25/02/2020 10:48
Nước Việt Nam sở hữu cả chiều dài phần phía Đông đất liền là biển cả. Người Việt đã làm chủ và khai thác Biển Đông từ vài ngàn năm trước. Tuy nhiên, có lẽ vùng châu thổ sông Hồng màu mỡ đủ nuôi sống cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, nhưng cũng đưa cuộc sống người Việt vào chính nghề làm nông mà chưa khai thác đúng chuyện buôn bán với các vùng biển xa.
Bức Quốc thư của chúa Nguyễn Phúc Nguyên gửi Mạc Phủ Tokugawa, Nhật Bản trao đổi về giao thương năm Hoằng Định thứ 11. Ảnh: Trịnh Sinh
Chỉ đến thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên (1563-1635), người Việt mới thực sự nhận ra giá trị của biển không chỉ là con tôm, con cá, mà biển còn là vàng, là bạc nữa. Đó chính là ngoại thương, mang lại nguồn lợi khổng lồ gấp nhiều lần giá trị mà hạt gạo đem lại. Cái nông nghiệp chỉ đủ ăn no mà chưa đem lại sự sung túc của người dân, sự cường thịnh của quân đội, sự giàu có của một quốc gia cùng với giữ vững chủ quyền thực sự cho đất nước. Chỉ có ngoại thương mới là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn đem lại những điều này. Từ trước đến nay đều thế cả.
Chúa Nguyễn Phúc Nguyên trị vì kéo dài 22 năm vào đúng lúc Đàng trong đang bước vào giai đoạn hội tụ cả 3 yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”.
Bối cảnh bấy giờ, nhà nước Đại Việt chia đôi, Đàng ngoài thì vua Lê làm vì, chúa Trịnh chèn ép các đại thần. Vì thế mà Nguyễn Hoàng phải vượt đèo Ngang vào Quảng Trị, Thừa Thiên lập Đàng trong, danh nghĩa vẫn thuộc nhà nước Đại Việt, lúc này đang đà suy tàn với những ông vua sa đọa như Lê Uy Mục được người đời gọi là “Quỷ Vương”, vua “lợn” Lê Tương Dực... Đàng trong đã thực sự là một thế lực phát triển và ngày càng không phụ thuộc vào nhà Lê. Chúa Nguyễn Phúc Nguyên là đời chúa Nguyễn thứ hai. Ông được chúa Tiên Nguyễn Hoàng chọn làm thế tử vào năm ông mới có 22 tuổi, nhưng đã lập được công trạng, chỉ huy hạm đội 10 chiếc đến Cửa Việt tiêu diệt hai chiếc tàu Shirahama Kenki của hải tặc Nhật Bản. Ông lại là vị chúa Nguyễn rất được lòng dân, được tôn xưng là chúa Sãi, chúa Phật. Những nhân tài đất Việt kéo về dưới trướng ông khá đông. Điển hình là Đào Duy Từ, lặn lội từ Đàng ngoài vào để làm quân sư cho ông. Đấy chính là yếu tố “nhân hòa” mà chúa Sãi có được để xây dựng một giang sơn vững vàng trước các cuộc chinh phạt của đội quân nhà Trịnh phía Bắc và quân đội Chăm Pa ở phía Nam.
Cái giỏi của chúa là biết dựa vào biển để phát triển nền kinh tế hùng mạnh. Đó chính là yếu tố “địa lợi” trời cho. Ông biết rằng dải đất hẹp miền Trung gió cát muốn hùng mạnh được phải dựa vào biển. Cả một dải đất ven biển có nhiều cửa sông, nhưng thuận tiện nhất vẫn là cửa Đại, nơi đáp ứng đủ yêu cầu của một cảng thị, lại có một đồng bằng lưu vực sông Thu Bồn làm chỗ tựa lưng, giàu mối giao thương với miền núi Đông Trường Sơn, cũng là một vựa lúa đông dân. Vì thế mà cửa Đại vốn là một đầu cầu của miền Trung giao lưu với khắp vùng Đông Nam Á thời văn hóa Sa Huỳnh cách đây hơn 2.000 năm lại được bước vào khúc quanh của một sự phát triển của ngoại thương mới, nơi buôn bán tấp nập hơn của muôn phương. Cảng Cửa Đại có “địa lợi” là một mắt xích quan trọng nằm trên tuyến hàng hải Đông Bắc Á xuôi về Nam và phương Tây, đến được các vùng Ấn Độ, Trung Cận Đông, châu Âu xa xôi.
Chúa Nguyễn Phúc Nguyên nhìn ra được các mối lợi từ cảng Cửa Đại: Nơi giao thương giữa sản vật Đàng trong với tàu buôn nước ngoài, nơi các tàu buôn muôn nơi đến đây để trao đổi hàng hóa với nhau và nhất là nơi mà Đàng trong có thể thu thuế được. Đấy là nguyên nhân sâu xa hình thành nên đô thị Hội An sầm uất suốt hai thế kỷ và ngày nay để lại di sản là một đô thị cổ mang tầm toàn cầu.
Hình chiếc thuyền Châu Ấn từ Nagasaki cập cảng Hội An trong bức tranh thời kỳ Edo “Châu Ấn thuyền Giao Chỉ độ hàng”. Ảnh: Trịnh Sinh
Hội An bấy giờ là một thương cảng quan trọng nhất của các thuyền buôn Nhật Bản và Trung Quốc. Người Nhật đã tổ chức các “Châu Ấn thuyền” (thuyền buôn vũ trang có ấn của Mạc Phủ cho phép). Theo thống kê, những chiếc thuyền Châu Ấn đã đến Hội An nhiều nhất trong những hải cảng ở Đông Nam Á (86 giấy phép). Người Nhật đã đến buôn bán ở Hội An và đã để lại một khu phố Nhật, một “chùa Cầu” vừa là chùa, vừa là cầu, hai đầu có tượng linh vật khỉ, chó bằng đá và nhiều mộ người Nhật. Bên cạnh đó, Hội An còn có nhiều tàu buôn Trung Quốc, để lại một khu phố Khách cùng nhiều trụ sở hội quán. Bên cạnh đó, còn có thuyền buôn của Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp. Sự sầm uất của Hội An phụ thuộc nhiều vào các thuyền buôn: “Trong nước nhờ đó mà tiêu dùng dư dật”.
Trong giao thương với nước ngoài, chúa Sãi luôn luôn ý thức về chủ quyền với danh xưng là “Nam Quốc Vương đô thống”, như một chính quyền bình đẳng và độc lập với Đàng ngoài, mở đầu cho việc xây dựng một triều Nguyễn sau này.
Công bằng mà nói, chúa Sãi đã là vị chúa có nhiều tác động vào lịch sử Việt Nam. Nếu không có “nhân hòa” thì ông đã không được dân miền Trung ủng hộ, không thu hút được nhân tài như Đào Duy Từ và nhiều vị tướng giỏi. Nếu không phát triển được ngoại thương mạnh mẽ thì không đủ lực để mua sắm vũ khí như đại bác của Bồ Đào Nha để chống lại nhà Trịnh. Sẽ không có một đô thị cổ Hội An, không có sự kế tục của 7 vị chúa Nguyễn và cả 13 đời vua Nguyễn nữa.
Vẫn biết lịch sử không có chữ “nếu”, nhưng đôi khi đã có những vị “anh hùng tạo ra thời thế”, mà chúa Nguyễn Phúc Nguyên là một trong những người như vậy./.
Giải phóng kịp thời các đảo thuộc quần đảo Trường Sa là chiến công đặc biệt xuất sắc, có ý nghĩa chiến lược của lực...
28/04/2020 14:56
Không chỉ nhằm tri ân những người lính trong đội hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa năm xưa đã hy sinh để bảo...
07/04/2020 11:26
Ở Thừa Thiên Huế có một đồn Biên phòng “độc nhất vô nhị” được xây dựng cách đây 206 năm và tới giờ này vẫn...
15/03/2019 17:33
Nhà Lê sơ được sử cũ nhắc đến như thời kỳ hoàng kim của chế độ phong kiến Việt Nam, dưới thời vua Lê Thái...
25/12/2018 09:04
Thư tịch cổ chữ Hán nước ta xưa nói nhiều đến câu thơ nổi tiếng về chiến lược biên cương của vua Lê Thái Tổ...
06/08/2018 08:37
Đình An Vĩnh trên đảo Lý Sơn là một trong những ngôi đình có từ lâu đời nhất ở tỉnh Quảng Ngãi.
23/04/2018 19:53
Minh Mạng là Hoàng đế của Vương triều Nguyễn có công đầu mở mang bờ cõi nước Việt.
18/04/2018 19:51
Trong lịch sử hào hùng của Đại Việt, vùng biên ải phía Bắc là nơi chứng kiến nhiều biến động.
04/04/2018 18:42
Trong lịch sử quân sự Việt Nam có một hệ thống thành lũy khá lợi hại. Dân gian vẫn gọi là Lũy Thầy.
27/10/2017 20:03
Vùng biển Vân Đồn nằm ở phía Đông Nam tỉnh Quảng Ninh, không chỉ có vị trí chiến lược quan trọng trên vùng biển Đông...
21/06/2017 16:13
Ngày nay ai cũng biết Sơn Trà là “con mắt Đông Dương”, “khu xung yếu”. Trước đây, vào thời nhà Nguyễn, việc quản lý Sơn...
31/05/2017 18:20
"Đằng Giang tự cổ huyết do hồng" (nghĩa là sông Đằng từ xưa máu còn đỏ) là câu đối đáp của sứ thần nước ta...
10/08/2016 00:00
Trần Khánh Dư là một danh tướng đời nhà Trần, triều đại tồn tại từ năm 1226 đến năm 1400 tại Việt Nam. Ông không...
28/06/2016 16:45
Sinh năm 1620, tại xã Như Thiết, huyện Yên Dũng, phủ Lạng Giang, xứ Kinh Bắc (nay là xã Hồng Thái, huyện Việt Yên, tỉnh...
15/06/2016 16:16
Biển, đảo giữ một vị trí quan trọng trong lịch sử dân tộc, nhất là chủ quyền đối với các quần đảo trên Biển Đông,...
13/06/2016 18:11