02/08/2024 17:06
Năm 2024 đánh dấu 25 năm Việt Nam và Trung Quốc ký Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc và 15 năm ký 03 văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc (Nghị định thư phân giới cắm mốc; Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới; Hiệp định về Cửa khẩu và Quy chế quản lý cửa khẩu).
Ngày 02/8/2024 tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao đã phối hợp cùng các bộ, ngành và địa phương liên quan tổ chức Hội nghị tổng kết 25 năm ký Hiệp ước biên giới và 15 năm ký 03 văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc. Hội nghị có sự tham dự của đồng chí Phạm Gia Khiêm, nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ - Bộ trưởng Bộ ngoại giao; đồng chí Lê Hoài Trung, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương; đồng chí Bùi Thanh Sơn - Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; đồng chí Trung tướng Nguyễn Doãn Anh - Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam; đồng chí Trung tướng Lê Đức Thái - Uỷ viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Bộ đội biên phòng; đồng chí Nguyễn Minh Vũ - Uỷ viên dự khuyết Trung ương Đảng, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Uỷ ban biên giới quốc gia, cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo, các cán bộ, chiến sỹ trực tiếp tham gia công tác phân giới cắm mốc và quản lý, bảo vệ biên giới của các bộ, ngành và địa phương liên quan, với khoảng hơn 300 đại biểu tham dự.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu khai mạc Hội nghị. Ảnh: baoquocte.vn
Phát biểu khai mạc tại Hội nghị, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc ký kết Hiệp ước biên giới, hoàn thành công tác phân giới cắm mốc và ký kết 03 văn kiện pháp lý về biên giới có ý nghĩa lịch sử to lớn, mở ra một trang mới trong quan hệ hai nước, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử xây dựng đường biên giới Việt Nam và Trung Quốc, góp phần tạo dựng và duy trì môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó, việc hoàn thành công tác phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền còn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đặt biệt là giữa các tỉnh giáp biên của hai nước.
Việc hoàn thành giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền giữa Việt Nam - Trung Quốc là một dấu ấn quan trọng trong quan hệ giữa hai nước đã từng trải qua nhiều biến cố thăng trầm và là một thành tựu được xây đắp bằng quyết tâm chính trị, bằng trí tuệ, máu, nước mắt của biết bao thế hệ người Việt Nam và Trung Quốc, đặc biệt là trong thời đại mới dưới sự lãnh đạo của hai Đảng Cộng sản hai nước. Thành tựu lịch sử này đã đặt nền tảng pháp lý, chính trị để hai nước duy trì môi trường hoà bình, ổn định cho sự nghiệp phát triển kinh tế, bảo đảm an ninh, quốc phòng... đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân hai nước.
Kể từ khi 03 văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc có hiệu lực và hai nước chính thức quản lý đường biên giới đất liền theo các văn kiện pháp lý về biên giới, nhìn chung tình hình biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc cơ bản ổn định, hệ thống đường biên, mốc giới được giữ vững; trật tự, an toàn xã hội khu vực biên giới được đảm bảo; công tác mở, nâng cấp cửa khẩu, đấu nối giao thông được hai bên quan tâm triển khai; giao lưu hữu nghị, hợp tác phát triển khu vực biên giới được chú trọng thúc đẩy. Ủy ban liên hợp biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc và các lực lượng chức năng hai bên phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý, bảo vệ biên giới, kịp thời phát hiện và xử lý ổn thỏa các sự kiện biên giới nảy sinh.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Thứ trưởng Thường trực Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ trao kỷ niệm chương vì sự nghiệp biên giới lãnh thổ cho các cán bộ, chiến sĩ có nhiều đóng góp cho công tác biên giới lãnh thổ. Ảnh: UBBGQG.
Biên giới trên bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc được hình thành qua quá trình lịch sử và tồn tại một cách tương đối ổn định kể từ thế kỷ thứ 10. Trong thời kỳ thực dân, Chính phủ Pháp và Triều đình Mãn Thanh Trung Quốc đã ký các Công ước ngày 26/6/1887 và công ước bổ sung ngày 20/6/1895 - đây là các văn bản pháp lý quốc tế đầu tiên xác định biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Ngay sau khi giành được độc lập, hai bên đã quan tâm tới việc giải quyết các vấn đề biên giới và đã tiến hành một số cuộc đàm phán nhưng chưa đạt kết quả. Sau khi bình thường hoá quan hệ vào năm 1991, hai nước đã nối lại đàm phán về biên giới lãnh thổ. Kết quả là Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc được Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ký ngày 30/12/1999. Trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2008, hai bên triển khai công tác phân giới cắm mốc trên thực địa. Kết quả hai bên đã phân giới toàn tuyến biên giới dài 1.449,566 km, cắm 1971 cột mốc, bao gồm 1 cột mốc ngã ba biên giới Việt - Trung - Lào, 1548 cột mốc chính và 442 cột mốc phụ. Hệ thống mốc giới này đã được đánh dấu, ghi nhận và mô tả phù hợp với địa hình thực tế, đảm bảo tính khách quan, khoa học, rõ ràng, ổn định và bền vững lâu dài. Ngày 18/11/2009, Chính phủ 2 nước đã ký 03 văn kiện pháp lý về biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc để ghi nhận toàn bộ thành quả phân giới cắm mốc biên giới trên thực địa, xác lập các quy định pháp lý để phối hợp thực hiện hiệu quả và thông suốt công tác quản lý, bảo vệ biên giới, quản lý, phát triển cửa khẩu giữa hai nước.
Hội nghị 25 năm ký Hiệp ước về biên giới và 15 năm ký 03 văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc là dịp để tri ân các thế hệ lãnh đạo, cán bộ đã từng tham gia vào công tác hoạch định, phân giới cắm mốc và quản lý biên giới Việt - Trung của các bộ, ngành và địa phương; đây là dịp các đại biểu gặp gỡ, trao đổi để cùng ôn lại quá trình công tác ngày trước, chia sẻ những bài học quý, những kỷ niệm đáng nhớ đã trải qua; các bộ ngành và địa phương cùng trao đổi, tổng kết, đánh giá những thành tựu, kết quả và cả những tồn tại, hạn chế nảy sinh trong công tác quản lý, bảo vệ biên giới để rút ra bài học kinh nghiệm, tìm biện pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, góp phần vào việc duy trì đường biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác và phát triển bền vững cho nhân dân hai nước./.
Sáng 17/9/2024, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa...
17/09/2024 16:28
Mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam từng nhiều lần được lãnh đạo cấp cao hai nước khẳng định là mối quan hệ...
17/09/2024 16:27
Tiếp nối hành trình sẻ chia, chung tay khắc phục hậu quả mưa lũ do bão Yagi, sáng ngày 15/9/2024, Đoàn công tác của Ủy...
17/09/2024 13:13
Sáng ngày 16/9, tại Trụ sở Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp với Lãnh đạo...
16/09/2024 16:26
Sáng ngày 14/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng thống đắc cử Indonesia Prabowo Subianto đang...
15/09/2024 15:22
Nhân dịp tham dự Diễn đàn Hương Sơn Bắc Kinh lần thứ 11 tại thủ đô Trung Quốc, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên...
15/09/2024 15:21
Chiều ngày 13/9/2024, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp Tổng thống đắc cử Indonesia Prabowo Subianto thăm...
14/09/2024 15:15
Sau các trao đổi của Việt Nam, cơ quan chức năng Trung Quốc sẽ giảm khối lượng xả đập thủy điện tối đa từ 250m3/giây...
12/09/2024 17:39
Sáng 12/9, trong chuyến công tác tại tỉnh Cao Bằng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đến thăm...
12/09/2024 17:38
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào
10/09/2024 10:40
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Mozambique Filipe Jacinto Nyusi
10/09/2024 10:36
Tàu buồm huấn luyện của Hải quân Trung Quốc thăm tỉnh Khánh Hòa
10/09/2024 10:32
Ngày 10/9/2024, tại TP. Quảng Ngãi, Ủy ban Biên giới quốc gia – Bộ Ngoại giao phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng...
10/09/2024 08:23
Ngày 9-9, Tàu 016-Quang Trung thuộc Lữ đoàn 162, Vùng 4 Hải quân luyện tập chung trên biển cùng Biên đội tàu 987 Hải quân...
09/09/2024 17:43
Chiều 9-9, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã tiếp Đại tá Ulysses Susarno Mancao, Tùy...
09/09/2024 17:41