Việt Nam vận dụng tốt các quy định của UNCLOS

13/12/2024 17:03

Công ước Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS) năm 1982 đang phát huy giá trị trong thực tiễn, giúp Việt Nam, các nước ven biển cũng như các nước không có biển, các nước khác quan tâm đến vấn đề biển có cơ sở, cơ hội để giải quyết bất đồng và tranh chấp.

Từ Công ước đến thực tiễn

Trả lời phỏng vấn bên lề Lễ kỷ niệm 30 năm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982 do Bộ Ngoại giao tổ chức ngày 10/12, Tiến sĩ Trần Công Trục khẳng định UNCLOS có giá trị pháp lý rất to lớn đối với nhân loại, vì khi ra đời đã đáp ứng được nhu cầu phát triển của các vấn đề, các quy phạm, giải quyết các các mối quan hệ đang xảy ra trên biển, đại dương. Rõ ràng, trên biển và đại dương luôn tồn tại nhiều vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế, hợp tác bảo vệ môi trường, giải quyết tranh chấp và có nguy cơ xung đột tiềm tàng.

“UNCLOS rất có giá trị, được ví như Hiến chương Xanh của nhân loại trên biển và đại dương”, Tiến sĩ Trần Công Trục khẳng định.

Đối với Việt Nam, Tiến sĩ Trần Công Trục khẳng định rằng Việt Nam đã quan tâm theo dõi và vận dụng các quy định của Công ước vào thực tiễn, trong đó có việc nội luật hóa Công ước bằng Luật Biển Việt Nam năm 2012.

Cụ thể hơn, Tiến sĩ Trần Công Trục nhấn mạnh Việt Nam dựa vào các quy định của Công ước để xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế biển, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên biển, đặc biệt là Việt Nam dựa vào nguyên tắc của các quy định trong Công ước để giải quyết các bất đồng, tranh chấp về xác định phạm vi các vùng biển và thềm lục địa chồng lấn giữa Việt Nam với các nước láng giềng như Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam đã có những thành công.

“Tất cả những thành công đó phản ánh đúng những gì chúng ta đã vận dụng một cách rất chuẩn xác các quy định của Công ước để tạo ra môi trường ổn định cho sự hợp tác phát triển trong khu vực”, Tiến sĩ Trần Công Trục nhận định.

Theo Tiến sĩ Trần Công Trục, hiện nay, Công ước đang phát huy giá trị trong thực tiễn; giúp Việt Nam, các nước ven biển cũng như các nước không có biển, các nước khác quan tâm đến vấn đề biển có cơ sở, cơ hội để giải quyết bất đồng và tranh chấp, đặc biệt là giải quyết các vấn đề xác định phạm vi các vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia; nhất là giải quyết các khu vực chồng lấn để tạo ra môi trường cho sự phát triển kinh tế của mỗi nước, hợp tác của khu vực và quốc tế trên biển và đại dương.

Thúc đẩy hợp tác quốc tế duy trì giá trị UNCLOS

Bà Pauline Tamesis, Điều phối viên thường trú LHQ tại Việt Nam trả lời phỏng vấn bên lề Lễ kỷ niệm 30 năm UNCLOS. (Ảnh: Phạm Hằng)

Đánh giá về vai trò của UCNLOS, trả lời phỏng vấn bên lề Lễ kỷ niệm 30 năm UNCLOS, Trưởng đại diện các cơ quan Liên hợp quốc (LHQ) tại Việt Nam, bà Pauline Tamesis khẳng định UNCLOS vẫn còn có ý nghĩa sau 30 năm thực thi.

Bà Pauline Tamesis đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong việc tiếp tục đối thoại, thảo luận, đặc biệt là hợp tác quốc tế để thực hiện thành công UNCLOS. Nỗ lực này góp phần vào việc đảm bảo các tranh chấp được giải quyết thông qua khuôn khổ quốc tế và luật pháp quốc tế.

Đại diện LHQ tại Việt Nam cũng nhấn mạnh tới việc cần giải quyết các vấn đề mới nổi mà trước đây quốc tế chưa hình dung ra khi UNCLOS được phê chuẩn, những vấn đề cần được thảo luận hiện nay là bảo tồn biển.

“Đối với nhiều người trong chúng ta, kinh tế biển là một chủ đề quan trọng. Chúng ta cần thảo luận xem UNCLOS có thể giúp ích và đảm bảo các quốc gia tiếp tục hợp tác như thế nào, qua đó đóng góp cho nhiều nỗ lực khác của LHQ như hội nghị của LHQ về đại dương vào năm tới”, bà Pauline Tamesis chia sẻ. Trưởng đại diện LHQ tại Việt Nam cho rằng LHQ và Việt Nam có nhiều cơ hội để thúc đẩy liên kết kinh tế biển, bảo tồn đại dương và phát triển bền vững.

Trong một dịp chia sẻ với báo chí gần đây, Đại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski cũng đánh giá Việt Nam là quốc gia biển luôn ủng hộ trật tự pháp lý quốc tế. Vai trò của Việt Nam trong UNCLOS, với tư cách là một trong những quốc gia đi đầu, thực sự rất quan trọng. Hội nghị quốc tế Biển Đông được tổ chức thường niên cũng cho thấy Việt Nam không chỉ tuân thủ các quy tắc của UNCLOS mà còn có mục tiêu trở thành một trong những quốc gia góp phần thúc đẩy các chuẩn mực trong lĩnh vực này.

Một khía cạnh khác mà Đại sứ Andrew Goledzinowski đề cập để minh chứng cho những nỗ lực của Việt Nam là vừa qua, Việt Nam đã thông báo lần đầu tiên có ứng cử viên cho vị trí thẩm phán Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS) - PGS.TS Nguyễn Thị Lan Anh, Viện trưởng Viện Biển Đông (Học viện Ngoại giao). Đây là một ứng cử viên xuất sắc.

“Việc Việt Nam chọn bà Lan Anh làm ứng viên thẩm phán cho ITLOS là một động thái rất tích cực và đáng hoan nghênh. Tóm lại, Việt Nam đang thực hiện rất tốt vai trò của mình”, Đại sứ Andrew Goledzinowski khẳng định.

Như vậy, các chuyên gia, nhà ngoại giao trong nước và quốc tế đều đề cao vai trò quan trọng của UNCLOS trong suốt 3 thập kỷ qua và cả tương lai. Đồng thời, Việt Nam luôn là quốc gia chủ động, tích cực trong việc thúc đẩy thực thi UNCLOS./.

Cùng chuyên mục
Đại sứ Ito Naoki: Nhật Bản mong muốn tiếp tục đối thoại, hợp tác và liên kết với các quốc gia như Việt Nam
Đại sứ Ito Naoki: Nhật Bản mong muốn tiếp tục đối thoại, hợp tác và liên kết với các quốc gia như Việt Nam

Ngày 17/3, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Canada, Australia, New Zealand và Liên minh châu Âu (EU) tổ...

Kết nối đường sắt biên giới giúp thúc đẩy hợp tác kinh tế và giao lưu Việt-Trung
Kết nối đường sắt biên giới giúp thúc đẩy hợp tác kinh tế và giao lưu Việt-Trung

Việc thông tuyến càng nhanh, càng sớm, thì càng thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại và giao lưu nhân văn giữa hai nước.

Biên giới Việt Nam-Lào là cầu nối quan trọng của hợp tác khu vực
Biên giới Việt Nam-Lào là cầu nối quan trọng của hợp tác khu vực

Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Minh Tâm khẳng định khi có đường biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác giữa hai bên...

Biên giới Việt - Lào: Đâu chỉ có núi non hùng vĩ, còn có tình người vượt thời gian
Biên giới Việt - Lào: Đâu chỉ có núi non hùng vĩ, còn có tình người vượt thời gian

Dọc tuyến biên giới dài khoảng 2.340 km giữa Việt Nam và Lào, đâu chỉ là những dãy núi hùng vĩ và bạt ngàn rừng...

UNCLOS: Những đóng góp quan trọng trong giải quyết các vấn đề mới nổi về quản trị biển và đại dương
UNCLOS: Những đóng góp quan trọng trong giải quyết các vấn đề mới nổi về quản trị biển và đại dương

Trong 30 năm qua, UNCLOS đã được cộng đồng quốc tế nhất trí ghi nhận và nhấn mạnh nhiều lần như là “Hiến pháp của...

Sự hình thành Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển
Sự hình thành Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển

Năm 2024 đánh dấu 30 năm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) chính thức có hiệu lực (từ ngày 16/11/1994), khuôn khổ...

Hiệp ước Biển cả - BBNJ: Cơ hội để Việt Nam mở rộng tầm nhìn ngoài Biển Đông
Hiệp ước Biển cả - BBNJ: Cơ hội để Việt Nam mở rộng tầm nhìn ngoài Biển Đông

Trả lời phỏng vấn trong khuôn khổ Đối thoại Biển lần thứ 13 (ngày 14/11) tại Cần Thơ do Học viện Ngoại giao phối hợp...

Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế
Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế

Ngày 14/11/2024, Đối thoại Biển lần thứ 13 với chủ đề “Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế” do Học viện Ngoại...

Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế
Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế

Ngày 14/11/2024, Đối thoại Biển lần thứ 13 với chủ đề “Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế” do Học viện Ngoại...

Hướng tới phát triển bền vững khu vực biển Đông Á
Hướng tới phát triển bền vững khu vực biển Đông Á

Sáng 06/11, Đại hội biển Đông Á 2024 với chủ đề: “Hợp lực xanh vì một tương lai chung: Một đại dương bền vững và...

Luật pháp quốc tế là “la bàn” cho tranh chấp trên biển
Luật pháp quốc tế là “la bàn” cho tranh chấp trên biển

Trả lời phỏng vấn bên lề Hội thảo quốc tế Biển Đông lần thứ 16 diễn ra từ ngày 23-24/10 tại Quảng Ninh, ông Niclas...

Nỗ lực ngoại giao đáng ghi nhận của Việt Nam vì biên giới, biển, đảo, hòa bình và phát triển
Nỗ lực ngoại giao đáng ghi nhận của Việt Nam vì biên giới, biển, đảo, hòa bình và phát triển

Đó là nhận định của Trưởng đại diện Phái đoàn Wallonie-Bruxelles tại Việt Nam Pierre Du Ville về những nỗ lực của Việt Nam trong...

Kinh nghiệm hợp tác biên giới Canada – Mỹ
Kinh nghiệm hợp tác biên giới Canada – Mỹ

Tại Hội thảo quốc tế “Hợp tác vì biên giới, biển, đảo hòa bình và phát triển”, ông Adib Abbasi, cán bộ liên lạc của...

Kinh nghiệm của Bỉ trong xử lý vấn đề biên giới trên đất liền
Kinh nghiệm của Bỉ trong xử lý vấn đề biên giới trên đất liền

Tại Hội thảo quốc tế “Hợp tác vì biên giới, biển, đảo hòa bình và phát triển”, ông Erik Franckx, Giáo sư danh dự tại...

  Luật pháp quốc tế trong xây dựng, đàm phán và ký kết hiệp ước biên giới
Luật pháp quốc tế trong xây dựng, đàm phán và ký kết hiệp ước biên giới

Là một quốc gia vừa có biên giới trên bộ, vừa có biên giới trên biển, , Việt Nam luôn tôn trọng và thiện chí...

Tin đọc nhiều
Sĩ quan Cảnh sát biển Việt Nam sang làm việc tại Trung tâm chia sẻ thông tin an ninh hàng hải (IFC), Hải quân Singapore
Kiên quyết ngăn chặn tình trạng khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định
Triển lãm ‘Hoàng Sa, Trường Sa - Tổ quốc nơi đầu sóng’
Nâng cao hiệu quả công tác truyền thông về biên giới, biển đảo
Khởi công đóng mới tàu tuần tra cao tốc TT-400 của Cảnh sát biển Việt Nam
Cảnh sát biển Việt Nam và Lực lượng Bảo vệ bờ biển Ấn Độ luyện tập ứng phó sự cố khẩn cấp
Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu Móng Cái tăng hơn 58%
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Ban Thư ký ASEAN
Củng cố niềm tin và động lực cho hợp tác ASEAN-Trung Quốc
Xin ý kiến Ban Bí thư về Đề án xây dựng cơ chế, chính sách Khu kinh tế Vân Đồn
Tuyên bố chung Việt Nam – Indonesia về việc tăng cường quan hệ song phương
Khai mạc triển lãm ‘Hoàng Sa, Trường Sa - Biển, đảo thiêng liêng’
Đối thoại Chính sách quốc phòng Việt Nam-Nam Phi lần thứ 3
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Campuchia
Các địa phương quản lý, kiểm soát chặt hoạt động tàu cá
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ăn sáng làm việc với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim
Tuần tra ở Trà Cổ - nơi địa đầu Tổ quốc
Mô hình kết nghĩa tăng cường đoàn kết, hợp tác biên giới Việt Nam-Trung Quốc
Phải xử lý dứt điểm nguyên nhân gốc rễ của các vi phạm IUU
Việt Nam-Campuchia nâng tầm hợp tác phòng, chống tội phạm
Phát động Cuộc thi và Triển lãm ảnh
Tuần tra song phương bảo vệ biên giới Việt Nam - Trung Quốc
Thông thương qua cửa khẩu phụ: Cơ hội mới cho vùng biên Nghệ An
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng thăm làm việc tại Kenya
Đại tướng Phan Văn Giang gặp song phương Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Indonesia
Việt Nam lưu chiểu tại Liên hợp quốc hải đồ và tọa độ đường cơ sở tại Vịnh Bắc Bộ
Tuổi trẻ Việt Nam hướng về biên giới
Thanh niên biên phòng chung sức đưa con chữ đến với trẻ vùng cao
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Maris Sangiampongsa
Tỉnh Đắk Lắk ký thoả thuận hợp tác với chính quyền tỉnh Attapeu, Lào