Vua Trần Thái Tông với việc bảo vệ chủ quyền đất nước

08/06/2016 18:19

Đầu thế kỷ XIII, nhà Trần thay nhà Lý cai trị đất nước với sự kiện lịch sử gây chấn động: Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, tức Trần Thái Tông vào tháng 12 năm Ất Dậu (1225). Về đối ngoại, nhà Trần vẫn giữ mối quan hệ bình thường với nhà Tống ở phương Bắc, mặc dù có dấu hiệu không ổn lúc ban đầu. Nhà Tống không chấp nhận quan hệ ngoại giao với nhà Trần, nhưng còn do dự, vì sự thất bại của nhà Tống thời Lý Thường Kiệt, vua tôi nhà Tống chưa thể quên được.

Năm Kỷ Sửu (1229), vua Trần Thái Tông cho sứ sang Tống cầu phong. Nhà Tống không đáp lại và có thái độ trịch thượng đối với nước ta. Đầu năm 1232, người Mông Cổ bắt đầu xâm lược Trung Quốc, sau đó thống trị Trung Quốc, lập nên triều đại nhà Nguyên.

Năm 1241, quân Mông Cổ bên Tống tràn sang cướp phá miền biên giới nước ta. Nhà Trần cho đốc tướng Phạm Kính An dem quân lên biên giới đánh giặc. Đích thân vua Trần Thái Tông cũng trực tiếp chỉ huy một đạo quân theo đường thủy tiến ra vùng biển Quảng Ninh. Vua Trần đưa quân vượt biên thùy, sang hẳn đất Tống để đánh giặc cướp trên suốt một dải ven biển, từ trại Vĩnh Bình lên Khâm Châu, Liêm Châu rồi mới trở về. Hành động quân sự này của vua Trần Thái Tông vừa giúp Tống đánh dẹp giặc cướp, bảo đảm an ninh biên giới nước ta, vừa tạo điều kiện cho vua Trần và các tướng lĩnh đi cùng hiểu sâu hơn tình hình quân dân Tống, tận mắt thấy được khả năng tiến triển của cuộc chiến tranh Mông - Tống, từ đó định ra kế sách đối phó với cả hai bên Mông và Tống khi chiến tranh lan tới biên giới nước ta.

Trong thời gian này, tình hình biên giới nước ta và Tống tạm yên vì có quân đội nhà Trần trấn giữ. Nhưng miền biên giới nước ta giáp Vân Nam thì có nhiều biến động nghiêm trọng. Vân Nam thời đó chưa phải là đất Trung Quốc, mà là lãnh thổ của một số dân tộc độc lập, trong đó có nước Đại Lý ở liền sát biên giới nước ta. Giữa nước ta và Đại Lý trải mấy trăm năm, quan hệ biên giới được duy trì tốt. Nếu Mông Cổ đánh chiếm Đại Lý thì miền biên giới nước ta sẽ bị uy hiếp nghiêm trọng, mà Đại Lý bị xâm lược là điều không tránh được. Quân Mông Cổ đánh Vân Nam từ năm 1253, đến năm 1257, vùng Vân Nam về cơ bản đã nằm dưới quyền thống trị của quân xâm lược Mông Cổ. Ngay năm đó (1257), vừa chiếm xong Vân Nam, tướng Mông Cổ là Ngột Lương Hợp Thai (Uriang Khađai) vội cho sứ sang triều đình nhà Trần, đe dọa bằng ngoại giao để mở đường xâm lược nước ta.

Tháng 12 năm 1257, tướng Ngột Lương Hợp Thai đưa quân tập trung sát biên giới nước ta. Theo kế hoạch quân Mông Cổ sẽ tiến công trên bốn hướng. Trong đó. Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy một hướng, nhận lệnh từ Vân Nam, mở cuộc hành quân nhanh chóng tiến xuống Đại Việt.

Theo kế sách của triều đình nhà Trần, quân dân ta dưới quyền chỉ huy của Tiết chế Trần Quốc Tuấn đã anh dũng chiến đấu, đánh chặn địch từng bước nhằm tiêu hao sinh lực, hạn chế đường tiến quân của chúng, tạo điều kiện thuận lợi cho đại binh từ kinh đô Thăng Long tiến lên hướng Tây Bắc.

Ngày 17 tháng 1 năm 1258, một trận đánh lớn đã diễn ra trên cánh đồng Bình Lệ (tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay) do đích thân vua Trần chỉ huy. Trận đánh này đã làm thất bại mưu đồ bao vây, cắt đường, cướp thuyền, đánh tan đại quân ta để tiến về Thăng Long, nhanh chóng kết thúc chiến tranh của Ngột Lương Hợp Thai. So sánh tương quan lực lượng và thế trận giữa ta và địch trên chiến trường, tướng Lê Tần đã đề nghị với vua Trần Thái Tông tạm thời rút lui bảo toàn lực lượng, chờ thời cơ có lợi để phản công.

Khi quân Mông Cổ vào được Thăng Long thì lực lượng của ta đã rút hết. Bọn giặc tìm thấy trong ngục những tên sứ mà Ngột Lương Hợp Thai đã sai vào Đại Việt trước kia. Chúng đều bị trói chặt bằng thừng tre lằn sâu vào thịt. Bọn giặc điên cuồng tàn phá Thăng Long để trả thù. Sau một tháng hành quân, tác chiến, binh lực bị tiêu hao, người, ngựa quân Mông Cổ mệt mỏi, lương thảo thiếu thốn, cộng thêm không nắm được tình hình và ý định hành động của ta, quân địch thấy không ổn. Chúng quyết định không ở lại trong kinh thành mà hạ trại ở phía Đông, ven sông Hồng ở bến Đông Bộ Đầu để nghỉ ngơi, củng cố lực lượng, nắm tình hình quân ta sau đó tiếp tục tiến công.

Đông Bộ Đầu là một bến thủy quân lớn ở liền sát kinh thành, trên bến có doanh trại thủy binh. Khi quân Mông Cổ tới Đông Bộ Đầu thì thủy quân và thuyền chiến của ta đã rời đi từ trước, chỉ còn doanh trại trống không. Giặc đóng ở đấy, nhưng chúng không thể đi được xa để cướp lương ăn. Từ khi để giặc vào Thăng Long, quân ta một mặt vây chặt không để giặc lọt ra ngoài, một mặt ráo riết chuẩn bị phản công.

Về phía ta, sau khi rút khỏi Thăng Long, đại quân theo sông Hồng về đóng ở bãi sông Thiên Mạc (Khoái Châu, Hưng Yên) cách vị trí quân địch đóng khoảng 30 - 35km về phía Nam. Được nhân dân hết lòng che chở, giữ bí mật, quân ta tranh thủ thời gian bổ sung lực lượng, chỉnh đốn đội ngũ, sẵn sàng chờ lệnh xuất quân. Sau một thời gian rất ngắn khẩn trương chuẩn bị, lực lượng đã hồi phục, khí thế chiến đấu của quân đội nhà Trần lên rất cao.

Trong khi đó, quân Mông Cổ bắt đầu gặp khó khăn và lúng túng vì thiếu lương thực trong một tòa thành bỏ trống. Quân địch cố gắng tiến đánh ra những vùng xung quanh Thăng Long để cướp lương thực, nhưng đều gặp phải sự chống trả quyết liệt của nhân dân ta.

Đêm 28 tháng 1, tiền quân nhà Trần đã tiến sát Thăng Long và tách làm hai hướng. Khoảng 5 nghìn kỵ binh hợp thành mũi tiến công về phía Tây (mũi trái) khu đóng quân của địch. Khoảng 3 nghìn bộ binh tiếp tục tiến sát khu đóng quân địch từ mặt Nam (mũi phải). Đến nửa đêm thì các mũi tiến quân của ta đã tiếp cận các tuyến canh gác của địch mà chúng không hề hay biết. Mặc dù thủy binh và đạo quân chủ lực còn ở xa, nắm lấy thời cơ có lợi, tướng tiên phong Trần Khánh Dư lập tức hạ lệnh đánh úp.

Theo kế hoạch bộ binh và kỵ binh của ta thần tốc lao vào khu lều trại quân Mông Cổ. Kỵ binh quân ta chớp nhoáng tiêu diệt kỵ binh địch, đồng thời từng nhóm bộ binh ta tổ chức bao vây tiêu diệt địch ngay trong lều trại của chúng. Hàng ngũ Ngột Lương Hợp Thai rối loạn, lúng túng bị động "người không kịp mặc giáp, ngựa không kịp đóng yên" chống lại một cách yếu ớt, hoảng loạn. Mặc dù về số lượng quân ta ít hơn quân địch (chủ lực của ta gần sáng mới tới) nhưng do chủ động, tinh thần chiến đấu cao, cách đánh tài tình, chọn đúng thời cơ không cho địch kịp phát huy sở trường (thời điểm người tách khỏi ngựa), quân ta hoàn toàn chiếm ưu thế.

Mặc dù dốc sức đối phó, đến sáng, tướng giặc Ngột Lương Hợp Thai mới biết rõ đại quân của y đã bị thiệt hại hết sức nặng nề. Quân chủ lực của nhà Trần lại đang tăng cường đến tiếp sức. Không còn cách nào khác, Ngột Lương Hợp Thai ra lệnh cho các tướng mở đường máu, rút chạy khỏi Thăng Long về hướng Bạch Hạc.

Quân giặc chạy lên ngã ba Bạch Hạc để theo đường bên phải sông Thao, chạy qua vùng Quy Hóa trở về Đại Lý. Khi quân giặc chạy tới Bạch Hạc, Sơn Vi thì bị Phùng Lộc Hộ đem quân địa phương chặn đánh, buộc giặc phải chạy lên vùng Quy Hóa (Phú Thọ). Chủ trại Quy Hóa là Hà Bổng cùng quân và dân ta ở đây bố trí đánh tập kích, giặc thua đau. Tàn binh giặc mất hết tinh thần chiến đấu, cố chạy thoát thân ra khỏi biên giới. Khi trở về tới Đại Lý, đạo quân của Ngột Lương Hợp Thai chỉ còn lại khoảng 5 nghìn tên.

Trận đánh kết thúc hoàn toàn thắng lợi. Khoảng 2 vạn kỵ binh địch đã phải bỏ xác trên bến Đông Bộ Đầu.

Ngày 29 tháng 1 năm 1258, vua Trần Thái Tông cùng các tướng lĩnh, binh sĩ tiến vào giải phóng kinh thành Thăng Long trong niềm hân hoan của các tầng lớp nhân dân Kinh đô. Ngày 5 tháng 2 năm 1258 (mồng 1 Tết Mậu Ngọ), tại Thăng Long, triều đình nhà Trần tổ chức lễ mừng thắng trận và phong thưởng các tướng sĩ đã có công lao trong trận chiến đấu vừa qua. Lê Tần và Hà Bổng là người đứng đầu, Hà Bổng được phong tước hầu. Cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ xâm lược lần thứ nhất của quân dân ta đã hoàn toàn thắng lợi, mà Đông Bộ Đầu là trận có tính chất quyết định. Đây cũng là thất bại đầu tiên của đế quốc Mông Cổ trong cuộc trường chinh chiếm gần 50 nước chưa gặp phải thất bại nào.

Nguồn: bienphong.com.vn
Cùng chuyên mục
Giải phóng Trường Sa, chiến công khẳng định chủ quyền
Giải phóng Trường Sa, chiến công khẳng định chủ quyền

Giải phóng kịp thời các đảo thuộc quần đảo Trường Sa là chiến công đặc biệt xuất sắc, có ý nghĩa chiến lược của lực...

Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa: Bằng chứng khẳng định chủ quyền Việt Nam
Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa: Bằng chứng khẳng định chủ quyền Việt Nam

Không chỉ nhằm tri ân những người lính trong đội hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa năm xưa đã hy sinh để bảo...

Chúa Sãi mở cửa biển để giao thương
Chúa Sãi mở cửa biển để giao thương

Nước Việt Nam sở hữu cả chiều dài phần phía Đông đất liền là biển cả. Người Việt đã làm chủ và khai thác Biển...

Từ trấn Hải Thành năm xưa đến đồn Biên phòng hôm nay
Từ trấn Hải Thành năm xưa đến đồn Biên phòng hôm nay

Ở Thừa Thiên Huế có một đồn Biên phòng “độc nhất vô nhị” được xây dựng cách đây 206 năm và tới giờ này vẫn...

Nghệ thuật quân sự độc đáo dưới thời Lê sơ
Nghệ thuật quân sự độc đáo dưới thời Lê sơ

Nhà Lê sơ được sử cũ nhắc đến như thời kỳ hoàng kim của chế độ phong kiến Việt Nam, dưới thời vua Lê Thái...

Chiến lược biên cương của Vua Lê Thái Tổ
Chiến lược biên cương của Vua Lê Thái Tổ

Thư tịch cổ chữ Hán nước ta xưa nói nhiều đến câu thơ nổi tiếng về chiến lược biên cương của vua Lê Thái Tổ...

Nơi khẳng định chủ quyền biển đảo của Tổ quốc Việt Nam
Nơi khẳng định chủ quyền biển đảo của Tổ quốc Việt Nam

Đình An Vĩnh trên đảo Lý Sơn là một trong những ngôi đình có từ lâu đời nhất ở tỉnh Quảng Ngãi.

Những chiến thuyền bảo vệ biển, đảo thời Nguyễn
Những chiến thuyền bảo vệ biển, đảo thời Nguyễn

Minh Mạng là Hoàng đế của Vương triều Nguyễn có công đầu mở mang bờ cõi nước Việt.

Chúa Trịnh đòi lại được một vùng biên ải
Chúa Trịnh đòi lại được một vùng biên ải

Trong lịch sử hào hùng của Đại Việt, vùng biên ải phía Bắc là nơi chứng kiến nhiều biến động.

Những điều ít biết về Lũy Thầy
Những điều ít biết về Lũy Thầy

Trong lịch sử quân sự Việt Nam có một hệ thống thành lũy khá lợi hại. Dân gian vẫn gọi là Lũy Thầy.

Tìm lại dấu xưa thương cảng Vân Đồn
Tìm lại dấu xưa thương cảng Vân Đồn

Vùng biển Vân Đồn nằm ở phía Đông Nam tỉnh Quảng Ninh, không chỉ có vị trí chiến lược quan trọng trên vùng biển Đông...

Triều Nguyễn quản lý Sơn Trà như thế nào?
Triều Nguyễn quản lý Sơn Trà như thế nào?

Ngày nay ai cũng biết Sơn Trà là “con mắt Đông Dương”, “khu xung yếu”. Trước đây, vào thời nhà Nguyễn, việc quản lý Sơn...

Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng lừng lẫy
Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng lừng lẫy

"Đằng Giang tự cổ huyết do hồng" (nghĩa là sông Đằng từ xưa máu còn đỏ) là câu đối đáp của sứ thần nước ta...

Trần Khánh Dư - Vị tướng thủy quân tài ba chống giặc ngoại xâm
Trần Khánh Dư - Vị tướng thủy quân tài ba chống giặc ngoại xâm

Trần Khánh Dư là một danh tướng đời nhà Trần, triều đại tồn tại từ năm 1226 đến năm 1400 tại Việt Nam. Ông không...

Thân Công Tài -
Thân Công Tài - "Lưỡng quốc khách nhân" trên biên giới Việt - Trung

Sinh năm 1620, tại xã Như Thiết, huyện Yên Dũng, phủ Lạng Giang, xứ Kinh Bắc (nay là xã Hồng Thái, huyện Việt Yên, tỉnh...

Tin đọc nhiều
Tuyên truyền các quy định về khai thác hải sản cho ngư dân
Phòng tuyến góp phần ngăn chặn tàu cá khai thác hải sản trái phép
Hội đàm giữa Lai Châu và hai tỉnh Phông Sa Lỳ, U Đôm Xay
Dâng hương, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hy sinh trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc
Sẽ nâng cấp nhiều luồng hàng hải, kêu gọi vốn đầu tư các bến cảng biển
Phát triển Bà Rịa-Vũng Tàu thành Trung tâm kinh tế biển Quốc gia
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Tây Ban tại Việt Nam
Xuất nhập khẩu chính ngạch giữa Kiên Giang và Kampot đạt 256 triệu đô la Mỹ
Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 khảo sát tại tỉnh Sóc Trăng
Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045
Kiều bào tại Hungary hướng về biển đảo quê hương
Cảnh sát biển Việt Nam tham dự Hội nghị Hội đồng điều hành ReCAAP lần thứ 18
Xung lực mới cho quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam – New Zealand
Quảng Ninh xây dựng nền biên phòng toàn dân vững chắc
Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp
Việt Nam lên án hành vi bạo lực, vô nhân đạo trên các tuyến hàng hải quốc tế
Xây dựng đường biên giới Việt Nam-Trung Quốc hòa bình, hợp tác và phát triển
Nhận diện, phát triển “mũi nhọn” của Kiên Hải
Lào Cai-Vân Nam: Tuyến biên giới Việt-Trung hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển
Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Việt Nam và Thái Lan nhất trí phối hợp và cùng các thành viên ASEAN duy trì lập trường nguyên tắc của ASEAN về vấn đề Biển Đông
Khai mạc hội nghị Phát triển bền vững nuôi biển, nhìn từ Quảng Ninh
Khai mạc Triển lãm ảnh “Tổ quốc bên bờ sóng” tại Lào
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang hội kiến Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị
Việt Nam kêu gọi các bên liên quan cùng đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông
Sóc Trăng tuần tra kiểm soát chống khai thác IUU
Nâng cao năng lực vận chuyển hàng hóa và hiệu suất thông quan tại các cặp cửa khẩu trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc
Chủ tịch Quốc hội Phần Lan ủng hộ lập trường, quan điểm của ASEAN và Việt Nam về vấn đề Biển Đông
Khám phá tuyến du lịch kết nối Non nước Cao Bằng với Cao nguyên đá Đồng Văn