Vươn khơi cùng cờ tổ quốc

02/06/2020 14:45

Ngày 20/7/2019, 2.000 lá cờ Tổ quốc từ Chương trình "Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển" đã được trao cho ngư dân Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Sau gần 1 năm, những ngư dân được nhận cờ từ chương trình kể những câu chuyện đầy ý nghĩa gắn với hình ảnh lá cờ Tổ quốc trong công cuộc bám biển giữ ngư trường.

Nhìn cờ Tổ quốc như được ở nhà

Sau gần 1 tháng ra khơi ở Hoàng Sa, sáng 28/5, tàu cá của ngư dân Dương Văn Giàu (45 tuổi) cập cảng Lý Sơn (xã An Hải, huyện Lý Sơn). Ông Giàu phấn khởi khoe chuyến biển vừa rồi, nhờ thuận buồm xuôi gió nên tàu của ông đánh bắt được khấm khá.

Gần 30 năm bám biển mưu sinh, đánh cá khơi xa ở Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, dù gặp không ít tai ương, rủi ro nhưng khó khăn nào ông Giàu cũng vượt qua. Theo ngư dân dày dạn kinh nghiệm này, ở nơi đầu sóng ngọn gió, khó tránh khỏi hiểm nguy, thiên tai, bão tố. Những lúc đó, cái thân thương, quen thuộc nhất với ngư dân là hình ảnh lá cờ Tổ quốc tung bay trên nóc tàu. "Nhìn lá cờ, bao nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương như thôi thúc anh em phải cố gắng, bằng mọi giá phải vượt qua. Mình không còn thấy lẻ loi, cô độc giữa muôn trùng biển khơi nữa" - ông Giàu tâm sự.

Ông Giàu bảo rằng chính sự kỳ vọng của người dân cả nước được kết tinh trong những lá cờ từ Chương trình "Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển" giúp ngư dân can trường, vững chãi hơn; đặc biệt là thời gian gần đây, tình hình biển Đông rất phức tạp, tàu cá của ngư dân Việt Nam đánh bắt ở vùng biển Hoàng Sa phải đối mặt với nhiều khó khăn từ sự quấy phá của tàu nước ngoài.

Còn ngư dân Bùi Văn Phải (31 tuổi) bộc bạch đối với mỗi tàu cá ngư dân Lý Sơn, cũng như tàu đánh bắt xa bờ của các địa phương, một khi ra biển là cờ Tổ quốc được treo ở vị trí trang trọng nhất. Với bà con ngư dân, cờ Tổ quốc trên nóc tàu là biểu tượng thiêng liêng, tượng trưng cho máu và nước mắt của cha ông, những người đã ngã xuống vì biển, đảo quê hương.

"Trong thời gian qua, nhiều tàu cá ngư dân mình ra Hoàng Sa, Trường Sa thường bị tàu nước ngoài có vũ trang xua đuổi, quấy phá. Nhưng hình ảnh lá cờ Tổ quốc không bao giờ ngừng bay trên nóc tàu. Đó là tài sản lớn nhất đối với những ngư dân chúng tôi, không gì quý bằng. Dù có đối mặt hiểm nguy, chúng tôi vẫn quyết bảo vệ tàu, bảo vệ cờ Tổ quốc, bảo vệ ngư trường" - ngư dân Phải bày tỏ.

Chính vì ý nghĩa thiêng liêng của hình ảnh lá cờ Tổ quốc nên trong chuyến biển vào tháng 3/2013, tàu cá anh Phải bị tàu Trung Quốc bắn đạn pháo khiến cháy cabin và nhiều vật dụng khác nhưng các ngư dân trên tàu anh Phải vẫn kiên quyết bảo vệ lá cờ Tổ quốc, đúng như quan niệm "còn người còn cờ, mất người mới mất cờ".

Ngư dân Lý Sơn treo cờ Tổ quốc được trao tặng trước khi vươn khơi

Bỏ tàu nhưng không bỏ cờ

Thuyền trưởng kiêm chủ tàu Nguyễn Chí Thạnh năm nay 36 tuổi, có "thâm niên" bám biển Hoàng Sa hơn 20 năm. Trong suốt 20 năm ấy, gần chục lần tàu của anh bị tàu nước ngoài xua đuổi, bắt bớ hoặc gặp bất trắc do thiên tai. Kể lại lần tàu bị sóng to gió lớn đánh chìm ở Hoàng Sa, anh Thạnh nói lúc tàu chuẩn bị chìm hẳn, anh vội chạy lên mũi tàu tháo lá cờ Tổ quốc để mang theo. Lá cờ này được anh cất giữ, bảo vệ chu đáo, đến khi có tàu mới thì lấy ra treo.

"Đi làm biển như ngư dân chúng tôi, quanh năm sống với sóng gió, đối mặt với hiểm nguy rình rập. Trên biển, bốn bề một màu, không biết nơi đâu là quê hương... Những lúc như vậy, nhìn lá cờ Tổ quốc tung bay, mình như được ở nhà, cảm giác gần gũi, thân thương lắm. Bởi vậy, khi chúng tôi được tặng cờ Tổ quốc, cảm giác rất kỳ lạ, như được tiếp thêm sức mạnh" - anh Thạnh trải lòng.

Nhận cờ Tổ quốc trao tặng cách đây 1 năm, chủ tàu Nguyễn Văn Quang (ngụ xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn) cho biết hiện nay những tàu cá đi Hoàng Sa như bà con ngư dân Lý Sơn, ngày nào cũng bị tàu nước ngoài có vũ trang quấy phá. Thậm chí, khi thấy tàu cá ngư dân Việt Nam treo cờ Tổ quốc, tàu nước ngoài liên tục xua đuổi, đe dọa dùng vũ lực... Thế nhưng, đối với ngư dân Việt Nam, tàu không có cờ chẳng khác nào nhà không có nóc. Bất luận thế nào, hình ảnh lá cờ Tổ quốc vẫn luôn được treo ở vị trí cao nhất, trang trọng nhất trên con tàu.

"Giá trị tinh thần của lá cờ này hơn triệu lần tiền bạc bỏ ra mua" - ông Quang chia sẻ./.

Nguồn: nld.com.vn
Cùng chuyên mục
Biển Đà Nẵng 'khoác áo mới' mời gọi du khách
Biển Đà Nẵng 'khoác áo mới' mời gọi du khách

Cuối tháng 3, biển Đà Nẵng trở nên nhộn nhịp, quyến rũ hơn. Các bãi biển Mỹ Khê, Mân Thái, Non Nước, Tiên Sa…cũng đã...

Khám phá tuyến du lịch kết nối Non nước Cao Bằng với Cao nguyên đá Đồng Văn
Khám phá tuyến du lịch kết nối Non nước Cao Bằng với Cao nguyên đá Đồng Văn

Hành trình khám phá tuyến du lịch kết nối Công viên địa chất (CVĐC) Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) với CVĐC Non nước...

Đặc sắc lễ hội chọi bò ở huyện vùng cao Bảo Lâm (Cao Bằng)
Đặc sắc lễ hội chọi bò ở huyện vùng cao Bảo Lâm (Cao Bằng)

Lễ hội chọi bò đã trở thành nét đẹp văn hóa không thể thiếu của đồng bào các dân tộc thiểu số ở huyện miền...

Khám phá vẻ đẹp yên bình, hoang sơ của đảo Hòn Chuối
Khám phá vẻ đẹp yên bình, hoang sơ của đảo Hòn Chuối

Hòn Chuối thuộc thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, nằm cách đất liền gần 32 km về phía Tây.

Sin Suối Hồ mùa hoa dã quỳ
Sin Suối Hồ mùa hoa dã quỳ

Chúng tôi lên Sin Suối Hồ vào mùa hoa dã quỳ. Màu hoa vàng trên những ngả đường làm cho cảnh làng bản thêm ấm...

Cột mốc nơi
Cột mốc nơi "trời thấp, đất cao"

Có lẽ, trên hành trình tìm đến những cột mốc mang dấu ấn đặc biệt trên bản đồ Tổ quốc, một trong những khoảnh khắc...

Vịnh Hạ Long lọt danh sách top 51 điểm đến đẹp nhất thế giới
Vịnh Hạ Long lọt danh sách top 51 điểm đến đẹp nhất thế giới

Tạp chí quốc tế nổi tiếng Condé Nast Traveler vừa công bố 51 điểm đến đẹp nhất thế giới trong bình chọn được công bố...

Già làng hơn 30 năm bảo vệ đường biên, cột mốc
Già làng hơn 30 năm bảo vệ đường biên, cột mốc

Mặc dù đã ở tuổi xưa nay hiếm, song già làng Thao Văn Sếnh (dân tộc Mông, bản Ché Lầu, xã Na Mèo, huyện Quan...

Chùa Trúc Lâm Đảo Trần - cột mốc văn hóa, tâm linh vùng biển đảo tiền tiêu Đông Bắc Tổ quốc
Chùa Trúc Lâm Đảo Trần - cột mốc văn hóa, tâm linh vùng biển đảo tiền tiêu Đông Bắc Tổ quốc

Ngày 25/10, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Ninh phối hợp với huyện Cô Tô tổ chức Lễ khánh thành giai đoạn...

Nét độc đáo trong Lễ hội Kin lẩu khẩu mẩu của người Thái ở Lai Châu
Nét độc đáo trong Lễ hội Kin lẩu khẩu mẩu của người Thái ở Lai Châu

Lễ hội Kin lẩu khẩu mẩu, còn gọi là Lễ hội Cốm mới của đồng bào Thái trắng ở Lai Châu, diễn ra hằng năm...

Đảo ngọc Phú Quốc lọt top hòn đảo đẹp nhất châu Á năm 2023
Đảo ngọc Phú Quốc lọt top hòn đảo đẹp nhất châu Á năm 2023

Năm 2023 là năm thứ hai liên tiếp Phú Quốc được độc giả Condé Nast Traveler bình chọn trong top những hòn đảo đẹp nhất...

Những đường biên giới độc đáo nhất thế giới
Những đường biên giới độc đáo nhất thế giới

Biên giới không chỉ là những đường kẻ trên bản đồ, chúng có thể là nguồn gốc của xung đột, chia rẽ, hợp tác và...

5 bức tường biên giới nổi tiếng
5 bức tường biên giới nổi tiếng

Mặc dù các bức tường biên giới có từ thời cổ đại nhưng chúng trở nên đặc biệt đáng chú ý trong thế kỷ 21...

Đặc sắc Tết Khẩu Hó ở Pa Xa Lào
Đặc sắc Tết Khẩu Hó ở Pa Xa Lào

Pa Xa Lào là bản vùng biên giới thuộc xã Pa Thơm, huyện Điện Biên, là nơi sinh sống, quần cư của đồng bào dân...

Những hiểu biết để thêm yêu đại dương
Những hiểu biết để thêm yêu đại dương

Tảo và thực vật phù du trong lòng đại dương chịu trách nhiệm sản xuất khoảng 70% tổng lượng oxy cho bầu khí quyển.

Tin đọc nhiều
Phòng tuyến góp phần ngăn chặn tàu cá khai thác hải sản trái phép
Hội đàm giữa Lai Châu và hai tỉnh Phông Sa Lỳ, U Đôm Xay
Dâng hương, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hy sinh trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc
Tuyên bố Báo chí chung Việt Nam-Philippines
Xuất nhập khẩu chính ngạch giữa Kiên Giang và Kampot đạt 256 triệu đô la Mỹ
Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045
Cảnh sát biển Việt Nam tham dự Hội nghị Hội đồng điều hành ReCAAP lần thứ 18
Tiếp tục củng cố đoàn kết, vai trò trung tâm của ASEAN
Xung lực mới cho quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam – New Zealand
Quảng Ninh xây dựng nền biên phòng toàn dân vững chắc
Việt Nam lên án hành vi bạo lực, vô nhân đạo trên các tuyến hàng hải quốc tế
Nhận diện, phát triển “mũi nhọn” của Kiên Hải
Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Việt Nam kêu gọi các bên liên quan cùng đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông
Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục quản lý tốt biên giới trên đất liền, kiểm soát và giải quyết tốt hơn bất đồng trên biển
Chủ tịch Quốc hội Phần Lan ủng hộ lập trường, quan điểm của ASEAN và Việt Nam về vấn đề Biển Đông
Khám phá tuyến du lịch kết nối Non nước Cao Bằng với Cao nguyên đá Đồng Văn
Công bố quy hoạch tỉnh Hà Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050
Triển khai thi công Dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy đón tàu 100 nghìn tấn
Quy hoạch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Kinh tế biển xanh
Hiệp đồng trong quản lý bảo vệ biên giới tiếp giáp Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa
Thống nhất quản lý, khai thác hiệu quả các dự án lấn biển
Kiểm ngư đồng hành cùng ngư dân vươn khơi, bám biển
Dấu ấn hợp tác Đắk Nông - Mondulkiri
Khánh thành thêm một Đài Hữu nghị Việt Nam-Campuchia
Việt Nam sẽ tiếp tục cùng Hoa Kỳ triển khai quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện ngày càng hiệu quả, thực chất, ổn định
Mọi yêu sách và hoạt động ở Biển Đông phải phù hợp với luật pháp quốc tế
Nơi 'neo đậu' nghĩa tình quân-dân giữa biển khơi mênh mông
Quảng Trị ra quân khai thác vụ cá nam và khởi động mùa du lịch biển 2024