Bảo tồn và phát huy nghề thêu, may trang phục dân tộc Mông ở Vân Hồ

19/03/2021 15:42


Chị Tráng Thị Dua (bên trái) truyền dạy nghề thêu, may truyền thống của đồng bào dân tộc Mông cho con gái.

Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có nghề thêu may trang phục của đồng bào dân tộc Mông luôn được huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La đặc biệt quan tâm.

Lóng Luông là xã có đồng bào dân tộc Mông sinh sống đông nhất, chiếm hơn 60% dân số là người Mông trên địa bàn huyện Vân Hồ. Do đó, phụ nữ dân tộc Mông ở đây vẫn giữ được phong tục may, thêu và sử dụng trang phục trong cuộc sống hằng ngày.

Hầu hết các gia đình người Mông đều có máy may và nhà nào có con đi lấy chồng đều được tặng cho một chiếc máy may. Đặc biệt, vào dịp giáp Tết hay những lúc rảnh rỗi, phụ nữ Mông lại tập trung may, thêu trang phục cho mình và gia đình.

Hiện nay, trên địa bàn xã Lóng Luông, nhiều gia đình đã đầu tư mua thêm nhiều máy may trang phục dân tộc để phục vụ nhu cầu của người dân địa phương và khách du lịch.

Chị Tráng Thị Dua, bản Pa Kha, xã Lóng Luông, cho biết gia đình chị làm nghề thêu, may từ thời xa xưa và chị rất yêu nghề này. Đến nay, chị vẫn nối tiếp truyền thống gia đình để duy trì, giữ gìn bản sắc của dân tộc Mông. Hiện chị mở một cửa hàng kinh doanh với nhiều trang phục nam, nữ các loại trên địa bàn xã.

Cùng với đó, chị còn tìm tòi, học hỏi trên mạng Internet những hoa văn độc đáo, lạ, đẹp mắt của dân tộc Mông ở các nước bạn, để có thêm nhiều mẫu mã khác đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Theo chị Tráng Thị Dua, hiện nay, ngoài nhu cầu sử dụng của người dân, du khách khi đến Vân Hồ cũng rất muốn mua trang phục đồng bào dân tộc Mông làm quà lưu niệm và thuê để chụp ảnh. Bởi vậy, chị sưu tầm nhiều mẫu mã trang phục đồng bào Mông phục vụ du khách. Đặc biệt, vào các dịp lễ, tết, có ngày chị bán được gần 100 bộ trang phục đồng bào Mông.

Thời gian tới, chị dự định thành lập một nhóm thêu may từ 15-20 phụ nữ trong bản để giữ gìn, duy trì bản sắc văn hóa của dân tộc Mông và tạo việc làm cho các chị em.

Em Hờ Thị Mai Lan, xã Lóng Luông, chia sẻ em năm nay 15 tuổi nhưng cách đây 3 năm đã được mẹ dạy cho một trong những công việc của thêu, may trang phục dân tộc. Do đó, ngoài thời gian đi học, những lúc rảnh rỗi, em tự thêu, may đồng phục, trang phục cho mình. Sau 3 năm được mẹ chỉ dạy, đến nay, em đã tự thêu may được tất cả những nét hoa văn trên bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình.

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Lóng Luông Tếnh A Chìa thông tin, nghề thêu, may trang phục truyền thống dân tộc Mông có từ xa xưa. Hầu hết các hộ người Mông đều tự may trang phục cho gia đình. Đặc biệt, để chuẩn bị cho những ngày lễ, tết, mỗi thành viên trong gia đình phải có từ 1-2 bộ trang phục tự may. Hiện tại, nghề may trang phục truyền thống dân tộc Mông được duy trì và giữ nguyên bản sắc văn hóa dân tộc.

Những năm gần đây, du khách khi đến với Vân Hồ đều yêu thích những bộ trang phục của người Mông bởi màu sắc đẹp, lạ mắt. Trang phục không chỉ phục vụ đồng bào dân tộc Mông mà còn bán cho du khách để làm kỷ niệm. Nhờ đó, mặt hàng này đã trở thành hàng hóa và được nhiều hộ sản xuất phục vụ khách hàng. Một bộ trang phục của đồng bào dân tộc Mông có giá từ 1 triệu đồng trở lên, do đó đã tạo nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân ở Vân Hồ.

Chị Nguyễn Thị Lư, Trưởng Phòng Văn hóa Thông tin huyện Vân Hồ, cho biết huyện Vân Hồ đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền việc giữ gìn bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số. Đồng thời, huyện tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch gắn với các hoạt động truyền thống của đồng bào.

Trưởng Phòng Văn hóa Thông tin huyện Vân Hồ cũng cho biết để bảo tồn văn hóa trên trang phục của phụ nữ Mông, huyện đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến đồng bào tiếp tục duy trì, bảo tồn nghề truyền thống với những nét hoa văn chủ đạo của dân tộc mình; tổ chức cuộc thi “Người đẹp trình diễn trang phục Mông” và các hoạt động văn hóa biểu diễn, trình diễn nghệ thuật.

Đồng thời, huyện đẩy mạnh các hoạt động truyền dạy nghề thêu, may truyền thống; tổ chức các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch nhằm đưa trang phục của người Mông trở thành sản phẩm du lịch gắn với việc bảo tồn các nét đẹp văn hóa cũng như phát triển kinh tế-xã hội, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, tăng thu nhập của đồng bào dân tộc Mông.

Việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa không chỉ góp phần nâng cao đời sống tinh thần, khích lệ người dân thi đua phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, giữ gìn an ninh trật tự, mà còn được huyện Vân Hồ khai thác tốt để phát triển du lịch, mở ra những cơ hội phát triển mới cho địa phương./.

Nguồn: TTXVN
Cùng chuyên mục
Hòn Hải - Cột mốc chủ quyền thiêng liêng giữa Biển Đông
Hòn Hải - Cột mốc chủ quyền thiêng liêng giữa Biển Đông

Đảo Hòn Hải là điểm A6 đánh dấu đường cơ sở Việt Nam, đây được xem như điểm xa nhất của đường viền nội thủy...

Lễ hội cầu ngư vạn đầm Xương Lý được ghi danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Lễ hội cầu ngư vạn đầm Xương Lý được ghi danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ngày 10/12, Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Văn Hùng đã ký ban hành Quyết định số 3944/QĐ-BVHTTDL đưa vào danh mục di sản văn hóa...

Huyện đảo Kiên Hải tổ chức lễ Nghinh Thần
Huyện đảo Kiên Hải tổ chức lễ Nghinh Thần

Ngày 16/11, UBND huyện Kiên Hải (Kiên Giang) tổ chức lễ Nghinh Thần tại Đình thần Nam Hải Đại Tướng quân, xã Lại Sơn, huyện...

Ấn tượng Lý Sơn
Ấn tượng Lý Sơn

Được nghe nhiều về đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) nhưng chưa một lần đến, bởi vậy chúng tôi rất háo hức khi lần đầu có...

Đặc tính
Đặc tính "kiên cường" của cây sam hương giữa biển khơi Phú Qúy

Đối với người dân đảo Phú Quý (Bình Thuận), sam hương đã trở thành loại cây thân thuộc, có ý nghĩa vật chất, tinh thần...

"Của để dành" trên Vịnh Hạ Long

Ngoài các hang động nổi tiếng đã quen thuộc, Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) còn vô vàn hang Karst, bãi cát, áng, hồ tuyệt đẹp...

Đảo Ba Mùn xanh
Đảo Ba Mùn xanh

Xanh biển, xanh rừng với cảnh quan hoang sơ, tươi đẹp và các giá trị đa dạng sinh học cao khiến cho bất cứ ai...

Khám phá các làng chài ở Kiên Giang
Khám phá các làng chài ở Kiên Giang

Đến Kiên Giang, ngoài trải nghiệm các dịch vụ vui chơi, giải trí đẳng cấp, du khách có thể khám phá vẻ đẹp của các...

Đảo Phú Quốc đẹp thứ hai thế giới
Đảo Phú Quốc đẹp thứ hai thế giới

Ngày 11/7, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Kiên Giang Bùi Quốc Thái cho biết, tạp chí du lịch Travel & Leisure (Mỹ) công bố...

Quan Lạn – Điểm đến khó quên của du lịch biển đảo
Quan Lạn – Điểm đến khó quên của du lịch biển đảo

Nhắc đến du lịch biển Quảng Ninh thường chúng ta nghĩ ngay đến Hạ Long, Bãi Cháy, những điểm du lịch đã quá nổi tiếng...

  Lễ hội đình Trà Cổ: 'Cột mốc văn hóa' vùng biên của tỉnh Quảng Ninh
Lễ hội đình Trà Cổ: 'Cột mốc văn hóa' vùng biên của tỉnh Quảng Ninh

Lễ hội đình Trà Cổ: 'Cột mốc văn hóa' vùng biên của tỉnh Quảng Ninh

Xã đảo Nghi Sơn – Điểm đến đậm di sản văn hoá biển
Xã đảo Nghi Sơn – Điểm đến đậm di sản văn hoá biển

Cảnh đẹp hoang sơ, vùng biển xanh ngắt và bãi cát mịn, xã đảo Nghi Sơn (thuộc thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hoá) đã...

Những điểm lặn biển ngắm san hô dọc Việt Nam
Những điểm lặn biển ngắm san hô dọc Việt Nam

Lặn ngắm san hô được nhiều du khách lựa chọn khi nghỉ hè ở các vùng biển, với đa dạng dịch vụ. Dọc bờ biển...

Rộn ràng lễ hội cúng biển Mỹ Long ở Trà Vinh
Rộn ràng lễ hội cúng biển Mỹ Long ở Trà Vinh

Ngày 17/6, phần lễ Nghinh Ông Nam Hải của lễ hội cúng biển Mỹ Long được tổ chức long trọng tại miếu Bà Chúa Xứ,...

Về nơi có cột mốc ngã ba Đông Dương
Về nơi có cột mốc ngã ba Đông Dương

Về nơi có cột mốc ngã ba Đông Dương

Tin đọc nhiều
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Pháp Emmanuel Macron
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp Lãnh đạo EU nhân dịp dự Hội nghị Đại dương Liên hợp quốc lần thứ 3
Kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ đường biên, mốc giới tại các tỉnh An Giang và Kiên Giang
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường
Điều phối viên Chương trình toàn cầu về phòng chống tội phạm trên biển của Liên hợp quốc chào xã giao Cảnh sát biển Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Chủ tịch Quốc hội Thụy Điển Andreas Norlen
Việt Nam luôn theo sát những diễn biến trên Biển Đông
Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong duy trì trật tự pháp lý trên các đại dương
Xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, thống nhất tiếp tục là dòng chảy chính của hợp tác khu vực
Thượng tướng Võ Minh Lương tiếp Cục trưởng Cục Thanh tra, Bộ Quốc phòng Campuchia
Việt Nam đề xuất ASEAN giữ vững đoàn kết và vai trò trung tâm
Việt Nam kiên quyết bác bỏ các yêu sách và lập luận vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông
Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên khởi động tuần tra song phương năm 2025
ASEAN cần kiên định con đường đối thoại, hợp tác, đoàn kết và tự cường
Ký kết hợp tác mở tuyến hàng hải trực tiếp Chu Lai-Ấn Độ
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Litva Gitanas Nauseda
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Pháp Francois Bayrou
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tiếp Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam, Trung Quốc Vương Dư Ba,
Lào Cai – Vân Nam: Tuyến biên giới Việt – Trung điển hình
Cuộc họp lần thứ nhất Nhóm Chuyên gia Việt Nam - Campuchia về dự thảo Hiệp định giữa hai Chính phủ về quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền
Cuộc chiến giữ màu xanh của biển
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Litva Gitanas Nauseda
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Bồ Đào Nha Luis Montenegro
  Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn
Thủ tướng: ASEAN và GCC cùng kiến tạo mô hình hợp tác liên khu vực thế hệ mới
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Tuvalu Feleti Penitala Teo
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Ulf Kristerson
Đối thoại biển Việt Nam - Nhật Bản lần thứ 4