07/11/2022 16:55
TTTK
Thông tin liên quan Biển Đông từ ngày 01-07/11/2022
1. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Trung Quốc
Từ ngày 30/10 đến 1/11, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thực hiện chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Trong chuyến thăm, lãnh đạo cấp cao nhất của hai Đảng, hai nước đã ra Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc, xác định các khuôn khổ hợp tác toàn diện trên tất cả các lĩnh vực giữa hai nước. Liên quan đến vấn đề trên biển, hai bên ghi nhận tầm quan trọng của duy trì hòa bình, ổn định trên biển đối với sự phát triển của cả hai nước và khu vực.
Tuyên bố chung về tiếp tục đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc khẳng định, hai bên thống nhất sẽ tiếp tục phát huy vai trò của Ủy ban liên hợp về hợp tác nông nghiệp Việt - Trung và Ủy ban liên hợp về hợp tác nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ, tăng cường hợp tác thực chất trong các lĩnh vực như trồng trọt, chế biến nông sản, kiểm soát dịch bệnh tổng hợp các loại sâu bệnh, triển khai hợp tác thả giống và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong Vịnh Bắc Bộ, làm sâu sắc hợp tác đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp. Hai bên nhất trí thúc đẩy sớm đàm phán ký kết Hiệp định mới về hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ; đạt nhất trí về Thỏa thuận tìm kiếm cứu nạn trên biển, Thỏa thuận thiết lập đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển Việt Nam - Trung Quốc và đồng ý sớm tiến hành ký kết.
Hai bên đi sâu trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển; cho rằng kiểm soát thỏa đáng bất đồng, duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông vô cùng quan trọng; nhất trí xử lý ổn thỏa vấn đề trên biển, đóng góp tích cực cho hòa bình, an ninh lâu dài ở khu vực.
Hai bên nhất trí tiếp tục tuân thủ nhận thức chung quan trọng đạt được giữa Lãnh đạo hai Đảng, hai nước và “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”, sử dụng hiệu quả cơ chế đàm phán biên giới cấp Chính phủ Việt Nam - Trung Quốc, kiên trì thông qua hiệp thương, đàm phán hữu nghị, tích cực bàn bạc về các biện pháp giải quyết mang tính quá độ, tạm thời mà không ảnh hưởng đến lập trường, chủ trương của mỗi bên; tìm kiếm giải pháp cơ bản lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được.
Hai bên nhất trí tích cực thúc đẩy bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển và bàn bạc về phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, thúc đẩy hai việc trên sớm đạt tiến triển thực chất. Hai bên sẵn sàng tiếp tục tích cực triển khai hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển; tích cực trao đổi về đi sâu, mở rộng hợp tác trên biển tại Vịnh Bắc Bộ trên cơ sở đáp ứng lợi ích thiết thực của cả hai bên.
Hai bên đồng ý tiếp tục thúc đẩy thực hiện toàn diện, hiệu quả “Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC), trên cơ sở hiệp thương, nhất trí, sớm đạt được “Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông” (COC) hiệu quả, có nội dung thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982); kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp tình hình và mở rộng tranh chấp, duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông và thúc đẩy hợp tác trên biển.[1]
2. Hội nghị Tham vấn An ninh Mỹ - Hàn Quốc lần thứ 54 tại Washington, Mỹ (3/11)
Trong Tuyên bố chung của Hội nghị, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloy Austin và Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Lee Jong-Sup đã chia sẻ nhận thức chung về vai trò quan trọng của hai nước đối với an ninh, ổn định và thịnh vượng của khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Hai bên tái khẳng định cam kết duy trì hoà bình ổn định trên biển, tuân thủ luật pháp quốc tế bao gồm tôn trọng tự do hàng hải và hàng không trên các vùng biển trong đó có Biển Đông. Bên cạnh đó, hai Bộ trưởng đã bày tỏ sự ủng hộ đối với vai trò trung tâm của ASEAN và các cấu trúc khu vực do ASEAN dẫn dắt.[2]
3. “Hội nghị chuyên đề về Hợp tác Hàng hải Toàn cầu và Quản trị Đại dương 2022” tại tỉnh Hải Nam, Trung Quốc (3-4/11)
Tại Hội nghị, Ủy viên Quốc Vụ kiêm Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho biết Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với các nước ASEAN để thúc đẩy tiến trình đàm phán COC; kêu gọi các bên diễn giải và áp dụng đầy đủ, chính xác và toàn diện UNCLOS 1982, trong đó có quản trị đại dương, tôn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia theo Công ước và luật lệ quốc tế, kêu gọi các bên giải quyết hòa bình các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ và các quyền và lợi ích trên biển thông qua đối thoại và tham vấn, tránh các hành vi đơn phương làm phức tạp tình hình.[3] Trước đó, ngày 26/10, tại Bắc Kinh, trong buổi tiếp đại diện ngoại giao các nước ASEAN tại Trung Quốc, ông Vương Nghị khẳng định, Trung Quốc coi trọng ngoại giao láng giềng và đặt ASEAN vào vị trí ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại; tỏ mong muốn các nước ASEAN kiên trì độc lập, tự chủ, kiên trì “phương thức ASEAN”, phát huy vai trò trung tâm của ASEAN trong các vấn đề của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, đề xuất các nước có yêu sách ở Biển Đông cùng phối hợp lập trường để chống lại sự can dự của Mỹ và đồng minh vào các vấn đề khu vực. [4]
4. Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7)
Ngày 4/11, Tuyên bố chung của Hội nghị nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở, bao trùm và dựa trên luật lệ; khẳng định lại mong muốn hợp tác với các nước trong khu vực, khẳng định sự ủng hộ đối với vai trò trung tâm của ASEAN, đồng thời cam kết tìm kiếm cơ chế và nội dung hợp tác phù hợp với Tầm nhìn của ASEAN về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (AOIP). Về vấn đề Biển Đông và Biển Hoa Đông, các Bộ trưởng bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình khu vực; khẳng định phản đối bất kỳ động thái nào làm gia tăng căng thẳng, phá hoại sự ổn định của khu vực và trật tự quốc tế dựa trên luật lệ; nhấn mạnh vai trò quan trọng của UNCLOS 1982; khẳng định lại giá trị của Phán quyết của Tòa Trọng tài vụ kiện Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc năm 2016. Về vấn đề Đài Loan, các Bộ trưởng kêu gọi tìm kiếm một giải pháp hòa bình trong bối cảnh gia tăng căng thẳng ở eo biển.
5. Hoạt động hợp tác trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc
Từ ngày 3 - 5/11, Cảnh sát biển Việt Nam phối hợp với Cảnh sát biển Trung Quốc thực hiện chuyến tuần tra liên hợp lần thứ hai ở Vịnh Bắc Bộ trong năm 2022.[5] Phạm vi tuần tra trải dài trên 13 điểm với quãng đường khoảng 255,5 hải lý (từ khu vực cách Đông Nam đảo Trần khoảng 13 hải lý đến khu vực cách Đông Bắc đảo Cồn Cỏ khoảng 48 hải lý dọc theo đường phân định trong Vịnh Bắc Bộ). Lực lượng Cảnh sát biển hai nước tiến hành trao đổi bằng điện đàm; thực hiện việc kiểm tra, giám sát tàu thuyền của ngư dân khai thác thủy hải sản trong vùng biển nằm sát đường phân định, phối hợp diễn tập phương án hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn trên biển; tuyên truyền, giáo dục ngư dân hai nước tuân thủ khi hoạt động trong vùng biển Vịnh Bắc Bộ. Đây là một trong những hoạt động thường xuyên trong khuôn khổ hợp tác giữa các lực lượng thực thi pháp luật trên biển của hai nước Việt - Trung, góp phần tăng cường hữu nghị giữa các lực lượng chức năng của hai nước và xây dựng vùng biển Vịnh Bắc Bộ thành khu vực biển hòa binh, ổn định và tuân thủ pháp luật.[6]
[1] https://mega.vietnamplus.vn/sau-sac-moi-quan-he-hop-tac-chien-luoc-toan-dien-viet-nam-trung-quoc-5296.html
[2] https://www.cpf.navy.mil/Newsroom/News/Article/3200204/allies-modernization-at-heart-of-us-japan-efforts-in-indo-pacific/
[3] http://english.chinamil.com.cn/view/2022-11/04/content_10196953.htm
[4] https://ww.mfa.gov.cn/web/wjbz_673089/tpsp/202210/t20221026_10792352
[5] Đây là chuyến tuần tra liên hợp giữa lực lượng Cảnh sát biển hai nước trên vùng biển lân cận đường phân định vịnh Bắc Bộ lần thứ 24 kể từ năm 2006; là lần thứ 5 sau khi Hiệp định hợp tác nghề cá trong vùng biển vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc hết hiệu lực từ ngày 30/6/2020.
[6] https://haiquanonline.com.vn/canh-sat-bien-viet-nam-trung-quoc-thuc-hien-tuan-tra-lien-hop-tren-vung-bien-vinh-bac-bo-168705.html
Thực tế cho thấy, việc quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia sẽ thuận lợi hơn...
01/02/2023 09:09
Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái: Tận dụng lợi thế, thúc đẩy hợp tác xuất khẩu với Trung Quốc
30/01/2023 16:39
Tư duy mới của Đảng về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới
30/01/2023 16:36
Những ngày này, không khí Tết Quý Mão 2023 đã tràn ngập vùng biên giới An Giang. Với mỗi người dân Việt Nam, Tết là...
19/01/2023 14:22
Đảo Cồn Cỏ nằm cách cảng Cửa Việt, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị gần 30km. Nhìn từ xa, đảo trông như một chiến hạm...
18/01/2023 14:24
Năm 2022, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến khó lường, phức tạp bởi cạnh tranh nước lớn, xung đột, tranh chấp, bất ổn...
18/01/2023 14:22
Những ngày này, người người rộn ràng không khí chuẩn bị đón mùa Xuân mới an lành và nhiều niềm vui.
16/01/2023 17:52
Chỉ còn ít ngày nữa là đến Tết Nguyên đán nhưng cán bộ, nhân viên trên những con tàu của Chi đội Kiểm ngư số...
13/01/2023 17:22
Sáng 13/1, tại TP Hồ Chí Minh, Bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng) tổ chức chương trình giao lưu, chúc Tết trực tuyến...
13/01/2023 17:19
Sáng 10/1/2023, Đoàn công tác Bộ Quốc phòng do Trung tướng Nguyễn Trọng Bình, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Trưởng ban Chỉ...
11/01/2023 17:13
Tối 8/1, tại Trung tâm Phát thanh – Truyền hình Quân đội (Hà Nội), đã diễn ra Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Xuân Trường...
09/01/2023 17:35
Ngày 8/1, đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã đến tham dự các hoạt động của...
09/01/2023 17:34
Hoạt động khai thác thủy sản không những giải quyết sinh kế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân ven biển,...
04/01/2023 17:15
Sáng 04/01, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác dân tộc năm...
04/01/2023 17:13
Từ những lợi thế và tiềm năng lớn về biển, tỉnh Kiên Giang đã xây dựng các chương trình và kế hoạch hành động nhằm...
03/01/2023 18:30