16/05/2025 16:23
Chánh án Toà án quốc tế về Luật biển (ITLOS) Tomas Heidar trả lời phỏng vấn bên lề Hội thảo khu vực về Vai trò của Toà án quốc tế về Luật biển trong giải quyết tranh chấp liên quan tới Luật biển ngày 5/5 tại Học viện Ngoại giao.
Chánh án Toà ITLOS Tomas Heidar phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Quang Hòa.
Với số lượng và mức độ phức tạp ngày càng gia tăng của các tranh chấp biển, xin ông đánh giá vai trò của Tòa án ITLOS trong việc duy trì môi trường biển an ninh, hòa bình cho tất cả quốc gia?
Tòa án đã hình thành và phát triển trong 28 năm. Trong giai đoạn đầu hoạt động, Tòa chủ yếu xử lý nhiều vụ việc khẩn cấp, cũng như các trường hợp yêu cầu biện pháp tạm thời. Tuy nhiên, theo thời gian - đặc biệt là trong những năm gần đây - Tòa đã giải quyết nhiều vụ việc có phạm vi sâu rộng hơn, chẳng hạn như các vụ phân định ranh giới biển, đưa ra các ý kiến tư vấn; do đó các vụ việc ngày càng trở nên phức tạp hơn. Tôi cho rằng Tòa đã chứng minh được khả năng xử lý các vấn đề phức tạp nhất trong luật biển.
Lấy ví dụ gần đây, như vụ Mauritius - Maldives về phân định ranh giới biển, và ý kiến tư vấn về biến đổi khí hậu - đều là những vụ việc phức tạp. Tôi nghĩ Tòa đã có những đóng góp quan trọng trong việc làm rõ luật và các quy phạm luật pháp quốc tế khác. Án lệ của chúng tôi cho thấy Tòa có khả năng đảm đương vai trò như người bảo vệ Công ước Luật biển.
Cần lưu ý rằng vai trò chính của Tòa là phân xử tranh chấp giữa các quốc gia, nhưng trong nhiều trường hợp, tòa cũng có trách nhiệm làm rõ và phát triển luật pháp. Vai trò này đặc biệt quan trọng vì nó không chỉ có lợi cho các bên trong vụ việc mà còn cho cả cộng đồng quốc tế nói chung.
Các quốc gia ven biển nên chú ý điều gì khi sử dụng cơ chế pháp lý quốc tế để bảo vệ quyền lợi biển của mình?
Đối với các quốc gia ven biển, Công ước Luật biển dựa trên cách tiếp cận theo vùng. Công ước quy định quyền và nghĩa vụ của các quốc gia ven biển và các quốc gia khác trong từng vùng biển khác nhau - nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và khu vực đáy biển quốc tế.
Công ước mô tả rất rõ các quyền và nghĩa vụ trong từng vùng biển đó. Quốc gia ven biển có chủ quyền đối với nội thủy, tức vùng nước phía trong đường cơ sở. Vượt ra ngoài đó, họ có quyền chủ quyền trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Xa hơn nữa là vùng biển cả, nơi tất cả các quốc gia đều có quyền tự do khai thác. Quyền và nghĩa vụ của quốc gia ven biển cũng như các quốc gia khác được quy định rất rõ ràng trong Công ước.
Ông đánh giá như thế nào về vai trò của Hội thảo lần này trong việc đào tạo cán bộ luật pháp trong khu vực về luật biển?
Tôi cho rằng Hội thảo này cực kỳ quan trọng. Triết lý của tôi là phá vỡ sự cô lập khi nhiều nơi trên thế giới, nhiều quốc gia vẫn còn chưa thực sự hành động. Do đó, việc đến thăm các quốc gia, trực tiếp nói chuyện về vai trò của biển và tòa án là rất quan trọng.
Tôi tin việc tăng cường hiểu biết về Công ước và cơ chế giải quyết tranh chấp, cũng như vai trò của tòa án trong việc giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia rất quan trọng. Hiện vẫn còn nhiều tranh chấp chưa được giải quyết giữa các quốc gia ở nhiều khu vực trên thế giới, bao gồm cả Đông Nam Á. Vì vậy, tôi nghĩ Hội thảo là một sáng kiến đầy ý nghĩa. Chúng tôi rất cảm ơn Chính phủ Việt Nam vì đã đăng cai Hội thảo lần này. Hội thảo này không thể được tổ chức mà thiếu sự đóng góp của nước chủ nhà, cụ thể là Việt Nam.
Tòa án ITLOS đã đóng góp như thế nào trong việc giải quyết các mối đe dọa phi truyền thống mới nổi ở khu vực, đặc biệt là biến đổi khí hậu?
Ý kiến tư vấn gần đây về biến đổi khí hậu là một bước phát triển lớn trong luật pháp quốc tế. Đây là lần đầu tiên các nghĩa vụ của các quốc gia thành viên trong Công ước Luật biển liên quan đến phát thải khí nhà kính (GHG) do con người gây ra và biến đổi khí hậu được xem xét.
Về cơ bản, ý kiến tư vấn này kết luận rằng phát thải khí nhà kính do con người gây ra vào khí quyển cấu thành hành vi gây ô nhiễm môi trường biển. Điều này kích hoạt các quy định trong Công ước Luật biển liên quan đến biến đổi khí hậu. Tôi cho rằng đây là một sự làm rõ rất quan trọng đối với quy định pháp luật, qua đó củng cố khuôn khổ pháp lý trong việc chống biến đổi khí hậu và tác động đa dạng của nó đối với đại dương.
Tôi nghĩ đây là một ý kiến tư vấn rất tích cực và được ghi nhận bởi các quốc gia. Tôi đã đi nhiều nơi trên thế giới để thúc đẩy vai trò của Tòa án và tôi luôn có các ý kiến tư vấn liên quan đến biến đổi khí hậu, và nhận thấy rằng ý kiến tư vấn này được hoan nghênh rộng rãi. Vì vậy, tôi tin rằng ý kiến tư vấn sẽ đóng góp cho việc bảo tồn đại dương tốt hơn thông qua hành động chống biến đổi khí hậu và axit hóa đại dương.
Xin trân trọng cảm ơn ông.
TS. Tara Davenport, Giám đốc chương trình luật và chính sách đại dương, Trung tâm Luật quốc tế, Đại học Quốc gia Singapore trả lời...
15/05/2025 16:26
Phòng, chống xuất nhập cảnh (XNC) trái phép là một nội dung quan trọng trong bảo vệ an ninh quốc gia (ANQG), bảo đảm trật...
24/04/2025 16:37
Ngày 17/3, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Canada, Australia, New Zealand và Liên minh châu Âu (EU) tổ...
19/03/2025 16:40
Việc thông tuyến càng nhanh, càng sớm, thì càng thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại và giao lưu nhân văn giữa hai nước.
10/03/2025 16:48
Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Minh Tâm khẳng định khi có đường biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác giữa hai bên...
17/12/2024 18:26
Công ước Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS) năm 1982 đang phát huy giá trị trong thực tiễn, giúp Việt Nam, các nước ven...
13/12/2024 17:03
Dọc tuyến biên giới dài khoảng 2.340 km giữa Việt Nam và Lào, đâu chỉ là những dãy núi hùng vĩ và bạt ngàn rừng...
10/12/2024 15:09
Trong 30 năm qua, UNCLOS đã được cộng đồng quốc tế nhất trí ghi nhận và nhấn mạnh nhiều lần như là “Hiến pháp của...
28/11/2024 17:17
Năm 2024 đánh dấu 30 năm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) chính thức có hiệu lực (từ ngày 16/11/1994), khuôn khổ...
25/11/2024 17:23
Trả lời phỏng vấn trong khuôn khổ Đối thoại Biển lần thứ 13 (ngày 14/11) tại Cần Thơ do Học viện Ngoại giao phối hợp...
21/11/2024 16:27
Ngày 14/11/2024, Đối thoại Biển lần thứ 13 với chủ đề “Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế” do Học viện Ngoại...
15/11/2024 16:17
Ngày 14/11/2024, Đối thoại Biển lần thứ 13 với chủ đề “Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế” do Học viện Ngoại...
15/11/2024 16:17
Sáng 06/11, Đại hội biển Đông Á 2024 với chủ đề: “Hợp lực xanh vì một tương lai chung: Một đại dương bền vững và...
07/11/2024 17:21
Trả lời phỏng vấn bên lề Hội thảo quốc tế Biển Đông lần thứ 16 diễn ra từ ngày 23-24/10 tại Quảng Ninh, ông Niclas...
29/10/2024 16:05
Đó là nhận định của Trưởng đại diện Phái đoàn Wallonie-Bruxelles tại Việt Nam Pierre Du Ville về những nỗ lực của Việt Nam trong...
11/10/2024 16:05