Tìm giải pháp hiệu quả để bảo tồn và phát triển kinh tế biển

12/06/2024 15:54

Hệ sinh thái, tài nguyên biển đang bị suy thoái, thu hẹp nghiêm trọng. Sự gia tăng chất thải ra cửa sông, ven biển, ngày càng gây ô nhiễm làm ảnh hưởng đến tài nguyên nước, sinh vật, các ngành kinh tế gắn với biển… Theo các chuyên gia, nếu không có giải pháp ngăn chặn hiệu quả, chúng ta sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc bảo tồn và phát triển kinh tế biển.

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Bích Liên

Tài nguyên biển đang bị suy thoái, thu hẹp nghiêm trọng

Là quốc gia ven biển, Việt Nam có bờ biển dài trên 3.260km và trên 3.000 đảo và quần đảo khác nhau. Với điều kiện địa chính trị, địa kinh tế, Việt Nam có những tiềm năng to lớn để phát triển các ngành kinh tế biển...Mặc dù nhiều tiềm năng và lợi thế, tuy nhiên hiện nay chúng ta đang đứng trước thách thức không nhỏ trong việc quản lý, khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên biển.

Báo cáo giám sát của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) gửi đến Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XV mới đây chỉ rõ, việc khai thác, sử dụng tài nguyên biển đã đóng góp hiệu quả cho sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững của đất nước. Giai đoạn 2011-2022, các ngành kinh tế biển đã đóng góp lớn trong phát triển kinh tế cả nước; GDP trung bình của 28 tỉnh, thành phố ven biển chiếm khoảng 50% GDP của cả nước. Thu nhập bình quân/người của các địa phương ven biển đạt khoảng 97 triệu đồng năm 2022, cao hơn bình quân cả nước. Kinh tế đảo đã có sự chuyển biến căn bản, góp phần hình thành tuyến phòng thủ vững chắc bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với các vùng biển, các đảo, quần đảo của Việt Nam.

Tuy nhiên, do nhu cầu và sự phát triển kinh tế - xã hội, các hoạt động ở vùng bờ và trên biển cộng với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu dẫn đến những tác động đến điều kiện tự nhiên, các hệ sinh thái, tài nguyên, môi trường biển. Các hệ sinh thái, tài nguyên biển đã và đang suy thoái, diện tích bị thu hẹp nghiêm trọng. Sự gia tăng chất thải ra cửa sông, ven biển, ngày càng gây ô nhiễm trên diện rộng tại các vùng cửa sông, ven biển làm ảnh hưởng đến tài nguyên nước, sinh vật, các ngành kinh tế gắn với biển…

Báo cáo cũng cho thấy, liên kết vùng giữa các vùng biển, ven biển, vùng nội địa; địa phương có biển với địa phương không có biển và giữa các ngành, lĩnh vực còn thiếu chặt chẽ, kém hiệu quả. Một số ngành kinh tế biển mũi nhọn chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra, một số ngành thiếu sức cạnh tranh, đóng góp cho nền kinh tế còn thấp; khoảng cách giàu nghèo của người dân ven biển có xu hướng tăng…

Đặc biệt, một số tài nguyên biển bị khai thác quá mức; sự tham gia của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường biển và hải đảo có lúc có nơi còn mang tính hình thức, chưa hình thành được thói quen của người dân trong bảo vệ môi trường biển, các mô hình cộng đồng quản lý môi trường biển và hải đảo còn ít, hiệu quả thấp. Công tác bảo vệ an ninh, an toàn, phối hợp tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn còn nhiều bất cập; công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng và sự cố môi trường trên biển còn nhiều hạn chế…

Theo báo cáo của Bộ TN&MT, nguyên nhân của tình trạng trên là do nhận thức của cơ quan quản lý, người dân và doanh nghiệp về vai trò, vị trí của biển, phát triển bền vững kinh tế biển chưa đầy đủ. Công tác quản lý nhà nước về biển, đảo còn nhiều bất cập; công tác quy hoạch, kế hoạch, đầu tư phát triển các ngành, lĩnh vực, vùng, địa phương liên quan đến biển còn thiếu tính tổng thể, liên kết; chưa có sự thống nhất hữu cơ trong hệ thống quy hoạch phát triển đất nước, giữa vùng đất liền, vùng biển và vùng trời để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và các hệ sinh thái…

Việc tổ chức bộ máy làm công tác quản lý nhà nước về biển còn mỏng, chưa theo kịp với sự phát triển của kinh tế biển và bị thu hẹp. Nguồn nhân lực phục vụ phát triển các ngành, lĩnh vực, địa bàn kinh tế biển chưa đáp ứng được yêu cầu về cả số lượng và chất lượng, cơ cấu chưa hợp lý.  Bên cạnh đó, cơ chế chính sách, pháp luật về biển chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ. Đầu tư cho nghiên cứu khoa học, điều tra cơ bản, phát triển nguồn nhân lực làm công tác quản lý nhà nước về biển còn mỏng; cơ chế chính sách thu hút đầu tư, nhất là từ khu vực tư nhân cho phát triển các ngành kinh tế biển chưa đủ sức hấp dẫn…

Báo cáo giám sát của Bộ TN&MT cũng nêu rõ, Việt Nam được dự báo trở thành nền kinh tế lớn thứ 29 thế giới vào năm 2030 và sẽ vươn lên vị trí thứ 20 vào năm 2050 theo chỉ tiêu GDP đầu người. Tăng trưởng của cả nước dự tính khoảng 6,5-7,0% trong thời kỳ 2021-2030; trong đó, 28 tỉnh, thành phố có biển đóng góp khoảng 65-70% vào tổng GDP cả nước. Do đó, đặt ra yêu cầu trong việc khai thác, quản lý hiệu quả, sử dụng bền vững và bảo vệ tài nguyên biển quốc gia có ý nghĩa và tầm quan trọng trong việc thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta để đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển.

Đặc biệt, cần chú trọng xây dựng cơ chế, chính sách đủ mạnh và thể chế hóa đầy đủ các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trong Nghị quyết số 36-NQ/TW, Nghị quyết số 26/NQ-CP, Nghị quyết số 48/NQ-CP trong các chính sách, pháp luật để hình thành cơ sở pháp lý đồng bộ cho việc khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường biển, hải đảo; phát triển bền vững kinh tế biển. Chú trọng bảo vệ các hệ sinh thái biển, đảo; khoanh vùng, bảo vệ các khu, hệ sinh thái san hô, cỏ biển trên vùng biển; phục hồi và phát triển các hệ sinh thái, đa dạng sinh học bị suy giảm, kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải có nguồn gốc từ đất liền và từ biển, đảo…

Thực hiện nghiêm túc quy hoạch để phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường biển

Liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên biển, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ TN&MT Đặng Quốc Khánh cho biết, biển là một thể thống nhất bao gồm nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Chúng ta cũng đã và đang thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW năm 2018 về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 để phát triển đất nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển.

“Trong bối cảnh nguồn lợi thủy sản tự nhiên ngày càng cạn kiệt thì việc chuyển hướng từ đánh bắt tàn lan, đánh bắt tận diệt sang đánh bắt có kiểm soát và phát triển nuôi biển là hết sức cấp thiết, đảm bảo phát triển bền vững kinh tế biển”, Bộ trưởng nêu rõ.

Theo Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh, Nghị quyết 36-NQ/TW đã đặt ra mục tiêu đến năm 2030 quản lý và bảo vệ tốt các hệ sinh thái biển, ven biển và hải đảo; tăng diện tích các khu bảo tồn biển, ven biển đạt tối thiểu 6% diện tích tự nhiên vùng biển quốc gia; phục hồi diện tích rừng ngập mặn ven biển tối thiểu bằng mức năm 2000. Đây cũng là mục tiêu quan trọng thể hiện sự phát triển của kinh tế biển.

Từ Nghị quyết này, Bộ trưởng khẳng định, Bộ đã tham mưu trình Chính phủ về quy hoạch không gian biển quốc gia. Vừa qua quy hoạch các vùng, quy hoạch các địa phương đã được lồng ghép tổ chức thực hiện. “Ngoài các khu bảo tồn đa dạng chúng ta phải rà soát các khu vực bảo vệ gắn với bảo tồn; rà soát các rừng ngập mặt sử dụng đa mục đích, vừa bảo tồn vừa phát triển, vừa sản xuất nông nghiệp vừa nuôi trông thủy hải sản”, Bộ trưởng nêu rõ.

Bộ trưởng cũng nhấn mạnh, hiện nay Bộ đang tích cực thực hiên các nghị quyết của Trung ương về các chiến lược thực hiện những mục tiêu này.

Bộ trưởng cho rằng, biển là một thể thống nhất, việc khai thác sử dụng tài nguyên biển thuộc nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, các dự án đầu tư về du lịch, công nghiệp, đô thị dọc bờ biển đều cần đánh giá tác động môi trường thật kỹ lưỡng, đảm bảo không ảnh hưởng đến môi trường biển, hệ sinh thái biển, vận tải biển, hàng hải, nuôi trồng thủy hải sản.

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết, để giải quyết những vấn đề chồng lấn, giao thoa này, Quy hoạch biển quốc gia đã có những phân vùng sử dụng, định hướng không gian phát triển, quy hoạch gắn với quy hoạch các ngành, quy hoạch của các địa phương có biển, cần thực hiện nghiêm túc việc quy hoạch để vừa phát triển được kinh tế vừa bảo vệ được môi trường./.

Nguồn: Dangcongsan.vn
Cùng chuyên mục
Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc: Thành công được xây đắp bằng quyết tâm và trí tuệ
Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc: Thành công được xây đắp bằng quyết tâm và trí tuệ

Năm 2024 đánh dấu 25 năm Việt Nam và Trung Quốc ký Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc và 15 năm...

Cái Mép - Thị Vải trước cơ hội bứt phá
Cái Mép - Thị Vải trước cơ hội bứt phá

Tình trạng tắc nghẽn cảng biển ở châu Á vẫn chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”, ảnh hưởng không nhỏ đến chuỗi cung ứng toàn...

Hiểu luật để vững tâm vươn khơi bám biển
Hiểu luật để vững tâm vươn khơi bám biển

Luật Thủy sản 2017 ra đời, nhiều nghị định mới được ban hành, sửa đổi, bổ sung nâng mức xử phạt hành chính kèm theo...

Người trạm trưởng trách nhiệm, gương mẫu ở đảo Bình Ba
Người trạm trưởng trách nhiệm, gương mẫu ở đảo Bình Ba

Nắm chắc đặc điểm tình hình, yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị; đề cao tinh thần trách nhiệm của người cán bộ, đảng viên,...

Hạm đội tiền phương lớn nhất của Hải quân Mỹ thăm Khánh Hòa
Hạm đội tiền phương lớn nhất của Hải quân Mỹ thăm Khánh Hòa

Ngày 8/7, Soái hạm USS Blue Ridge (LCC 19) của Hạm đội 7 Hải quân Mỹ và tàu Tuần duyên Waesche đã cập cảng quốc...

Australia trao đổi kinh nghiệm chống đánh bắt cá bất hợp pháp
Australia trao đổi kinh nghiệm chống đánh bắt cá bất hợp pháp

Australia áp dụng các hình phạt nặng đối với hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU),...

Bộ trưởng Malaysia đánh giá về quan hệ hợp tác ngư nghiệp với Việt Nam
Bộ trưởng Malaysia đánh giá về quan hệ hợp tác ngư nghiệp với Việt Nam

Chính phủ Malaysia và Chính phủ Việt Nam đã ký Biên bản ghi nhớ (MOU) về Hợp tác Nông nghiệp vào tháng 4/2014 tại Hà...

Khảo sát, nghiên cứu hải dương học ở vùng biển Việt Nam
Khảo sát, nghiên cứu hải dương học ở vùng biển Việt Nam

Ngày 26/6, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Viện Nghiên cứu vì sự phát triển Pháp đã tổ chức sự...

Chuyên gia tại Australia đánh giá Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực trong gỡ 'thẻ vàng' IUU
Chuyên gia tại Australia đánh giá Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực trong gỡ 'thẻ vàng' IUU

Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát...

Truyền thông Campuchia đề cao quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị với Việt Nam
Truyền thông Campuchia đề cao quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị với Việt Nam

Nhân dịp kỷ niệm 57 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam và Campuchia (24/6/1967-24/6/2024), trong những ngày qua,...

Học giả Campuchia đề cao mối quan hệ tốt đẹp giữa hai quốc gia láng giềng
Học giả Campuchia đề cao mối quan hệ tốt đẹp giữa hai quốc gia láng giềng

Trong không khí hướng tới kỷ niệm 57 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam và Campuchia (24/6/1967-24/6/2024), ngày...

Thái Lan, Campuchia và Việt Nam kết nối du lịch hàng hải
Thái Lan, Campuchia và Việt Nam kết nối du lịch hàng hải

Truyền thông Thái Lan ngày 16/6 đưa tin nước này cùng Campuchia và Việt Nam đang tìm cách hợp tác thiết lập tuyến hàng hải...

Chính phủ Campuchia đề cao hợp tác với các quốc gia láng giềng
Chính phủ Campuchia đề cao hợp tác với các quốc gia láng giềng

Ngày 12/6, tại trụ sở Bộ Ngoại giao và Hợp tác Quốc tế Campuchia ở thủ đô Phnom Penh diễn ra diễn đàn “Chính sách...

Lào và Thái Lan xây thêm cầu qua sông Mekong
Lào và Thái Lan xây thêm cầu qua sông Mekong

Lào và Thái Lan đang lên kế hoạch xây thêm một cây cầu bắc qua sông Mekong. Đây sẽ là cây cầu thứ 6 kết...

Hàn Quốc ủng hộ những nỗ lực của Việt Nam nhằm gỡ thẻ vàng IUU
Hàn Quốc ủng hộ những nỗ lực của Việt Nam nhằm gỡ thẻ vàng IUU

Là những đối tác thương mại thủy sản quan trọng của nhau, Hàn Quốc ủng hộ những nỗ lực mà Việt Nam đang thực hiện...

Tin đọc nhiều
Giám sát rác thải đại dương và thu gom xa bờ cho vùng biển Côn Đảo
Khám phá các làng chài ở Kiên Giang
Thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh thuộc cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị
Hoàn thiện hệ thống giám sát hành trình tàu cá trước ngày 20/8 tới
Việt Nam và Campuchia tổ chức Đối thoại chính sách quốc phòng lần thứ 7
Trang trọng Lễ kỷ niệm 79 năm Quốc khánh 2/9 tại Campuchia
Tăng cường hợp tác quản lý cửa khẩu giữa Lai Châu và Vân Nam của Trung Quốc
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội đàm với Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu
Nâng cao kiến thức pháp luật cho ngư dân Bạch Long Vĩ
Bến Tre tập trung cao độ chống khai thác IUU
Lạng Sơn: Thực hiện phương thức giao nhận hàng hóa xuất, nhập khẩu qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị
Đối thoại Chính trị - An ninh - Quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ lần thứ 13
Tuổi trẻ đảo Cồn Cỏ tham gia bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc
Tàu Hải quân Hoàng gia Canada thăm xã giao TP Hồ Chí Minh
Cảnh sát biển hai nước Việt Nam - Trung Quốc tuần tra chung lần thứ 3 trên vùng biển phía Bắc Vịnh Bắc Bộ
Chuyển biến tích cực trong phòng chống khai thác IUU
Tàu CSB 8002 lên đường thăm, giao lưu với Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines
Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc: Thành công được xây đắp bằng quyết tâm và trí tuệ
Xanh ngắt một dải biên cương
Kinh nghiệm xử lý, giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ trong tổng thể quan hệ giữa Việt Nam và các nước liên quan
Tăng cường và làm sâu sắc hơn hơn quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa Việt Nam và Ấn Độ
Đảo Ba Mùn xanh
Hợp tác Mê Công – Lan Thương góp phần xây dựng khu vực Mê Công hoà bình, ổn định và phát triển bền vững
Tiếp tục bảo đảm cung cấp điện phục vụ quân và dân trên quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ Hải quân và quân, dân huyện đảo Trường Sa
Đưa quan hệ Việt Nam – Thái Lan phát triển ngày càng mạnh mẽ
Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Timor-Leste Jose Ramos-Horta
Việt Nam nộp Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý ở Khu vực Giữa Biển Đông
Hiểu luật để vững tâm vươn khơi bám biển