Thương mại biên giới Việt Nam - Lào: Còn nhiều dư địa thuận lợi cho tăng trưởng

13/12/2024 17:08

Hà Bảo Trâm

Viện Nghiên cứu chiến lược, Học viện Ngoại giao

 

Trên đà phát triển của mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, bức tranh thương mại song phương nói chung và thương mại biên giới nói riêng thời gian gần đây có nhiều điểm sáng, góp phần cụ thể hoá, hiện thực hoá nội hàm của mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước.

Với những kết quả tích cực đã đạt được cùng với dư địa hợp tác rộng mở giữa hai nước, thương mại biên giới được kỳ vọng sẽ tiếp tục đóng vai trò then chốt, giúp đưa thương mại song phương Việt Nam - Lào bứt tốc mạnh mẽ trong thời gian tới.

Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Bộ Công Thương Lào Malaithong Kommasith chứng kiến lễ ký Hiệp định Thương mại Việt Nam-Lào mới, ngày 8/4/2024. (Ảnh: Chu Văn)

Cơ hội thúc đẩy hợp tác thương mại biên giới

Trước hết, sự gần gũi về địa lý và tương đồng về văn hoá giữa Việt Nam - Lào là nhân tố quan trọng thúc đẩy thương mại biên giới phát triển. Hai nước có chung hơn 2.300 km đường biên giới, đi qua địa giới hành chính của 10 tỉnh, thành phố mỗi bên, tạo nên ưu thế, sự thuận tiện lớn về giao thông và liên kết chiến lược trên tuyến hành lang Đông - Tây. Biên giới hai nước hiện có 9 cửa khẩu quốc tế, 6 cửa khẩu chính, 18 cửa khẩu phụ cùng 27 lối mở và 9 khu kinh tế cửa khẩu. Bên cạnh đó, miền Trung Lào còn là cửa ngõ tiềm năng để mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá của Việt Nam tới khu vực 17 tỉnh Đông Bắc Thái Lan rộng lớn, nơi sinh sống của đông đảo bà con Việt kiều. Với cơ sở hạ tầng giao thông như tuyến cao tốc Viêng Chăn - Văng Viêng và đường sắt cao tốc Lào - Trung đang ngày càng phát huy hiệu quả trong vận tải hàng hoá, giúp giảm đáng kể thời gian và chi phí vận chuyển, thương mại qua biên giới có điều kiện hết sức thuận lợi để lan toả lên phía Bắc Lào.

Thứ hai, Việt Nam và Lào đã tích cực phối hợp trong xây dựng, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các hoạt động thương mại song phương nói chung và thương mại biên giới nói riêng. Bên cạnh việc hưởng những ưu đãi với tư cách là thành viên của Hiệp định Thương mại hàng hoá ASEAN (ATIGA), Hiệp định xúc tiến và tạo thuận lợi thương mại CLV-DTA, Việt Nam và Lào còn dành cho nhau những ưu đãi cao hơn về thuế, phí hàng hoá thông qua Hiệp định Thương mại biên giới Việt Nam - Lào (được ký kết năm 2015) và mới đây nhất là Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Lào (ký kết vào tháng 4/2024). Các văn kiện pháp lý này đóng vai trò quan trọng, là xung lực mới góp phần thúc đẩy thương mại hai nước nói chung và thương mại biên giới nói riêng tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian qua.

Thứ ba, Chính phủ Việt Nam - Lào luôn dành ưu tiên thúc đẩy quan hệ thương mại tương xứng với quan hệ chính trị hai nước. Lãnh đạo cấp cao hai nước trong các chuyến thăm gần đây luôn khẳng định mục tiêu đưa kim ngạch hai chiều Việt Nam - Lào đạt tăng trưởng ở mức 10-15%/năm. Hội nghị Thương mại Việt - Lào (VIETLAO EXPO) được tổ chức thường niên tại Lào với quy mô lớn, trở thành cầu nối cho hàng trăm doanh nghiệp hai nước tham gia. Bộ Công Thương hai nước cũng thường xuyên tổ chức các chuyến thăm, làm việc và trao đổi kinh nghiệm thực chất nhằm tìm kiếm giải pháp thúc đẩy hơn nữa thương mại song phương, trong đó thương mại biên giới đóng vai trò quan trọng, không thể tách rời.

Thương mại biên giới Việt Nam - Lào: Bức tranh có nhiều điểm sáng

Với những nỗ lực của cả hai nước, thương mại song phương Việt Nam - Lào trong những năm gần đây có nhiều chuyển biến tích cực, cho thấy sự khả quan nhất định trong bối cảnh tình hình kinh tế, thương mại, đầu tư ở khu vực và thế giới tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn. Năm 2020, tổng kim ngạch thương mại hai chiều lần đầu tiên vượt mốc 1 tỷ USD, đạt 1,03 tỷ USD. Con số này liên tục tăng trưởng mạnh mẽ trong các năm tiếp theo, lần lượt là 1,37 tỷ USD vào năm 2021, 1,70 tỷ USD vào năm 2022 và 1,63 tỷ USD trong năm 2023.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, chỉ trong 9 tháng đầu năm 2024, Việt Nam tiếp tục duy trì trong nhóm 3 nước cung ứng hàng hoá lớn nhất đối với Lào, với tổng kim ngạch thương mại hai nước đạt 1,5 tỷ USD, tăng 25,5% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang Lào đạt 491,9 triệu USD, tăng 24% so với cùng kỳ 2023 và nhập khẩu từ Lào 1,01 tỷ USD, tăng 26,4% so với cùng kỳ năm 2023. Những con số ấn tượng này có sự đóng góp không nhỏ của các hoạt động thương mại biên giới khi chiếm tới 90% tổng giá trị thương mại hai nước. Với đà tăng mạnh mẽ như trên, nhiều khả năng kim ngạch thương mại hai nước sẽ lần đầu đạt mốc 2 tỷ USD trong năm 2024.

Các mặt hàng chính được Việt Nam nhập khẩu từ Lào bao gồm cao su, gỗ/các sản phẩm từ gỗ, phân bón, rau quả, quặng và khoáng sản. Ở chiều ngược lại, những mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất sang Lào gồm sản phẩm hoá chất, xăng dầu các loại, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, các sản phẩm từ sắt thép,…

Khó khăn, thách thức vẫn hiện hữu

Mặc dù hoạt động thương mại biên giới đang ngày càng có những đóng góp quan trọng trong thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Lào, song cần nhìn nhận quy mô thương mại biên giới vẫn còn khá khiêm tốn để đưa thương mại song phương tăng trưởng vượt bậc. Một số khó khăn, thách thức tiêu biểu có thể kể đến là:

Thứ nhất, quy mô nền kinh tế của Lào so với nhiều nước ở khu vực vẫn còn tương đối khiêm tốn, sức mua và nhu cầu tiêu dùng trong nước còn hạn chế. Ngoài ra, nền sản xuất hàng hoá phục vụ tiêu dùng nội địa vẫn đang trong quá trình phát triển nên chưa đóng góp nhiều cho xuất khẩu, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là các tài nguyên thô như năng lượng điện, khoáng sản, gỗ nên giá trị xuất khẩu còn khiêm tốn.

Thứ hai, cơ sở hạ tầng khu vực dọc biên giới còn hạn chế, trong đó những vấn đề về giao thông, kết nối về logistics chưa hiệu quả dẫn đến chi phí vận tải còn cao so với các thị trường truyền thống của Lào là Thái Lan và Trung Quốc. Do địa hình đồi núi, việc phát triển các tuyến đường tới cửa khẩu và tuyến đường liên huyện còn chậm và chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng được tiềm năng và nhu cầu của hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá tại khu vực biên giới.

Thứ ba, do các khâu trung gian còn cồng kềnh, hàng hoá Việt Nam chưa thâm nhập sâu và vươn tầm mở rộng được hệ thống phân phối, bán buôn bán lẻ tại Lào so với hàng hoá từ Thái Lan và Trung Quốc vốn khá được ưa chuộng từ nhiều năm nay.

Cần đột phá để tăng trưởng mạnh mẽ

Để tạo động lực mạnh mẽ cho hàng hoá, dịch vụ tiếp cận thị trường cũng như tạo sự kết nối phát triển ổn định, bền vững và lâu dài tại các khu vực biên giới hai nước, Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực giải quyết những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại bằng nhiều giải pháp cụ thể. Trong đó nổi bật là sửa đổi, bổ sung một số quy định về hoạt động thương mại biên giới tại Nghị định số 122/2024/NĐ-CP và ban hành Kế hoạch thực hiện Bản ghi nhớ về phát triển và kết nối hạ tầng thương mại biên giới giữa Việt Nam - Lào (tháng 10/2024). Từ phía Lào, Chính phủ Lào cũng ban hành những chính sách mới trong lĩnh vực thương mại, theo đó, ưu tiên chuyển dịch cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hoá với Việt Nam nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn cung từ Thái Lan, mang đến triển vọng lớn để hàng hoá Việt Nam hiện diện nhiều hơn ở thị trường Lào trong thời gian tới.

Trên cơ sở các yếu tố thuận lợi đã nêu, có thể thấy thương mại biên giới Việt Nam và Lào còn rất nhiều dư địa phát triển. Tuy nhiên, để đưa quan hệ thương mại vươn tầm mạnh mẽ, tương xứng với quan hệ chính trị hai nước, thương mại biên giới phải đóng vai trò đột phá, thúc đẩy thương mại song phương nói chung phát triển ổn định, bền vững theo mục tiêu Lãnh đạo cấp cao hai nước đã đề ra. Các cơ quan chức năng của hai nước cần nghiên cứu một số định hướng lớn về hợp tác phát triển thương mại biên giới Việt Nam - Lào như tập trung rà soát, nghiên cứu, đề xuất các cơ chế tạo thuận lợi cho các mặt hàng là thế mạnh trong thương mại hai nước; giải quyết dứt điểm các vấn đề vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện Hiệp định Thương mại biên giới Việt Nam - Lào nhằm tạo thuận lợi cho hàng hoá nước này lưu thông tại thị trường nước kia; nâng cao phát triển nguồn nhân lực; thúc đẩy triển khai xây dựng, nâng cấp các kết nối hạ tầng giao thông; phối hợp giảm thiểu, ngăn chặn hiệu quả nạn buôn lậu, gian lận thương mại./.

Cùng chuyên mục
Hợp tác đấu tranh có hiệu quả các loại tội phạm trên tuyến biên giới Việt Nam-Lào
Hợp tác đấu tranh có hiệu quả các loại tội phạm trên tuyến biên giới Việt Nam-Lào

Ngày 17/12, tại tỉnh Louangphabang, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, đoàn đại biểu Công an tỉnh Sơn La và tỉnh Louangphabang đã...

Biên giới Việt Nam-Lào là cầu nối quan trọng của hợp tác khu vực
Biên giới Việt Nam-Lào là cầu nối quan trọng của hợp tác khu vực

Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Minh Tâm khẳng định khi có đường biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác giữa hai bên...

Tăng cường hợp tác bảo đảm an ninh tại cặp Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo (Việt Nam) và Đensavan (Lào)
Tăng cường hợp tác bảo đảm an ninh tại cặp Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo (Việt Nam) và Đensavan (Lào)

Ngày 16/12, Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo (Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị) và Đồn Công an Cửa khẩu quốc...

An Giang: Giao lưu với các đơn vị Campuchia nhân kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội
An Giang: Giao lưu với các đơn vị Campuchia nhân kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội

Ngày 16/12, Bộ CHQS tỉnh An Giang phối hợp với Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tổ chức giao lưu với Tiểu khu...

Cảnh sát biển Việt Nam và Cảnh sát biển Trung Quốc tăng cường thúc đẩy hợp tác thực thi pháp luật trên biển
Cảnh sát biển Việt Nam và Cảnh sát biển Trung Quốc tăng cường thúc đẩy hợp tác thực thi pháp luật trên biển

Trong khuôn khổ Chương trình giao lưu “Cảnh sát biển Việt Nam và những người bạn” lần thứ hai, chiều 16/12, tại Thủ đô Hà...

Giao lưu Quốc phòng Thanh Hóa - Hủa Phăn
Giao lưu Quốc phòng Thanh Hóa - Hủa Phăn

Diễn ra trong 2 ngày 15 và 16/12, Giao lưu quốc phòng LLVT hai tỉnh Thanh Hóa - Hủa Phăn (nước Cộng hòa dân chủ...

Tàu CSB 8005 cập cảng thành phố Kochi, bắt đầu chuyến thăm và giao lưu với Lực lượng Bảo vệ bờ biển Ấn Độ
Tàu CSB 8005 cập cảng thành phố Kochi, bắt đầu chuyến thăm và giao lưu với Lực lượng Bảo vệ bờ biển Ấn Độ

Sáng 16/12, tàu CSB 8005 cùng đoàn công tác Cảnh sát biển Việt Nam do Đại tá Nguyễn Minh Khánh - Phó Tư lệnh, Tham...

Phát triển vùng bờ biển Việt Nam thành những trung tâm kinh tế - văn hóa sôi động
Phát triển vùng bờ biển Việt Nam thành những trung tâm kinh tế - văn hóa sôi động

Sáng 15/12, tại thành phố Nha Trang, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị công...

Nhiều hoạt động thiết thực trên tuyến biên giới Việt - Lào
Nhiều hoạt động thiết thực trên tuyến biên giới Việt - Lào

Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, ngày...

Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Thừa Thiên Huế và Bộ CHQS tỉnh Sê Kông tuần tra song phương
Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Thừa Thiên Huế và Bộ CHQS tỉnh Sê Kông tuần tra song phương

Ngày 13/12, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Sê...

Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị - Một trong những con đường bộ nhanh và tiện lợi nhất kết nối ASEAN và Trung Quốc
Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị - Một trong những con đường bộ nhanh và tiện lợi nhất kết nối ASEAN và Trung Quốc

Tại khu vực biên giới Việt - Trung, cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị thuộc thí điểm cửa khẩu thông minh của tỉnh Lạng Sơn,...

Lực lượng bảo vệ biên giới Việt Nam - Campuchia đã làm tốt sứ mệnh
Lực lượng bảo vệ biên giới Việt Nam - Campuchia đã làm tốt sứ mệnh

Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Nguyễn Huy Tăng khẳng định rằng trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực có nhiều diễn biến...

Hội nghị sơ kết Bản ghi nhớ về hợp tác giữa tỉnh Kon Tum và các tỉnh Attapư, Sê Kông
Hội nghị sơ kết Bản ghi nhớ về hợp tác giữa tỉnh Kon Tum và các tỉnh Attapư, Sê Kông

Sáng 12/12, tỉnh Kon Tum tổ chức Hội nghị sơ kết Bản ghi nhớ về hợp tác giữa UBND tỉnh Kon Tum và Chính quyền...

Chống khai thác IUU là nhiệm vụ chính trị thường xuyên, liên tục
Chống khai thác IUU là nhiệm vụ chính trị thường xuyên, liên tục

Tại cuộc họp giao ban Ban Chỉ đạo IUU tỉnh Kiên Giang định kỳ tháng 12/2024, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh...

Xây dựng khu vực biên giới vững mạnh
Xây dựng khu vực biên giới vững mạnh

Biên giới quốc gia có vị trí chiến lược quan trọng, là tuyến đầu, là “phên dậu”, là cửa ngõ của mỗi quốc gia; được...

Tin đọc nhiều
Tập trung mọi nguồn lực hoàn thành các nhiệm vụ trong công tác chống khai thác IUU
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Bulgaria
Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk và Ty Công an tỉnh Mondulkiri tăng cường hợp tác giữ gìn an ninh trật tự
Triển lãm
Tàu CSB 8004 lên đường thăm, giao lưu với Lực lượng bảo vệ bờ biển Hàn Quốc
Để biên giới thêm thắm tình hữu nghị, công tác biên phòng thêm hiệu quả
Hoạt động Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ hai tại tỉnh Houaphanh
Công ước Liên hợp quốc về Luật biển tiếp tục khẳng định vai trò thiết yếu trong duy trì trật tự pháp lý trên biển và đại dương
Ninh Thuận đẩy mạnh kinh tế biển
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp kết nối thị trường Mỹ
Khơi dậy tình yêu nước từ “Tiết học biên cương”
Tô đậm tình đoàn kết hữu nghị Quảng Bình-Khăm Muồn
Hội đàm phối hợp quản lý, bảo vệ biên giới
Khai trương cặp cửa khẩu quốc tế Lóng Sập (tỉnh Sơn La, Việt Nam) -  Pa-háng (tỉnh Hủa-phăn, Lào): Động lực phát triển mới cho khu vực  biên giới Việt Nam - Lào
Khánh Hòa tập trung phát triển toàn diện tuyến y tế biển, đảo
Tăng cường công tác phối hợp trong chống khai thác IUU
Giám sát chặt sản lượng khai thác thủy sản bốc dỡ qua cảng
Phát triển vùng bờ biển Việt Nam thành những trung tâm kinh tế - văn hóa sôi động
Hướng tới phát triển bền vững khu vực biển Đông Á
Tuyên bố chung Việt Nam - Brasil về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược
Thúc đẩy giao lưu, trao đổi kinh nghiệm lãnh đạo trẻ quân đội hai nước Việt Nam và Campuchia
Đảo tiền tiêu Thổ Chu vững vàng thế trận quốc phòng toàn dân
Đoàn công tác của Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ thăm và làm việc tại tỉnh Sơn La
Tăng cường nhận thức về các vấn đề biên giới lãnh thổ cho sinh viên đại học
Chuyển biến mới trong hoạt động giao thương hàng hóa qua các cửa khẩu ở Lạng Sơn
Dứt điểm xử lý tình trạng tàu cá '3 không'
Thương mại biên giới Việt Nam - Lào: Còn nhiều dư địa thuận lợi cho tăng trưởng
Sóc Trăng phát động đợt cao điểm tuần tra, xử lý hành vi khai thác IUU
Đại tướng Phan Văn Giang hội đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Campuchia
Tăng cường hợp tác bảo đảm an ninh tại cặp Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo (Việt Nam) và Đensavan (Lào)