New Zealand gửi Công hàm (số 08/21/02) lên Liên hợp quốc bác yêu sách “quyền lịch sử” liên quan đến các vùng biển ở Biển Đông

04/08/2021 17:19

Phái đoàn Thường trực New Zealand tại Liên hợp quốc gửi lời chào trân trọng tới Tổng Thư ký Liên hợp quốc, trân trọng đề cập đến Đệ trình của Malaysia HA 59/19 ngày 12/12/2019 tới Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa và các quan điểm được trình bày tại các Công hàm CML/14/2019 ngày 12/12/2019, CML/11/2020 ngày 23/3/2020, CML/42/2020 ngày 17/4/2020, CML/46/2020 ngày 2/6/2020, CML/48/2020 ngày 18/6/2020, CML/54/2020 ngày 29/7/2020, CML/56/2020 ngày 7/8/2020, CML/63/2020 ngày 18/9/2020, CML/1/2021 ngày 28/1/2021 và Phụ lục kèm theo Công thư ngày 9/6/2020 gửi tới Tổng Thư ký Liên hợp quốc.

New Zealand tái khẳng định không có lập trường đối với các yêu sách chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông.

Công hàm này không bình luận về nội dung Công hàm của Malaysia, nhưng khẳng định lập trường của New Zealand về một số khía cạnh của UNCLOS:

- New Zealand nhấn mạnh tính phổ quát và nhất quán của UNCLOS – đã đặt ra khuôn khổ pháp lý rõ ràng để thực hiện tất cả các hoạt động trên biển và đại dương;

- Việc xác lập các vùng biển do đó phải được thực hiện phù hợp với UNCLOS. UNCLOS có mục tiêu “giải quyết… tất cả các vấn đề liên quan đến luật biển quốc tế”.[1] Trong khi một số vấn đề không được điều chỉnh bởi UNCLOS sẽ tiếp tục được điều chỉnh bởi các quy định và nguyên tắc của luật quốc tế,[2] điều này không liên quan đến việc xác lập các vùng biển hay quyền và nghĩa vụ của các quốc gia trong các vùng biển này đã được UNCLOS quy định một cách toàn diện;

- New Zealand là thành viên của nhiều điều ước song phương liên quan đến không gian biển được đàm phán sau khi UNCLOS có hiệu lực, các điều ước này đã được triển khai một cách rộng rãi và phù hợp với UNCLOS, không làm ảnh hưởng đến các quy định phổ quát của UNCLOS. Liên quan đến đàm phán hiện nay về một văn kiện có giá trị ràng buộc về mặt pháp lý theo UNCLOS về việc bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học biển ở vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã tái khẳng định rõ rằng tiến trình và kết quả của Hội nghị sẽ hoàn toàn phù hợp với các điều khoản của UNCLOS;[3]

- UNCLOS bảo vệ tự do biển cả, bao gồm tự do hàng hải và hàng không, cũng như quyền qua lại vô hại trong lãnh hải. Các quyền tự do này áp dụng với tất cả các quốc gia và các khu vực trên thế giới

- Không có cơ sở pháp lý nào để các quốc gia yêu sách “quyền lịch sử” liên quan đến các vùng biển ở Biển Đông, như Phán quyết Tòa Trọng tài Biển Đông năm 2016 đã kết luận.[4]

- Hơn nữa, không có cơ sở pháp lý nào để các quốc gia lục địa đòi hỏi quy chế quần đảo. UNCLOS quy định rằng các quốc gia quần đảo phải có một hoặc nhiều quần đảo tạo thành một thể thống nhất.[5] Do đó không có cơ sở pháp lý nào để vẽ đường cơ sở quần đảo[6] ở Biển Đông, cũng như không có bất kỳ cơ sở pháp lý nào để về đường cơ sở thẳng quanh các nhóm đảo ở Biển Đông.[7]

- Liên quan đến quy chế đảo, UNCLOS quy định rằng đá không thích hợp cho “con người đến ở hoặc có một đời sống kinh tế riêng” thì không có vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa.[8] Việc một cấu trúc là đá, đảo hay một cấu trúc nửa nổi nửa chìm sẽ phụ thuộc vào việc xác định cấu trúc đó có khi được hình thành tự nhiên.[9] Việc xác định này sẽ không thể bị thay đổi bằng các hoạt động xây dựng đảo hay các hình thức biến đổi nhân tạo. UNCLOS còn quy định rằng “các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình không được hưởng quy chế các đảo” và không có lãnh hải riêng, cũng như không có tác động gì tới việc phân định lãnh hải, EEZ và thềm lục địa.[10]

- UNCLOS quy định rằng các cấu trúc nửa nổi nửa chìm bên ngoài lãnh hải của một quốc gia ven biển sẽ không có các vùng biển riêng. Các cấu trúc ngầm cũng không tạo ra bất cứ vùng biển nào. Các cấu trúc này không thể là đối tượng để yêu sách chủ quyền hay chiếm hữu.

- Phán quyết Tòa Trọng tài là cuối cùng và ràng buộc với cả hai bên.[11] UNCLOS cũng quy định rằng sự không tham gia của một bên trong tranh chấp sẽ không cản trở tiến trình giải quyết vụ kiện.[12]

Phái đoàn Thường trực của New Zealand tại Liên hợp quốc trân trọng đề nghị lưu hành Công hàm này tới tất cả các quốc gia thành viên của UNCLOS và quốc gia thành viên LHQ bằng cách đăng trên website của Văn phòng các vấn đề Đại dương và Luật Biển. 

Phái đoàn Thường trực của New Zealand xin gửi đến Tổng Thư ký Liên hợp quốc lời chào trân trọng nhất./.

Liên hợp quốc

(*) LƯU Ý: ĐÂY LÀ BẢN DỊCH KHÔNG CHÍNH THỨC

Link bản gốc bằng tiếng Anh

 

[1] UNCLOS, Lời nói đầu, đoạn 1

[2] UNCLOS, Lời nói đầu, đoạn 8

[3] Nghị quyết số 72/249, 24/12/2017

[4] Phán quyết vụ kiện Biển Đông, 12/7/2016, Vụ kiện PCA số 2013-19, đoạn 261 và 272

[5] UNCLOS, Điều 46(a)

[6] UNCLOS, Điều 47(1)

[7] UNCLOS, Điều 7

[8] UNCLOS, Điều 121(3)

[9] UNCLOS, Điều 13(1) và 121(1)

[10] UNCLOS, Điều 60(8)

[11] UNCLOS, Điều 296(1) và Phụ lục VII, Điều 11

[12] UNCLOS< Phụ lục VII, Điều 9

Cùng chuyên mục
Sách “Quyết định liên minh ở Biển Đông: Liên minh hay Một mình”
Sách “Quyết định liên minh ở Biển Đông: Liên minh hay Một mình”

Cuốn sách “Quyết định liên minh ở Biển Đông: Liên minh hay Một mình” (Alliance Decision-Making in the South China Sea: Between Allied and Alone),...

Sách “Chiến lược của Ấn Độ tại Biển Đông”
Sách “Chiến lược của Ấn Độ tại Biển Đông”

Cuốn sách “Chiến lược của Ấn Độ tại Biển Đông” (India’s Strategy in the South China Sea), dày 61 trang, của tác giả Tridib Chakraborti...

Sách “Phân định ranh giới trên biển: những vụ việc pháp lý”
Sách “Phân định ranh giới trên biển: những vụ việc pháp lý”

Cuốn sách “Phân định ranh giới trên biển: những vụ việc pháp lý” (Maritime Boundary Delimitation: The Case Law), dày 449 trang, của tác giả...

Sách “Những đường biên và phía bên kia: Vùng biển đông nam của Trung Quốc thời cuối phong kiến”
Sách “Những đường biên và phía bên kia: Vùng biển đông nam của Trung Quốc thời cuối phong kiến”

Cuốn sách “Những đường biên và phía bên kia: Vùng biển đông nam của Trung Quốc thời cuối phong kiến” (Boundaries and Beyond: China’s Maritime...

Sách “Biển Đông: Các xung đột an ninh và năng lượng”
Sách “Biển Đông: Các xung đột an ninh và năng lượng”

Cuốn sách “Biển Đông: Các xung đột an ninh và năng lượng” (South China Sea: Energy and Security Conflicts), dày 128 trang, của tác giả...

Sách “Tranh chấp trên Biển Đông: Các điểm sáng, bước ngoặt và phương hướng”
Sách “Tranh chấp trên Biển Đông: Các điểm sáng, bước ngoặt và phương hướng”

Cuốn sách “Tranh chấp trên Biển Đông: Các điểm sáng, bước ngoặt và phương hướng” (The South China Sea Disputes: Flashpoints, Turning Points and Trajectories),...

Sách “Tranh chấp trên Biển Đông – Quá khứ, hiện tại, và tương lai”
Sách “Tranh chấp trên Biển Đông – Quá khứ, hiện tại, và tương lai”

Cuốn sach “Tranh chấp trên Biển Đông – Quá khứ, hiện tại, và tương lai,” (The South China Sea Disputes: Past, Present and Future) dày...

Sách “Tranh chấp trên biển và luật pháp quốc tế: Vùng  biển tranh chấp và tài nguyên dưới đáy biển ở Châu Á và Châu Âu”
Sách “Tranh chấp trên biển và luật pháp quốc tế: Vùng biển tranh chấp và tài nguyên dưới đáy biển ở Châu Á và Châu Âu”

Ủy ban Biên giới quốc gia xin giới thiệu cuốn sách “Tranh chấp trên biển và luật pháp quốc tế: Vùng biển tranh chấp và...

Sách “Vùng biển Châu Á: Cuộc tranh giành Biển Đông và chiến lược bành trướng của Trung Quốc”
Sách “Vùng biển Châu Á: Cuộc tranh giành Biển Đông và chiến lược bành trướng của Trung Quốc”

Cuốn sách “Vùng biển Châu Á: Cuộc tranh giành Biển Đông và chiến lược bành trướng của Trung Quốc” (Asian Waters: The Struggle over the...

Sách “Các cường quốc và những chiến lược vĩ mô: Trò chơi mới ở Biển Đông”
Sách “Các cường quốc và những chiến lược vĩ mô: Trò chơi mới ở Biển Đông”

Cuốn sách “Các cường quốc và những chiến lược vĩ mô: Trò chơi mới ở Biển Đông” (Great Powers, Grand Strategies: The New Game in...

Sách “Phán quyết Biển Đông: Hướng tới một trật tự luật pháp quốc tế ở các đại dương”
Sách “Phán quyết Biển Đông: Hướng tới một trật tự luật pháp quốc tế ở các đại dương”

Cuốn sách “Phán quyết Biển Đông: Hướng tới một trật tự luật pháp quốc tế ở các đại dương” (The South China Sea Arbitration: Toward...

Sách “Hướng dẫn phân định ranh giới trên biển”
Sách “Hướng dẫn phân định ranh giới trên biển”

Ủy ban Biên giới quốc gia xin giới thiệu cuốn sách “Hướng dẫn về phân định ranh giới trên biển” (Practitioner's Guide to Maritime Boundary...

Sách “Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”
Sách “Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”

Việt Nam có hơn 3000 hòn đảo ven bờ và hai quần đảo ngoài khơi là quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa......

Sách “Những yêu sách đối kháng của Việt Nam và Trung Quốc ở khu vực bãi ngầm Tư Chính và Thanh Long trong Biển  Đông”
Sách “Những yêu sách đối kháng của Việt Nam và Trung Quốc ở khu vực bãi ngầm Tư Chính và Thanh Long trong Biển Đông”

Ngày 12/5/1977, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền...

Sách “Biên giới trên đất liền Việt Nam-Campuchia”
Sách “Biên giới trên đất liền Việt Nam-Campuchia”

Với mục đích cung cấp thông tin nhằm nâng cao nhận thức, góp phần giúp những người làm công tác biên giới và nhân dân...

Tin đọc nhiều
Tập trung mọi nguồn lực hoàn thành các nhiệm vụ trong công tác chống khai thác IUU
ASEAN thống nhất các nội dung quan trọng tại Hội nghị Cấp cao lần thứ 44-45
Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk và Ty Công an tỉnh Mondulkiri tăng cường hợp tác giữ gìn an ninh trật tự
Triển lãm
Tàu CSB 8004 lên đường thăm, giao lưu với Lực lượng bảo vệ bờ biển Hàn Quốc
Để biên giới thêm thắm tình hữu nghị, công tác biên phòng thêm hiệu quả
Hoạt động Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ hai tại tỉnh Houaphanh
Công ước Liên hợp quốc về Luật biển tiếp tục khẳng định vai trò thiết yếu trong duy trì trật tự pháp lý trên biển và đại dương
Khơi dậy tình yêu nước từ “Tiết học biên cương”
Hơn 10.000 học sinh ở TP Hồ Chí Minh tham gia cuộc thi ‘Em yêu biển đảo quê hương’
Khai trương cặp cửa khẩu quốc tế Lóng Sập (tỉnh Sơn La, Việt Nam) -  Pa-háng (tỉnh Hủa-phăn, Lào): Động lực phát triển mới cho khu vực  biên giới Việt Nam - Lào
Việt Nam – Campuchia tăng cường phối hợp tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ
Khánh Hòa tập trung phát triển toàn diện tuyến y tế biển, đảo
Tăng cường công tác phối hợp trong chống khai thác IUU
Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc gặp Nhóm Nghị sỹ Hữu nghị với ASEAN của Quốc hội Đức
Hải quân Việt Nam - Hải quân Philippines tổ chức thành công Phiên tham vấn song phương lần thứ 10
Giám sát chặt sản lượng khai thác thủy sản bốc dỡ qua cảng
Hướng tới phát triển bền vững khu vực biển Đông Á
Tuyên bố chung Việt Nam - Brasil về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược
Thúc đẩy giao lưu, trao đổi kinh nghiệm lãnh đạo trẻ quân đội hai nước Việt Nam và Campuchia
Đảo tiền tiêu Thổ Chu vững vàng thế trận quốc phòng toàn dân
Đoàn công tác của Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ thăm và làm việc tại tỉnh Sơn La
Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
Chuyển biến mới trong hoạt động giao thương hàng hóa qua các cửa khẩu ở Lạng Sơn
Dứt điểm xử lý tình trạng tàu cá '3 không'
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Tổng Thư ký Liên hợp quốc António Guterres
“Chìa khóa” cho phát triển thương mại biên giới Việt Nam-Lào
Nghiệp đoàn nghề cá - điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi, bám biển
Phối hợp quản lý tốt biên giới trên đất liền và cùng nhau duy trì hòa bình, ổn định ở trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc
Đưa quan hệ Việt Nam - Brunei ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất