21/01/2021 14:34
Liên minh châu Âu và Liên hợp quốc sẽ tiếp tục nỗ lực hỗ trợ di cư lao động an toàn và việc làm thỏa đáng trong lĩnh vực đánh bắt và chế biến thủy sản ở Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Lao động di cư làm việc trong lĩnh vực đánh bắt và chế biến thủy sản từ những quốc gia Đông Nam Á sẽ được hưởng lợi từ một chương trình mới tiếp tục nỗ lực thúc đẩy di cư lao động hợp pháp và an toàn trong ngành nghề công việc này. Dự án có tên gọi “Các quyền từ tàu tới bờ biển trong khu vực Đông Nam Á.”
Chương trình được thực hiện trong thời gian 4 năm (2020-2024) do Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) phối hợp với Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) triển khai. Dự án này do Liên minh châu Âu (EU) tài trợ với khoản kinh phí là 10 triệu EURO, tương đương với 11,29 triệu USD (gần 300 tỷ đồng).
Các mục tiêu của chương trình bao gồm tăng cường khuôn khổ pháp lý, bảo vệ quyền lao động và nâng cao năng lực cho người lao động trong lĩnh vực đánh bắt và chế biến thủy sản ở Thái Lan, Campuchia, Myanmar, Lào, Indonesia, Philippines và Việt Nam.
Dự án sẽ được xây dựng dựa trên hoạt động của Dự án "Các quyền từ tàu tới bờ biển" do EU tài trợ, đã kết thúc vào tháng 3/2020. Với sự phối hợp triển khai của ba cơ quan thuộc Liên hợp quốc, chương trình sẽ phát huy kinh nghiệm của các đối tác trong khu vực để bảo vệ quyền của người lao động di cư và giải quyết các vấn đề như lao động cưỡng bức, buôn người, các hành vi tuyển dụng bất hợp pháp và khả năng tiếp cận thông tin hạn chế của người lao động.
Chương trình hướng tới những người lao động làm việc trong lĩnh vực đánh bắt và chế biến thủy sản hiện đang di cư, sẽ di cư và đã di cư trở về, gia đình của họ và cộng đồng ở nước điểm đi và nước điểm đến. Chương trình cũng sẽ hợp tác với các cơ quan chính phủ quốc gia; các tổ chức của người lao động và tổ chức của người sử dụng lao động; cơ quan tuyển dụng; chủ tàu và các hiệp hội chủ tàu; các tổ chức xã hội dân sự và các tổ chức hoạt động tại cộng đồng.
Khung pháp lý về di cư lao động trong lĩnh vực đánh bắt và chế biến thủy sản thường yếu, lao động di cư thường được tuyển dụng thông qua các kênh không chính thức và không hợp pháp. Mặc dù đã có những cải thiện quan trọng trong những năm gần đây, nhưng người lao động vẫn cho biết họ không có hợp đồng lao động bằng văn bản, trả lương thấp hơn hoặc bị giữ lại tiền lương, các hình thức đánh cắp tiền lương khác và bị ép buộc hoặc làm việc không tự nguyện.
Đại dịch COVID-19 cũng đã ảnh hưởng nặng nề đến đời sống và sinh kế của người lao động di cư và gia đình của họ. Chương trình quyền lao động từ tàu tới bờ trong khu vực Đông Nam Á sẽ hỗ trợ các Chính phủ và đối tác giải quyết những thách thức này và đảm bảo sự bảo vệ mạnh mẽ cho tất cả người lao động di cư làm việc trong lĩnh vực có đóng góp quan trọng về kinh tế và xã hội này.
Các quốc gia ở Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam nằm trong danh sách những nhà sản xuất và xuất khẩu sản phẩm từ cá và thuỷ sản hàng đầu thế giới. Chuỗi cung ứng đánh bắt và chế biến thủy sản phụ thuộc vào một số yếu tố bao gồm đánh bắt thủy sản, chế biến sơ cấp và thứ cấp tại nhà máy trên bờ. Lao động di cư đóng góp đáng kể vào hoạt động này với công việc là ngư dân và công nhân chế biến./.
Ngày 4/3, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan để trao...
05/03/2021 15:02
Ngày 4/3, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng đã điện đàm với Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao...
05/03/2021 15:01
Ngày 02/3/2021, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã dẫn đầu đoàn Việt Nam dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao...
04/03/2021 14:51
Ngày 7/3/2001, Vùng Cảnh sát biển (CSB) 3 được thành lập, thực hiện chức năng, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền...
04/03/2021 14:46
Thực hiện Nghị quyết số 58/NQ-TW ngày 19/11/1958 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) “Về việc xây dựng lực...
03/03/2021 15:12
Tại Hội nghị Cấp cao ASEM lần thứ 11 (tháng 11/2016), các nhà Lãnh đạo Á –Âu quyết định ngày 01/03 hàng năm là Ngày...
01/03/2021 16:05
Vừa qua, Phái đoàn thường trực của Việt Nam tại Liên hợp quốc tại New York và Geneva đã gửi công hàm thông báo ứng...
26/02/2021 15:43
Ngày 23/2, nhận lời mời của Thủ tướng Anh Boris Johnson, Chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ)...
24/02/2021 16:43
Qua 5 năm thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 9/1/2015 của Thủ tướng Chính phủ “về việc tổ chức phong trào toàn dân tham...
24/02/2021 16:41
Ngày 22/02/2021 tại trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva, Thụy Sỹ, Khóa họp thường kỳ lần thứ 46 của Hội đồng Nhân quyền Liên...
23/02/2021 14:18
Năm năm nhiệm kỳ Đại hội XII (2016-2021) là giai đoạn thế giới và khu vực chứng kiến những chuyển biến nhanh chóng, phức tạp...
22/02/2021 15:49
10 năm liên tục (2011-2020), Đoàn Đo đạc, Biên vẽ hải đồ và Nghiên cứu biển (Bộ Tham mưu Quân chủng Hải quân) luôn hoàn...
18/02/2021 14:03
Chuỗi hội thảo “Chủ quyền lãnh thổ, quyền và lợi ích hợp pháp của quốc gia trên Biển Đông” đã mang lại hiệu quả thiết...
18/02/2021 13:57
Trong những năm qua, người Việt Nam ra nước ngoài không ngừng gia tăng về số lượng và đa dạng về thành phần đã đặt...
08/02/2021 15:18
Hiệp hội Du lịch ASEAN sẽ thúc đẩy kế hoạch mở cửa trở lại biên giới giữa 10 quốc gia thành viên Hiệp hội Các...
04/02/2021 16:30