Hiệp định về Biển cả tái khẳng định Công ước Luật biển 1982 là khuôn khổ pháp lý cho mọi hoạt động trên biển

21/09/2023 15:24

Ngày 20/09/2023 tại New York, trong khuôn khổ hoạt động của Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 78, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã ký Hiệp định về Bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học ở vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia, còn gọi là Hiệp định về Biển cả. Nhân dịp này, Bộ trưởng đã trả lời phỏng vấn tại New York.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn về việc Việt Nam tham gia Hiệp định về Biển cả. Ảnh: baoquocte.

Thưa Bộ trưởng, tại lễ mở ký Hiệp định về đa dạng sinh học ở vùng biển nằm ngoài phạm vi tài phán quốc gia này, có đến hơn 60 quốc gia ký Hiệp định. Con số này chứng tỏ sự quan tâm và ủng hộ đặc biệt của các quốc gia đối với Hiệp định này. Xin Bộ trưởng cho biết vì đâu Hiệp định này được cộng đồng quốc tế quan tâm và ủng hộ đến như vậy?

Hiệp định này, hay còn gọi là Hiệp định về Biển cả, là một trong những điều ước quốc tế được chú ý nhất trong thập kỷ qua. Có một số lý do chính khiến cho Hiệp định được quan tâm và ủng hộ như vậy.

Thứ nhất, đúng như tên gọi Hiệp ước về Biển cả, Hiệp định điều chỉnh việc khai thác, chia sẻ lợi ích và bảo tồn nguồn gien biển tại các vùng biển quốc tế. Đây là một nguồn lợi mới đầy tiềm năng, thuộc các vùng biển rộng lớn chiếm hơn 60% diện tích bề mặt của các đại dương mà không thuộc về quốc gia nào. Nhiều vùng ở đáy đại dương có hệ sinh thái đặc biệt giàu có, với nhiều loại gen quý hiếm, có giá trị cao cho nghiên cứu khoa học và tiềm năng kinh tế lớn, nhất là có thể tạo ra thuốc điều trị bệnh hiểm nghèo, sản xuất dược mỹ phẩm…

Hiện nay, hầu như chỉ có các nước phát triển và công ty tư nhân sở hữu công nghệ biển và công nghệ sinh học hàng đầu, với nguồn tài chính dồi dào mới có khả năng thu thập nguồn gien biển khơi và phát triển ứng dụng đem lại lợi nhuận, trong khi chưa có văn kiện quốc tế nào quy định nghĩa vụ chia sẻ lợi ích cũng như bảo tồn nguồn lợi này.

Hiệp định này là văn kiện đầu tiên điều chỉnh toàn diện việc bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen biển ở các vùng biển quốc tế.

Thứ hai, trong những năm gần đây, nhận thức và quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với các vấn đề đại dương và luật biển ngày càng cao, đặc biệt trong bối cảnh cạn kiệt các nguồn tài nguyên biển do khai thác quá mức, tác động tiêu cực của ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu… Nhận thức được tầm quan trọng của việc phải gìn giữ nguồn gen tại các vùng biển sâu, xa bờ, các quốc gia đã ngồi lại với nhau để xây dựng nên văn kiện này. Việc ký được Hiệp định hôm nay là kết tinh của quá trình nỗ lực lâu dài của cộng đồng quốc tế, một tiến trình gần hai thập kỷ, trong đó đàm phán chính thức bắt đầu từ năm 2018, thu hút sự tham gia của hầu hết các nước thành viên Liên hợp quốc, kể cả các nước không có biển hoặc không phải là thành viên Công ước Luật biển.

Việc dự thảo Hiệp định được thông qua bằng đồng thuận vào tháng 6 vừa qua, việc đông đảo các quốc gia tham gia ký Hiệp định ngay vào dịp mở ký thể hiện thành công của tiến trình đàm phán, là một dấu mốc lịch sử trong nỗ lực của cộng đồng quốc tế về bảo vệ môi trường biển, trong bối cảnh thực hiện Chương trình nghị sự 2030, đặc biệt là Mục tiêu phát triển bền vững số 14 về bảo tồn và sử dụng bền vững biển và tài nguyên biển.

Thứ ba, bên cạnh mục tiêu bảo tồn, sử dụng bền vững, Hiệp định đã mở ra cơ hội cho các nước đang phát triển có thể tiếp cận, tham gia nghiên cứu và hưởng lợi từ nguồn gien ở các vùng biển quốc tế. 

Thứ tư, đây là Hiệp định thứ ba được đàm phán và ký kết trong khuôn khổ Công ước Luật biển, là một sự tái khẳng định vai trò, tầm quan trọng của Công ước với tư cách là khuôn khổ pháp lý cho mọi hoạt động trên biển và đại dương. Một văn kiện quan trọng như vậy không thể không nhận được sự quan tâm chú ý của cộng đồng quốc tế.

Thưa Bộ trưởng, đối với Việt Nam, Hiệp định có tác động như thế nào?

Là một quốc gia ven biển, “thống nhất tư tưởng, nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của biển đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc”, như Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nhận định, Việt Nam tham gia tiến trình đàm phán văn kiện ngay từ đầu.

Hiệp định là kết quả của một quá trình thương lượng, thỏa hiệp xung quanh các luồng quan điểm khác nhau, thậm chí mâu thuẫn nhau về khai thác và bảo tồn; khuyến khích nghiên cứu khoa học và xây dựng năng lực, chuyển giao công nghệ; chia sẻ lợi ích công bằng. Thành công của đàm phán Hiệp định rất đáng khích lệ, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển.

Đối với Việt Nam, Hiệp định mang nhiều ý nghĩa quan trọng.

Thứ nhất, Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên tham gia ký Hiệp định trong khuôn khổ chuyến làm việc của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc, truyền đi thông điệp mạnh mẽ về việc Việt Nam là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, chung tay cùng các quốc gia trên thế giới giải quyết các vấn đề toàn cầu, đóng góp vào hòa bình, thịnh vượng và phát triển bền vững.

Thứ hai, Hiệp định tiếp tục củng cố hệ thống văn bản pháp lý dựa trên Công ước Luật biển 1982 trong việc quản trị các vùng biển và đại dương, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. Hiệp định tái khẳng định Công ước Luật biển 1982 là khuôn khổ pháp lý cho mọi hoạt động trên biển. Mọi yêu sách biển không được phương hại đến lợi ích chung của cộng đồng quốc tế, phạm vi của các vùng biển quốc tế, nơi tài nguyên sinh vật biển thuộc về toàn thể nhân loại, phải được xác định thông qua và phù hợp với Công ước Luật biển 1982.

Thứ ba, Hiệp định mở ra cơ hội cho Việt Nam và các nước đang phát triển khác được tham gia nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ biển, và được hưởng lợi về mặt kinh tế từ việc các quốc gia khác có lợi thế lớn hơn về tiềm lực tài chính, khoa học – công nghệ khai thác nguồn gien ở vùng biển khơi và chia sẻ lại lợi ích với chúng ta. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh Chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 xác định “Phát triển khoa học, công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực biển chất lượng cao”… là một trong những khâu đột phá, giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện mục tiêu “Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh, an toàn; kinh tế biển đóng góp quan trọng vào nền kinh tế đất nước, góp phần xây dựng nước ta thành nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Thứ tư, Hiệp định tạo ra và khuyến khích những cơ chế hợp tác quốc tế, hợp tác biển khu vực nhằm mục tiêu bảo tồn, chia sẻ lợi ích từ nguồn gien biển. Đó là những cơ hội để Việt Nam có thể thúc đẩy hợp tác, tăng cường đan xen lợi ích, góp phần bảo vệ tổ quốc từ sớm, từ xa.

Thứ năm, Việt Nam tham gia tiến trình đàm phán ngay từ đầu, và có những đóng góp thực chất trong các nội dung liên quan đến xây dựng năng lực, chuyển giao công nghệ, thành lập các khu bảo tồn biển. Điều này góp phần thực hiện tầm nhìn của Chiến lược biển Việt Nam về “tham gia chủ động và có trách nhiệm vào giải quyết các vấn đề quốc tế và khu vực về biển và đại dương”, thực hiện chủ trương phấn đấu đóng vai trò “nòng cốt, dẫn dắt, hòa giải tại các diễn đàn đa phương có tầm quan trọng chiến lược đối với đất nước”, nêu tại Chỉ thị 25 của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030.

Thưa Bộ trưởng, xin Bộ trưởng cho biết công việc tiếp theo cần thực hiện sau khi ký Hiệp định là gì?

Sau khi ký, các quốc gia cần thực hiện thủ tục phê chuẩn, phê duyệt để chính thức trở thành thành viên của Hiệp định. Hiệp định sẽ có hiệu lực sau khi có 60 nước thành viên. Trong vòng 1 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực, Tổng thư ký Liên hợp quốc sẽ triệu tập cuộc họp đầu tiên của Hội nghị thành viên Hiệp định này.

Cuộc họp đầu tiên của Hội nghị thành viên Hiệp định sẽ thảo luận và quyết định rất nhiều công việc quan trọng, trong đó bao gồm việc đàm phán, thông qua thủ tục vận hành của chính Hội nghị thành viên, cũng như các cơ quan khác được thành lập theo Hiệp định, quyết định tỷ lệ đóng góp thường niên của các nước phát triển cho quỹ đặc biệt của Hiệp định, dàn xếp về tài trợ… Các nước thành viên Liên hợp quốc tham gia Hội nghị Liên chính phủ sẽ phải theo sát quá trình này, nếu muốn triển khai và bảo vệ các thành quả đã đạt được trong đàm phán. Để theo sát tiến trình, đóng góp vào thực thi đầy đủ và hiệu quả Hiệp định, điều đầu tiên cần thực hiện là phải sớm phê duyệt Hiệp định.

Chỉ thị 25 của Ban Bí thư về Đẩy mạnh và tăng cường đối ngoại đa phương đến năm 2030 nhấn mạnh yêu cầu “Chủ động tham gia, tích cực đóng góp xây dựng, định hình các thể chế đa phương và trật tự kinh tế - chính trị quốc tế minh bạch, công bằng, dân chủ, bền vững; đồng thời, khai thác, phát huy tối đa lợi ích mà hợp tác đa phương mang lại”. Trước yêu cầu đó, việc ký Hiệp định mới chỉ là điểm khởi đầu, rất nhiều công việc còn ở phía trước và cần sự tích cực, chủ động của Bộ Ngoại giao cùng nhiều Bộ, ngành liên quan.

Xin cảm ơn Bộ trưởng!

Cùng chuyên mục
Triển khai hiệu quả các cơ chế hợp tác giữa quân đội Việt Nam và Trung Quốc
Triển khai hiệu quả các cơ chế hợp tác giữa quân đội Việt Nam và Trung Quốc

Ngày 24/10, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Bí thư Quân ủy Trung ương Tô Lâm đã tiếp Thượng tướng Trương Hựu...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro

Chiều ngày 24/10/2024, theo giờ địa phương, trong khuôn khổ các hoạt động tham dự Hội nghị Thượng đỉnh các Nhà lãnh đạo BRICS mở...

Đối thoại chiến lược Việt Nam - Anh lần thứ 10
Đối thoại chiến lược Việt Nam - Anh lần thứ 10

Ngày 24/10/2024 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng và Quốc Vụ khanh Bộ Ngoại giao và Phát triển Anh...

Hoạt động Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ hai tại tỉnh Houaphanh
Hoạt động Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ hai tại tỉnh Houaphanh

Sau khi kết thúc các hoạt động tại huyện Mộc Châu (tỉnh Sơn La), sáng 23/10, Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt...

Tuân thủ các nguyên tắc và chuẩn mực được thừa nhận rộng rãi là nền tảng đảm bảo hoà bình và ổn định quốc tế
Tuân thủ các nguyên tắc và chuẩn mực được thừa nhận rộng rãi là nền tảng đảm bảo hoà bình và ổn định quốc tế

Sáng ngày 23/10/2024, Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16 do Học viện Ngoại giao và các cơ quan đối...

Tuân thủ các nguyên tắc và chuẩn mực được thừa nhận rộng rãi là nền tảng đảm bảo hoà bình và ổn định quốc tế
Tuân thủ các nguyên tắc và chuẩn mực được thừa nhận rộng rãi là nền tảng đảm bảo hoà bình và ổn định quốc tế

Sáng ngày 23/10/2024, Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16 do Học viện Ngoại giao và các cơ quan đối...

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hai nước Việt Nam - Lào hội đàm
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hai nước Việt Nam - Lào hội đàm

Trong khuôn khổ Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam-Lào lần thứ hai, chiều 22/10, tại huyện Mộc Châu (tỉnh Sơn La),...

Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ hai
Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ hai

Chiều 22/10, Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ hai bắt đầu với lễ đón chính thức đoàn...

Việt Nam ứng cử Tòa án Luật Biển Quốc tế nhằm góp phần củng cố pháp quyền
Việt Nam ứng cử Tòa án Luật Biển Quốc tế nhằm góp phần củng cố pháp quyền

Trong những ngày vừa qua, Ủy ban các vấn đề pháp lý quốc tế (Ủy ban 6) Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79...

Đưa quan hệ Việt Nam-EU lên tầm cao mới
Đưa quan hệ Việt Nam-EU lên tầm cao mới

Ngày 22/10, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng và ông Niclas Kvarnström, Tổng Vụ trưởng Tổng vụ Châu Á...

Phối hợp quản lý tốt biên giới trên đất liền và cùng nhau duy trì hòa bình, ổn định ở trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc
Phối hợp quản lý tốt biên giới trên đất liền và cùng nhau duy trì hòa bình, ổn định ở trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc

Ngày 22/10/2024, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Chủ tịch Ủy ban...

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto

Trong khuôn khổ các hoạt động nhân dịp tham dự Lễ nhậm chức Tổng thống Cộng hòa Indonesia nhiệm kỳ 2024-2029, tại thủ đô Jakarta,...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Cồn Cỏ có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế biển
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Cồn Cỏ có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế biển

Sáng 16/10, trong chương trình công tác tại Quảng Trị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã...

Tăng cường quản lý biên giới đất liền Việt Nam-Lào
Tăng cường quản lý biên giới đất liền Việt Nam-Lào

Ngày 16/10, tại Quảng Nam đã diễn ra “Hội nghị tuyên truyền về công tác quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam -...

Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính, Thủ tướng Quốc vụ viện...

Tin đọc nhiều
Tập trung mọi nguồn lực hoàn thành các nhiệm vụ trong công tác chống khai thác IUU
ASEAN thống nhất các nội dung quan trọng tại Hội nghị Cấp cao lần thứ 44-45
Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk và Ty Công an tỉnh Mondulkiri tăng cường hợp tác giữ gìn an ninh trật tự
Tàu CSB 8004 lên đường thăm, giao lưu với Lực lượng bảo vệ bờ biển Hàn Quốc
Hoạt động Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ hai tại tỉnh Houaphanh
Hơn 10.000 học sinh ở TP Hồ Chí Minh tham gia cuộc thi ‘Em yêu biển đảo quê hương’
Góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc
Việt Nam – Campuchia tăng cường phối hợp tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp xã giao Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hà Vĩ
Tăng cường công tác phối hợp trong chống khai thác IUU
Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc gặp Nhóm Nghị sỹ Hữu nghị với ASEAN của Quốc hội Đức
Hải quân Việt Nam - Hải quân Philippines tổ chức thành công Phiên tham vấn song phương lần thứ 10
Thúc đẩy giao lưu, trao đổi kinh nghiệm lãnh đạo trẻ quân đội hai nước Việt Nam và Campuchia
Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
Dứt điểm xử lý tình trạng tàu cá '3 không'
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Tổng Thư ký Liên hợp quốc António Guterres
  Gỡ 'thẻ vàng' IUU: Địa phương phải quyết liệt hơn
“Chìa khóa” cho phát triển thương mại biên giới Việt Nam-Lào
Phối hợp quản lý tốt biên giới trên đất liền và cùng nhau duy trì hòa bình, ổn định ở trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc
Phát triển bền vững kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh
Đưa quan hệ Việt Nam - Brunei ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất
Việt Nam dự Hội nghị Quan chức Quốc phòng cấp cao ASEAN
Việt Nam và Philippines nhất trí tiếp tục tham vấn, phối hợp chặt chẽ về các vấn đề trên biển, tăng cường hợp tác biển
Việt Nam - Campuchia - Lào nhất trí chung tay tăng cường hợp tác đảm bảo an ninh, an toàn, trật tự ở khu vực biên giới
Phòng, chống tội phạm ma túy tuyến biên giới Việt-Lào: Nỗ lực không ngơi nghỉ
Việt Nam và Thái Lan nhất trí tăng cường hợp tác, giữ vững đoàn kết, thống nhất trong ASEAN
  Tăng cường hòa bình, hữu nghị, ổn định trên khu vực biên giới, cửa khẩu Việt Nam-Trung Quốc
Đưa quan hệ Việt Nam-EU lên tầm cao mới
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống đắc cử Indonesia Prabowo Subianto
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Tổng thống đắc cử Indonesia Prabowo Subianto