Trần Khánh Dư - Vị tướng thủy quân tài ba chống giặc ngoại xâm

28/06/2016 16:45

Trần Khánh Dư là một danh tướng đời nhà Trần, triều đại tồn tại từ năm 1226 đến năm 1400 tại Việt Nam. Ông không những có tài về binh lược, mà còn lập được nhiều chiến công hiển hách. Đặc biệt, khi lập chiến công trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ nhất năm 1258, Trần Khánh Dư vẫn còn rất trẻ.

Trần Khánh Dư dẫn quân về sau khi đánh đắm thuyền của quân Nguyên do Trương Văn Hổ chỉ huy. Ảnh: Minh họa

Tài không đợi tuổi

Về gia thế của Trần Khánh Dư, tác giả Trần Nhuận Minh trong bài "Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư và Bình Hải quân thời Trần" đã viết: "Ông là con Thượng tướng Trần Phó Duyệt, dòng dõi Trần Thủ Độ".

Năm 1258, 3 đạo quân Mông Cổ do Mông Kha, Hốt Tất Liệt, Tháp Sát Nhi cầm đầu ồ ạt đánh vào đất Nam Tống. Một đạo quân khác do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy, từ Vân Nam tràn xuống Đại Việt để thọc vào sau lưng Nam Tống.

Tháng 1-1258, quân Mông Cổ sau khi tiêu diệt nước Đại Lý (Vân Nam) đã tiến vào nước ta. Vua Trần Thái Tông đem quân chặn giặc, nhưng thế giặc đang mạnh, quân ta phải rút lui. Vua Trần Thái Tông phải bỏ Thăng Long lên thuyền rút xuống phía Nam. Em ruột vua là Thái úy Trần Nhật Hiệu lấy ngón tay chấm nước viết hai chữ "Nhập Tống" ở mạn thuyền. Khi vua đến hỏi Thái sư Trần Thủ Độ, ông khẳng khái trả lời: "Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo!". Trần Thủ Độ đã thấy trước kết cục nhà Tống trước sau gì cũng mất vào tay quân Mông Cổ, vì vua quan tướng sĩ người Hán bạc nhược nên không thể trông chờ vào họ được!

Giặc chiếm được kinh đô, nhưng trúng kế "vườn không nhà trống" của ta nên khốn đốn vì thiếu lương thực, thực phẩm. Quân Nguyên Mông phải chia thành tốp nhỏ tỏa ra xung quanh để cướp lương thực. Đó là thời cơ để Trần Khánh Dư và các tướng nhà Trần lập công. Ngày 29-l-1258, nhận thấy thời cơ phản công đã chín muồi, vua Trần Thái Tông đem binh thuyền ngược sông Hồng tiến về Thăng Long. Quân địch bị đánh bật khỏi kinh thành, chạy trốn về Vân Nam. Trên đường tháo chạy, chúng còn bị quân dân các dân tộc thiểu số ở miền núi tập kích, đánh cho tan tác.

Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí viết về công lao của Trần Khánh Dư vào năm 1258 như sau: "Lúc giặc Nguyên Mông mới vào cướp phá lần đầu, ông thường phục kích tạo thế bất ngờ cho quân ra đánh úp. Thấy vậy, vua Trần Thánh Tông khen là bậc có trí và dũng nên cho làm Thiên Tử Nghĩa Nam".

Đại Việt sử ký toàn thư của sử thần nhà hậu Lê chép rằng: "Lần trước, quân Nguyên vào cướp, Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư nhân thấy giặc sơ hở liền vào đánh úp. Thượng hoàng khen ông có mưu lược, nhận làm Thiên Tử Nghĩa Nam".

Nguyễn Khắc Thuần trong Danh tướng Việt Nam đã miêu tả kỹ hơn: "Trong cuộc chiến tranh chống Nguyên Mông lần thứ nhất, có lẽ do còn trẻ, Trần Khánh Dư chưa được giao một trọng trách nào. Nhưng cũng trong cuộc chiến tranh này, chính ông đã hăng hái tham gia giết giặc lập công. Trần Khánh Dư tổ chức một loạt trận đánh nhỏ, bất ngờ và táo bạo, vừa góp phần tiêu hao sinh lực địch, vừa tạo ra mối lo sợ và khủng hoảng tinh thần ngày càng lớn trong lực lượng quân xâm lăng. Hoạt động của đạo quân nhỏ do Trần Khánh Dư chỉ huy đã tạo ra những kinh nghiệm thực tiễn rất phong phú. Khi tổ chức trận tập kích quyết định vào quân Mông Cổ ở Đông Bộ Đầu, ắt hẳn các tướng lĩnh của nhà Trần đã chú ý đầy đủ đến bài học sinh động này".

Liên tục lập công lớn

Sau khi nhận Trần Khánh Dư làm Thiên Tử Nghĩa Nam, vua Trần Thánh Tông sai ông đi đánh người Man ở vùng núi. Ông thắng lớn, được vua phong làm Phiêu kị Đại tướng quân. Chức vị này nếu không phải là Hoàng tử thì không được phong. Rồi từ trật Hầu, Trần Khánh Dư thăng mãi đến Tử phục Thượng vị hầu, quyền chức Phán thủ.

Sau đó, Hốt Tất Liệt, cháu của Thành Cát Tư Hãn lập ra nhà Nguyên 1271 và đến năm 1279 thì chiếm được Nam Tống. Vào tháng 10-1282, nhận thấy dã tâm xâm lược Đại Việt của Hốt Tất Liệt, nhà Trần tổ chức hội nghị Bình Than họp vương hầu và trăm quan, bàn kế sách đánh giặc. Bình Than là tên bến đò ở địa phận xã Trần Xá, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Vua Trần Nhân Tông và Thượng hoàng Trần Thánh Tông đã quyết định trao quyền Tổng chỉ huy quân đội cho Trần Quốc Tuấn, còn chức Phó tướng quân sẽ do ai đảm trách? Cả vua và Thượng hoàng đều nghĩ đến Trần Khánh Dư vì ông là người có công trạng lớn lại là con nhà dòng dõi. Tuy nhiên, Trần Khánh Dư gặp phải chuyện thị phi bị tước hết quan tước, về Hải Dương làm nghề bán than.

Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng: "Lúc thuyền vua đỗ ở bến Bình Than, nước triều rút, gió thổi mạnh, có chiếc thuyền lớn chở than củi, người lái thuyền đội nón lá, mặc áo ngắn. Vua bảo quan thị thần: "Người kia chẳng phải là Nhân Huệ vương đó sao?". Lập tức, sai người chèo thuyền nhỏ đuổi theo. Đến cửa Đại Than thì kịp. Quân hiệu gọi: "Ông lái ơi, có lệnh vua gọi". Khánh Dư trả lời: "Lão là người buôn bán, có việc gì mà vua gọi?". Quân hiệu trở về tâu lại sự thực, vua bảo: "Đúng là Nhân Huệ, ta biết người thường tất không dám nói thế". Vua lại sai nội thị đi gọi. Khánh Dư mặc áo ngắn, đội nón lá đến gặp vua. Vua nói: "Nam nhi mà đến thế là cùng cực lắm rồi", bèn xuống chiếu tha tội cho ông. Khánh Dư lên thuyền lạy tạ, vua ban cho áo ngự, cho ngồi ở hàng dưới các vương, hàng trên công hầu. Ông bàn việc nước, nhiều điều hợp ý vua và được vua cho làm Phó tướng quân".

Cùng với Trần Quốc Tuấn và các danh tướng khác, Trần Khánh Dư với chức Phó đô tướng quân đã góp công, góp sức trong việc đánh đuổi 50 vạn quân Mông Nguyên xâm lược, buộc chúng phải rút chạy về Trung Quốc năm 1285. Tiếp theo hai cuộc kháng Nguyên lần trước là trận Vân Đồn năm 1288, nơi Trần Khánh Dư tiêu diệt đội thuyền lương Trương Văn Hổ của quân Nguyên. Đây là chiến công vang dội của dân tộc ta vào thời phong kiến. Ngô Thì Sĩ chép: "Tướng nhà Nguyên là Trương Văn Hổ chở thuyền lương tới, Khánh Dư đón đánh, quân giặc đại bại. Đến biển Lục Thủy lại đánh bại quân giặc. Thuyền lương đều bị chìm xuống biển...". Thượng hoàng Trần Thánh Tông đã tỏ ra hết sức nhạy bén trước thắng lợi đặc biệt này của Trần Khánh Dư. Sử cũ chép: "Vết thương (chiến tranh) lần này không thê thảm như trước. (Trần) Khánh Dư có phần công lao ở trong đó".

Đặc biệt, sau khi góp công, góp sức vào ba lần kháng chiến chống Mông Nguyên, ông được các vua Trần giao nhiệm vụ bảo vệ vùng đất ven biển và biển đảo chiến lược hiểm yếu vùng Đông Bắc. Ngoài quân bộ (bộ binh, kị binh), Trần Khánh Dư đã tổ chức một đội quân thủy tinh nhuệ, đặt tên là Bình Hải quân đóng tại Vân Đồn (Quảng Ninh). Đội quân thủy chiến này có 30 đô, biên chế mỗi đô 80 người lính, toàn quân có 30 chiến thuyền, mỗi thuyền có 30 lính chèo thuyền. Như vậy, ta có thể tính ra, toàn bộ đạo quân thủy chiến của Nhân Huệ vương có khoảng 3.300 người. Đây là quân số đủ mạnh để bảo vệ cả một vùng biển đảo Đông Bắc của đất nước trước sự xâm phạm của quân Nguyên.

Khi Trần Khánh Dư mới đến trấn giữ Vân Đồn, người Việt ở đấy làm nghề buôn bán sinh nhai, ăn uống, y phục đều trông vào khách buôn phương Hán, cho nên quần áo, đồ dùng theo tục người Hán. Bởi vậy, đề phòng gian tế và lòng tự tôn dân tộc, ông đã hạ lệnh rằng: "Quân đóng ở Vân Đồn là để ngăn giữ giặc Hồ; nên không đội nón của phương Bắc, trong khi vội vàng khó lòng phân biệt, nên đội nón Ma Lôi, ai trái lệnh tất phải phạt".

Năm 1312-1313, cùng với Trần Quốc Chẩn và Đoàn Nhữ Hài trên bộ, Trần Khánh Dư còn mang thủy quân từ Vân Đồn vào tận bờ biển phương Nam để đánh Champa. Trong trận này, nhà Trần thắng lớn, bắt được Chế Chí và buộc Champa phải thần phục. Sử sách chép lại, ông vẫn giữ trách nhiệm phụ trách vùng biển Đông Bắc cho đến khi qua đời.

Nguồn: bienphong.com.vn
Cùng chuyên mục
Giải phóng Trường Sa, chiến công khẳng định chủ quyền
Giải phóng Trường Sa, chiến công khẳng định chủ quyền

Giải phóng kịp thời các đảo thuộc quần đảo Trường Sa là chiến công đặc biệt xuất sắc, có ý nghĩa chiến lược của lực...

Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa: Bằng chứng khẳng định chủ quyền Việt Nam
Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa: Bằng chứng khẳng định chủ quyền Việt Nam

Không chỉ nhằm tri ân những người lính trong đội hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa năm xưa đã hy sinh để bảo...

Chúa Sãi mở cửa biển để giao thương
Chúa Sãi mở cửa biển để giao thương

Nước Việt Nam sở hữu cả chiều dài phần phía Đông đất liền là biển cả. Người Việt đã làm chủ và khai thác Biển...

Từ trấn Hải Thành năm xưa đến đồn Biên phòng hôm nay
Từ trấn Hải Thành năm xưa đến đồn Biên phòng hôm nay

Ở Thừa Thiên Huế có một đồn Biên phòng “độc nhất vô nhị” được xây dựng cách đây 206 năm và tới giờ này vẫn...

Nghệ thuật quân sự độc đáo dưới thời Lê sơ
Nghệ thuật quân sự độc đáo dưới thời Lê sơ

Nhà Lê sơ được sử cũ nhắc đến như thời kỳ hoàng kim của chế độ phong kiến Việt Nam, dưới thời vua Lê Thái...

Chiến lược biên cương của Vua Lê Thái Tổ
Chiến lược biên cương của Vua Lê Thái Tổ

Thư tịch cổ chữ Hán nước ta xưa nói nhiều đến câu thơ nổi tiếng về chiến lược biên cương của vua Lê Thái Tổ...

Nơi khẳng định chủ quyền biển đảo của Tổ quốc Việt Nam
Nơi khẳng định chủ quyền biển đảo của Tổ quốc Việt Nam

Đình An Vĩnh trên đảo Lý Sơn là một trong những ngôi đình có từ lâu đời nhất ở tỉnh Quảng Ngãi.

Những chiến thuyền bảo vệ biển, đảo thời Nguyễn
Những chiến thuyền bảo vệ biển, đảo thời Nguyễn

Minh Mạng là Hoàng đế của Vương triều Nguyễn có công đầu mở mang bờ cõi nước Việt.

Chúa Trịnh đòi lại được một vùng biên ải
Chúa Trịnh đòi lại được một vùng biên ải

Trong lịch sử hào hùng của Đại Việt, vùng biên ải phía Bắc là nơi chứng kiến nhiều biến động.

Những điều ít biết về Lũy Thầy
Những điều ít biết về Lũy Thầy

Trong lịch sử quân sự Việt Nam có một hệ thống thành lũy khá lợi hại. Dân gian vẫn gọi là Lũy Thầy.

Tìm lại dấu xưa thương cảng Vân Đồn
Tìm lại dấu xưa thương cảng Vân Đồn

Vùng biển Vân Đồn nằm ở phía Đông Nam tỉnh Quảng Ninh, không chỉ có vị trí chiến lược quan trọng trên vùng biển Đông...

Triều Nguyễn quản lý Sơn Trà như thế nào?
Triều Nguyễn quản lý Sơn Trà như thế nào?

Ngày nay ai cũng biết Sơn Trà là “con mắt Đông Dương”, “khu xung yếu”. Trước đây, vào thời nhà Nguyễn, việc quản lý Sơn...

Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng lừng lẫy
Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng lừng lẫy

"Đằng Giang tự cổ huyết do hồng" (nghĩa là sông Đằng từ xưa máu còn đỏ) là câu đối đáp của sứ thần nước ta...

Thân Công Tài -
Thân Công Tài - "Lưỡng quốc khách nhân" trên biên giới Việt - Trung

Sinh năm 1620, tại xã Như Thiết, huyện Yên Dũng, phủ Lạng Giang, xứ Kinh Bắc (nay là xã Hồng Thái, huyện Việt Yên, tỉnh...

Triều Nguyễn xác lập và khẳng định chủ quyền của nước ta đối với biển, đảo
Triều Nguyễn xác lập và khẳng định chủ quyền của nước ta đối với biển, đảo

Biển, đảo giữ một vị trí quan trọng trong lịch sử dân tộc, nhất là chủ quyền đối với các quần đảo trên Biển Đông,...

Tin đọc nhiều
Tập trung mọi nguồn lực hoàn thành các nhiệm vụ trong công tác chống khai thác IUU
ASEAN thống nhất các nội dung quan trọng tại Hội nghị Cấp cao lần thứ 44-45
Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk và Ty Công an tỉnh Mondulkiri tăng cường hợp tác giữ gìn an ninh trật tự
Triển lãm
Tàu CSB 8004 lên đường thăm, giao lưu với Lực lượng bảo vệ bờ biển Hàn Quốc
Để biên giới thêm thắm tình hữu nghị, công tác biên phòng thêm hiệu quả
Hoạt động Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ hai tại tỉnh Houaphanh
Công ước Liên hợp quốc về Luật biển tiếp tục khẳng định vai trò thiết yếu trong duy trì trật tự pháp lý trên biển và đại dương
Khơi dậy tình yêu nước từ “Tiết học biên cương”
Hơn 10.000 học sinh ở TP Hồ Chí Minh tham gia cuộc thi ‘Em yêu biển đảo quê hương’
Khai trương cặp cửa khẩu quốc tế Lóng Sập (tỉnh Sơn La, Việt Nam) -  Pa-háng (tỉnh Hủa-phăn, Lào): Động lực phát triển mới cho khu vực  biên giới Việt Nam - Lào
Việt Nam – Campuchia tăng cường phối hợp tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ
Khánh Hòa tập trung phát triển toàn diện tuyến y tế biển, đảo
Tăng cường công tác phối hợp trong chống khai thác IUU
Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc gặp Nhóm Nghị sỹ Hữu nghị với ASEAN của Quốc hội Đức
Hải quân Việt Nam - Hải quân Philippines tổ chức thành công Phiên tham vấn song phương lần thứ 10
Giám sát chặt sản lượng khai thác thủy sản bốc dỡ qua cảng
Hướng tới phát triển bền vững khu vực biển Đông Á
Tuyên bố chung Việt Nam - Brasil về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược
Thúc đẩy giao lưu, trao đổi kinh nghiệm lãnh đạo trẻ quân đội hai nước Việt Nam và Campuchia
Đảo tiền tiêu Thổ Chu vững vàng thế trận quốc phòng toàn dân
Đoàn công tác của Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ thăm và làm việc tại tỉnh Sơn La
Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
Chuyển biến mới trong hoạt động giao thương hàng hóa qua các cửa khẩu ở Lạng Sơn
Dứt điểm xử lý tình trạng tàu cá '3 không'
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Tổng Thư ký Liên hợp quốc António Guterres
“Chìa khóa” cho phát triển thương mại biên giới Việt Nam-Lào
Nghiệp đoàn nghề cá - điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi, bám biển
Phối hợp quản lý tốt biên giới trên đất liền và cùng nhau duy trì hòa bình, ổn định ở trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc
Đưa quan hệ Việt Nam - Brunei ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất