08/02/2014 09:42
Trong chuyến ra thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Trường Sa mới đây, chúng tôi được gặp nhiều sĩ quan trẻ, chiến sĩ mới ra nhận công tác ngoài đảo. Họ ra với biển, đảo bằng lý tưởng và hoài bão được góp phần canh giữ lãnh thổ thiêng liêng và góp sắc Xuân cho biển, đảo quê hương.
Chúng tôi gặp Trung úy Lê Văn Dũng (cán bộ ra đảm nhận cương vị Điểm phó Đảo Đá Tây B) trên boong tàu HQ571. Sóng lớn vỗ mạnh lên mạn tàu khiến nước biển tung lên trắng xóa. Lê Văn Dũng trong bộ quân phục hải quân, nở nụ cười tươi rói, nhanh nhảu đưa tay đón con nước, nếm thử vị mặn của biển và khẽ khàng: Vị mặn mòi này cũng là tài nguyên của biển, của dân tộc đấy các anh ạ, huống chi dưới chân ta là ngọc, xung quanh ta là vàng… Tuổi trẻ chúng ta phải tiếp bước thế hệ đi trước, có trách nhiệm bảo vệ, gìn giữ lấy”.
Ấn tượng với câu nói đó, chúng tôi chủ động bắt chuyện với anh. Là sĩ quan trẻ mới lập gia đình, điều kiện kinh tế còn không ít khó khăn, vợ trẻ, con thơ nơi thành phố biển Nha Trang (Khánh Hòa)..., vậy mà khi nhận quyết định ra Trường Sa công tác, Dũng xem đó như một tin vui đặc biệt. Dũng điện thoại “khoe” với người thân, gia đình ở quê hương Thanh Hóa, rồi nhiều đêm thức trắng động viên vợ: “Nếu mình không ra với Trường Sa, thì ai là người canh giữ biển trời Tổ quốc ngoài ấy. Anh đi rồi anh sẽ về. Đời người cần những khoảng thời gian để thấy mình giá trị hơn, cần thiết hơn với xã hội”. Dũng kể lại như vậy, nhưng khi chuyện trò với chúng tôi, người sĩ quan trẻ trải lòng một cách dung dị: “Em ra Trường Sa, tức là đi bảo vệ vợ con em, người thân của em nơi đất liền. Em nghĩ chỉ đơn giản có vậy thôi!”. Nói rồi, Dũng hướng mắt về hướng Đông, mong cho con tàu tiến nhanh hơn về phía trước.
Khác với hoàn cảnh gặp Dũng, chúng tôi biết đến cái tên Nguyễn Quốc Đức-chàng trai gốc thủ đô Hà Nội qua câu chuyện của anh em trong đoàn công tác. Đức vừa tròn 18 tuổi và cũng vừa kết thúc 7 năm học tập ở nước ngoài về nước, rồi tự tay viết đơn tình nguyện nhập ngũ và xin ra Trường Sa công tác.
Binh nhì Nguyễn Quốc Đức (ngoài cùng, bên trái) cùng đồng đội trên đảo Trường Sa Lớn.
“Tiếng lành” về Đức như vậy, nên chúng tôi chủ ý tìm gặp “nhân vật nổi tiếng” này. Là con trai thứ hai trong gia đình có 5 anh, chị em; kinh tế gia đình khấm khá, Đức lại ham học nên gia đình tạo điều kiện cho em đi học ở Niu Di-lân và Ô-xtrây-li-a (2006-2010). Học xong PTTH, Đức xin bố mẹ quay trở về Việt Nam thực hiện nghĩa vụ của người công dân với Tổ quốc. Đức kể: “Ở nước ngoài, chắc rằng em sẽ có nhiều cơ hội để tiến thân, nhưng qua quá trình học tập, em tìm hiểu và biết nhiều về Trường Sa, Hoàng Sa. Từ đó, em nung nấu ước mơ được một lần ra với đảo, được đóng góp công sức của mình để bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc”.
Tháng 9/2013, Đức được thỏa nguyện ước khi khoác trên mình bộ quân phục hải quân, rồi tham gia khóa huấn luyện chiến sĩ mới ở Tiểu đoàn 453 (Lữ đoàn 957, Vùng 4 Hải quân). Kết thúc huấn luyện, với kết quả học tập khá, rèn luyện tốt, Đức nhận thêm niềm vui được ra Trường Sa công tác. Hôm nói chuyện với tôi, Đức trao gửi tâm tình về quê nhà: "Nơi mảnh đất quê hương phía mặt trời mọc này, em sẽ cùng đồng đội vững vàng tay súng, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc!".
Chúng tôi đặc biệt ấn tượng về Binh nhì Trần Quang Sơn, chiến sĩ Phân đội pháo 85mm, đảo Trường Sa Lớn-người chiến sĩ dong dỏng cao, nước da trắng nõn. Gặp Sơn, chúng tôi có cách nhìn mới về người lính hải quân. Khác xa với những gì chúng tôi tưởng tượng trước đây về những người lính canh trời, canh biển. Không phải là nước da đen như củi cháy, không cuồn cuộn những cơ bắp, thớ thịt, cũng không chai sạn, từng trải. Sơn thổ lộ: “Em không sinh ra ở miền biển, nhưng trong miền ký ức tuổi thơ, em thích được nghe tiếng sóng vỗ rì rào, mơ về những bờ cát trắng yêu thương, mịn màng, về những tiếng vọng của đại dương trong những chiếc vỏ ốc to sau mỗi lần con sóng xô bờ...”.
“Lãng mạn thế cơ?”-“Dạ, không ạ. Tuổi thơ nghĩ vậy thôi, chứ lớn lên thì mỗi lựa chọn phải bắt đầu bằng lý tưởng”. Sơn nói đúng. Chàng trai này đã tốt nghiệp Trường Đại học Nha Trang, ngành xây dựng và đang có công việc ổn định ở một doanh nghiệp, thế nhưng Sơn vui vẻ nhận quyết định nhập ngũ, ra với Trường Sa và khảng khái cho biết: “Em học nhiều ở nhà trường, nhưng học ở đời, học ở thực tiễn còn ít... Ra với biển mới thấy mình trưởng thành hơn rất nhiều...”.
Câu chuyện về những người lính trẻ thật mộc mạc, nhưng thật đáng quý, đáng trân trọng biết bao. Như Đại tá Nguyễn Văn Thư, Phó Chính ủy Lữ đoàn 146 tự hào, đúc rút: “Được nghe, được biết thêm về những câu chuyện đời tư của cán bộ trẻ, chiến sĩ mới, chúng tôi thêm tự hào và tin tưởng về sự vững chãi của Tổ quốc nơi đầu sóng. Bao lâu nay Trường Sa vẫn đứng đó với dáng đứng hiên ngang và trái tim quả cảm; như cây bàng quả vuông vẫn bật lên chồi xanh giữa mùa sóng gió, phong ba”.
Còn với chúng tôi, xin được ghi chép lại tên tuổi và câu chuyện của những người lính trẻ để ngợi ca một thế hệ không quản ngại khó khăn, gian khổ, sẵn sàng cống hiến tuổi xanh để đất nước mãi Xuân, để Xuân Nguyên đán Giáp Ngọ 2014 này, Tổ quốc nơi đầu sóng thêm đẹp và ý nghĩa!/.
Trả lời phỏng vấn trong khuôn khổ Đối thoại Biển lần thứ 13 (ngày 14/11) tại Cần Thơ do Học viện Ngoại giao phối hợp...
21/11/2024 16:27
Ngày 14/11/2024, Đối thoại Biển lần thứ 13 với chủ đề “Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế” do Học viện Ngoại...
15/11/2024 16:17
Ngày 14/11/2024, Đối thoại Biển lần thứ 13 với chủ đề “Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế” do Học viện Ngoại...
15/11/2024 16:17
Sáng 06/11, Đại hội biển Đông Á 2024 với chủ đề: “Hợp lực xanh vì một tương lai chung: Một đại dương bền vững và...
07/11/2024 17:21
Trả lời phỏng vấn bên lề Hội thảo quốc tế Biển Đông lần thứ 16 diễn ra từ ngày 23-24/10 tại Quảng Ninh, ông Niclas...
29/10/2024 16:05
Đó là nhận định của Trưởng đại diện Phái đoàn Wallonie-Bruxelles tại Việt Nam Pierre Du Ville về những nỗ lực của Việt Nam trong...
11/10/2024 16:05
Tại Hội thảo quốc tế “Hợp tác vì biên giới, biển, đảo hòa bình và phát triển”, ông Adib Abbasi, cán bộ liên lạc của...
11/10/2024 16:03
Tại Hội thảo quốc tế “Hợp tác vì biên giới, biển, đảo hòa bình và phát triển”, ông Erik Franckx, Giáo sư danh dự tại...
11/10/2024 16:02
Là một quốc gia vừa có biên giới trên bộ, vừa có biên giới trên biển, , Việt Nam luôn tôn trọng và thiện chí...
26/09/2024 16:32
Những năm qua, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế (CKQT) Hữu Nghị ((Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lạng Sơn) luôn hoàn...
17/09/2024 16:34
Năm 2024 đánh dấu 25 năm Việt Nam và Trung Quốc ký Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc và 15 năm...
27/08/2024 17:11
Tình trạng tắc nghẽn cảng biển ở châu Á vẫn chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”, ảnh hưởng không nhỏ đến chuỗi cung ứng toàn...
12/08/2024 17:14
Luật Thủy sản 2017 ra đời, nhiều nghị định mới được ban hành, sửa đổi, bổ sung nâng mức xử phạt hành chính kèm theo...
08/08/2024 16:26
Nắm chắc đặc điểm tình hình, yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị; đề cao tinh thần trách nhiệm của người cán bộ, đảng viên,...
11/07/2024 16:22
Ngày 8/7, Soái hạm USS Blue Ridge (LCC 19) của Hạm đội 7 Hải quân Mỹ và tàu Tuần duyên Waesche đã cập cảng quốc...
09/07/2024 16:21