26/12/2024 17:30
Ngôi nhà khang trang của hộ gia đình người Lào nhập tịch vào Việt Nam sinh sống tại làng Măng Rao, xã Đăk Pék, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum. (Ảnh: Khoa Chương/TTXVN)
Kon Tum là tỉnh có trên 292km đường biên giới, tiếp giáp nước bạn Lào và Campuchia.
Thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước, đã có nhiều người dân Lào sinh sống tại khu vực biên giới của tỉnh Kon Tum nhập quốc tịch Việt Nam. Chính quyền địa phương hỗ trợ, tạo điều kiện để những công dân này an cư, lạc nghiệp, quyết tâm gắn bó và xây dựng quê hương Việt Nam.
Phận người “nay đây mai đó”
Trước năm 1987, một bộ phận dân cư nhỏ ở nước Lào, giáp ranh với huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) sống cuộc sống “nay đây mai đó” do không có quốc tịch.
Ông A Đào (67 tuổi, làng Măng Rao, xã Đăk Pék, huyện Đăk Glei) chia sẻ, do mùa màng thất bát, nhiều gia đình đã di cư qua lại giữa biên giới Lào, Việt Nam tìm mảnh đất phù hợp để sinh sống. Thời đó, người dân chưa có ý thức về chuyện ranh giới giữa các quốc gia nên vẫn duy trì tập quán du canh, du cư. Không điện, đường, trường, trạm, nước sạch và không được hưởng các chính sách hỗ trợ, làm ăn kinh tế. "Chúng tôi không có hồ sơ, lý lịch, giấy tờ tùy thân, con cái không được đến trường, đau ốm không được chữa bệnh. Thứ duy nhất có chỉ là một cuốn sổ tạm trú, tạm vắng do hai nước Việt Nam, Lào cung cấp", ông A Đào cho biết.
Một bộ phận trong số những người này đã sống lay lắt giữa rừng. Họ phụ thuộc chủ yếu vào việc săn bắn, hái lượm, uống nước suối như thời nguyên thủy. Việc định cư trong rừng khiến người dân luôn sống trong lo sợ khi phải đối mặt với thú dữ, thiên tai, không có thông tin và tiếp xúc với người bên ngoài trong thời gian dài. Vất vả nhất là những lúc đau ốm, người dân phải mất ba ngày để ròng rã cõng người bệnh đến Trung tâm Y tế huyện Đăk Glei chữa trị. Trải qua những giây phút “thập tử nhất sinh”, cộng đồng này mong mỏi được công nhận quốc tịch để không còn cảnh sống cơ cực, nay đây mai đó.
Bắt đầu từ năm 2017, chính quyền địa phương tại tỉnh Kon Tum đã tích cực tuyên truyền, cấp phát tờ rơi nhằm nâng cao nhận thức cho người dân về việc di cư tự do, kết hôn không giá thú ở vùng biên giới. Cùng với đó, chính quyền phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh và Trung ương lập thủ tục trình Chủ tịch nước xem xét quyết định cho nhập quốc tịch đối các công dân chưa có quốc tịch để thuận tiện trong việc làm giấy khai sinh, cấp sổ hộ khẩu, làm chứng minh thư cho công dân theo đúng quy định.
Cuộc đời sang trang mới
Từ năm 2009 đến nay, tỉnh Kon Tum có hơn 1.000 người được Chủ tịch nước Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, chủ yếu sinh sống tại các xã biên giới của huyện Ngọc Hồi và Đăk Glei. Để người dân có điều kiện phát triển kinh tế sau khi nhập quốc tịch, chính quyền địa phương đã chỉ đạo cho các cơ quan chuyên môn tiến hành làm giấy khai sinh, cấp sổ hộ khẩu, làm chứng minh thư cho người dân; đảm bảo quyền công dân và trẻ em trong độ tuổi đi học đều được đến trường, hỗ trợ đầy đủ các chế độ để học tập.
Anh A Diệt (Bí thư Chi bộ làng Măng Rao, xã Đăk Pék) chia sẻ, khi có quốc tịch Việt Nam vào năm 2012, người dân nơi đây vỡ òa trong niềm vui vô bờ bến. Bởi lẽ, con cháu đã được khai sinh, làm hộ khẩu. Nhà nước quan tâm đầu tư điện, đường, trường học, trạm y tế. Nhiều hộ được vay vốn, phát triển kinh tế, chăn nuôi, xóa đói giảm nghèo. Nhờ đó, bà con ngày càng phấn khởi và luôn tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.
Già A Chang (làng Măng Rao, xã Đăk Pék) cho biết, đặc quyền khi có quốc tịch là quyền được đi bầu cử của một công dân. Có thể nói giây phút được cầm lá phiếu bầu trong tay khiến mọi người dân cảm thấy thiêng liêng, tự hào và biết ơn Đảng, Nhà nước.
Theo thống kê, khu vực biên giới của tỉnh Kon Tum có dân số gần 61.600 người, với 25 thành phần dân tộc. Trong đó, dân tộc thiểu số chiếm hơn 77%, sinh sống ở 99 thôn, làng thuộc 13 xã của 4 huyện biên giới gồm: Đăk Glei, Ngọc Hồi, Sa Thầy và Ia H’Drai. Huyện Ngọc Hồi, Đăk Glei đã chỉ đạo các xã ở khu vực có người nhập tịch cấp đất, hỗ trợ cây, con giống, hướng dẫn kỹ thuật cho người dân phát triển kinh tế. Các hộ dân còn được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội để xây dựng nhà ở, hướng tới gắn bó lâu dài với quê hương Việt Nam.
Chị Y Điết (làng Đăk Mế, xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi) chia sẻ, nhờ có quốc tịch vào năm 2017, gia đình chị đã được xã hỗ trợ giống cây cà phê, bò sinh sản để làm ăn. Được sự hướng dẫn tận tình của cán bộ chức năng về cách chăm sóc, kỹ thuật trồng, chăn nuôi, số diện tích cà phê, bò của gia đình ngày càng phát triển. Hiện, mỗi năm gia đình thu nhập gần 100 triệu đồng, đời sống nhờ đó ngày càng khá giả hơn.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Pờ Y - Tống Văn Đồng cho biết: Xã hiện có 12 công dân được nhập quốc tịch và nhận được sự hỗ trợ về mọi mặt của chính quyền địa phương. Với sự quan tâm đặc biệt, các công dân này nhanh chóng hòa nhập với môi trường sống ở Việt Nam, an tâm sinh sống, lao động sản xuất. Thời gian tới, xã sẽ tiếp tục lồng ghép các Chương trình Mục tiêu quốc gia để hỗ trợ các hộ phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Đồng chí Y Lan - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Ngọc Hồi cho biết, các hộ gia đình được nhập quốc tịch Việt Nam luôn cùng các dân tộc khác tại địa phương vượt qua mọi khó khăn, đoàn kết cùng giúp nhau phát triển kinh tế, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước.
Bà con ở đây luôn giữ gìn các nét truyền thống văn hóa của dân tộc mình và thường xuyên thăm thân, qua lại ở khu vực biên giới. Họ được xem là những “cầu nối” quan trọng trong việc vun đắp tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước Việt Nam-Lào, góp phần vào xây dựng tuyến biên giới hòa bình và phát triển. Mang trên mình quốc tịch Việt Nam, giờ đây, cuộc đời của những công dân Lào nhập tịch đã bước sang “trang” mới sáng sủa hơn khi đã có của ăn, của để. Họ luôn sống và làm việc theo đúng pháp luật; chung tay, đồng lòng, đoàn kết với cộng đồng xây dựng quê hương ngày một phát triển và trở thành “hạt nhân” tích cực trong việc vun đắp tình hữu nghị, đoàn kết và hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam-Lào./.
Nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam - Trung Quốc phát triển hơn nữa, đáp ứng nhu cầu qua lại của...
27/12/2024 17:14
Ngày 20/12/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký ban hành Quyết định số 1618/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chung xây...
27/12/2024 17:10
Ngày 26/12, tại Quân cảng Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa), Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân tổ chức Lễ tiễn Đoàn công tác và...
27/12/2024 17:09
Chính phủ vừa ban hành nghị quyết về việc xác định phạm vi khu vực cửa khẩu quốc tế Dinh Bà và phạm vi khu...
27/12/2024 17:08
Sáng 25/12, tại Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Mộc Bài (Tây Ninh), Công ty cổ phần Tân Cảng - Tây Ninh (thành viên...
26/12/2024 17:29
Đối ngoại biên phòng là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng của công tác biên phòng. Những năm qua, Đảng ủy, Bộ...
26/12/2024 17:25
Đồng hành cùng lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP), nhiều người dân các xã vùng biên huyện Minh Hóa (Quảng Bình), đặc biệt là...
26/12/2024 17:23
Ngày 25/12, tại huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang đã diễn ra hội đàm định kỳ năm 2024 giữa đoàn đại biểu 4 đồn biên...
26/12/2024 17:22
Ngày 25/12, tại TP. Điện Biên Phủ diễn ra hội đàm giữa tỉnh Điện Biên và 3 tỉnh Bắc Lào: Phong Sa Ly, U Đôm...
26/12/2024 17:21
Nhằm tăng cường công tác phối hợp đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật trên biển, đặc biệt là vào dịp cuối...
25/12/2024 16:17
Chiều 24/12, tại tỉnh Cà Mau, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Hội Liên hiệp phụ...
25/12/2024 16:16
Ngày 10/12/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1539/QĐ-TTg phê duyệt Đề án mở rộng, thành lập mới các...
25/12/2024 16:13
Biên giới Việt Nam-Campuchia không chỉ đóng vai trò là ranh giới địa lý, mà còn là đầu mối giao thương quan trọng giữa hai...
25/12/2024 16:11
Ngày 07/10/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1117/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng...
25/12/2024 16:10
Ngày 24/12, Ban Chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng Đà Nẵng (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng TP Đà Nẵng) tổ chức Hội...
25/12/2024 16:08