Đại sứ Lào tại Việt Nam: Có an ninh, trật tự biên giới mới có thể cùng phát triển

24/09/2024 17:12

Đại sứ Lào tại Việt Nam Khamphao Ernthavanh. (Ảnh: Phương Hằng)

Đại sứ Lào tại Việt Nam Khamphao Ernthavanh khẳng định rằng đường biên giới hai nước ổn định tạo điều kiện cho nhân dân hai nước qua lại, giao lưu, trao đổi mua bán với nhau thường xuyên, tôn trọng chủ quyền và lãnh thổ của nhau, qua đó thúc đẩy thương mại và tình hữu nghị Lào-Việt ngày càng bền chặt.

Đại sứ nhận định như thế nào về vai trò của đường biên giới Việt Nam-Lào hòa bình, ổn định và phát triển bền vững trong việc thúc đẩy quan hệ song phương?

Lào và Việt Nam có chung đường biên giới dài 2.337 km, có 10 tỉnh của Lào giáp với 10 tỉnh của Việt Nam và trong suốt thời gian qua tình hình biên giới hai nước tiếp tục có trật tự và đảm bảo an ninh.

Hai nước Lào và Việt Nam đều trải qua chiến tranh và khắc phục hậu quả của chiến tranh rất tốn kém và lâu dài. Do vậy việc quan trọng nhất là làm mọi cách để bảo vệ, gìn giữ và phát triển đất nước đồng thời là bảo đảm an ninh và trật tự đường biên giới của hai nước thì mới có ổn định và cùng nhau phát triển.

Nhận rõ tầm quan trọng của đường biên giới hai nước mà trong suốt thời gian qua hai Đảng, hai Chính phủ Lào-Việt Nam đã quan tâm chỉ đạo sát sao để giữ vững và ổn định đường biên giới của hai nước chúng ta. Đường biên giới ổn định tạo điều kiện cho nhân dân hai nước qua lại, giao lưu trao đổi mua bán với nhau thường xuyên, tôn trọng chủ quyền và lãnh thổ của nhau.

Các cơ quan ban ngành từ trung ương và địa phương hai nước đã phối hợp chặt chẽ cũng như các lực lượng quản lý và bảo vệ đường biên giới hai bên thường xuyên gặp gỡ trao đổi tình hình, thông tin, tuần tra cùng nhau để kịp thời giải quyết các vấn đề tội phạm xuyên biên giới hoặc vấn đề nảy sinh ở vùng biên giới. Đồng thời cùng nhau tuyên truyền cho nhân dân hai nước sinh sống ở vùng biên giới luôn tôn trọng pháp luật, đặc biệt là kết hôn và định cư trái pháp luật.

Hai bên tiếp tục phát huy hiệu lực các văn bản liên quan biên giới như Thỏa thuận về quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới Lào-Việt Nam và Nghị định thư về đường biên giới, mốc biên giới Lào-Việt Nam, Thỏa thuận về Quy định Biên giới năm 2016 và các bản ghi nhớ hai bên nhằm đảm bảo tính toàn vẹn, đầy đủ và phù hợp với tình hình mới.

Hai bên tiếp tục công việc tôn tạo và sửa chữa mốc giới đã hư hỏng, xuống cấp. Đặc biệt, hai bên đã duy trì và tăng cường trao đổi văn hóa, đào tạo và kết nghĩa giữa tỉnh huyện và bản của hai nước để thắt chặt tình đoàn kết hữu nghị, giúp nhau xây dựng xã hội vùng biên giới, góp phần làm cho đường biên giới hai nước mãi mãi là đường biên giới hòa bình, ổn định hữu nghị và phát triển, góp phần cho quan hệ song phương Lào-Việt Nam ngày càng phát triển bền vững.

Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo kết nối kinh tế biên giới Việt Nam-Lào. (Ảnh: Kinh tế & Đô thị)

Theo Đại sứ, đâu là những tiềm năng hợp tác kinh tế đường biên Việt Nam-Lào trong thời gian tới?

          Kinh tế thương mại đường biên Lào-Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong hợp tác thương mại hai nước, chiếm đến 90% tổng giá trị thương mại của hai bên. Thương mại biên giới giữa hai nước đạt được những kết quả tích cực, đặc biệt là việc tận dụng ưu đãi từ Hiệp định Thương mại song phương năm 2015 mà hai bên đang trao đổi để sửa đổi, đồng thời bổ sung Hiệp định Thương mại biên giới Lào-Việt Nam cho phù hợp với tình hình và điều kiện mới, giúp tăng quy mô kim ngạch thương mại, thúc đẩy tiếp cận thị trường cho hàng hóa, dịch vụ của hai bên.

Hiệp định thương mại Lào-Việt Nam mới được sửa đổi, bổ sung trong năm 2024 đã tạo hành lang pháp lý giúp thuế quan hàng hóa xuất nhập khẩu giữa hai nước cơ bản đã được bãi bỏ (đến trên 90%); đồng thời thúc đẩy tiếp cận thị trường cho hàng hóa, dịch vụ và tạo sự kết nối phát triển ổn định, bền vững và lâu dài.

Quan hệ hợp tác kinh tế thương mại đường biên Lào-Việt Nam đã được hai Đảng, hai Chính phủ quan tâm và chỉ thị thực hiện kế hoạch xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng vùng biên giới, tăng cường mở rộng trao đổi buôn bán vùng biên giới. Các cửa khẩu, đường bộ, chợ biên giới đã được xây dựng, nâng cấp để thúc đẩy trao đổi mua bán, vận chuyển hàng hóa quá cảnh ngày càng đảm bảo, nhanh gọn và kịp thời.

Kết nối cửa khẩu và kinh tế cửa khẩu được hai nước chú trọng thúc đẩy mạnh mẽ trong thời gian qua, xin Đại sứ đánh giá về những nỗ lực này của hai nước?

Hiện nay, Lào và Việt Nam có 8 cặp cửa khẩu quốc tế, 7 cửa khẩu chính, 18 cửa khẩu phụ. Các đường xuyên biên giới đã được nâng cấp và có kế hoạch xây dựng như xây dựng tuyến đường cao tốc Hà Nội-Vientiane và nâng cấp Quốc lộ 8 và tuyến đường sắt Vũng Áng-Vientiane nhằm tháo gỡ nút thắt, giảm thiểu chi phí vận tải, tăng tính cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam tại Lào.

Tôi cho rằng, trong những năm tới hai bên cần đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại tại thủ đô và các tỉnh của nhau nhằm tạo dựng các cơ hội kết nối giao thương giữa các địa phương của hai nước; bổ sung và thực hiện các chính sách ưu đãi để tạo ra không gian rộng lớn cho phát triển kinh tế, thương mại biên giới; mở rộng quy mô thương mại song phương hai nước để tương xứng với mối quan hệ chính trị đặc biệt hai nước.

Bên cạnh đó, hai nước cần thúc đẩy nền sản xuất hàng hóa tiêu dùng cung ứng đầy đủ trong nước và thay đổi xuất khẩu nguyên liệu thô, khoáng sản, gỗ và điện bằng sản phẩm qua chế biến để tăng giá trị; giải quyết sớm vấn đề cơ sở hạ tầng logistic bền vững, để làm giảm chi phí vận tải hàng hóa giữa Lào-Việt Nam; tạo thương hiệu và chất lượng sản phẩm để có thể cạnh tranh với sản phẩm của các nước.

Đặc biệt, hai nước cần thúc đẩy xây dựng và nâng cấp đường bộ như tuyến đường cao tốc Vientiane-Hà Nội, nâng cấp Quốc lộ 8 và tuyến đường sắt Vientiane-Vũng Áng và mở thêm các cửa khẩu nhằm tháo gỡ nút thắt, giảm thiểu chi phí vận tải, tăng tính cạnh tranh cho hàng hóa Lào tại Việt Nam cũng như hàng hóa Việt Nam tại Lào; khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư xây dựng hệ thống phân phối hàng hóa tại các tỉnh thành của Lào; thúc đẩy hoạt động thương mại biên giới Lào-Việt Nam, đầu tư xây dựng chợ biên giới, trung tâm thương mại, phân phối hàng hóa, kho thương mại trong khu kinh tế cửa khẩu, khu vực cửa khẩu trên tuyến biên giới Lào-Việt Nam để cung cấp hàng hóa Lào sang Việt Nam và hàng hóa Việt Nam sang Lào./.

Cùng chuyên mục
Việt Nam-Campuchia tuần tra chung trên biển
Việt Nam-Campuchia tuần tra chung trên biển

Sáng 27/9, Tàu 265, Lữ đoàn 175, (Vùng 5 Hải quân nhân dân Việt Nam) đã cập quân cảng Vùng 5 (Kiên Giang), kết thúc...

Phát triển nghề cá bền vững và có trách nhiệm
Phát triển nghề cá bền vững và có trách nhiệm

Những nỗ lực chống khai thác IUU của các tỉnh phía Nam: Bà Rịa Vũng Tàu - Bình Thuận, Ninh Thuận thời gian qua đã...

Việt Nam – Campuchia tăng cường phối hợp tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ
Việt Nam – Campuchia tăng cường phối hợp tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ

Ngày 26/9, tại TP. Đà Nẵng diễn ra Kỳ họp lần thứ XXIII giữa Ủy ban Chuyên trách Chính phủ Việt Nam và Ủy ban...

Đổi mới phương thức quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo
Đổi mới phương thức quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo

Ngày 26/9, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị đánh giá công tác quản lý nhà nước tài nguyên,...

Hội đàm về kết quả kết nghĩa giữa Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Yên Bái và Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Xayabury
Hội đàm về kết quả kết nghĩa giữa Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Yên Bái và Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Xayabury

Chiều 25/9, Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh Yên Bái và Bộ CHQS tỉnh Xayabury (Quân đội nhân dân Lào) tổ chức hội đàm...

  Tăng cường hòa bình, hữu nghị, ổn định trên khu vực biên giới, cửa khẩu Việt Nam-Trung Quốc
Tăng cường hòa bình, hữu nghị, ổn định trên khu vực biên giới, cửa khẩu Việt Nam-Trung Quốc

Nhận lời mời của Cục Quản lý Di dân Quốc gia nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Đoàn đại biểu Bộ Tư lệnh Bộ...

  Đi tìm tiềm năng và cơ hội phát triển từ cặp Cửa khẩu quốc tế Nam Giang - Đắc Tà Oọc
Đi tìm tiềm năng và cơ hội phát triển từ cặp Cửa khẩu quốc tế Nam Giang - Đắc Tà Oọc

Việc nâng cấp cửa khẩu Nam Giang thành cửa khẩu quốc tế đã mở ra nhiều cơ hội hợp tác mới về đầu tư phát...

Ấn tượng Lý Sơn
Ấn tượng Lý Sơn

Được nghe nhiều về đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) nhưng chưa một lần đến, bởi vậy chúng tôi rất háo hức khi lần đầu có...

Những lời thề “thép” ở Trường Sa
Những lời thề “thép” ở Trường Sa

“Đảo là nhà, biển cả là quê hương” khẩu hiệu in đỏ trên nền xanh ở đảo Đá Tây đã khiến tôi nhớ mãi trong...

Giữ biên cương tổ quốc từ vững chắc lòng dân
Giữ biên cương tổ quốc từ vững chắc lòng dân

Giữ vai trò nòng cốt trong quản lý và bảo vệ đoạn biên giới quốc gia dài 9,5km tiếp giáp nước bạn Campuchia, thời gian...

Tàu chở thiết bị điện gió lần đầu tiên cập cảng Vũng Áng
Tàu chở thiết bị điện gió lần đầu tiên cập cảng Vũng Áng

Chuyến tàu chở thiết bị điện gió cập cảng Vũng Áng có ý nghĩa lớn trong việc tối ưu tính lưỡng dụng, gắn liền với...

Khẩn trương triển khai xây dựng cửa khẩu thông minh ở Lạng Sơn
Khẩn trương triển khai xây dựng cửa khẩu thông minh ở Lạng Sơn

Chiều 22/9, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cùng đoàn công tác Trung ương đã làm việc với tỉnh Lạng Sơn về triển khai Đề...

Điều chỉnh Quy hoạch Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng-Lạng Sơn đến năm 2045
Điều chỉnh Quy hoạch Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng-Lạng Sơn đến năm 2045

Ngày 19/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1009/QĐ-TTg phê duyệt nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu...

Triển lãm tranh cổ động về chủ quyền biên giới, biển đảo tại Ninh Thuận
Triển lãm tranh cổ động về chủ quyền biên giới, biển đảo tại Ninh Thuận

Sáng 20/9, tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm (tỉnh Ninh Thuận), Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du...

Bộ đội Biên phòng Bình Phước tăng cường hợp tác với Tiểu khu quân sự 2 tỉnh Tboung Khmum và Kratie (Campuchia)
Bộ đội Biên phòng Bình Phước tăng cường hợp tác với Tiểu khu quân sự 2 tỉnh Tboung Khmum và Kratie (Campuchia)

Sáng 20/9, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Bình Phước tổ chức hội đàm với Tiểu khu Quân sự 2 tỉnh Tboung...

Tin đọc nhiều
Giám sát rác thải đại dương và thu gom xa bờ cho vùng biển Côn Đảo
Thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh thuộc cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị
Hoàn thiện hệ thống giám sát hành trình tàu cá trước ngày 20/8 tới
Việt Nam và Campuchia tổ chức Đối thoại chính sách quốc phòng lần thứ 7
Trang trọng Lễ kỷ niệm 79 năm Quốc khánh 2/9 tại Campuchia
Góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc
Việt Nam – Campuchia tăng cường phối hợp tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp xã giao Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hà Vĩ
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội đàm với Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu
Nâng cao kiến thức pháp luật cho ngư dân Bạch Long Vĩ
Đối thoại Chính trị - An ninh - Quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ lần thứ 13
Tuổi trẻ đảo Cồn Cỏ tham gia bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Tổng Thư ký Liên hợp quốc António Guterres
Tàu Hải quân Hoàng gia Canada thăm xã giao TP Hồ Chí Minh
Cảnh sát biển hai nước Việt Nam - Trung Quốc tuần tra chung lần thứ 3 trên vùng biển phía Bắc Vịnh Bắc Bộ
  Gỡ 'thẻ vàng' IUU: Địa phương phải quyết liệt hơn
Chuyển biến tích cực trong phòng chống khai thác IUU
Tàu CSB 8002 lên đường thăm, giao lưu với Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines
Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc: Thành công được xây đắp bằng quyết tâm và trí tuệ
Tăng cường và làm sâu sắc hơn hơn quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa Việt Nam và Ấn Độ
Đảo Ba Mùn xanh
Phát triển bền vững kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh
Hợp tác Mê Công – Lan Thương góp phần xây dựng khu vực Mê Công hoà bình, ổn định và phát triển bền vững
Việt Nam dự Hội nghị Quan chức Quốc phòng cấp cao ASEAN
Tiếp tục bảo đảm cung cấp điện phục vụ quân và dân trên quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1
Phòng, chống tội phạm ma túy tuyến biên giới Việt-Lào: Nỗ lực không ngơi nghỉ
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ Hải quân và quân, dân huyện đảo Trường Sa
Đưa quan hệ Việt Nam – Thái Lan phát triển ngày càng mạnh mẽ
  Tăng cường hòa bình, hữu nghị, ổn định trên khu vực biên giới, cửa khẩu Việt Nam-Trung Quốc