Thương mại biên giới Việt Nam - Lào: Còn nhiều dư địa thuận lợi cho tăng trưởng

13/12/2024 17:08

Hà Bảo Trâm

Viện Nghiên cứu chiến lược, Học viện Ngoại giao

 

Trên đà phát triển của mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, bức tranh thương mại song phương nói chung và thương mại biên giới nói riêng thời gian gần đây có nhiều điểm sáng, góp phần cụ thể hoá, hiện thực hoá nội hàm của mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước.

Với những kết quả tích cực đã đạt được cùng với dư địa hợp tác rộng mở giữa hai nước, thương mại biên giới được kỳ vọng sẽ tiếp tục đóng vai trò then chốt, giúp đưa thương mại song phương Việt Nam - Lào bứt tốc mạnh mẽ trong thời gian tới.

Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Bộ Công Thương Lào Malaithong Kommasith chứng kiến lễ ký Hiệp định Thương mại Việt Nam-Lào mới, ngày 8/4/2024. (Ảnh: Chu Văn)

Cơ hội thúc đẩy hợp tác thương mại biên giới

Trước hết, sự gần gũi về địa lý và tương đồng về văn hoá giữa Việt Nam - Lào là nhân tố quan trọng thúc đẩy thương mại biên giới phát triển. Hai nước có chung hơn 2.300 km đường biên giới, đi qua địa giới hành chính của 10 tỉnh, thành phố mỗi bên, tạo nên ưu thế, sự thuận tiện lớn về giao thông và liên kết chiến lược trên tuyến hành lang Đông - Tây. Biên giới hai nước hiện có 9 cửa khẩu quốc tế, 6 cửa khẩu chính, 18 cửa khẩu phụ cùng 27 lối mở và 9 khu kinh tế cửa khẩu. Bên cạnh đó, miền Trung Lào còn là cửa ngõ tiềm năng để mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá của Việt Nam tới khu vực 17 tỉnh Đông Bắc Thái Lan rộng lớn, nơi sinh sống của đông đảo bà con Việt kiều. Với cơ sở hạ tầng giao thông như tuyến cao tốc Viêng Chăn - Văng Viêng và đường sắt cao tốc Lào - Trung đang ngày càng phát huy hiệu quả trong vận tải hàng hoá, giúp giảm đáng kể thời gian và chi phí vận chuyển, thương mại qua biên giới có điều kiện hết sức thuận lợi để lan toả lên phía Bắc Lào.

Thứ hai, Việt Nam và Lào đã tích cực phối hợp trong xây dựng, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các hoạt động thương mại song phương nói chung và thương mại biên giới nói riêng. Bên cạnh việc hưởng những ưu đãi với tư cách là thành viên của Hiệp định Thương mại hàng hoá ASEAN (ATIGA), Hiệp định xúc tiến và tạo thuận lợi thương mại CLV-DTA, Việt Nam và Lào còn dành cho nhau những ưu đãi cao hơn về thuế, phí hàng hoá thông qua Hiệp định Thương mại biên giới Việt Nam - Lào (được ký kết năm 2015) và mới đây nhất là Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Lào (ký kết vào tháng 4/2024). Các văn kiện pháp lý này đóng vai trò quan trọng, là xung lực mới góp phần thúc đẩy thương mại hai nước nói chung và thương mại biên giới nói riêng tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian qua.

Thứ ba, Chính phủ Việt Nam - Lào luôn dành ưu tiên thúc đẩy quan hệ thương mại tương xứng với quan hệ chính trị hai nước. Lãnh đạo cấp cao hai nước trong các chuyến thăm gần đây luôn khẳng định mục tiêu đưa kim ngạch hai chiều Việt Nam - Lào đạt tăng trưởng ở mức 10-15%/năm. Hội nghị Thương mại Việt - Lào (VIETLAO EXPO) được tổ chức thường niên tại Lào với quy mô lớn, trở thành cầu nối cho hàng trăm doanh nghiệp hai nước tham gia. Bộ Công Thương hai nước cũng thường xuyên tổ chức các chuyến thăm, làm việc và trao đổi kinh nghiệm thực chất nhằm tìm kiếm giải pháp thúc đẩy hơn nữa thương mại song phương, trong đó thương mại biên giới đóng vai trò quan trọng, không thể tách rời.

Thương mại biên giới Việt Nam - Lào: Bức tranh có nhiều điểm sáng

Với những nỗ lực của cả hai nước, thương mại song phương Việt Nam - Lào trong những năm gần đây có nhiều chuyển biến tích cực, cho thấy sự khả quan nhất định trong bối cảnh tình hình kinh tế, thương mại, đầu tư ở khu vực và thế giới tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn. Năm 2020, tổng kim ngạch thương mại hai chiều lần đầu tiên vượt mốc 1 tỷ USD, đạt 1,03 tỷ USD. Con số này liên tục tăng trưởng mạnh mẽ trong các năm tiếp theo, lần lượt là 1,37 tỷ USD vào năm 2021, 1,70 tỷ USD vào năm 2022 và 1,63 tỷ USD trong năm 2023.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, chỉ trong 9 tháng đầu năm 2024, Việt Nam tiếp tục duy trì trong nhóm 3 nước cung ứng hàng hoá lớn nhất đối với Lào, với tổng kim ngạch thương mại hai nước đạt 1,5 tỷ USD, tăng 25,5% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang Lào đạt 491,9 triệu USD, tăng 24% so với cùng kỳ 2023 và nhập khẩu từ Lào 1,01 tỷ USD, tăng 26,4% so với cùng kỳ năm 2023. Những con số ấn tượng này có sự đóng góp không nhỏ của các hoạt động thương mại biên giới khi chiếm tới 90% tổng giá trị thương mại hai nước. Với đà tăng mạnh mẽ như trên, nhiều khả năng kim ngạch thương mại hai nước sẽ lần đầu đạt mốc 2 tỷ USD trong năm 2024.

Các mặt hàng chính được Việt Nam nhập khẩu từ Lào bao gồm cao su, gỗ/các sản phẩm từ gỗ, phân bón, rau quả, quặng và khoáng sản. Ở chiều ngược lại, những mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất sang Lào gồm sản phẩm hoá chất, xăng dầu các loại, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, các sản phẩm từ sắt thép,…

Khó khăn, thách thức vẫn hiện hữu

Mặc dù hoạt động thương mại biên giới đang ngày càng có những đóng góp quan trọng trong thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Lào, song cần nhìn nhận quy mô thương mại biên giới vẫn còn khá khiêm tốn để đưa thương mại song phương tăng trưởng vượt bậc. Một số khó khăn, thách thức tiêu biểu có thể kể đến là:

Thứ nhất, quy mô nền kinh tế của Lào so với nhiều nước ở khu vực vẫn còn tương đối khiêm tốn, sức mua và nhu cầu tiêu dùng trong nước còn hạn chế. Ngoài ra, nền sản xuất hàng hoá phục vụ tiêu dùng nội địa vẫn đang trong quá trình phát triển nên chưa đóng góp nhiều cho xuất khẩu, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là các tài nguyên thô như năng lượng điện, khoáng sản, gỗ nên giá trị xuất khẩu còn khiêm tốn.

Thứ hai, cơ sở hạ tầng khu vực dọc biên giới còn hạn chế, trong đó những vấn đề về giao thông, kết nối về logistics chưa hiệu quả dẫn đến chi phí vận tải còn cao so với các thị trường truyền thống của Lào là Thái Lan và Trung Quốc. Do địa hình đồi núi, việc phát triển các tuyến đường tới cửa khẩu và tuyến đường liên huyện còn chậm và chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng được tiềm năng và nhu cầu của hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá tại khu vực biên giới.

Thứ ba, do các khâu trung gian còn cồng kềnh, hàng hoá Việt Nam chưa thâm nhập sâu và vươn tầm mở rộng được hệ thống phân phối, bán buôn bán lẻ tại Lào so với hàng hoá từ Thái Lan và Trung Quốc vốn khá được ưa chuộng từ nhiều năm nay.

Cần đột phá để tăng trưởng mạnh mẽ

Để tạo động lực mạnh mẽ cho hàng hoá, dịch vụ tiếp cận thị trường cũng như tạo sự kết nối phát triển ổn định, bền vững và lâu dài tại các khu vực biên giới hai nước, Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực giải quyết những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại bằng nhiều giải pháp cụ thể. Trong đó nổi bật là sửa đổi, bổ sung một số quy định về hoạt động thương mại biên giới tại Nghị định số 122/2024/NĐ-CP và ban hành Kế hoạch thực hiện Bản ghi nhớ về phát triển và kết nối hạ tầng thương mại biên giới giữa Việt Nam - Lào (tháng 10/2024). Từ phía Lào, Chính phủ Lào cũng ban hành những chính sách mới trong lĩnh vực thương mại, theo đó, ưu tiên chuyển dịch cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hoá với Việt Nam nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn cung từ Thái Lan, mang đến triển vọng lớn để hàng hoá Việt Nam hiện diện nhiều hơn ở thị trường Lào trong thời gian tới.

Trên cơ sở các yếu tố thuận lợi đã nêu, có thể thấy thương mại biên giới Việt Nam và Lào còn rất nhiều dư địa phát triển. Tuy nhiên, để đưa quan hệ thương mại vươn tầm mạnh mẽ, tương xứng với quan hệ chính trị hai nước, thương mại biên giới phải đóng vai trò đột phá, thúc đẩy thương mại song phương nói chung phát triển ổn định, bền vững theo mục tiêu Lãnh đạo cấp cao hai nước đã đề ra. Các cơ quan chức năng của hai nước cần nghiên cứu một số định hướng lớn về hợp tác phát triển thương mại biên giới Việt Nam - Lào như tập trung rà soát, nghiên cứu, đề xuất các cơ chế tạo thuận lợi cho các mặt hàng là thế mạnh trong thương mại hai nước; giải quyết dứt điểm các vấn đề vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện Hiệp định Thương mại biên giới Việt Nam - Lào nhằm tạo thuận lợi cho hàng hoá nước này lưu thông tại thị trường nước kia; nâng cao phát triển nguồn nhân lực; thúc đẩy triển khai xây dựng, nâng cấp các kết nối hạ tầng giao thông; phối hợp giảm thiểu, ngăn chặn hiệu quả nạn buôn lậu, gian lận thương mại./.

Cùng chuyên mục
Đàm phán Hiệp định, Nghị định thư xây dựng công trình giao thông qua biên giới
Đàm phán Hiệp định, Nghị định thư xây dựng công trình giao thông qua biên giới

Nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam - Trung Quốc phát triển hơn nữa, đáp ứng nhu cầu qua lại của...

Xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh trở thành khu kinh tế cửa khẩu năng động, thông minh
Xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh trở thành khu kinh tế cửa khẩu năng động, thông minh

Ngày 20/12/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký ban hành Quyết định số 1618/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chung xây...

Đoàn công tác ra thăm, chúc Tết quân và dân huyện đảo Trường Sa
Đoàn công tác ra thăm, chúc Tết quân và dân huyện đảo Trường Sa

Ngày 26/12, tại Quân cảng Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa), Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân tổ chức Lễ tiễn Đoàn công tác và...

Phê duyệt phạm vi khu vực các cửa khẩu quốc tế Dinh Bà và Thường Phước
Phê duyệt phạm vi khu vực các cửa khẩu quốc tế Dinh Bà và Thường Phước

Chính phủ vừa ban hành nghị quyết về việc xác định phạm vi khu vực cửa khẩu quốc tế Dinh Bà và phạm vi khu...

Cuộc sống mới của những cư dân Lào nhập quốc tịch Việt Nam
Cuộc sống mới của những cư dân Lào nhập quốc tịch Việt Nam

Kon Tum là tỉnh có trên 292km đường biên giới, tiếp giáp nước bạn Lào và Campuchia.

Khai trương Depot cảng cạn Tân Cảng – Mộc Bài
Khai trương Depot cảng cạn Tân Cảng – Mộc Bài

Sáng 25/12, tại Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Mộc Bài (Tây Ninh), Công ty cổ phần Tân Cảng - Tây Ninh (thành viên...

Tăng cường công tác đối ngoại biên phòng, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới
Tăng cường công tác đối ngoại biên phòng, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới

Đối ngoại biên phòng là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng của công tác biên phòng. Những năm qua, Đảng ủy, Bộ...

"Cột mốc sống" miền biên viễn

Đồng hành cùng lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP), nhiều người dân các xã vùng biên huyện Minh Hóa (Quảng Bình), đặc biệt là...

Tăng cường hợp tác quản lý, kiểm soát biên giới
Tăng cường hợp tác quản lý, kiểm soát biên giới

Ngày 25/12, tại huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang đã diễn ra hội đàm định kỳ năm 2024 giữa đoàn đại biểu 4 đồn biên...

Tăng cường hợp tác giữa Điện Biên với 3 tỉnh Bắc Lào
Tăng cường hợp tác giữa Điện Biên với 3 tỉnh Bắc Lào

Ngày 25/12, tại TP. Điện Biên Phủ diễn ra hội đàm giữa tỉnh Điện Biên và 3 tỉnh Bắc Lào: Phong Sa Ly, U Đôm...

Cảnh sát biển Việt Nam - Cảnh sát biển Trung Quốc tuần tra chung trên vùng biển phía Bắc Vịnh Bắc Bộ
Cảnh sát biển Việt Nam - Cảnh sát biển Trung Quốc tuần tra chung trên vùng biển phía Bắc Vịnh Bắc Bộ

Nhằm tăng cường công tác phối hợp đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật trên biển, đặc biệt là vào dịp cuối...

Vùng 5 Hải quân: Tiếp tục đẩy mạnh công tác phối hợp tuyên truyền biển, đảo
Vùng 5 Hải quân: Tiếp tục đẩy mạnh công tác phối hợp tuyên truyền biển, đảo

Chiều 24/12, tại tỉnh Cà Mau, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Hội Liên hiệp phụ...

Phát triển bền vững kinh tế biển gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ
Phát triển bền vững kinh tế biển gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ

Ngày 10/12/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1539/QĐ-TTg phê duyệt Đề án mở rộng, thành lập mới các...

Đường biên giới trải dài tạo thuận lợi phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam-Campuchia
Đường biên giới trải dài tạo thuận lợi phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam-Campuchia

Biên giới Việt Nam-Campuchia không chỉ đóng vai trò là ranh giới địa lý, mà còn là đầu mối giao thương quan trọng giữa hai...

Quản lý và khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên vùng bờ, góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển
Quản lý và khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên vùng bờ, góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển

Ngày 07/10/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1117/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng...

Tin đọc nhiều
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Bulgaria
Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk và Ty Công an tỉnh Mondulkiri tăng cường hợp tác giữ gìn an ninh trật tự
Triển lãm
Quản lý và khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên vùng bờ, góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển
Tàu CSB 8004 lên đường thăm, giao lưu với Lực lượng bảo vệ bờ biển Hàn Quốc
Để biên giới thêm thắm tình hữu nghị, công tác biên phòng thêm hiệu quả
Công ước Liên hợp quốc về Luật biển tiếp tục khẳng định vai trò thiết yếu trong duy trì trật tự pháp lý trên biển và đại dương
Ninh Thuận đẩy mạnh kinh tế biển
Xây dựng Lào Cai thành Trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam, các nước ASEAN với vùng Tây Nam - Trung Quốc
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp kết nối thị trường Mỹ
Khơi dậy tình yêu nước từ “Tiết học biên cương”
Tô đậm tình đoàn kết hữu nghị Quảng Bình-Khăm Muồn
Hội đàm phối hợp quản lý, bảo vệ biên giới
Khai trương cặp cửa khẩu quốc tế Lóng Sập (tỉnh Sơn La, Việt Nam) -  Pa-háng (tỉnh Hủa-phăn, Lào): Động lực phát triển mới cho khu vực  biên giới Việt Nam - Lào
Tăng cường công tác đối ngoại biên phòng, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới
Bình Phước ký kết với các địa phương Campuchia về tìm kiếm hài cốt liệt sĩ
Khánh Hòa tập trung phát triển toàn diện tuyến y tế biển, đảo
Giám sát chặt sản lượng khai thác thủy sản bốc dỡ qua cảng
Phát triển vùng bờ biển Việt Nam thành những trung tâm kinh tế - văn hóa sôi động
Quân chủng Hải quân đẩy mạnh công tác tuyên truyền biển, đảo
Hướng tới phát triển bền vững khu vực biển Đông Á
Tuyên bố chung Việt Nam - Brasil về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược
Thúc đẩy giao lưu, trao đổi kinh nghiệm lãnh đạo trẻ quân đội hai nước Việt Nam và Campuchia
Đảo tiền tiêu Thổ Chu vững vàng thế trận quốc phòng toàn dân
Đoàn công tác của Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ thăm và làm việc tại tỉnh Sơn La
Tăng cường nhận thức về các vấn đề biên giới lãnh thổ cho sinh viên đại học
Chuyển biến mới trong hoạt động giao thương hàng hóa qua các cửa khẩu ở Lạng Sơn
Dứt điểm xử lý tình trạng tàu cá '3 không'
Thương mại biên giới Việt Nam - Lào: Còn nhiều dư địa thuận lợi cho tăng trưởng