  12. b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng có thời hạn giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;
  13. c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm a Khoản này;
  14. d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ và i khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các điểm a, b, c, d, đ, e, g, i, k, l và m khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
  15. Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông có quyền:
  16. a) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
  17. b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng có thời hạn giấy phép, giấy chứng nhận, Chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;
  18. c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
  19. d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ và điểm i khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các điểm a, b và d khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

Điều 48. Thẩm quyền của Bộ đội Biên phòng

  1. Chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:

Phạt tiền đến 500.000 đồng.

  1. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:

Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.

  1. Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:
  2. a) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
  3. b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;
  4. c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và điểm đ khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các điểm a, b, d và k khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
  5. Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:
  6. a) Phạt tiền 1.000.000.000 đồng;
  7. b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng có thời hạn giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;
  8. c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
  9. d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d và điểm i khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các điểm a, b, d, h, k và l khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

Điều 49. Thẩm quyền của Cảnh sát biển

  1. Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền:

Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.

  1. Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:

Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.

  1. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền:
  2. a) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
  3. b) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và đ khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính.
  4. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:
  5. a) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
  6. b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;
  7. c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các điểm a, b, d, k và l khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
  8. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển có quyền:
  9. a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
  10. b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này
  11. c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d, đ khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các điểm a, b, d, k và l khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
  12. Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển có quyền:
  13. a) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
  14. b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;
  15. c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các điểm a, b, d, k và l khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
  16. Tư lệnh Cảnh sát biển có quyền:
  17. a) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
  18. b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng có thời hạn giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;
  19. c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
  20. d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các điểm a, b, d, h, k và l khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

Điều 50. Thẩm quyền của Hải quan

  1. Công chức Hải quan đang thi hành công vụ có quyền:

Phạt tiền đến 500.000 đồng.

  1. Đội trưởng thuộc Chi cục Hải quan, Đội trưởng thuộc Chi cục kiểm tra sau thông quan có quyền:

Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.

  1. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Đội trưởng Đội thủ tục Hải quan, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan có quyền:
  2. a) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
  3. b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;
  4. c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm d, đ, g và i khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các điểm đ, e, g và m khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
  5. Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền:
  6. a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
  7. b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;
  8. c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
  9. d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm d, đ, g và i khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các điểm đ, e, g và m khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
  10. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có quyền:
  11. a) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
  12. b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
  13. c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm d, đ, g và i khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các điểm đ, e, g và m khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

Điều 51. Thẩm quyền của Quản lý thị trường

  1. Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền:

Phạt tiền đến 500.000 đồng.

  1. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có quyền:
  2. a) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
  3. b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;
  4. c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, e, g và i khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các điểm đ, e và g khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
  5. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh và Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:
  6. a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
  7. b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng có thời hạn giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;
  8. c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;
  9. d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các điểm đ, e và g khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
  10. Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:
  11. a) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
  12. b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng có thời hạn giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;
  13. c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
  14. d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các điểm đ, e và g khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

Điều 52. Thẩm quyền của thanh tra

  1. Thanh tra viên chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thủy sản, quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản đang thi hành công vụ có quyền:
  2. a) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
  3. b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này.
  4. Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục trưởng Chi cục thủy sản có chức năng quản lý chuyên ngành về thủy sản, quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Tổng cục Thủy sản, Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành về thủy sản, quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản có quyền:
  5. a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
  6. b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng có thời hạn giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;
  7. c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;
  8. d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
  9. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành thủy sản Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quyền:
  10. a) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;
  11. b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng có thời hạn giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;
  12. c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;
  13. d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
  14. Chánh Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Cục trưởng Cục Thú y, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản có quyền:
  15. a) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
  16. b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng có thời hạn giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;
  17. c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
  18. d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các điểm a, b, c, d, đ, e, g, i, k, l và m khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

Điều 53. Thẩm quyền của Kiểm ngư

  1. Kiểm ngư viên đang thi hành công vụ có quyền:
  2. a) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
  3. b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;
  4. Trạm trưởng Trạm Kiểm ngư thuộc Chi cục Kiểm ngư Vùng có quyền:
  5. a) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
  6. b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;
  7. c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và i khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các điểm a, b, d, k và l khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
  8. Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư Vùng có quyền:
  9. a) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
  10. b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;
  11. c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, d, i khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các điểm a, b, d, k và l khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
  12. Cục trưởng Cục Kiểm ngư có quyền:
  13. a) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
  14. b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng có thời hạn giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;
  15. c) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;
  16. d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, b và i khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và điểm a, b, d, k và l khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

Điều 54. Phân định thẩm quyền xử phạt

  1. Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 6; Điều 7; Điều 8; Điều 9; Điều 10; Điều 11; Điều 12; Điều 13; Điều 14; Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 18; Điều 19; Điều 20; Điều 21; Điều 22; Điều 23; Điều 24; Điều 25; Điều 26; Điều 27; Điều 28; Điều 29; Điều 30; Điều 31; Điều 32; Điều 33; Điều 34; Điều 35; Điều 36; Điều 37; Điều 38; Điều 39; Điều 40; Điều 41; Điều 42; Điều 43 và Điều 44 Nghị định này.
  2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và cấp huyện:
  3. a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1, 2 Điều 19; khoản 1 Điều 27; khoản 1 Điều 28; khoản 1 Điều 30; khoản 1 Điều 35; khoản 1 Điều 36; khoản 1 Điều 37; khoản 1 và khoản 2 Điều 38; khoản 1 Điều 39; khoản 1 Điều 40 và điểm a khoản 2 Điều 43 Nghị định này;
  4. b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 6; khoản 1 Điều 7; các khoản 1, 2 và các điểm a, b khoản 3 Điều 8; Điều 12; Điều 13; Điều 14; Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 18; Điều 19; Điều 21; khoản 1 và khoản 2 Điều 23; Điều 25; Điều 27; Điều 28; khoản 1 Điều 29; Điều 30; Điều 33; Điều 35; Điều 36; Điều 37; Điều 38; Điều 39; Điều 40; các điểm a, b, c, d và đ khoản 1, các điểm a, b khoản 2, khoản 3 Điều 41; Điều 43 và Điều 44 Nghị định này.
  5. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân:
  6. a) Chiến sĩ Công an nhân dân xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 38 Nghị định này;
  7. b) Trạm trưởng, Đội trưởng của chiến sĩ Công an nhân dân xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1, 2 Điều 38 Nghị định này;
  8. c) Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 19; khoản 1 Điều 37 và khoản 1, khoản 2 Điều 38 Nghị định này;
  9. d) Trưởng Công an cấp huyện xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6; điểm a và điểm b khoản 1 Điều 7; khoản 1, các điểm a, b và c khoản 2 Điều 8; các khoản 1, 2 Điều 10; Điều 12; Điều 13; khoản 1 Điều 14; các khoản 1, 2 Điều 15; Điều 17; Điều 19; các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 21; khoản 1 Điều 23; các khoản 1, 2 Điều 25; Điều 27; khoản 1, 2 và các điểm a, b khoản 3 Điều 28; khoản 1 Điều 29; Điều 30; Điều 33; các khoản 1, 2 Điều 35; Điều 36; Điều 37; Điều 38; Điều 39; các khoản 1, 2 Điều 40; các điểm a, b, c khoản 1 Điều 41; Điều 43 và khoản 1 Điều 44 Nghị định này;

đ) Trưởng phòng Cảnh sát môi trường cấp tỉnh xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định này;

  1. e) Giám đốc Công an cấp tỉnh xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6; khoản 1 Điều 7; khoản 1 và khoản 2 và các điểm a, b khoản 3 Điều 8; Điều 10; Điều 12; Điều 13; Điều 14; Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 18; Điều 19; các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 21; các khoản 1, 2 Điều 23; Điều 25; Điều 27; Điều 28; khoản 1 Điều 29; Điều 30; Điều 33; Điều 35; Điều 36; Điều 37; Điều 38; Điều 39; Điều 40; các điểm a, b, c, d và đ khoản 1, các điểm a, b khoản 2 Điều 41; Điều 43 và Điều 44 Nghị định này;
  2. g) Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 6; điểm a khoản 1 Điều 7; khoản 1 Điều 21; khoản 1 Điều 23; Điều 28; Điều 29; khoản 1 Điều 33; Điều 41; Điều 43; khoản 1 Điều 44 Nghị định này.
  3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Bộ đội biên phòng:
  4. a) Chiến sĩ Bộ đội biên phòng xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 38 Nghị định này;
  5. b) Trạm trưởng, Đội trưởng của chiến sĩ Bộ đội biên phòng xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 27; khoản 1 Điều 37; các khoản 1, 2 Điều 38 Nghị định này;
  6. c) Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6; điểm a, b khoản 1 Điều 7; các điểm a, b và c khoản 2 Điều 8; các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 21; khoản 1 Điều 23; Điều 27; các khoản 1, 2 và điểm a, b khoản 3 Điều 28; khoản 1 Điều 29; Điều 30; Điều 33; khoản 1,2 và khoản 3 Điều 35; Điều 36; Điều 37; Điều 38; Điều 43 và khoản 1 Điều 44 Nghị định này;
  7. d) Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 6; Điều 7; Điều 8; Điều 21; Điều 23; Điều 24; Điều 25; Điều 26; Điều 27; Điều 28; Điều 29; Điều 30, Điều 33; Điều 35; Điều 36; Điều 37; Điều 38; khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 43 và khoản 1 Điều 44 Nghị định này.
  8. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Cảnh sát biển:
  9. a) Cảnh sát viên Cảnh sát biển xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1, 2 Điều 38 Nghị định này;
  10. b) Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1 Điều 27; khoản 1 Điều 30; khoản 1 Điều 37; khoản 1, khoản 2 Điều 38 Nghị định này;
  11. c) Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 6; điểm a, b khoản 2 Điều 8; khoản 1 Điều 21; khoản 1 Điều 25; các khoản 1, 2, 3 Điều 27; khoản 1 Điều 28; Điều 30; khoản 1 Điều 33; khoản 1 Điều 35; Điều 36; Điều 37; các khoản 1, 2, 3 và các điểm a, b khoản 4 Điều 38 và khoản 1 Điều 43 Nghị định này;
  12. d) Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 6; các điểm a, b khoản 1 Điều 7; khoản 1, các điểm a, b, c khoản 2 Điều 8; các khoản 1, 2 Điều 25; Điều 27; các khoản 1, 2 và các điểm a, b khoản 3 Điều 28; khoản 1 Điều 29; Điều 30; Điều 33; các khoản 1, 2 Điều 35; Điều 36; Điều 37; Điều 38; các điểm a, b khoản 1 Điều 41; khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 43 và khoản 1 Điều 44 Nghị định này;

đ) Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6; khoản 1 Điều 7; khoản 1, khoản 2, các điểm a, b khoản 3 Điều 8; các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 21; khoản 1, 2 Điều 23; Điều 25; Điều 27; Điều 28; khoản 1 Điều 29; Điều 30; Điều 33; Điều 35; Điều 36; Điều 37; Điều 38; các điểm a, b khoản 1 Điều 41; khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 43; khoản 1 Điều 44 Nghị định này;

  1. e) Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại các điểm a, b khoản 1 Điều 6; Điều 7; Điều 8; khoản 1 Điều 9; Điều 21; Điều 23; Điều 25; khoản 1 Điều 26; Điều 27; Điều 28; Điều 29; Điều 30; Điều 33; Điều 35; Điều 36; Điều 37; Điều 38; Điều 39; Điều 41; khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 43 và khoản 1 Điều 44 Nghị định này;
  2. g) Tư lệnh Cảnh sát biển xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 6; Điều 7; Điều 8; Điều 9; Điều 21; Điều 23; Điều 24; Điều 25; Điều 26; Điều 27; Điều 28; Điều 29; Điều 30; Điều 33; Điều 35; Điều 36; Điều 37; Điều 38; Điều 39; Điều 41; khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 43 và khoản 1 Điều 44 Nghị định này.
  3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Hải quan:
  4. a) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Đội trưởng Đội thủ tục Hải quan, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 44 Nghị định này;
  5. b) Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 3 Điều 15; Điều 18 và khoản 1 Điều 44 Nghị định này;
  6. c) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 11; khoản 3 Điều 15; Điều 18; Điều 32; Điều 42 và khoản 1 Điều 44 Nghị định này.
  7. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Quản lý thị trường:
  8. a) Đội trưởng Đội Quản lý thị trường xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 12; Điều 13; khoản 1 Điều 14; khoản 3 Điều 19; các điểm a, b, c khoản 1 Điều 41 và khoản 1 Điều 44 Nghị định này;
  9. b) Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh và Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 11; khoản 1 Điều 14; khoản 2 Điều 15; khoản 1 Điều 18; khoản 3 Điều 19 và khoản 1 Điều 44 Nghị định này;
  10. c) Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 11; khoản 1 Điều 14; khoản 2 và khoản 3 Điều 15; Điều 18; khoản 3 Điều 19; Điều 32; Điều 41; Điều 42 và khoản 1 Điều 44 Nghị định này.
  11. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra:
  12. a) Thanh tra viên chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thủy sản xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 38 Nghị định này;
  13. b) Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chi cục trưởng Chi cục thủy sản có chức năng quản lý chuyên ngành về thủy sản; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành về thủy sản; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Tổng cục Thủy sản xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 6; khoản 1 Điều 7; khoản 1, khoản 2, các điểm a, b khoản 3 Điều 8; Điều 10; Điều 12; Điều 13; Điều 14; Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 18; Điều 19; khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 21; Điều 22; các khoản 1, 2 Điều 23; Điều 25; Điều 27; Điều 28; khoản 1 Điều 29, Điều 30; các khoản 1, 2 Điều 31; Điều 33; Điều 34; Điều 35; Điều 36; Điều 37; Điều 38; Điều 39; Điều 40; các điểm a, b, c, d và đ khoản 1, điểm a, b khoản 2, khoản 3 Điều 41; Điều 43 và Điều 44 Nghị định này;
  14. c) Chi cục trưởng Chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành về quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 và các điểm a và b khoản 2 Điều 41 và khoản 1 Điều 44 Nghị định này;
  15. d) Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành thủy sản Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 8; Điều 10; Điều 11; Điều 12; Điều 13; Điều 14; Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 18; Điều 19; Điều 31; Điều 32; Điều 33; Điều 34; Điều 35; Điều 36; Điều 37; Điều 38; Điều 39; Điều 40; Điều 41; điểm a, b khoản 1, điểm a, b khoản 2, khoản 3 Điều 42; Điều 43 và Điều 44 Nghị định này;

đ) Chánh Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 8; Điều 10; Điều 11; Điều 12; Điều 13; Điều 14; Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 18; Điều 19; Điều 21; Điều 22; Điều 23; Điều 32; Điều 33; Điều 34; Điều 35; Điều 36; Điều 37; Điều 38; Điều 39; Điều 40; Điều 41; Điều 42; Điều 43 và Điều 44 Nghị định này;

  1. e) Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 41; Điều 42 và khoản 1 Điều 44 Nghị định này;
  2. g) Cục trưởng Cục Thú y xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 42 và khoản 1 Điều 44 Nghị định này.
  3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Kiểm ngư:
  4. a) Kiểm ngư viên xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 38 Nghị định này;
  5. b) Trạm trưởng Trạm Kiểm ngư thuộc Chi cục Kiểm ngư Vùng xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6; điểm a, b khoản 2 Điều 8; khoản 1 Điều 21; khoản 1 Điều 25; các khoản 1, 2 và 3 Điều 27; khoản 1 Điều 28; khoản 1, khoản 2 Điều 30; khoản 1 Điều 33; khoản 1 Điều 35; Điều 36; Điều 37; các khoản 1, 2, 3 và điểm a, điểm b khoản 4 Điều 38; khoản 1, khoản 2 Điều 39; khoản 1, khoản 2 Điều 40 và khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 43 Nghị định này;
  6. c) Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư Vùng có quyền xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại các điểm a và b khoản 1 Điều 6; Điều 7; Điều 8; các khoản 1, 2 Điều 9; Điều 21; Điều 23; Điều 25; khoản 1 Điều 26; Điều 27; Điều 28; Điều 29; Điều 30; Điều 33; Điều 35; Điều 36; Điều 37; Điều 38; Điều 39; Điều 40; Điều 41; khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 43 và khoản 1 Điều 44 Nghị định này;
  7. d) Cục trưởng Cục Kiểm ngư xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 6; Điều 7; Điều 8; Điều 9; Điều 21; Điều 23; Điều 24; Điều 25; Điều 26; Điều 27; Điều 28; Điều 29; Điều 30; Điều 33; Điều 35; Điều 36; Điều 37; Điều 38; Điều 39; Điều 41; khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 43 và khoản 1 Điều 44 Nghị định này.

Điều 55. Áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính

  1. Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản có quyền tạm giữ giấy tờ có liên quan đến phương tiện, chứng chỉ chuyên môn cho đến khi cá nhân, tổ chức chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có những giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân vi phạm đưa phương tiện về bờ hoặc trụ sở cơ quan để giải quyết hoặc tạm giữ tang vật, phương tiện theo thẩm quyền.

Trong trường hợp vi phạm mà theo Nghị định này quy định hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản được quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân vi phạm đưa phương tiện về bờ hoặc trụ sở cơ quan để giải quyết hoặc tạm giữ tang vật phương tiện theo thẩm quyền.

  1. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và đảm bảo việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoạt động thủy sản được thực hiện theo quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 56. Hiệu lực thi hành

  1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 7 năm 2019, thay thế Nghị định số 103/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản.
  2. Bổ sung cụm từ “thủy sản nuôi” vào sau cụm từ "vật nuôi" tại điểm a khoản 6 Điều 17, khoản 5 Điều 18, khoản 6 Điều 19 và khoản 9 Điều 20 của Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường và chất lượng sản phẩm hàng hóa.
  3. Nghị định này bãi bỏ:
  4. a) Các quy định về giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản trong Nghị định số 64/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thủy sản;
  5. b) Các quy định về hoạt động thủy sản trong Nghị định số 41/2017/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản; lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi; quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

Điều 57. Quy định chuyển tiếp

  1. Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản xảy ra trước khi Nghị định này có hiệu lực mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng các quy định có lợi cho tổ chức, cá nhân vi phạm.
  2. Đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được ban hành hoặc đã được thi hành xong trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn khiếu nại thì áp dụng quy định của Nghị định số 103/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản; Nghị định số 41/2017/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản; lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi; quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; Nghị định số 64/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
  3. Đối với các hành vi vi phạm trong hoạt động thủy sản được phát hiện sau khi Nghị định này có hiệu lực thuộc trường hợp được chuyển tiếp tại Luật Thủy sản và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Thủy sản thì tiếp tục áp dụng các quy định tại Nghị định số 103/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản; Nghị định số 41/2017/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản; lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi; quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; Nghị định số 64/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thủy sản để xử lý đến hết thời gian chuyển tiếp.

Điều 58. Trách nhiệm hướng dẫn thi hành

  1. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức, kiểm tra việc thực hiện Nghị định này.
  2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Cùng chuyên mục
“Cây Hữu Nghị” Việt-Trung: Cắm rễ sâu, tỏa bóng mát
“Cây Hữu Nghị” Việt-Trung: Cắm rễ sâu, tỏa bóng mát

Một cây đa mang tên gọi "Cây Hữu Nghị" được cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trồng tại Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị...

Bộ Ngoại giao ban hành các Quyết định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc Ủy ban Biên giới quốc gia
Bộ Ngoại giao ban hành các Quyết định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc Ủy ban Biên giới quốc gia

Ngày 13/6/2024, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã ký các Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu...

Sửa đổi, bổ sung quy định về chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp IUU
Sửa đổi, bổ sung quy định về chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp IUU

Ngày 04/4/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 37/2024/NĐ-CP về việc “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày...

Quy định về hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài
Quy định về hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài

Ngày 05 tháng 4 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 38/2024/NĐ-CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh...

Các hành vi vẽ, viết thêm, tẩy xoá chữ trên các biển báo
Các hành vi vẽ, viết thêm, tẩy xoá chữ trên các biển báo

Các hành vi vẽ, viết thêm, tẩy xoá chữ trên các biển báo "khu vực biên giới", "vành đai biên giới", "vùng cấm", "khu vực...

Theo Hiệp định về quy chế biên giới Việt Nam - Campuchia ký năm 1983, khu vực biên giới là gì
Theo Hiệp định về quy chế biên giới Việt Nam - Campuchia ký năm 1983, khu vực biên giới là gì

Theo Hiệp định về quy chế biên giới Việt Nam - Campuchia ký năm 1983, khu vực biên giới là gì

Mốc đơn được quy định như thế nàotrong Nghị định thư PGCM Việt Nam - Campuchia ký năm 2019?
Mốc đơn được quy định như thế nàotrong Nghị định thư PGCM Việt Nam - Campuchia ký năm 2019?

Mốc đơn được quy định như thế nàotrong Nghị định thư PGCM Việt Nam - Campuchia ký năm 2019?

Giấy thông hành biên giới được ghi bằng những ngôn ngữ nào, theo Hiệp định về quy chế biên giới Việt Nam - Campuchia ký năm 1983?
Giấy thông hành biên giới được ghi bằng những ngôn ngữ nào, theo Hiệp định về quy chế biên giới Việt Nam - Campuchia ký năm 1983?

Giấy thông hành biên giới được ghi bằng những ngôn ngữ nào, theo Hiệp định về quy chế biên giới Việt Nam - Campuchia ký...

Mốc chính biên giới loại C được cắm ở đâu, theo Nghị định thư PGCM Việt Nam - Campuchia ký năm 2019?
Mốc chính biên giới loại C được cắm ở đâu, theo Nghị định thư PGCM Việt Nam - Campuchia ký năm 2019?

Mốc chính biên giới loại C được cắm ở đâu, theo Nghị định thư PGCM Việt Nam - Campuchia ký năm 2019?

Mốc biên giới gồm bao nhiêu loại, là những loại nào, theo Nghị định thư PGCM Việt Nam - Campuchia ký năm 2019?
Mốc biên giới gồm bao nhiêu loại, là những loại nào, theo Nghị định thư PGCM Việt Nam - Campuchia ký năm 2019?

Mốc biên giới gồm bao nhiêu loại, là những loại nào, theo Nghị định thư PGCM Việt Nam - Campuchia ký năm 2019?

Việc xuất, nhập đối với hàng hóa được thực hiện như thế nào, theo Hiệp định về quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam - Lào ký năm 2016?
Việc xuất, nhập đối với hàng hóa được thực hiện như thế nào, theo Hiệp định về quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam - Lào ký năm 2016?

Việc xuất, nhập đối với hàng hóa được thực hiện như thế nào, theo Hiệp định về quy chế quản lý biên giới và cửa...

Ủy ban liên hợp phân giới và cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc được thành lập trên cở sở điều ước quốc tế nào?
Ủy ban liên hợp phân giới và cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc được thành lập trên cở sở điều ước quốc tế nào?

Ủy ban liên hợp phân giới và cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc được thành lập trên cở sở...

Tin đọc nhiều
Thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh thuộc cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị
Hoàn thiện hệ thống giám sát hành trình tàu cá trước ngày 20/8 tới
Hơn 10.000 học sinh ở TP Hồ Chí Minh tham gia cuộc thi ‘Em yêu biển đảo quê hương’
Trang trọng Lễ kỷ niệm 79 năm Quốc khánh 2/9 tại Campuchia
Góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc
Việt Nam – Campuchia tăng cường phối hợp tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp xã giao Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hà Vĩ
Hải quân Việt Nam - Hải quân Philippines tổ chức thành công Phiên tham vấn song phương lần thứ 10
Nâng cao kiến thức pháp luật cho ngư dân Bạch Long Vĩ
Đối thoại Chính trị - An ninh - Quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ lần thứ 13
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Tổng Thư ký Liên hợp quốc António Guterres
Tàu Hải quân Hoàng gia Canada thăm xã giao TP Hồ Chí Minh
Cảnh sát biển hai nước Việt Nam - Trung Quốc tuần tra chung lần thứ 3 trên vùng biển phía Bắc Vịnh Bắc Bộ
  Gỡ 'thẻ vàng' IUU: Địa phương phải quyết liệt hơn
Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc: Thành công được xây đắp bằng quyết tâm và trí tuệ
Phát triển bền vững kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh
Hợp tác Mê Công – Lan Thương góp phần xây dựng khu vực Mê Công hoà bình, ổn định và phát triển bền vững
Việt Nam dự Hội nghị Quan chức Quốc phòng cấp cao ASEAN
Tiếp tục bảo đảm cung cấp điện phục vụ quân và dân trên quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1
Phòng, chống tội phạm ma túy tuyến biên giới Việt-Lào: Nỗ lực không ngơi nghỉ
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ Hải quân và quân, dân huyện đảo Trường Sa
Đưa quan hệ Việt Nam – Thái Lan phát triển ngày càng mạnh mẽ
  Tăng cường hòa bình, hữu nghị, ổn định trên khu vực biên giới, cửa khẩu Việt Nam-Trung Quốc
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống đắc cử Indonesia Prabowo Subianto
Để Việt Nam mạnh về biển, giàu từ biển
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Tổng thống đắc cử Indonesia Prabowo Subianto
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp xúc song phương với Bộ trưởng Ngoại giao Anh
Tàu buồm huấn luyện của Hải quân Trung Quốc thăm tỉnh Khánh Hòa
Hải quân Việt Nam – Điểm tựa cho ngư dân vươn khơi, bám biển