16/07/2025 11:19
Việt Nam luôn nhất quán thực hiện đường lối quốc phòng toàn dân, thế trận biển - đảo vững chắc trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).
Từ sau năm 1986 đến nay, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn kiên định đường lối quốc phòng mang tính chất hòa bình, tự vệ, đặt lợi ích dân tộc lên hàng đầu nhưng không tách rời khỏi nghĩa vụ quốc tế và tôn trọng luật pháp quốc tế. Cụ thể: Việt Nam chủ trương “bốn không”: (1) không tham gia liên minh quân sự; (2) không liên kết với nước này để chống nước kia; (3) không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; (4) không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Chính sách quốc phòng - an ninh này không chỉ thể hiện lập trường độc lập, tự chủ của Việt Nam mà còn phản ánh tư duy chiến lược tỉnh táo, phù hợp với điều kiện thực tế, bảo đảm vừa giữ vững chủ quyền vừa đóng góp vào hòa bình, ổn định chung.
Việt Nam khẳng định chủ quyền biển, đảo dựa trên đầy đủ bằng chứng lịch sử, cơ sở pháp lý vững chắc và phù hợp với UNCLOS 1982 - văn kiện nền tảng được cộng đồng quốc tế công nhận rộng rãi. Tất cả các hoạt động bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, bảo vệ lợi ích và duy trì trật tự, an ninh trên biển của Việt Nam đều tuân thủ nghiêm các qui định của UNCLOS, không gây hấn, không xâm phạm chủ quyền các nước khác. Việc xây dựng các cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế biển, khai thác tài nguyên, cũng như huấn luyện, diễn tập quân sự trong phạm vi vùng biển của Việt Nam đều nằm trong khuôn khổ hợp pháp và minh bạch, được thông tin công khai. Điều này cho thấy Việt Nam không hề “mập mờ” hay “thiếu minh bạch” như các thế lực phản động xuyên tạc.
Ảnh: Biển Quan Lạn, Quảng Ninh. (Ảnh: Hồng Phúc)
Việt Nam hiểu rõ rằng, hòa bình chỉ bền vững khi có sức mạnh bảo vệ, do đó việc củng cố tiềm lực quốc phòng là tất yếu, nhưng không phải để gây chiến, mà để răn đe, phòng ngừa xâm lược và bảo vệ lợi ích quốc gia. Chủ trương kết hợp chặt chẽ quốc phòng với kinh tế, quốc phòng với đối ngoại cũng là điểm sáng trong chính sách của Việt Nam. Đây là chiến lược bền vững, giúp đất nước phát triển mạnh mẽ từ bên trong, đồng thời nâng cao vị thế trên trường quốc tế.
Chính sách phòng thủ biển, đảo của Việt Nam không chỉ mang tính chất nội bộ mà còn đóng vai trò tích cực trong khu vực và thế giới: Việt Nam là thành viên tích cực của ASEAN, thúc đẩy xây dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh, hòa bình, thịnh vượng. Việt Nam nhiều lần lên tiếng phản đối hành vi vi phạm luật pháp quốc tế ở Biển Đông, được nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế ghi nhận. Việt Nam cũng tham gia gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, gửi lực lượng đến nhiều điểm nóng như Nam Sudan, Trung Phi…, cho thấy hình ảnh một quốc gia có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế.
Chính sách phòng thủ biển, đảo của Việt Nam là kết tinh của trí tuệ, bản lĩnh chính trị và tinh thần trách nhiệm cao đối với dân tộc và cộng đồng quốc tế. Đó là chính sách đúng đắn, chính nghĩa và minh bạch, thể hiện tinh thần yêu chuộng hòa bình nhưng không chấp nhận đánh đổi chủ quyền, độc lập dân tộc, cho thấy Việt Nam đang ngày càng ổn định, phát triển vững mạnh và có tiếng nói trong khu vực, quốc tế.
Có thế thấy rõ, trong bối cảnh các thế lực thù địch, phản động gia tăng các hoạt động chống phá, việc tăng cường giáo dục lý luận chính trị - pháp luật trong toàn xã hội là điều vô cùng cần thiết. Thời gian tới, cần tiếp tục đưa nội dung giáo dục chủ quyền biển, đảo, nhận diện âm mưu thủ đoạn chống phá vào chương trình học phổ thông, đại học và các lớp bồi dưỡng chính trị, giúp hình thành tư duy độc lập, phản biện lành mạnh. Cần tiếp tục tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị chuyên đề trong hệ thống chính trị, đoàn thể, nhất là trong lực lượng đoàn viên, sinh viên và thanh niên, qua đó nâng cao ý thức giữ vững trận địa tư tưởng. Tăng cường các diễn đàn đối thoại, tọa đàm, giao lưu giữa lực lượng vũ trang và nhân dân để trực tiếp giải đáp các vấn đề liên quan đến biển, đảo, quốc phòng, xây dựng lòng tin vững chắc và sự gắn bó máu thịt quân - dân.
Trong công tác thông tin, tuyên truyền về vấn đề biển đảo, cần phát huy vai trò của báo chí, truyền thông và người có ảnh hưởng lớn để góp phầ lan tỏa các thông điệp về chủ quyền biển đảo Việt Nam. Do đó, các cơ quan báo chí cần chủ động, nhanh nhạy, chính xác, kịp thời phản ánh sự thật, định hướng dư luận một cách có trách nhiệm và nhân văn. Bên cạnh đó, cần tăng cường sản xuất các sản phẩm truyền thông sáng tạo, gần gũi giới trẻ như video ngắn, infographic, podcast… để truyền tải thông điệp yêu nước, niềm tin chính trị, trách nhiệm công dân với biển đảo Tổ quốc. Khuyến khích các nhà báo, KOLs, người có ảnh hưởng trên mạng xã hội tích cực lan tỏa thông tin chính thống, lên tiếng phản bác sai trái một cách có lý - có tình, góp phần tạo ra “vùng thông tin xanh” trên môi trường mạng.
Cùng với tuyên truyền, đấu tranh, cần thực thi pháp luật một cách mạnh mẽ, nghiêm minh để răn đe và phòng ngừa hiệu quả. Xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi tán phát thông tin sai lệch, kích động chia rẽ, bôi nhọ lực lượng vũ trang, xuyên tạc chính sách quốc phòng. Tăng cường năng lực của các cơ quan chức năng trong việc giám sát, phát hiện và xử lý tin giả, kết hợp giữa công nghệ và nhân lực để tạo “lá chắn kỹ thuật số” hiệu quả. Hoàn thiện hệ thống pháp lý về an ninh mạng, thông tin, truyền thông, đồng thời nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước, đoàn thể chính trị - xã hội trong quản lý và đấu tranh trên không gian mạng.
Trước thềm Đại hội XIV của Đảng - thời điểm mang ý nghĩa chính trị quan trọng cần quán triệt quan điểm của Việt Nam là kiên định về chính sách phòng thủ biển, đảo chính là bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, bảo vệ con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồ và Nhân dân đã lựa chọn. Đây không chỉ là nhiệm vụ phòng vệ về tư tưởng, mà còn là biểu hiện sinh động của lòng yêu nước tỉnh táo và tinh thần trách nhiệm với tương lai dân tộc. Chỉ bằng cách nâng cao ý thức, hành động kiên quyết và đồng bộ, chúng ta mới có thể giữ vững trận địa tư tưởng, bảo vệ nền tảng chính trị - quốc phòng vững chắc và tiến bước vững vàng vào Đại hội XIV của Đảng với niềm tin, khí thế mới./.
Điện Biên - Phên giậu Tây Bắc vững vàng thời hội nhập
03/07/2025 15:35
Nằm ở vị trí chiến lược then chốt vùng Đông Bắc, Quảng Ninh không chỉ là cực tăng trưởng kinh tế phía Bắc mà còn...
26/06/2025 18:28
Với tinh thần trách nhiệm cao và sự gắn bó máu thịt với nhân dân, Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai không chỉ giữ...
19/06/2025 08:27
Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Côn Minh, Vân Nam (Trung Quốc) Hoàng Minh Sơn khẳng định, với đường biên giới dài, giáp với 4...
19/06/2025 08:10
Chiều 12/6, tại thủ đô Phnom Penh, Quốc hội Campuchia trang trọng tổ chức lễ bàn giao công trình tòa nhà hành chính mới do...
13/06/2025 15:51
Ngày 04/6/2025, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 279/TB-VPCP về Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại...
09/06/2025 17:29
Chiều 5/6, tại Hà Nội, Trung tướng Lê Quang Đạo - Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam đã có buổi tiếp xã giao Ngài...
06/06/2025 17:28
Lai Châu: Hội đàm với Văn phòng hợp tác cửa khẩu tỉnh Vân Nam
28/05/2025 16:58
Ngày 26/5, tại bản Pa Thơm, xã Pa Thơm, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) đã diễn ra Lễ kết nghĩa giữa các Đồn Biên...
27/05/2025 16:15
Trả lời phỏng vấn của phóng viên, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Nam Ninh, Quảng Tây (Trung Quốc) Nguyễn Thị Hường nhấn mạnh Việt...
26/05/2025 16:44
Vùng biển Tây Nam từ lâu được ví như một “kho vàng xanh” với tiềm năng to lớn về phát triển kinh tế biển. Khu...
26/05/2025 16:43
Khánh thành công trình tôn tạo, nâng cấp điểm cơ sở A6 tại đảo Hòn Hải (Bình Thuận)
19/05/2025 17:10
Tổ hợp tác khai thác hải sản giúp ngư dân tăng thu nhập
19/05/2025 17:07
Kiên trì, không nóng vội trên từng mét đất thiêng liêng
19/05/2025 17:05
Ngày 15/5, tại vạch phân định đường biên giới lối mở A Pa Chải – Long Phú, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Điện Biên và...
16/05/2025 16:08