04/09/2020 17:23
Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển năng lượng tái tạo vùng biển. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, nguồn năng lượng này vẫn đang ở dạng tiềm năng.
Nhiều thuận lợi
Theo TS. Dư Văn Toán, Chuyên gia nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Biển và Hải đảo (Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam), Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển dài 3200km. Cũng vì thế, Việt Nam có điều kiện thuận lợi để phát triển năng lượng tái tạo biển, ước tính khoảng 5.000 GW.
TS.Toán cũng cho biết, hiện nay GDP của Việt Nam tăng trưởng khoảng 7% năm, do đó lượng điện tiêu thụ gia tăng khoảng 20% năm. Vì thế, giá dầu, than, khí đốt tăng cao sẽ gây khó khăn cho an ninh năng lượng quốc gia. Do đó, việc bổ sung, đa dạng hóa nguồn năng lượng sơ cấp, trong đó năng lượng tái tạo là cần thiết phục vụ phát triển bền vững, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay.
Các turbine điện gió thế hệ mới có độ bền cao và khả năng chống chọi lại bão cấp 12.
Đặc biệt, Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 đã coi biển có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế và chiến lược phát triển năng lượng biển Việt Nam đang được bước đầu triển khai. Tuy nhiên, chiến lược này còn chưa được tiến hành một cách hệ thống, chưa có cơ quan đầu mối trong việc lập quy hoạch chiến lược ngành năng lượng biển.
Việt Nam có hơn 1 triệu km2 biển và có tiềm năng về năng lượng biển như mặt trời, gió, sóng, thủy triều, muối…, nếu được quy hoạch, khai thác hợp lý sẽ đóng góp quan trọng vào sự phát triển bền vững kinh tế Việt Nam.
Ông Tạ Đình Thi, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam cũng cho rằng tiềm năng, nhu cầu phát triển điện gió, trong đó có điện gió ngoài khơi tại các vùng biển Việt Nam rất lớn, nhất là tại các tỉnh Nam Trung Bộ. Phát triển điện gió ngoài khơi là chủ trương của Đảng và Nhà nước, là xu thế của thế giới. Tuy nhiên, để chủ trương đi vào thực tiễn tại Việt Nam, còn rất nhiều việc phải làm và có sự chung tay của các Bộ, ngành, Chính phủ, sự hợp tác của doanh nghiệp, nhà đầu tư trong lĩnh vực năng lượng tái tạo cũng như điện gió ngoài khơi để góp phần phát triển bền vững kinh tế biển.
Kích hoạt tiềm năng
Theo TS. Toán, để phát triển năng lượng tái tạo biển, nhà nước cần hỗ trợ đầu tư cho các chương trình điều tra, nghiên cứu, chế tạo thử, xây dựng các điểm điển hình sử dụng năng lượng tái tạo. Đồng thời, có ưu đãi thuế nhập thiết bị, công nghệ mới, thuế sản xuất, lưu thông các thiết bị; bảo hộ quyền tác giả cho các phát minh, cải tiến kỹ thuật có giá trị trong lĩnh vực năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới.
Thực tế, Nghị quyết 26/NQ-CP cũng đã nêu rõ: Kế hoạch 5 năm đến năm 2025, ưu tiên đầu tư phát triển năng lượng tái tạo trên các đảo phục vụ sản xuất, sinh hoạt, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các cá nhân, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước phối hợp đầu tư khai thác nguồn năng lượng biển mới và tái tạo trên cơ sở đôi bên cùng có lợi. Thúc đẩy đầu tư xây dựng, khai thác điện gió, điện mặt trời và các dạng năng lượng tái tạo khác trên các vùng biển và hải đảo. Phát triển các dự án điện gió tại một số tỉnh có tiềm năng, trước hết là tại các tỉnh Bình Thuận, Bạc Liêu, Cà Mau.
Như vậy, chủ trương, chính sách để phát triển năng lượng tái tạo biển đã có. Vấn đề đặt ra là triển khai như thế nào để doanh nghiệp yên tâm đầu tư vào năng lượng tái tạo biển. Hơn nữa, qua trao đổi, các nhà đầu tư cho biết cũng đang gặp nhiều khó khăn, nhất là trong thời điểm dịch COVID-19 hoành hành. Vì vậy, nhà nước cần có thêm chính sách để hỗ trợ nhà đầu tư, từ đó thu hút đầu tư trong lĩnh vực năng lượng tái tạo biển.
Còn theo ông Tạ Đình Thi, hiện nay đơn vị đã và đang xây dựng các văn bản pháp luật phục vụ tốt nhất cho việc phát triển năng lượng tái tạo trên biển, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và đưa ra các giải pháp tối ưu cho vấn đề giao khu vực biển.
Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam cũng đang tích cực xây dựng Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nhiệm vụ quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đây sẽ là căn cứ quan trọng để phát triển hài hòa, cân bằng, phát triển kinh tế biển kết hợp với bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, đảm bảo quốc phòng, an ninh và đối ngoại.
Còn theo ông Đặng Quốc Toản, Giám đốc Công ty năng lượng dầu khí Châu Á, hiện tại các nhà đầu tư như ông rất mong công nghệ phát triển tăng công suất mỗi tuabin. Từ đó, sẽ giảm được giá thành đầu tư, cân đối tài chính đầu vào đầu ra. Cùng với đó là chính sách hỗ trợ của Nhà nước thì giấc mơ điện gió ngoài khơi sớm trở thành hiện thực.
Việt Nam có tiềm năng rất lớn về năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, vì nhiều lý do nguồn năng lượng này vẫn chưa được khai thác. Đặc biệt, điện gió ngoài khơi đóng góp rất nhiều khía cạnh cho quốc gia như kinh tế, quốc phòng, an ninh, có lợi cho ngành kinh tế biển khác. Các chuyên gia cho rằng, Nhà nước cần có chính sách ưu đãi hợp lý để thu hút đầu tư trong và ngoài nước, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, phát triển kinh tế xã hội./.
Chánh án Toà án quốc tế về Luật biển (ITLOS) Tomas Heidar trả lời phỏng vấn bên lề Hội thảo khu vực về Vai trò...
16/05/2025 16:23
TS. Tara Davenport, Giám đốc chương trình luật và chính sách đại dương, Trung tâm Luật quốc tế, Đại học Quốc gia Singapore trả lời...
15/05/2025 16:26
Phòng, chống xuất nhập cảnh (XNC) trái phép là một nội dung quan trọng trong bảo vệ an ninh quốc gia (ANQG), bảo đảm trật...
24/04/2025 16:37
Ngày 17/3, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Canada, Australia, New Zealand và Liên minh châu Âu (EU) tổ...
19/03/2025 16:40
Việc thông tuyến càng nhanh, càng sớm, thì càng thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại và giao lưu nhân văn giữa hai nước.
10/03/2025 16:48
Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Minh Tâm khẳng định khi có đường biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác giữa hai bên...
17/12/2024 18:26
Công ước Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS) năm 1982 đang phát huy giá trị trong thực tiễn, giúp Việt Nam, các nước ven...
13/12/2024 17:03
Dọc tuyến biên giới dài khoảng 2.340 km giữa Việt Nam và Lào, đâu chỉ là những dãy núi hùng vĩ và bạt ngàn rừng...
10/12/2024 15:09
Trong 30 năm qua, UNCLOS đã được cộng đồng quốc tế nhất trí ghi nhận và nhấn mạnh nhiều lần như là “Hiến pháp của...
28/11/2024 17:17
Năm 2024 đánh dấu 30 năm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) chính thức có hiệu lực (từ ngày 16/11/1994), khuôn khổ...
25/11/2024 17:23
Trả lời phỏng vấn trong khuôn khổ Đối thoại Biển lần thứ 13 (ngày 14/11) tại Cần Thơ do Học viện Ngoại giao phối hợp...
21/11/2024 16:27
Ngày 14/11/2024, Đối thoại Biển lần thứ 13 với chủ đề “Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế” do Học viện Ngoại...
15/11/2024 16:17
Ngày 14/11/2024, Đối thoại Biển lần thứ 13 với chủ đề “Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế” do Học viện Ngoại...
15/11/2024 16:17
Sáng 06/11, Đại hội biển Đông Á 2024 với chủ đề: “Hợp lực xanh vì một tương lai chung: Một đại dương bền vững và...
07/11/2024 17:21
Trả lời phỏng vấn bên lề Hội thảo quốc tế Biển Đông lần thứ 16 diễn ra từ ngày 23-24/10 tại Quảng Ninh, ông Niclas...
29/10/2024 16:05