Bản lĩnh, chủ động, tích cực đóng góp có trách nhiệm duy trì hòa bình, an ninh quốc tế

30/12/2021 18:05

Với thông điệp chủ đề “Đối tác vì Hòa bình Bền vững”, Việt Nam mong muốn và cam kết xây dựng quan hệ đối tác, sẵn sàng hợp tác với tất cả các thành viên Hội đồng Bảo an, thành viên Liên hợp quốc vì mục tiêu chung là thúc đẩy mạnh mẽ nỗ lực xây dựng hòa bình bền vững và cuộc sống tốt hơn cho tất cả mọi người dân trên thế giới. Đặc biệt, trong bối cảnh thế giới hiện nay, ý nghĩa và nội hàm của “hòa bình bền vững” là hoàn toàn phù hợp với những xung đột, điểm nóng quốc tế và bao trùm các nỗ lực của Hội đồng Bảo an về phòng ngừa xung đột, giải quyết tranh chấp, xử lý xung đột, xây dựng hòa bình và tái thiết hậu xung đột. Chủ đề của chúng ta phù hợp với quan tâm chung của Liên hợp quốc hiện nay, đáp ứng được lợi ích, yêu cầu của ta, nhất là về phòng ngừa xung đột, giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế, phù hợp khả năng đóng góp của ta, và có thể tạo dựng được đồng thuận do dựa trên những nghị quyết đã được Đại hội đồng và Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua.

 

Ngày 7/6/2019, với số phiếu bầu kỷ lục 192/193 phiếu, Việt Nam chính thức trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021. (Ảnh: TTXVN)

Nỗ lực vượt qua khó khăn, thực hiện nhiệm vụ

Trong hai năm vừa qua, tình hình chính trị - an ninh, kinh tế - xã hội thế giới diễn biến rất nhanh chóng, phức tạp và khó lường. Đặc biệt, đại dịch COVID-19 đã tác động tiêu cực, đa chiều đến mọi mặt của đời sống quốc tế. Trong lịch sử hiện đại, có thể nói chưa bao giờ nhân loại phải đối mặt với một vấn đề an ninh phi truyền thống có ảnh hưởng rộng lớn, khó kiểm soát cả về phạm vi lẫn quy mô như đại dịch COVID-19, khiến các nước đều phải điều chỉnh ưu tiên đối nội lẫn đối ngoại để ứng phó và hồi phục; bản thân Liên hợp quốc phải đóng cửa, chuyển sang hoạt động trực tuyến trong thời gian dài. Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres đã từng tuyên bố cho rằng COVID-19 “là thách thức lớn chưa từng có đối với thế giới, kể từ khi thành lập Liên hợp quốc”. Bên cạnh đó, các thách thức an ninh phi truyền thống khác như biến đổi khí hậu, suy thoái môi trường, an ninh lương thực, nguồn nước, làn sóng di cư, tị nạn… cũng là các vấn đề nổi cộm mà các quốc gia phải đối mặt. Ngoài ra, căng thẳng, xung đột, bất ổn vẫn tiếp diễn ở tất cả các khu vực, gay gắt và phức tạp hơn trước. Căng thẳng trong quan hệ nước lớn, đặc biệt là cạnh tranh chiến lược Mỹ - Nga, Mỹ - Trung Quốc, cũng tiếp tục gia tăng…. Bối cảnh đó đặt ra nhu cầu cấp thiết về hợp tác quốc tế, thúc đẩy coi trọng, đề cao vai trò của luật pháp quốc tế và hệ thống quản trị toàn cầu với Liên hợp quốc là trung tâm.

Trước bối cảnh chính trị - an ninh, kinh tế - xã hội thế giới diễn biến phức tạp, dịch COVID-19 ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều cơ chế đa phương, Hội đồng Bảo an đã thích ứng nhanh, duy trì tốt hoạt động và phát huy vai trò là cơ chế quan trọng hàng đầu và chưa thể thay thế trong duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, có những đóng góp thiết thực, cụ thể trong ngăn ngừa, quản lý, xử lý xung đột và các vấn đề toàn cầu. Trong hai năm 2020 - 2021, Hội đồng Bảo an đã có gần 900 cuộc họp cấp Đại sứ trở lên, hàng nghìn cuộc tham vấn các cấp, thông qua 247 văn kiện (trong đó có 111 Nghị quyết, 37 Tuyên bố Chủ tịch, 100 Tuyên bố báo chí). Thảo luận về nhiều vấn đề quốc tế nóng nhất, từ COVID -19, biến đổi khí hậu, hoạt động gìn giữ hòa bình, bảo vệ thường dân, chống khủng bố… đến xung đột, bất ổn tại Libya, Israel-Palestine, Ethiopia, Syria, Myanmar…

Ðối với Việt Nam, chúng ta có nhiều thuận lợi nhờ vị thế, uy tín quốc tế ngày càng cao, đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, yêu chuộng hòa bình. Công tác tại Hội đồng Bảo an cũng luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo cấp cao, Ðảng, Nhà nước và Chính phủ. Trong hai năm qua tại Hội đồng Bảo an, chúng ta đã chủ động, tích cực đóng góp cho công việc chung của cộng đồng, thể hiện sinh động hình ảnh Việt Nam đổi mới, hội nhập quốc tế toàn diện, yêu chuộng hòa bình, tích cực và trách nhiệm, có năng lực, bản lĩnh và bản sắc đối ngoại theo phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh, qua đó tạo thêm giá trị, nền tảng lâu dài cho việc hiện thực hóa khát vọng, tầm nhìn phát triển của đất nước trong giai đoạn mới. Các thành quả đó càng có ý nghĩa, tầm vóc nhất là khi tình hình an ninh, chính trị quốc tế và tại Hội đồng Bảo an phức tạp, căng thẳng hơn nhiều so với nhiệm kỳ 2008 - 2009.

Những dấu ấn đậm nét

Trong hai năm qua, Việt Nam đã tham gia bàn thảo, tìm giải pháp cho tất cả các vấn đề trong chương trình nghị sự Hội đồng Bảo an ở tất cả các khu vực, trong đó có các cuộc xung đột ở châu Phi, khủng hoảng nhân đạo ở khu vực Trung Đông, cũng như các vấn đề chủ đề quan trọng như chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, bảo vệ thường dân trong xung đột vũ trang, an ninh biển, biến đổi khí hậu, ứng phó với đại dịch COVID-19...; thúc đẩy đồng thuận chung, thúc đẩy hợp tác, đối thoại, giảm căng thẳng, đối đầu; tìm giải pháp công bằng, hợp lý cho các vấn đề đe doạ hoà bình, an ninh khu vực và quốc tế; giữ vững nguyên tắc song linh hoạt, khéo léo trong ứng xử với các nước, các bên.

Trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an tháng 01/2020 và 4/2021, chúng ta đã chủ trì, điều hành hoạt động của Hội đồng Bảo an và xử lý các vấn đề phát sinh một cách thỏa đáng, hiệu quả, góp phần thúc đẩy công việc chung một cách suôn sẻ. Trong vai trò Chủ tịch Nhóm làm việc không chính thức của Hội đồng Bảo an về các tòa án quốc tế, ta đã thúc đẩy thành công Hội đồng Bảo an thông qua Nghị quyết gia hạn hoạt động của Cơ chế giải quyết các vấn đề còn tồn đọng của các tòa án hình sự quốc tế. Việt Nam cũng có những đóng góp rất thiết thực khác đối với công việc của Hội đồng Bảo an như việc cử Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 3 lên đường nhận nhiệm vụ tại Phái bộ Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Nam Sudan vào cuối tháng 3/2021…

Trong lần đầu tiên đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội đồng Bảo an (01/2020), Việt Nam đã tổ chức Phiên thảo luận mở với chủ đề “Thúc đẩy tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc trong duy trì hòa bình và an ninh quốc tế”. Cũng tại Phiên thảo luận này, lần đầu tiên trong lịch sử, Hội đồng Bảo an thông qua một Tuyên bố Chủ tịch riêng về tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc, khẳng định giá trị bền vững của Hiến chương trong duy trì hòa bình và an ninh quốc tế và điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia, nhấn mạnh tất cả các nước, các cơ quan Liên hợp quốc, các tổ chức khu vực cần bảo đảm xử lý các vấn đề liên quan đến hòa bình và an ninh quốc tế phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc.

Trên vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020 và nước ASEAN duy nhất tại Hội đồng Bảo an năm 2021, Việt Nam đã đề cao vai trò trung tâm của ASEAN trong việc giải quyết các vấn đề an ninh khu vực và tăng cường hợp tác giữa ASEAN và Hội đồng Bảo an/Liên hợp quốc thông qua việc tổ chức Phiên thảo luận mở đầu tiên của Hội đồng Bảo an về hợp tác giữa ASEAN và Liên hợp quốc (tháng 01/2020) và Phiên thảo luận mở về vai trò các tổ chức khu vực trong phòng ngừa xung đột và xây dựng lòng tin do Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chủ trì, thúc đẩy Hội đồng Bảo an thông qua Tuyên bố Chủ tịch về nội dung này (tháng 4/2021).

Chúng ta cũng có cách tiếp cận tổng thể trong xử lý các thách thức về hòa bình an ninh từ phòng ngừa xung đột, giải quyết xung đột đến xử lý hậu quả xung đột, trong đó nhấn mạnh vấn đề giải quyết hậu quả bom mìn, đề cao yêu cầu giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của xung đột, đồng thời đề cao các nỗ lực, kinh nghiệm của Việt Nam trong quá trình tái thiết và phát triển đất nước, hội nhập quốc tế và khu vực. Chúng ta đã tổ chức thành công Phiên thảo luận mở do Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chủ trì về khắc phục hậu quả bom mìn và thông qua Tuyên bố Chủ tịch về vấn đề này (tháng 4/2021). Đây là Tuyên bố đầu tiên của Hội đồng Bảo an đề cập riêng đến vấn đề khắc phục hậu quả bom mìn. Tuyên bố đã nhấn mạnh mối liên hệ giữa khắc phục hậu quả bom mìn với duy trì hòa bình, ổn định và phát triển bền vững, đề cao sự cần thiết phải tăng cường hợp tác quốc tế và đặc biệt là khẳng định cam kết của Hội đồng Bảo an đối với lĩnh vực này – điều các văn kiện trước đó chưa làm được.

Có thể thấy rằng các sự kiện điểm nhấn và sáng kiến do ta khởi xướng, thúc đẩy vừa hài hòa với lợi ích và quan tâm chung của cộng đồng quốc tế về việc cần bảo đảm tính mạng, an toàn và sinh kế bền vững của người dân trước, trong và sau xung đột, vừa có sự liên thông, kết nối xuyên suốt với phương châm “Đối tác vì một nền hoà bình bền vững” tại Hội đồng Bảo an của ta, góp phần lan tỏa thông điệp về một đất nước Việt Nam yêu chuộng hoà bình, năng động, đổi mới và sẵn sàng đóng góp nhiều hơn nữa cho công việc chung, vì hoà bình, an ninh và phát triển trên thế giới, qua đó cũng thể hiện năng lực, bản lĩnh, bản sắc và tư duy đổi mới, sáng tạo của đối ngoại Việt Nam tại Hội đồng Bảo an.

Chủ động, linh hoạt, có trách nhiệm trong các vấn đề khu vực

Đối với vấn đề Syria, Việt Nam đã khẳng định ủng hộ tiến trình chính trị chấm dứt xung đột ở Syria, ủng hộ cứu trợ nhân đạo cho người dân trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Syria; phản đối việc sử dụng vũ khí hóa học dưới mọi hình thức, bởi bất kỳ ai, ở bất kỳ đâu, dưới bất kỳ hoàn cảnh nào và bất kỳ động cơ gì, ủng hộ công việc của Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW) trong bảo đảm tuân thủ Công ước Cấm sử dụng vũ khí hóa học (CWC); kêu gọi các bên liên quan tăng cường đối thoại để giải quyết các vấn đề khác biệt.

Trước những diễn biến phức tạp trong vấn đề Iran, ta đã đề cao lập trường nguyên tắc là ủng hộ chống phổ biến và tiến tới giải trừ hoàn toàn các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt, khẳng định quyền chính đáng của các quốc gia trong nghiên cứu, phát triển, sử dụng và chuyển giao công nghệ hạt nhân vì mục đích hoà bình, sẵn sàng phát huy vai trò tích cực trong việc thu hẹp bất đồng giữa các bên ở Trung Đông. Ta bảo đảm lập trường nguyên tắc và lấy luật pháp và thông lệ quốc tế làm cơ sở chính, khéo léo thể hiện thái độ cân bằng, xây dựng và có trách nhiệm; xử lý hài hòa lợi ích của các nước lớn. Về xung đột Israel-Palestine, ta tiếp tục khẳng định ủng hộ mạnh mẽ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Palestine và giải pháp “hai Nhà nước”, kêu gọi chấm dứt các hành động sử dụng vũ lực gây thương vong cho người dân, bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu trong xung đột, qua đó vừa thể hiện tình cảm đoàn kết với Palestine, vừa phù hợp với lập trường chung của cộng đồng quốc tế.

Việt Nam cũng đã phát huy được tính chủ động, linh hoạt, sáng tạo và đóng vai trò kết nối giữa các nước ASEAN và giữa ASEAN với Hội đồng Bảo an/Liên hợp quốc; tích cực tham gia ngay từ đầu vào quá trình thảo luận, xây dựng các văn kiện của ASEAN, thúc đẩy đoàn kết để ASEAN có các bước đi cụ thể (bao gồm thông qua Đồng thuận 5 điểm) và cùng phối hợp lập trường thương lượng dự thảo Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc về Myanmar theo hướng cân bằng, xây dựng...

Việt Nam thể hiện ủng hộ bạn bè truyền thống, các nước đang phát triển và Không liên kết thông qua việc nhấn mạnh các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế khi Hội đồng Bảo an thảo luận tình hình Venezuela, Belarus; thể hiện cách tiếp cận cân bằng khi cùng đại đa số thành viên Hội đồng Bảo an bỏ phiếu thuận Nghị quyết gia hạn Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Tây Sahara. Chúng ta cũng nhấn mạnh cần dỡ bỏ cấm vận khi tình hình an ninh, chính trị có tiến triển tại Nam Sudan, đề xuất các nội dung cân bằng, thực chất để ghi nhận các tiến triển trên thực địa, điều chỉnh các tiêu chí rà soát cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể với ưu tiên cao nhất là đảm bảo an ninh, an toàn cho Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Nam... Mặt khác, Việt Nam thể hiện là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế trong việc thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết của Hội đồng Bảo an liên quan đến CHDCND Triều Tiên và Iran.

Chúng ta cũng tích cực tham gia, khẳng định lập trường trong các vấn đề chủ đề  được thảo luận tại Hội đồng Bảo an, nhất là về thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, ứng phó với COVID-19 và phục hồi sau đại dịch, biến đổi khí hậu, an ninh biển…, tích cực lồng ghép các ưu tiên, chủ đề ta thúc đẩy xuyên suốt trong hai năm như bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu, vai trò của các tổ chức khu vực, giải quyết hậu quả bom mìn, bảo vệ thường dân, nhân đạo, bảo vệ trẻ em, bảo vệ và tăng cường vai trò của phụ nữ trong xung đột… một cách sáng tạo, phù hợp, được các nước đánh giá cao.

Khẳng định vị thế ngày càng cao của Việt Nam trên trường quốc tế

Có thể khẳng định rằng vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2020 - 2021 là dấu ấn quan trọng và bước đi cụ thể nhằm tiếp tục triển khai chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa, “chủ động tham gia và phát huy vai trò tại các cơ chế đa phương, đặc biệt là ASEAN và Liên hợp quốc” của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Việc đảm nhiệm thành công vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an lần thứ hai đánh dấu tầm cao mới trong quan hệ Việt Nam và Liên hợp quốc, thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ của Việt Nam đối với chủ nghĩa đa phương dựa trên luật pháp quốc tế với Liên hợp quốc đóng vai trò trung tâm.

Thông qua tham gia Hội đồng Bảo an, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh hội nhập toàn diện, sâu rộng và hiệu quả trong hệ thống quản trị toàn cầu; góp phần nâng cao vai trò của Việt Nam trong xây dựng, định hình các thể chế đa phương và trật tự chính trị - kinh tế quốc tế và trong các vấn đề, các cơ chế quan trọng, có tầm chiến lược đối với lợi ích Việt Nam, phù hợp với khả năng và điều kiện cụ thể. Đồng thời, tham gia Hội đồng Bảo an cũng làm sâu sắc thêm quan hệ song phương của chúng ta với các nước, các đối tác, Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế/khu vực, tăng cường hiệu quả hợp tác và quan hệ Đối tác toàn diện giữa ASEAN và Liên hợp quốc; thể hiện bản lĩnh, năng lực xử lý khéo léo, thỏa đáng các phức tạp nảy sinh trong bối cảnh căng thẳng giữa các nước lớn gia tăng, hạn chế tác động đối với quan hệ của Việt Nam với các đối tác quan trọng.

Việt Nam đã đóng góp thực chất vào công việc của Hội đồng Bảo an, xử lý khéo léo, thỏa đáng nhiều vấn đề hoà bình, an ninh quốc tế hệ trọng và phức tạp, trên cơ sở bảo đảm tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế; tích cực đóng góp, đề xuất nhiều sáng kiến thiết thực nhằm giải quyết hoà bình các xung đột, tranh chấp, phấn đấu thể hiện vai trò trung gian, cầu nối trên một số vấn đề khó, được Liên hợp quốc và tất cả các nước, kể cả các nước lớn, bày tỏ coi trọng và đánh giá cao. Chúng ta đã nâng cao được năng lực, tích lũy kinh nghiệm trong tham gia xử lý các vấn đề quốc tế lớn; kết nối sâu rộng với mạng lưới hoạch định chính sách toàn cầu. Quá trình tham gia Hội đồng Bảo an tạo niềm tin và động lực cho quần chúng, Đảng viên về thế và lực mới của đất nước, vai trò, vị thế quốc tế ngày càng được nâng cao, nỗ lực đóng góp tích cực vào sự nghiệp đổi mới và phát triển của đất nước.

Việt Nam đã hoàn thành nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc 2020 - 2021 một cách có bản sắc, để lại những dấu ấn quan trọng, đóng góp lớn vào tổng thể triển khai đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, mang lại lợi ích thiết thực cho đất nước./.

Nguồn: dangcongsan.vn
Cùng chuyên mục
Chung sức gỡ thẻ vàng EC
Chung sức gỡ thẻ vàng EC

Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Lình Huỳnh (Bộ đội Biên phòng Kiên Giang) chủ động phối hợp các lực lượng, chính quyền, đoàn...

Vì một Côn Đảo xanh, bền vững
Vì một Côn Đảo xanh, bền vững

Phát triển du lịch Côn Đảo theo hướng tăng trưởng xanh, hài hòa bảo vệ môi trường bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu....

Lao Bảo, một thời sôi động
Lao Bảo, một thời sôi động

Vào những năm 1990 trở về sau này, giữa bộn bề công việc hệ trọng cần sắp đặt, triển khai gấp rút và vận hành...

Nhiều hoạt động sôi nổi tại Lễ hội Cầu ngư quận Sơn Trà năm 2024
Nhiều hoạt động sôi nổi tại Lễ hội Cầu ngư quận Sơn Trà năm 2024

Những ngày qua, không khí tại khu vực biển phường Nại Hiên Đông và các phường ven biển quận Sơn Trà (TP Đà Nẵng) khá...

Những giọt nước nghĩa tình của bộ đội Hải quân với nhân dân Hòn Chuối
Những giọt nước nghĩa tình của bộ đội Hải quân với nhân dân Hòn Chuối

Trước tình hình thiếu nước sinh hoạt sau thời gian dài không có mưa trên các đảo thuộc vùng biển Tây Nam của Tổ quốc,...

Vun đắp tình hữu nghị giữa nhân dân hai bên biên giới
Vun đắp tình hữu nghị giữa nhân dân hai bên biên giới

Vun đắp tình hữu nghị giữa nhân dân hai bên biên giới là một trong những nhiệm vụ được Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc...

Thông tin liên quan Biển Đông từ ngày 01-12/3/2024
Thông tin liên quan Biển Đông từ ngày 01-12/3/2024

Kết thúc Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN – Australia tại Melbourne, Australia, sau 03 ngày làm việc, ngày 06/3, lãnh đạo các nước...

Việt Nam chủ động và sáng tạo trong giải quyết tranh chấp, bảo vệ biên giới
Việt Nam chủ động và sáng tạo trong giải quyết tranh chấp, bảo vệ biên giới

Tranh chấp quốc tế, đặc biệt là tranh chấp biên giới - lãnh thổ, luôn là mầm mống gây ra các cuộc xung đột, thậm...

Tết nơi đảo xa
Tết nơi đảo xa

Không khí tết ngày càng ấm áp, người dân khắp nơi đang hoàn tất những công việc cuối cùng trong năm để về sum họp...

Thông tin liên quan Biển Đông từ ngày 12-23/01/2024
Thông tin liên quan Biển Đông từ ngày 12-23/01/2024

Ngày 12/01, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã hội đàm với Tổng thống Indonesia Joko Widodo nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt...

Thông tin liên quan Biển Đông từ ngày 28/12/2023-07/01/2024
Thông tin liên quan Biển Đông từ ngày 28/12/2023-07/01/2024

Ngày 06/01/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Lào Sonexay Siphando trao đổi về các vấn...

Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ra Tuyên bố về duy trìvà thúc đẩy ổn định không gian biển ở Đông Nam Á
Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ra Tuyên bố về duy trìvà thúc đẩy ổn định không gian biển ở Đông Nam Á

Ngày 30 tháng 12 năm 2023 các Ngoại trưởng Asean đã ra Tuyên bố Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN về duy trì và thúc đẩy...

Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới
Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới

Năm 2023, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Bình đã lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị,...

Thông tin liên quan Biển Đông từ ngày 08-15/12/2023
Thông tin liên quan Biển Đông từ ngày 08-15/12/2023

Từ ngày 12-13/12, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam và có các cuộc...

Tổ chức Hàng hải Quốc tế kiên quyết ngăn chặn vận tải trái phép trên biển
Tổ chức Hàng hải Quốc tế kiên quyết ngăn chặn vận tải trái phép trên biển

Ngày 6/12, Cơ quan Vận tải Biển của Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết nhằm ngăn chặn các hoạt động vận tải biển...

Tin đọc nhiều
Tuyên truyền các quy định về khai thác hải sản cho ngư dân
Phòng tuyến góp phần ngăn chặn tàu cá khai thác hải sản trái phép
Hội đàm giữa Lai Châu và hai tỉnh Phông Sa Lỳ, U Đôm Xay
Dâng hương, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hy sinh trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc
Sẽ nâng cấp nhiều luồng hàng hải, kêu gọi vốn đầu tư các bến cảng biển
Phát triển Bà Rịa-Vũng Tàu thành Trung tâm kinh tế biển Quốc gia
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Tây Ban tại Việt Nam
Xuất nhập khẩu chính ngạch giữa Kiên Giang và Kampot đạt 256 triệu đô la Mỹ
Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 khảo sát tại tỉnh Sóc Trăng
Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045
Kiều bào tại Hungary hướng về biển đảo quê hương
Cảnh sát biển Việt Nam tham dự Hội nghị Hội đồng điều hành ReCAAP lần thứ 18
Xung lực mới cho quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam – New Zealand
Quảng Ninh xây dựng nền biên phòng toàn dân vững chắc
Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp
Việt Nam lên án hành vi bạo lực, vô nhân đạo trên các tuyến hàng hải quốc tế
Xây dựng đường biên giới Việt Nam-Trung Quốc hòa bình, hợp tác và phát triển
Nhận diện, phát triển “mũi nhọn” của Kiên Hải
Lào Cai-Vân Nam: Tuyến biên giới Việt-Trung hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển
Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Việt Nam và Thái Lan nhất trí phối hợp và cùng các thành viên ASEAN duy trì lập trường nguyên tắc của ASEAN về vấn đề Biển Đông
Khai mạc hội nghị Phát triển bền vững nuôi biển, nhìn từ Quảng Ninh
Khai mạc Triển lãm ảnh “Tổ quốc bên bờ sóng” tại Lào
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang hội kiến Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị
Việt Nam kêu gọi các bên liên quan cùng đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông
Sóc Trăng tuần tra kiểm soát chống khai thác IUU
Nâng cao năng lực vận chuyển hàng hóa và hiệu suất thông quan tại các cặp cửa khẩu trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc
Chủ tịch Quốc hội Phần Lan ủng hộ lập trường, quan điểm của ASEAN và Việt Nam về vấn đề Biển Đông
Khám phá tuyến du lịch kết nối Non nước Cao Bằng với Cao nguyên đá Đồng Văn