Diễn đàn thường niên Kịch bản Kinh tế Việt Nam năm 2022 với chủ đề “Phục hồi và bứt tốc: Từ chiến lược kích thích kinh tế đến sức bật của các ngành và doanh nghiệp”

14/01/2022 17:23

Sáng ngày 14/1, tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn thường niên Kịch bản Kinh tế Việt Nam năm 2022 với chủ đề “Phục hồi và bứt tốc: Từ chiến lược kích thích kinh tế đến sức bật của các ngành và doanh nghiệp”. Diễn đàn do Bộ Ngoại giao phối hợp với Tạp chí Kinh tế Việt Nam đồng chủ trì.

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ đến dự và phát biểu khai mạc Diễn đàn, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương phát biểu chào mừng. Tham dự còn có đại diện Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, đại diện lãnh đạo các cơ quan bộ, ngành và doanh nghiệp người dân.

Ba tính chất kinh điển từ đại dịch cho doanh nghiệp

Đánh giá cao chủ đề của Diễn đàn là “Phục hồi và bứt tốc: Từ chiến lược kích thích kinh tế đến sức bật của các ngành và doanh nghiệp”, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ cho rằng, đây không chỉ là 1 chủ đề, mà như là lời hiệu triệu, là khẩu hiệu hành động rất thức thời cho các ngành và các doanh nghiệp lúc này.

Bước sang năm thứ ba của đại dịch một trăm năm có một trong lịch sử, bên cạnh nỗi đau, sự mất mát, sự thiệt hại cho nền kinh tế, xã hội và doanh nghiệp, theo Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ, có 3 điều có tính chất kinh điển được đúc rút ra từ đại dịch này đối với các doanh nghiệp.

 

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ phát biểu tại Diễn đàn. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Thứ nhất, trong nguy có cơ. Ngay trong giai đoạn cao điểm của đại dịch, khi nhiều ngành dịch vụ như du lịch, vận tải, bán lẻ... chịu tác động nặng nề, song chúng ta cũng chứng kiến sự đi lên của các ngành, lĩnh vực mới, giàu tiềm năng như thương mại điện tử, thương mại số, các ngành cung ứng các sản phẩm và dịch vụ gắn với khoa học đời sống.

Thứ hai, trong cái khó ló cái khôn. Nhiều doanh nghiệp đã thể hiện năng lực thích ứng tốt, đầy sáng tạo và quả cảm, không chỉ vượt qua đại dịch mà còn phát triển mạnh mẽ hơn, tìm kiếm những xu hướng sản xuất, kinh doanh mới, an toàn, bền vững và có trách nhiệm với xã hội cao hơn…

Thứ ba, thay đổi, quản lý thay đổi và tốc độ sự thay đổi có ý nghĩa quan trọng, quyết định đối với doanh nghiệp nhất là trong một thế giới của nhiều sự chuyển dịch to lớn, chưa từng có về quy mô, tốc độ như hiện nay, đặc biệt là sự xuất hiện của chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, các xu hướng bền vững từ đại dịch.

Đến nay, toàn bộ các nước thuộc Liên minh châu Âu, khu vực Bắc Mỹ, Đông Bắc Á và châu Đại dương đã ban hành chiến lược phát triển nền kinh tế số trong dài hạn. Hơn 130 nước đã đưa ra mục tiêu giảm phát thải ròng về 0 vào giai đoạn sau 2040, trong đó 44% đặt mục tiêu trước 2050, 55% sau 2050, tương đương với 85% dân số toàn cầu.

Điểm khác biệt và tích cực hơn so với các cuộc khủng hoảng toàn cầu trước đây là các mô hình tăng trưởng mới dựa trên kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh… tạo cơ hội để các nước hướng đến đồng thời các mục tiêu tăng trưởng và phát triển bền vững, thay vì đánh đổi giữa tốc độ tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng.

Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ nói: "Ba thực tế đó nói lên rất nhiều điều đối với doanh nghiệp và hiệp hội. Trong đó có lẽ điều quan trọng nhất là học cách sống chung với mọi biến cố và sự thay đổi rất cần những điều kiện thuận lợi bên ngoài, song trong bối cảnh mà những yếu tố bên ngoài luôn bất định, bất ổn và bất an, thậm chí bất ngờ như đại dịch vừa qua, thì sự thay đổi và thích ứng ở bên trong mỗi doanh nghiệp mới là điều quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định".

Thứ trưởng nhấn mạnh, “Chúng ta đang ở thời điểm rất phù hợp để ‘nghĩ lớn, làm lớn, nghĩ khác, làm khác’, đưa ra các quyết định táo bạo phù hợp cho doanh nghiệp".

Điều đó xuất phát từ những thuận lợi rất căn bản khi nền kinh tế Việt Nam có dấu hiệu khởi sắc trở lại với việc Chính phủ triển khai Nghị quyết 128, đánh dấu quá trình chuyển trạng thái sang vừa phục hồi kinh tế, vừa sản xuất kinh doanh, cùng với đó là một loạt nghị quyết, chính sách tạo động lực, định hướng và nguồn lực cho sự phục hồi và bứt phá của nền kinh tế.

Hiện thực hóa các mục tiêu phát triển

Phát biểu tại Diễn đàn, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Hồng Sơn cho rằng, năm 2021 vừa khép lại với nhiều khó khăn và thách thức chưa từng có tiền lệ đối với nền kinh tế và xã hội. Năm mà toàn Đảng, toàn dân ta đã nỗ lực không ngừng để thực hiện thành công “mục tiêu kép”, vừa tập trung phòng chống dịch Covid-19, vừa gồng mình tìm mọi phương cách để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và giữ ổn định nhịp sống kinh tế-xã hội với những điều chỉnh chiến lược phòng chống dịch hết sức linh hoạt từ giãn cách xã hội nghiêm ngặt sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.

Năm 2021, Việt Nam đã đạt và vượt 7/12 chỉ tiêu kinh tế-xã hội chủ yếu. Chính trị, xã hội ổn định, an sinh xã hội được đảm bảo, quốc phòng, an ninh được củng cố và tăng cường, công tác đối ngoại đạt được nhiều kết quả tích cực, uy tín, vị thế của nước ta tiếp tục được nâng cao trên trường quốc tế.

Những kết quả đạt được trong phát triển kinh tế-xã hội trong năm 2021 cho thấy nông nghiệp ngày càng khẳng định vai trò là trụ đỡ; công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng của nền kinh tế; môi trường đầu tư và kinh doanh được cải thiện và niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài vào khả năng phục hồi của nền kinh tế ngày càng được củng cố.

Những kết quả đạt được đó cũng cho thấy đại dịch Covid-19 không chỉ là thách thức mà còn là cơ hội để đổi mới tư duy, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng gắn với tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng bền vững hơn, bao trùm hơn, xanh hơn; để chống nguy cơ tụt hậu trên cơ sở đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, xây dựng xã hội số, chính phủ số và nền kinh tế số; để củng cố, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống an sinh xã hội, lấy con người làm trung tâm; đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội; đảm bảo sự phát triển cân đối hơn giữa các vùng, miền, lĩnh vực kinh tế, qua đó khẳng định tính xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường Việt Nam.

Theo ông Nguyễn Hồng Sơn, năm 2022 là năm có ý nghĩa hết sức quan trọng, khi vừa phải vượt qua những khó khăn, thách thức mang tính ngắn hạn mà còn phải tạo dựng được nền tảng cho phát triển của nền kinh tế-xã hội trong trung và dài hạn nhằm đạt được các mục tiêu đặt ra trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm, 2021-2030 và trước hết là trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, 2021-2025.

Mới đây, Nghị quyết hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội với gói chính sách tài khóa, tiền tệ lớn nhất từ trước tới nay, gần 350 nghìn tỷ đồng vừa mới được Quốc hội thông qua. Nghị quyết đã nêu rõ mục tiêu là phục hồi phát triển nhanh hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy các động lực tăng trưởng, ưu tiên một số ngành, lĩnh vực quan trọng, phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng bình quân 6,5-7%/năm trong giai đoạn 2021-2025.

Phó trưởng ban kinh tế Trung ương Nguyễn Hồng Sơn nhấn mạnh, "tư tưởng đã thông và thống nhất ở tất cả các cấp, các ngành từ Trung ương tới địa phương, quyết tâm chính trị đã cao, điều cần thiết bây giờ chính là kế hoạch hành động cụ thể để thực thi hiệu quả, hiện thực hóa các mục tiêu đề ra, để tăng cường công tác quản trị và theo dõi, giám sát quá trình thực thi, bảo đảm đúng quan điểm, mục tiêu, công khai, minh bạch, hiệu quả, khả thi và tiến độ; không để trục lợi chính sách".

Ba nhóm vấn đề cần làm rõ

Trong phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ mong muốn, Diễn đàn sẽ tập trung thảo luận và đưa ra khuyến nghị về các biện pháp phục hồi, bứt tốc phát triển kinh tế - xã hội, trong đó tập trung vào ba nhóm vấn đề:

Thứ nhất, trên cơ sở Nghị quyết của Quốc hội và các định hướng chính sách của Chính phủ, chúng ta sẽ cùng nhau hiến kế các giải pháp/biện pháp mà Chính phủ cần triển khai nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và nền kinh tế phục hồi, bứt tốc, tận dụng một cách bền vững và hiệu quả chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và các xu hướng của kinh tế thế giới.

Đặc biệt, cần tăng cường phối hợp thực hiện các nhiệm vụ cấp bách trước mắt như phòng chống đại dịch Covid-19 với phục hồi kinh tế; tranh thủ tối đa quá trình sắp xếp lại các chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất đã và đang diễn ra.

Với vị trí địa - chiến lược quan trọng của đất nước cũng như vị thế cao của Việt Nam trong chính sách khu vực của các nước lớn, ta đang có cơ hội lớn. Nhưng cơ hội này không kéo dài mãi, chậm chân sẽ lỡ thời cơ. Do đó, điều này đòi hỏi sự phối hợp liên thông, nhịp nhàng, hiệu quả hơn nữa giữa các lực lượng làm đối ngoại với các ban, bộ, ngành, doanh nghiệp, địa phương trong nước. Để đất nước có thể bứt phá, cần kết hợp nội lực với việc tranh thủ tối đa các nguồn lực từ bên ngoài, nhất là các nguồn lực tài chính, khoa học công nghệ, tri thức, những xu thế phát triển mới…

Thứ hai, khuyến nghị về các giải pháp bảo đảm sự ổn định và quản lý rủi ro trong quá trình phục hồi và bứt tốc. Trong bối cảnh thế giới có nhiều yếu tố bất định, khó lường và phức tạp do dịch bệnh và cạnh tranh địa chiến lược, chúng ta cần tiếp tục nhấn mạnh mục tiêu ổn định trong điều hành kinh tế - xã hội, trong đó chú trọng đồng thời ổn định về kinh tế vĩ mô và về an sinh xã hội. Mặt khác, chúng ta cần đẩy mạnh các biện pháp nhận diện và quản lý rủi ro trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh và chiều hướng gia tăng các rủi ro kinh tế - phát triển trên thế giới.

Thứ ba, các giải pháp tận dụng tốt các động lực tăng trưởng mới và bền vững. Ta đang có những động lực mới từ các FTA, từ các ngành nghề mới hình thành từ xu hướng tăng trưởng xanh, chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tạo động lực mới cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Với khí thế của năm Nhâm Dần, Thứ trưởng tin tưởng "với quyết tâm cao, chúng ta sẽ cùng nhau đưa đất nước phục hồi bền vững, bứt phá mạnh mẽ, sớm cất cánh”.

Ông Nguyễn Hồng Sơn cũng tin tưởng rằng, với tính thời sự và cấp thiết cao, bám sát “hơi thở của cuộc sống”, đề cập và bàn thảo về kế hoạch hành động cho các ngành kinh tế, các doanh nghiệp, các địa phương, Diễn đàn sẽ góp phần truyền thông sâu rộng những chủ trương, chính sách của Đảng, Quốc hội, Chính phủ; đồng thời kịp thời thu nhận những phản hồi và trao đổi, đối thoại cởi mở, qua đó cùng thông hiểu, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội và hướng tới các mục tiêu tăng trưởng cao hơn và phát triển bền vững hơn của nền kinh tế-xã hội, góp phần mang lại nhiều ý nghĩa thiết thực cho các địa phương và cộng đồng doanh nghiệp./.

Nguồn: baoquocte.vn
Cùng chuyên mục
Mọi yêu sách và hoạt động ở Biển Đông phải phù hợp với luật pháp quốc tế
Mọi yêu sách và hoạt động ở Biển Đông phải phù hợp với luật pháp quốc tế

Chiều 28/3, tại họp báo thường kỳ, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Đức Thắng đã bình luận về một số vấn đề tại...

Thúc đẩy triển khai hiệu quả các cơ chế hợp tác giữa Vương quốc Anh và Việt Nam
Thúc đẩy triển khai hiệu quả các cơ chế hợp tác giữa Vương quốc Anh và Việt Nam

Chiều 25/3, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng đã tiếp ông Philip Barton, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại...

Việt Nam sẽ tiếp tục cùng Hoa Kỳ triển khai quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện ngày càng hiệu quả, thực chất, ổn định
Việt Nam sẽ tiếp tục cùng Hoa Kỳ triển khai quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện ngày càng hiệu quả, thực chất, ổn định

Nhận lời mời của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và triển khai thực hiện Tuyên bố chung giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng...

Chủ tịch Quốc hội Phần Lan ủng hộ lập trường, quan điểm của ASEAN và Việt Nam về vấn đề Biển Đông
Chủ tịch Quốc hội Phần Lan ủng hộ lập trường, quan điểm của ASEAN và Việt Nam về vấn đề Biển Đông

Chiều 25/3/2024, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Chủ tịch Quốc hội Phần Lan Jussi Halla-Aho...

Việt Nam kiên quyết phản đối các yêu sách ở Biển Đông trái luật pháp quốc tế
Việt Nam kiên quyết phản đối các yêu sách ở Biển Đông trái luật pháp quốc tế

Ngày 23/3/2024, trả lời câu hỏi của phóng viên về quan điểm của Việt Nam đối với phát biểu của Người Phát ngôn Bộ Ngoại...

Lịch tiếp công dân của Thứ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Biên giới năm 2024
Lịch tiếp công dân của Thứ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Biên giới năm 2024

Lịch tiếp công dân của Thứ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Biên giới năm 2024

Hội nghị Hợp tác An ninh lần thứ 14 làm sâu sắc hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào
Hội nghị Hợp tác An ninh lần thứ 14 làm sâu sắc hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào

Ngày 19/3, tại thủ đô Vientiane (Lào) đã diễn ra Hội nghị Hợp tác An ninh Việt Nam-Lào lần thứ 14. Hội nghị là diễn...

Thúc đẩy kết nối trên biển – Tăng cường gắn kết toàn cầu
Thúc đẩy kết nối trên biển – Tăng cường gắn kết toàn cầu

Ngày 15/3/2024, Đối thoại Biển lần thứ 12 với chủ đề “Thúc đẩy kết nối trên biển – Tăng cường gắn kết toàn cầu” do...

Phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc tuyên bố xác lập đường cơ sở tại Vịnh Bắc Bộ
Phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc tuyên bố xác lập đường cơ sở tại Vịnh Bắc Bộ

Ngày 14/3/2024, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng...

Tham vấn chính trị giữa hai Bộ Ngoại giao Việt Nam – Croatia
Tham vấn chính trị giữa hai Bộ Ngoại giao Việt Nam – Croatia

Ngày 12/3/2024 tại thủ đô Zagreb (Croatia), Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã cùng Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao và các...

Thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Slovenia
Thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Slovenia

Nhận lời mời của Bộ Ngoại giao và các vấn đề châu Âu của Slovenia, từ ngày 09 - 11/3/3024, Thứ trưởng Ngoại giao Lê...

Xung lực mới cho quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam – New Zealand
Xung lực mới cho quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam – New Zealand

Tuyên bố báo chí chung của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính và Thủ tướng New Zealand ...

Việt Nam – New Zealand nhất trí tăng cường và mở rộng hợp tác trên tất cả các trụ cột hợp tác quan trọng
Việt Nam – New Zealand nhất trí tăng cường và mở rộng hợp tác trên tất cả các trụ cột hợp tác quan trọng

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức New Zealand, sáng ngày 11/3/2024, lễ đón chính thức Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Phu nhân...

Đối thoại chính sách quốc phòng Việt Nam-New Zealand lần thứ 4
Đối thoại chính sách quốc phòng Việt Nam-New Zealand lần thứ 4

Ngày 11/3, tại thủ đô Wellington, New Zealand, đã diễn ra Đối thoại chính sách Quốc phòng Việt Nam – New Zealand lần thứ 4...

Việt Nam kêu gọi các bên liên quan cùng đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông
Việt Nam kêu gọi các bên liên quan cùng đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông

Ngày 09/3/2024, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước căng thẳng gần đây giữa Trung...

Tin đọc nhiều
Phòng tuyến góp phần ngăn chặn tàu cá khai thác hải sản trái phép
Hội đàm giữa Lai Châu và hai tỉnh Phông Sa Lỳ, U Đôm Xay
Dâng hương, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hy sinh trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc
Tuyên bố Báo chí chung Việt Nam-Philippines
Xuất nhập khẩu chính ngạch giữa Kiên Giang và Kampot đạt 256 triệu đô la Mỹ
Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045
Cảnh sát biển Việt Nam tham dự Hội nghị Hội đồng điều hành ReCAAP lần thứ 18
Tiếp tục củng cố đoàn kết, vai trò trung tâm của ASEAN
Xung lực mới cho quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam – New Zealand
Quảng Ninh xây dựng nền biên phòng toàn dân vững chắc
Việt Nam lên án hành vi bạo lực, vô nhân đạo trên các tuyến hàng hải quốc tế
Nhận diện, phát triển “mũi nhọn” của Kiên Hải
Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Việt Nam kêu gọi các bên liên quan cùng đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông
Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục quản lý tốt biên giới trên đất liền, kiểm soát và giải quyết tốt hơn bất đồng trên biển
Chủ tịch Quốc hội Phần Lan ủng hộ lập trường, quan điểm của ASEAN và Việt Nam về vấn đề Biển Đông
Khám phá tuyến du lịch kết nối Non nước Cao Bằng với Cao nguyên đá Đồng Văn
Công bố quy hoạch tỉnh Hà Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050
Triển khai thi công Dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy đón tàu 100 nghìn tấn
Quy hoạch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Kinh tế biển xanh
Hiệp đồng trong quản lý bảo vệ biên giới tiếp giáp Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa
Thống nhất quản lý, khai thác hiệu quả các dự án lấn biển
Kiểm ngư đồng hành cùng ngư dân vươn khơi, bám biển
Dấu ấn hợp tác Đắk Nông - Mondulkiri
Khánh thành thêm một Đài Hữu nghị Việt Nam-Campuchia
Việt Nam sẽ tiếp tục cùng Hoa Kỳ triển khai quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện ngày càng hiệu quả, thực chất, ổn định
Mọi yêu sách và hoạt động ở Biển Đông phải phù hợp với luật pháp quốc tế
Nơi 'neo đậu' nghĩa tình quân-dân giữa biển khơi mênh mông
Quảng Trị ra quân khai thác vụ cá nam và khởi động mùa du lịch biển 2024