Dòng nước hữu nghị mang về mùa vàng no ấm

03/08/2022 20:10

Một con mương nhỏ nhưng mang trên mình sứ mệnh lớn là tưới tiêu cho hơn 60ha ruộng lúa 2 vụ của nhân dân các bản giáp biên huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La và huyện Mường Ét, tỉnh Hủa Phăn, Lào. Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng dòng nước ấy luôn là mạch sống và là sợi dây kết nối tình hữu nghị Việt Nam-Lào mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững.

Nửa thế kỷ tưới mát cho đồng ruộng

Thực ra, con mương dài 9km dẫn nước từ bản Mo qua bản Chiềng Khương, xã Chiềng Khương, huyện Sông Mã không hề có tên nhưng có lẽ vì mang “sứ mệnh” tưới tiêu cho các bản giáp biên của huyện Mường Ét nên người dân gọi bằng cái tên “mương nước Hữu Nghị”.

Ông Quàng Văn Giới, Trưởng bản Chiềng Khương là người sinh ra và lớn lên ở đây, bởi vậy, hơn ai hết, ông hiểu rõ về mương nước này vì ngay từ nhỏ đã được các già làng trong bản kể cho ông nghe. Câu chuyện bắt đầu từ năm 1967, chính quyền huyện Sông Mã huy động công nhân, nhân dân đi đào mương dẫn nước tưới tiêu cho các bản Pục, Chiềng Khương và 5 bản giáp biên của huyện Mường Ét là Đán, Huổi Củ, Hát Củ, Vỉa, Sổn Khua. Năm1988, chính quyền huyện Sông Mã tiến hành nâng cấp, gia cố mương nên hằng năm, người dân chỉ phải đi nạo nét bùn, phát quang cây cỏ.

Thực tế, mương nước Hữu Nghị tuy nhỏ nhưng đã đem lại hiệu quả vô cùng lớn. Không chỉ giúp người dân từ trồng lúa 1 vụ lên 2 vụ mỗi năm mà còn giúp người dân phấn khởi, tin tưởng để khai hoang mở rộng diện tích. Đến nay, diện tích trồng lúa nước tại các bản của Lào là 53ha, còn 2 bản Pục, Chiềng Khương (xã Chiềng Khương, huyện Sông Mã) có 14ha. Đời sống của nhân dân bởi thế ngày càng ấm no nhưng hơn cả là tình đoàn kết giữa nhân dân các bản hai bên biên giới ngày càng khăng khít, gắn bó. Những ngày mùa, trên cánh đồng rộn rã tiếng cười nói, người dânhai bên biên giới đổi công giúp nhau lao động sản xuất. Cây lúa cứ thế lớn lên với bao hy vọng vào ngày cho bông vàng trĩu hạt, bát cơm dẻo thơm hơn vì được kết tinh từ dòng nước đậm tình hữu nghị Việt Nam-Lào.

Đối với người dân hai bên biên giới nơi đây thì người Việt Nam, người Lào là anh em không chỉ trên phương diện ngoại giao hai nước mà đó còn là mối quan hệ thân tộc. Tình đoàn kết, hữu nghị nơi đây được thể hiện bằng những việc làm cụ thể, thông qua sự giúp đỡ của Đồn Biên phòng cửa khẩu Chiềng Khương, chính quyền địa phương và sự đùm bọc giữa những người dân hai bên biên giới. Suốt gần 3 năm dịch Covid-19 bùng phát, Chính phủ Lào tạm dừng xuất, nhập cảnh phổ thông để thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch. Điều này gây khó khăn vô cùng lớn với nhân dân các bản giáp biên của Lào bởi vốn từ trước đến giờ, việc khám, chữa bệnh, mua hàng hóa, nhu yếu phẩm hầu hết đều diễn ra ở xã Chiềng Khương hoặc thị trấn Sông Mã.

Trước khó khăn ấy, không ít lần, chính quyền huyện Sông Mã, Đồn Biên phòng cửa khẩu Chiềng Khương đã hỗ trợ lương thực, thực phẩm cho người dân các bản giáp biên của huyện Mường Ét. Người dân các bản Pục, Chiềng Khiêng cũng chuẩn bị sẵn những gùi đan đựng mắm, muối, cá khô đặt sát đường biên giới để những người anh em ở Lào có thể tới lấy mang về, phần nào giúp họ vượt qua những ngày khó khăn vì dịch bệnh.

Khúc ca của tình đoàn kết

Bước vào tháng 7, đồng bào Thái, Lào ở các bản Pục, Chiềng Khương, Đán, Huổi Củ, Hát Củ, Vỉa, Sổn Khua bắt đầu mở nước vào ruộng để cày bừa bắt đầu cho mùa vụ mới. Để nước về đủ, mọi người sẽ phải đi khơi thông mương nước Hữu Nghị. Không phải nhắc nhở, mỗi gia đình đều cử người tham gia vì ai cũng xác định đây là việc chung nhưng cũng là việc riêng của mình.

 Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu Chiềng Khương và nhân dân tham gia nạo vét kênh mương dẫn nước chuẩn bị cho mùa vụ mới. Ảnh: Trúc Hà

Vì mương Hữu Nghị dài gần chục cây số nên Chi đoàn Đồn Biên phòng cửa khẩu Chiềng Khương cử lực lượng tham gia hỗ trợ bà con. Việc vất vả nhưng ai cũng mang tâm trạng rất phấn khởi vì biên cương Chiềng Khương vắng lặng nay lại rộn rã tiếng cười nói bởi những câu chuyện cuộc sống sau bao ngày tháng bị gián đoạn bởi dịch Covid-19. Dòng nước cứ thế chảy về những thửa ruộng đã cày ải, sau một tuần có thể cho máy xuống bừa, và rồi mạ non sẽ phủ xanh khắp cánh đồng.

Có mặt cùng người dân hai bên biên giới đi nạo vét mương, chúng tôi càng hiểu hơn về tình hữu nghị Việt Nam-Lào. Binh nhất Lò Văn Long (chiến sĩ Đội Vận động quần chúng, Đồn Biên phòng cửa khẩu Chiềng Khương) lần đầu tham gia nạo vét mương nước Hữu Nghị. Tuổi trẻ nên xông xáo, anh không ngại ngần lội xuống những đoạn nước ngập ngang bụng, xúc những tảng bùn đưa lên bờ để nước chảy nhanh hơn. Niềm vui của chàng lính trẻ đó là có thể trò chuyện cùng bạn Lào thoải mái vì tiếng nói người Lào và người Thái của Việt Nam cơ bản giống nhau nên câu chuyện không bị cản trở bởi ngôn ngữ.

Theo Thượng úy, y sĩ Lò Văn Thương, bà con các bản giáp biên Lào cũng như đồng bào của mình. Thượng úy Lò Văn Thương sinh ra và lớn lên ở bản Chiềng Khương nên từ nhỏ, anh đã được nghe kể về mương nước Hữu Nghị. Khi chưa nhập ngũ, anh cũng đã nhiều lần tham gia nạo vét mương giúp bạn Lào, thế nhưng mỗi lần gặp gỡ, đi giúp bạn vẫn mang lại những cảm xúc khó tả. Đó là khi người già, người bệnh cầm tay anh thật chặt để cảm ơn vì đã khám, phát thuốc điều trị miễn phí; hay những gương mặt hạnh phúc khi thấy cánh đồng bằng phẳng từ đồng khô cỏ cháy, xanh mướt mạ non đến vàng trĩu hạt.

Đi nạo vét mương nước lần này có cả ông Bông Súc, Bí thư Chi bộ bản Đán. Lúc nghỉ giải lao, ông tranh thủ trao đổi với Trưởng bản Quàng Văn Giới về việc sẽ đổi công khi cấy. Ông Bông Súc chia sẻ: “Tình hữu nghị Việt Nam - Lào nơi đây không chỉ là con mương dẫn nước từ Việt Nam sang tưới tiêu cho những cánh đồng lúa ở Lào. Những ngày phòng, chống dịch, nếu không có cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu Chiềng Khương và nhân dân bản Chiềng Khương thì các bản bên này không có nước để trồng lúa. Chúng tôi biết rằng, lúc làm mương nước, giặc Mỹ bắn phá nên đã có 3 công nhân hy sinh vì trúng bom. Ân tình sâu nặng này chúng tôi luôn ghi nhớ, nhắc nhở nhau càng phải gìn giữ, vun đắp tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam-Lào”.

Những ngày ngày, người dân các bản giáp biên Việt Nam-Lào hân hoan bước vào mùa vụ mới cùng với bao hy vọng cây lúa sẽ trổ bông, kết nên những mùa vang ấm no trĩu nặng nghĩa tình./.

Nguồn: bienphong.com.vn
Cùng chuyên mục
Thúc đẩy vai trò của Tòa án quốc tế về Luật Biển trong giữ gìn hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững
Thúc đẩy vai trò của Tòa án quốc tế về Luật Biển trong giữ gìn hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững

Chánh án Toà án quốc tế về Luật biển (ITLOS) Tomas Heidar trả lời phỏng vấn bên lề Hội thảo khu vực về Vai trò...

Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong duy trì trật tự pháp lý trên các đại dương
Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong duy trì trật tự pháp lý trên các đại dương

TS. Tara Davenport, Giám đốc chương trình luật và chính sách đại dương, Trung tâm Luật quốc tế, Đại học Quốc gia Singapore trả lời...

Phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép qua biên giới
Phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép qua biên giới

Phòng, chống xuất nhập cảnh (XNC) trái phép là một nội dung quan trọng trong bảo vệ an ninh quốc gia (ANQG), bảo đảm trật...

Đại sứ Ito Naoki: Nhật Bản mong muốn tiếp tục đối thoại, hợp tác và liên kết với các quốc gia như Việt Nam
Đại sứ Ito Naoki: Nhật Bản mong muốn tiếp tục đối thoại, hợp tác và liên kết với các quốc gia như Việt Nam

Ngày 17/3, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Canada, Australia, New Zealand và Liên minh châu Âu (EU) tổ...

Kết nối đường sắt biên giới giúp thúc đẩy hợp tác kinh tế và giao lưu Việt-Trung
Kết nối đường sắt biên giới giúp thúc đẩy hợp tác kinh tế và giao lưu Việt-Trung

Việc thông tuyến càng nhanh, càng sớm, thì càng thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại và giao lưu nhân văn giữa hai nước.

Biên giới Việt Nam-Lào là cầu nối quan trọng của hợp tác khu vực
Biên giới Việt Nam-Lào là cầu nối quan trọng của hợp tác khu vực

Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Minh Tâm khẳng định khi có đường biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác giữa hai bên...

Việt Nam vận dụng tốt các quy định của UNCLOS
Việt Nam vận dụng tốt các quy định của UNCLOS

Công ước Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS) năm 1982 đang phát huy giá trị trong thực tiễn, giúp Việt Nam, các nước ven...

Biên giới Việt - Lào: Đâu chỉ có núi non hùng vĩ, còn có tình người vượt thời gian
Biên giới Việt - Lào: Đâu chỉ có núi non hùng vĩ, còn có tình người vượt thời gian

Dọc tuyến biên giới dài khoảng 2.340 km giữa Việt Nam và Lào, đâu chỉ là những dãy núi hùng vĩ và bạt ngàn rừng...

UNCLOS: Những đóng góp quan trọng trong giải quyết các vấn đề mới nổi về quản trị biển và đại dương
UNCLOS: Những đóng góp quan trọng trong giải quyết các vấn đề mới nổi về quản trị biển và đại dương

Trong 30 năm qua, UNCLOS đã được cộng đồng quốc tế nhất trí ghi nhận và nhấn mạnh nhiều lần như là “Hiến pháp của...

Sự hình thành Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển
Sự hình thành Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển

Năm 2024 đánh dấu 30 năm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) chính thức có hiệu lực (từ ngày 16/11/1994), khuôn khổ...

Hiệp ước Biển cả - BBNJ: Cơ hội để Việt Nam mở rộng tầm nhìn ngoài Biển Đông
Hiệp ước Biển cả - BBNJ: Cơ hội để Việt Nam mở rộng tầm nhìn ngoài Biển Đông

Trả lời phỏng vấn trong khuôn khổ Đối thoại Biển lần thứ 13 (ngày 14/11) tại Cần Thơ do Học viện Ngoại giao phối hợp...

Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế
Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế

Ngày 14/11/2024, Đối thoại Biển lần thứ 13 với chủ đề “Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế” do Học viện Ngoại...

Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế
Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế

Ngày 14/11/2024, Đối thoại Biển lần thứ 13 với chủ đề “Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế” do Học viện Ngoại...

Hướng tới phát triển bền vững khu vực biển Đông Á
Hướng tới phát triển bền vững khu vực biển Đông Á

Sáng 06/11, Đại hội biển Đông Á 2024 với chủ đề: “Hợp lực xanh vì một tương lai chung: Một đại dương bền vững và...

Luật pháp quốc tế là “la bàn” cho tranh chấp trên biển
Luật pháp quốc tế là “la bàn” cho tranh chấp trên biển

Trả lời phỏng vấn bên lề Hội thảo quốc tế Biển Đông lần thứ 16 diễn ra từ ngày 23-24/10 tại Quảng Ninh, ông Niclas...

Tin đọc nhiều
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Pháp Emmanuel Macron
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp Lãnh đạo EU nhân dịp dự Hội nghị Đại dương Liên hợp quốc lần thứ 3
Kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ đường biên, mốc giới tại các tỉnh An Giang và Kiên Giang
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường
Điều phối viên Chương trình toàn cầu về phòng chống tội phạm trên biển của Liên hợp quốc chào xã giao Cảnh sát biển Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Chủ tịch Quốc hội Thụy Điển Andreas Norlen
Việt Nam luôn theo sát những diễn biến trên Biển Đông
Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong duy trì trật tự pháp lý trên các đại dương
Xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, thống nhất tiếp tục là dòng chảy chính của hợp tác khu vực
Thượng tướng Võ Minh Lương tiếp Cục trưởng Cục Thanh tra, Bộ Quốc phòng Campuchia
Việt Nam đề xuất ASEAN giữ vững đoàn kết và vai trò trung tâm
Việt Nam kiên quyết bác bỏ các yêu sách và lập luận vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông
Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên khởi động tuần tra song phương năm 2025
ASEAN cần kiên định con đường đối thoại, hợp tác, đoàn kết và tự cường
Ký kết hợp tác mở tuyến hàng hải trực tiếp Chu Lai-Ấn Độ
  ASEAN tiếp tục là ngọn hải đăng hòa bình giữa bối cảnh đầy biến động
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Litva Gitanas Nauseda
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Pháp Francois Bayrou
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tiếp Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam, Trung Quốc Vương Dư Ba,
Lào Cai – Vân Nam: Tuyến biên giới Việt – Trung điển hình
Cuộc họp lần thứ nhất Nhóm Chuyên gia Việt Nam - Campuchia về dự thảo Hiệp định giữa hai Chính phủ về quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền
Cuộc chiến giữ màu xanh của biển
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Litva Gitanas Nauseda
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Bồ Đào Nha Luis Montenegro
  Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn
Thủ tướng: ASEAN và GCC cùng kiến tạo mô hình hợp tác liên khu vực thế hệ mới
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Tuvalu Feleti Penitala Teo
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Ulf Kristerson