29/10/2024 16:05
Trả lời phỏng vấn bên lề Hội thảo quốc tế Biển Đông lần thứ 16 diễn ra từ ngày 23-24/10 tại Quảng Ninh, ông Niclas Kvarnström, Tổng Vụ trưởng phụ trách châu Á-Thái Bình Dương, Cơ quan Đối ngoại Liên minh châu Âu (EEAS) khẳng định luật pháp quốc tế là cốt lõi trong giải quyết các vấn đề trên biển. Ông đánh giá cao những nỗ lực tuân thủ UNCLOS và đàm phán các cơ chế đa phương như COC.
Ông Niclas Kvarnström, Tổng Vụ trưởng phụ trách châu Á - Thái Bình Dương, Cơ quan Đối ngoại Liên minh Châu Âu (EEAS) (đầu tiên từ phải sang) tham dự Hội thảo quốc tế Biển Đông tại Quảng Ninh ngày 23/10. Ảnh: Phạm Hằng.
Xin ông cho biết giá trị của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 cũng như tầm quan trọng của UNCLOS trong việc giải quyết hòa bình tranh chấp ở Biển Đông?
Tôi muốn truyền tải thông điệp rằng châu Âu hay châu Á trong đó có Bỉ và Việt Nam đều có chung một cam kết đối với luật pháp quốc tế, mong muốn xây dựng thịnh vượng chung. Trong bối cảnh hiện nay, kể từ sau chiến tranh thế giới thứ lần thứ hai, an ninh của các quốc gia ngày càng phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn.
Đối với Liên minh châu Âu (EU), luật pháp quốc tế là yếu tố cốt lõi trong giải quyết xung đột, là kim chỉ nam trong cách chúng tôi nghĩ về thế giới đang vận hành. Nếu như chúng ta không có Hiến chương Liên hợp quốc làm cơ sở trong quan hệ quốc tế, chắc chắn tình hình thế giới sẽ rất hỗn loạn và rơi vào trạng thái nước lớn “bắt nạt” nước bé, không có sự bình đẳng trong quan hệ giữa các quốc gia. Vì vậy, tôi cho rằng luật pháp quốc tế có ý nghĩa rất quan trọng.
Với các vấn đề trên biển, UNCLOS - “bản hiến pháp” của đại dương cũng đóng vai trò cốt yếu trong việc điều chỉnh các hoạt động trên biển giữa các quốc gia theo luật pháp quốc tế, đã được nhiều quốc gia nhất trí và thông qua. UNCLOS hoàn toàn có thể được coi là chìa khóa trong các vấn đề trên biển, là “la bàn” cho các quốc gia ở các vùng biển, trong đó có cả Biển Đông. Ở Biển Đông, tôi cho rằng ngoài UNCLOS, Phán quyết của Tòa trọng tài (PCA) năm 2016 cũng có vai trò quan trọng và cần sự tuân thủ của các bên liên quan.
An ninh hàng hải ở Biển Đông rất quan trọng với nhiều quốc gia trên thế giới, với cả EU bởi một phần hoạt động thương mại quốc tế lớn đi qua Biển Đông. An ninh Biển Đông là an ninh với nhiều quốc gia, do đó, chúng ta phải chịu trách nhiệm về an ninh dựa trên luật pháp quốc tế.
Hiện nay, những gì chúng ta có thể làm là xây dựng quan hệ đối tác trong khu vực, xây dựng khả năng phục hồi, thực hiện các dự án chung về an ninh hàng hải để đảm bảo an ninh hàng hải luôn được đảm bảo ở Biển Đông. EU sẵn sàng hợp tác với Việt Nam và ASEAN để đạt được an ninh hàng hải thông suốt ở Biển Đông, góp phần kiến tạo hòa bình và thịnh vượng trong khu vực.
Ông đánh giá như thế nào về vai trò của đối thoại chiến lược trong việc xử lý các vấn đề trên biển, tránh leo thang thành xung đột?
Tôi nghĩ rằng đối thoại là một phương cách quan trọng để giải quyết những bất đồng trên biển. Bất kỳ nỗ lực ngoại giao nào để giải quyết xung đột phải được đặt lên trên là tuyến đầu thay vì các hành động đe dọa sử dụng vũ lực hay sử dụng vũ lực. Việc Trung Quốc và ASEAN đang đàm phán về một Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) là một hình thức đối thoại như vậy. Ngay cả khi các cơ chế hợp tác được thông qua cũng chưa chắc chắn có thể giải quyết được toàn bộ các vấn đề, tuy vậy hoàn toàn có thể quản lý, kiểm soát được tình hình và các quốc gia cần phải tôn trọng các cơ chế mà nỗ lực đạt được.
Về COC, tôi hy vọng rằng các cuộc đàm phán hiện nay sẽ tiến triển đến một điểm mà có thể đạt được thỏa thuận, góp phần giảm căng thẳng và giảm nguy cơ hiểu lầm tại Biển Đông. Hiện nay, ASEAN có vai trò quan trọng trong khu vực, với vai trò trung tâm được các nước công nhận và coi trọng. EU cũng đánh giá cao vai trò trung tâm của ASEAN. ASEAN có vai trò cơ bản trong việc thúc đẩy trật tự dựa trên luật lệ và luật pháp quốc tế trong khu vực. Ở mức độ nào đó, ASEAN hoàn toàn có thể đoàn kết bảo vệ các giá trị của UNCLOS, bảo vệ luật pháp quốc tế, góp phần tích cực vào việc tăng cường an ninh trong khu vực.
Tôi nghĩ rằng Việt Nam, với tư cách là một quốc gia trách nhiệm, một nhân tố quốc tế tích cực, có tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông, là thành viên ASEAN, Liên hợp quốc, hoàn toàn có thể đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải tại Biển Đông.
Chúng tôi tin tưởng mọi tranh chấp có thể được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình và ngoại giao, các diễn đàn đa phương. Việt Nam đang cho thấy con đường đối thoại hòa bình là đúng đắn. Vẫn còn nhiều chặng đường phải đi nhưng vai trò của ASEAN là căn bản, chúng tôi sẵn sàng hợp tác với ASEAN, trong đó có Việt Nam trong duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực.
Những khía cạnh mà EU đang thúc đẩy hợp tác với khu vực để thúc đẩy hàng hải ở Biển Đông là gì, thưa ông?
Trong thế giới ngày nay, khi kinh tế các nước hội nhập sâu sắc, thương mại quốc tế sôi động, những thách thức về an ninh ở một khu vực có tác động trực tiếp đến khu vực khác. Biển Đông hay Biển Đỏ đều có ý nghĩa rất lớn đối với thương mại của EU. Điều chúng ta có thể làm để đảm bảo lợi ích chung cho tất cả các quốc gia chính là chung tay thực hiện các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, đảm bảo an ninh ở các khu vực biển.
Hiện nay, EU đang thúc đẩy các chương trình hợp tác với các nước trong khu vực để đào tạo cảnh sát biển hay tổ chức các chương trình như Hệ thống nhận thức hàng hải - CRIMARIO hướng tới xây dựng năng lực. CRIMARIO là dự án mà các bên tham gia, như lực lượng tuần duyên, hải quân các nước và các cơ quan chống hải tặc hoặc buôn bán người của EU, sẽ cùng dùng chung một nền tảng để trao đổi thông tin trong thời gian thực.
Có thể khẳng định, chúng ta đang cố gắng trở thành những đối tác tin cậy vì an ninh, phòng ngừa thảm họa trong khu vực. Đây là những nỗ lực vô cùng quan trọng.
Đó là nhận định của Trưởng đại diện Phái đoàn Wallonie-Bruxelles tại Việt Nam Pierre Du Ville về những nỗ lực của Việt Nam trong...
11/10/2024 16:05
Tại Hội thảo quốc tế “Hợp tác vì biên giới, biển, đảo hòa bình và phát triển”, ông Adib Abbasi, cán bộ liên lạc của...
11/10/2024 16:03
Tại Hội thảo quốc tế “Hợp tác vì biên giới, biển, đảo hòa bình và phát triển”, ông Erik Franckx, Giáo sư danh dự tại...
11/10/2024 16:02
Là một quốc gia vừa có biên giới trên bộ, vừa có biên giới trên biển, , Việt Nam luôn tôn trọng và thiện chí...
26/09/2024 16:32
Những năm qua, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế (CKQT) Hữu Nghị ((Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lạng Sơn) luôn hoàn...
17/09/2024 16:34
Năm 2024 đánh dấu 25 năm Việt Nam và Trung Quốc ký Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc và 15 năm...
27/08/2024 17:11
Tình trạng tắc nghẽn cảng biển ở châu Á vẫn chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”, ảnh hưởng không nhỏ đến chuỗi cung ứng toàn...
12/08/2024 17:14
Luật Thủy sản 2017 ra đời, nhiều nghị định mới được ban hành, sửa đổi, bổ sung nâng mức xử phạt hành chính kèm theo...
08/08/2024 16:26
Nắm chắc đặc điểm tình hình, yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị; đề cao tinh thần trách nhiệm của người cán bộ, đảng viên,...
11/07/2024 16:22
Ngày 8/7, Soái hạm USS Blue Ridge (LCC 19) của Hạm đội 7 Hải quân Mỹ và tàu Tuần duyên Waesche đã cập cảng quốc...
09/07/2024 16:21
Australia áp dụng các hình phạt nặng đối với hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU),...
04/07/2024 16:11
Chính phủ Malaysia và Chính phủ Việt Nam đã ký Biên bản ghi nhớ (MOU) về Hợp tác Nông nghiệp vào tháng 4/2014 tại Hà...
02/07/2024 16:55
Ngày 26/6, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Viện Nghiên cứu vì sự phát triển Pháp đã tổ chức sự...
28/06/2024 16:49
Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát...
25/06/2024 16:55
Nhân dịp kỷ niệm 57 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam và Campuchia (24/6/1967-24/6/2024), trong những ngày qua,...
24/06/2024 17:31