Triều Nguyễn quản lý Sơn Trà như thế nào?

31/05/2017 18:20

Ngày nay ai cũng biết Sơn Trà là “con mắt Đông Dương”, “khu xung yếu”. Trước đây, vào thời nhà Nguyễn, việc quản lý Sơn Trà hết sức nghiêm mật, cấm ngặt tàu bè nước ngoài đậu đỗ, cư trú làm ăn.

Chiến hạm Pháp - Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng (9.1858). Nguồn: Địa chí Quảng Nam - Đà Nẵng

Sơn Trà vốn được nhắc đến sớm trong các thư tịch cổ của quốc gia và quốc tế, Vào thế kỷ thứ 15, vua Lê Thánh Tông khi mang quân chinh phạt Chiêm Thành, dừng chân tại cửa biển Hải Vân, đã làm một bài thơ, trong đó câu: “Tam canh dạ tĩnh Đồng Long nguyệt/Ngũ cổ phong thanh Lộ Hạc thuyền (Gió ru thuyền Lộ canh năm/Đồng Long đêm lặng, bóng trăng xế tà - Ngô Linh Ngọc dịch). Đồng Long tức chỉ Vũng Thùng dưới chân bán đảo Sơn Trà. Lộ Hạc tức những nước thuộc quần đảo Malacca. Điều này cho thấy vùng cửa biển Sơn Trà từ gần 600 năm trước đã là nơi giao thương quốc tế quan trọng. Thích Đại Sán, thiền sư Trung Quốc được chúa Nguyễn mời sang Đàng Trong vào thế kỷ thứ 17, cũng ghi chép phong cảnh Sơn Trà trong tác phẩm Hải ngoại kỷ sự, trong đó có thông tin về những loài vượn nhảy nhót ở bán đảo này. Trong thơ Phan Thanh Giản cũng có “tiếng vượn kêu không ngớt” ở nơi đây.

Điểm trọng yếu

Triều Nguyễn từ sớm đã nhận thức vai trò quan trọng của Sơn Trà, được ghi trong chính sử: “chỗ trọng yếu không đâu bằng vụng Trà Sơn”, là “chỗ trọng địa của bờ biển”. Lúc bấy giờ, triều Nguyễn cũng có một quan niệm hết sức cương quyết, không chấp nhận đánh đổi Sơn Trà để lấy kinh tế ngoại thương. Vua Minh Mạng nhấn mạnh: “hải cương là nơi quan yếu, sao lại cho người ngoài được”, khi có sứ giả của ngoại quốc đến hiến sản vật và dâng đơn xin lập phố buôn ở Trà Sơn. Ở thời điểm khác, vua cũng nhắc nhở: “Thuyền người Tây dương đến buôn bán, chỉ cho thả neo đậu ở vụng Trà Sơn, đổi chác mua bán xong xuôi, lại bắt chở thuyền đi, không hề cho lên bờ ở lâu, nhân dân sở tại cũng không cho cùng họ trao đổi riêng”, thể hiện triết lý trị nước “việc ngăn lấp từ khi mới chớm ra, đề phòng từ khi còn nhỏ mọn”.

Năm 1830, Quốc trưởng Hoa Kỳ cử hai người đến xin “giao hiếu và thông thương”, vua sai Nguyễn Tri Phương và Lý Văn Phức tiếp vấn, rồi bảo quan Thương bạc trả lời, đại ý là “nước ấy muốn xin thông thương, cố nhiên là ta (vua Minh Mạng - NV) không ngăn trở, nhưng phải tuân theo pháp luật đã định. Từ nay, nếu có đến buôn bán thì cho đỗ ở vụng Trà Sơn, tấn sở Đà Nẵng”. Thuyền buôn của Pháp, Anh cũng đến cửa biển Đà Nẵng vào các năm 1835, 1840, đều thả neo ở vụng Trà Sơn. Sau này, các đại thần triều Tự Đức cũng nhận thấy người Tây dương đến Sơn Trà “chẳng qua để cầu lợi thôi”, “muốn lập phố xá ở Trà Sơn để buôn bán sinh lợi”.

Triều đình nhà Nguyễn nhiều lần xây dựng và sửa chữa các cơ sở phong hỏa đài trên bán đảo Sơn Trà, cốt để khi có động thì đốt lửa báo tin. Ngoài ra, vua “cho là chỗ vụng Trà Sơn ở đầu cửa biển Đà Nẵng là chỗ trọng địa, công việc phòng bị nên phải mười phần chu đáo cẩn mật”. Vua sai Nguyễn Công Trứ đi thị sát “một dải núi ven bờ biển, chỗ nào xung yếu mà địa thế hơi bằng phẳng nên đặt pháo đài, để cho trên bờ dưới thuyền chiếu ứng với nhau được” rồi vẽ bản đồ dâng lên nhà vua. Sau đó Nguyễn Công Trứ xin xây dựng pháo đài hình bầu dục (dài 57 trượng, ngang 7 trượng) trên đảo Mỏ Diều với địa thế 4 mặt rộng rãi, đối diện với pháo đài Định Hải. Phía đông pháo đài mở một cửa, ven cửa xây lũy đá, trong dựng trại lính kho lương. Cuối cùng, đặt lầu trông ngắm ở đài đốt lửa cũ tại núi Trà Sơn, chế cấp cờ hiệu để lâm thời treo lên làm hiệu. Sau Nguyễn Tri Phương lại đề xuất: “Đảo Mỏ Diều nguyên từ núi Trà nhô ra, trông chếch về phía đầu nguồn Cu Đê. Nếu xây pháo đài hình bầu dục thì không những thấp méo nhiều đoạn, (…) xin đổi xây làm pháo đài tròn, đường kính 9 trượng, đặt 27 cỗ súng lớn. Kho thuốc súng, kho lương, trại lính đều làm ở trong đài, cho được chỉnh và tiện”. Vua theo lời rồi “sai phái 200 biền binh đến chỗ bãi cát Trà Sơn, chọn chỗ cao ráo làm một xưởng ngói (10 gian 2 chái)”, tổ chức biên ngũ “1 suất đội, 1 thư lại, 20 biền binh, 3 lính pháo thủ”. Triều Nguyễn đặt tên cho các đảo hàng ngoài cửa biển Đà Nẵng, tức bán đảo Sơn Trà, gọi là đảo Ngữ Hải.

Phòng thủ nghiêm ngặt

Việc phòng bị hải cương dưới triều Nguyễn cần hết sức nghiêm ngặt. Do vậy triều đình rất coi trọng việc nghiêm trị quan viên phụ trách ở Sơn Trà, thường xuyên ban hành quy định “nếu làm sai sót thì theo nặng nhẹ mà xử trị”. Theo đó, đã có những người bị “đánh ngay 100 trượng, đóng gông 10 ngày” vì cái tội không nhận dạng rõ, “xem xét không đúng” thuyền của ngoại quốc (Pháp) và thuyền Thủy sư của nước ta, trong khi đã được trang bị đầy đủ “kính thiên lý là để dùng trông xa cho rõ”. Hay như viên quan Nguyễn Văn Lượng đã bị nhà vua phạt 1 tháng lương, vì không giữ đúng nghi thức trong việc quản lý tàu bè cập vịnh Sơn Trà. Năm 1838, có một thuyền kiểu lạ (toàn thân sắc đen, 2 cột buồm đều nhau, đầu thuyền giống như cái ngà voi) ở “phận biển đảo Trà Sơn” nhưng quan viên tỉnh Quảng Nam đã không tâu lên, liền bị vua quở trách, “tạm cho ghi lỗi một lần, bắt phải tìm cách dẹp bắt”. Vua Thiệu Trị đã xử phạt Lãnh binh Nguyễn Đức Chung và Thự Tuần phủ Phạm Duy Trinh khi để cho tàu của người Pháp “vào đỗ ở vụng Trà Sơn, chúng lên bờ căng bạt đóng quân, bắn hơn 60 phát súng lớn” vào năm 1841. Vua Tự Đức từng sai chém tướng sĩ khi những người này hoảng sợ bỏ chạy vì tiếng súng ở vùng Trà Sơn, để làm gương cho mọi người. Đi đôi với phạt thì cũng có thưởng. Một người dân tỉnh Quảng Nam đã được thưởng 10 quan tiền khi “bắt được một cỗ súng Quá sơn bằng đồng ở chân núi Trà Sơn (nặng 74 cân, đường kính nòng súng 1 tấc, thông trường 1 thước 9 tấc 7 phân)”. Những người “đóng lâu (ở Sơn Trà - NV) để làm việc, đều thưởng trước một tháng lương bằng tiền”.

Sơn Trà trong quan niệm của mọi người dưới thời Nguyễn còn là một trong những vùng đất thiêng, “tương truyền trên núi có ngọc, đêm đến thường chiếu sáng xuống biển”. Cho nên đương thời, Sơn phòng sứ tỉnh Quảng Nam là Nguyễn Tạo đã đề nghị lên triều đình cho ngăn cấm những núi có tiếng (Trà Sơn và Ngũ Hành Sơn), tức không cho khai thác đá, gỗ, củi, than, “để cho mạch đất hồi lại”. Vua Tự Đức còn sai quan đến tế thần Trà Sơn như là một trong những vị thần chủ để cầu mong sự an định cho quốc gia, dân tộc.

Các vua triều Nguyễn đã hết sức coi trọng vị thế của Sơn Trà, cho quy hoạch và quy định cụ thể việc giao thương, xây dựng các căn cứ quân sự, và thể hiện quan niệm tâm linh truyền thống về linh khí núi sông; khắc hình cửa biển Đà Nẵng ở chân núi Sơn Trà vào đỉnh đồng Dụ đỉnh đặt tại Đại Nội. Sơn Trà hết sức đặc biệt. Đó là lý do vì sao mà giặc Pháp trước đây nổ súng tấn công Việt Nam đầu tiên tại đây và giặc Mỹ cũng chiếm giữ vị trí này.

Nguồn: baoquangnam.vn
Cùng chuyên mục
Giải phóng Trường Sa, chiến công khẳng định chủ quyền
Giải phóng Trường Sa, chiến công khẳng định chủ quyền

Giải phóng kịp thời các đảo thuộc quần đảo Trường Sa là chiến công đặc biệt xuất sắc, có ý nghĩa chiến lược của lực...

Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa: Bằng chứng khẳng định chủ quyền Việt Nam
Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa: Bằng chứng khẳng định chủ quyền Việt Nam

Không chỉ nhằm tri ân những người lính trong đội hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa năm xưa đã hy sinh để bảo...

Chúa Sãi mở cửa biển để giao thương
Chúa Sãi mở cửa biển để giao thương

Nước Việt Nam sở hữu cả chiều dài phần phía Đông đất liền là biển cả. Người Việt đã làm chủ và khai thác Biển...

Từ trấn Hải Thành năm xưa đến đồn Biên phòng hôm nay
Từ trấn Hải Thành năm xưa đến đồn Biên phòng hôm nay

Ở Thừa Thiên Huế có một đồn Biên phòng “độc nhất vô nhị” được xây dựng cách đây 206 năm và tới giờ này vẫn...

Nghệ thuật quân sự độc đáo dưới thời Lê sơ
Nghệ thuật quân sự độc đáo dưới thời Lê sơ

Nhà Lê sơ được sử cũ nhắc đến như thời kỳ hoàng kim của chế độ phong kiến Việt Nam, dưới thời vua Lê Thái...

Chiến lược biên cương của Vua Lê Thái Tổ
Chiến lược biên cương của Vua Lê Thái Tổ

Thư tịch cổ chữ Hán nước ta xưa nói nhiều đến câu thơ nổi tiếng về chiến lược biên cương của vua Lê Thái Tổ...

Nơi khẳng định chủ quyền biển đảo của Tổ quốc Việt Nam
Nơi khẳng định chủ quyền biển đảo của Tổ quốc Việt Nam

Đình An Vĩnh trên đảo Lý Sơn là một trong những ngôi đình có từ lâu đời nhất ở tỉnh Quảng Ngãi.

Những chiến thuyền bảo vệ biển, đảo thời Nguyễn
Những chiến thuyền bảo vệ biển, đảo thời Nguyễn

Minh Mạng là Hoàng đế của Vương triều Nguyễn có công đầu mở mang bờ cõi nước Việt.

Chúa Trịnh đòi lại được một vùng biên ải
Chúa Trịnh đòi lại được một vùng biên ải

Trong lịch sử hào hùng của Đại Việt, vùng biên ải phía Bắc là nơi chứng kiến nhiều biến động.

Những điều ít biết về Lũy Thầy
Những điều ít biết về Lũy Thầy

Trong lịch sử quân sự Việt Nam có một hệ thống thành lũy khá lợi hại. Dân gian vẫn gọi là Lũy Thầy.

Tìm lại dấu xưa thương cảng Vân Đồn
Tìm lại dấu xưa thương cảng Vân Đồn

Vùng biển Vân Đồn nằm ở phía Đông Nam tỉnh Quảng Ninh, không chỉ có vị trí chiến lược quan trọng trên vùng biển Đông...

Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng lừng lẫy
Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng lừng lẫy

"Đằng Giang tự cổ huyết do hồng" (nghĩa là sông Đằng từ xưa máu còn đỏ) là câu đối đáp của sứ thần nước ta...

Trần Khánh Dư - Vị tướng thủy quân tài ba chống giặc ngoại xâm
Trần Khánh Dư - Vị tướng thủy quân tài ba chống giặc ngoại xâm

Trần Khánh Dư là một danh tướng đời nhà Trần, triều đại tồn tại từ năm 1226 đến năm 1400 tại Việt Nam. Ông không...

Thân Công Tài -
Thân Công Tài - "Lưỡng quốc khách nhân" trên biên giới Việt - Trung

Sinh năm 1620, tại xã Như Thiết, huyện Yên Dũng, phủ Lạng Giang, xứ Kinh Bắc (nay là xã Hồng Thái, huyện Việt Yên, tỉnh...

Triều Nguyễn xác lập và khẳng định chủ quyền của nước ta đối với biển, đảo
Triều Nguyễn xác lập và khẳng định chủ quyền của nước ta đối với biển, đảo

Biển, đảo giữ một vị trí quan trọng trong lịch sử dân tộc, nhất là chủ quyền đối với các quần đảo trên Biển Đông,...

Tin đọc nhiều
Tập trung mọi nguồn lực hoàn thành các nhiệm vụ trong công tác chống khai thác IUU
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Bulgaria
ASEAN thống nhất các nội dung quan trọng tại Hội nghị Cấp cao lần thứ 44-45
Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk và Ty Công an tỉnh Mondulkiri tăng cường hợp tác giữ gìn an ninh trật tự
Triển lãm
Tàu CSB 8004 lên đường thăm, giao lưu với Lực lượng bảo vệ bờ biển Hàn Quốc
Để biên giới thêm thắm tình hữu nghị, công tác biên phòng thêm hiệu quả
Hoạt động Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ hai tại tỉnh Houaphanh
Công ước Liên hợp quốc về Luật biển tiếp tục khẳng định vai trò thiết yếu trong duy trì trật tự pháp lý trên biển và đại dương
Khơi dậy tình yêu nước từ “Tiết học biên cương”
Hơn 10.000 học sinh ở TP Hồ Chí Minh tham gia cuộc thi ‘Em yêu biển đảo quê hương’
Khai trương cặp cửa khẩu quốc tế Lóng Sập (tỉnh Sơn La, Việt Nam) -  Pa-háng (tỉnh Hủa-phăn, Lào): Động lực phát triển mới cho khu vực  biên giới Việt Nam - Lào
Khánh Hòa tập trung phát triển toàn diện tuyến y tế biển, đảo
Tăng cường công tác phối hợp trong chống khai thác IUU
Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc gặp Nhóm Nghị sỹ Hữu nghị với ASEAN của Quốc hội Đức
Hải quân Việt Nam - Hải quân Philippines tổ chức thành công Phiên tham vấn song phương lần thứ 10
Giám sát chặt sản lượng khai thác thủy sản bốc dỡ qua cảng
Hướng tới phát triển bền vững khu vực biển Đông Á
Tuyên bố chung Việt Nam - Brasil về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược
Thúc đẩy giao lưu, trao đổi kinh nghiệm lãnh đạo trẻ quân đội hai nước Việt Nam và Campuchia
Đảo tiền tiêu Thổ Chu vững vàng thế trận quốc phòng toàn dân
Đoàn công tác của Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ thăm và làm việc tại tỉnh Sơn La
Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
Chuyển biến mới trong hoạt động giao thương hàng hóa qua các cửa khẩu ở Lạng Sơn
Dứt điểm xử lý tình trạng tàu cá '3 không'
Đại tướng Phan Văn Giang hội đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Campuchia
“Chìa khóa” cho phát triển thương mại biên giới Việt Nam-Lào
Nghiệp đoàn nghề cá - điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi, bám biển
Cảnh sát biển Việt Nam xuất phát đi tuần tra liên hợp trên vùng biển lân cận đường phân định Vịnh Bắc Bộ lần 2 năm 2024
Phối hợp quản lý tốt biên giới trên đất liền và cùng nhau duy trì hòa bình, ổn định ở trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc