Kỳ vọng đột phá trong hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư Việt Nam-Lào

09/01/2025 16:49

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp hẹp Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone trong chuyến thăm và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác song phương Việt Nam-Lào. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1962, với lợi thế gần gũi về địa lý, văn hoá tiêu dùng, Việt Nam và Lào không ngừng tăng cường, phát triển và đạt nhiều thành tựu trong mọi lĩnh vực, đem lại lợi ích thực sự cho nhân dân hai nước.

Riêng lĩnh vực thương mại, hai nước luôn phát triển theo chiều hướng tích cực, ngày càng thực chất và đi vào chiều sâu. Đặc biệt, cán cân xuất khẩu và nhập khẩu tương đối cân bằng, cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa thay đổi theo hướng bền vững, danh mục hàng hóa trao đổi được mở rộng, đa dạng và phong phú.

Chính vì vậy, chuyến thăm Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào của Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn đại biểu cấp cao kỳ vọng sẽ tạo đột phá trong hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư.

Thắt chặt quan hệ

Theo nhận định từ các chuyên gia, Việt Nam-Lào có chung đường biên giới dài hơn 2.300km đi qua địa giới hành chính của 10 tỉnh, thành phố của mỗi bên, là khu vực có tiềm năng phát triển, có vị trí chiến lược trên tuyến Hành lang kinh tế Đông-Tây.

Toàn tuyến biên giới Việt Nam-Lào có 9 cửa khẩu quốc tế, 6 cửa khẩu chính, 18 cửa khẩu phụ cùng 27 lối mở và đã thành lập 9 khu kinh tế cửa khẩu…

Ngoài ra, thương mại hai nước được hưởng lợi từ việc cắt giảm thuế suất về 0% cho hầu hết các mặt hàng của hai nước theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN, Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam-Lào, Hiệp định Thương mại biên giới Việt Nam-Lào. Hơn nữa, thị trường Lào không yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm, người tiêu dùng có nhiều thiện cảm với hàng hóa từ Việt Nam.

Bên cạnh đó, Lào gần như chấp nhận chứng nhận tiêu chuẩn từ các nước xuất khẩu; trong đó, có Việt Nam như đồ uống có chứng nhận an toàn thực phẩm.

Mặt khác, doanh nghiệp còn có thể tận dụng việc kết nối của Lào với Thái Lan và Trung Quốc xuất khẩu sang hai thị trường nhằm giảm chi phí vận chuyển, tăng sức cạnh tranh của hàng Việt sang thị trường lân cận.

Tại buổi làm việc với Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Lào tại Việt Nam Khamphao Ernthvanh, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã nêu bật kết quả nổi bật trong quan hệ thương mại Việt Nam-Lào trong năm 2024 với kim ngạch thương mại song phương ước đạt 2,2 tỷ USD, tăng xấp xỉ 34% so với năm trước đó.

Đặc biệt, đây là lần đầu tiên kim ngạch thương mại giữa hai nước vượt mốc 2 tỷ USD, vượt xa mục tiêu do Chính phủ hai nước đề ra và minh chứng rõ nét cho kết quả nỗ lực không ngừng của Chính phủ, các cơ quan chức năng, doanh nghiệp; trong đó, không thể không kể đến đóng góp của Bộ Công Thương Việt Nam và Đại sứ quán Lào.

Liên quan đến Hiệp định Thương mại Việt Nam-Lào, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Công Thương Lào đã hoàn tất các thủ tục báo cáo Chính phủ phê duyệt Hiệp định Thương mại Việt Nam-Lào mới (ký ngày 8/4/2024) và sẵn sàng cho việc thực hiện.

Bộ trưởng đề nghị Đại sứ Lào trao đổi với các cơ quan chức năng phía Lào nhanh chóng hoàn tất thủ tục nội bộ cần thiết. Đồng thời, sớm thông báo và khẳng định với phía Việt Nam ngày chính thức có hiệu lực để hiệp định sớm được thực thi, ưu đãi theo điều khoản sớm được tận dụng.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, vai trò then chốt của hai trụ cột này trong quan hệ kinh tế Việt Nam-Lào, hợp tác mua bán than và điện giữa Việt Nam và Lào trong năm 2024 đã đạt được những kết quả hết sức tốt đẹp.

Việc nhập khẩu điện và than từ Lào về Việt Nam không chỉ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam mà còn khai thác tiềm năng cung ứng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội hội của Lào.

Đại sứ Lào tại Việt Nam bày tỏ sự nhất trí với ý kiến của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên về thành tựu ấn tượng mà hai nước đã đạt được và bày tỏ sự ấn tượng trước sự tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2024.

Cụ thể ước đạt khoảng 810 tỷ USD, xuất siêu năm thứ 9 liên tục, thặng dư thương mại đạt xấp xỉ 25 tỷ USD. Bên cạnh đó, công nghiệp phục hồi mạnh mẽ, tăng trưởng tới 8,4%, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng chung của kinh tế đất nước.

Đáng lưu ý, hàng hóa xuất khẩu của hai nước không chỉ mang tính cạnh tranh mà bổ sung cho nhau. Hiện tại, Việt Nam xuất khẩu sang Lào hóa chất, xăng dầu, máy móc, thiết bị dụng cụ, phương tiện vận tải, sản phẩm từ sắt thép...

Ở chiều ngược lại, Việt Nam nhập khẩu từ Lào cao su, than đá, gỗ và sản phẩm gỗ, phân bón, quặng và khoáng sản...

Thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào cho thấy, tính đến tháng 12/2024, đầu tư từ Việt Nam vào Lào 417 dự án với tổng giá trị được phê duyệt hơn 4.9 tỷ USD.

Đặc biệt, các dự án đầu tư 100% vốn Việt Nam chiếm 4.6 tỷ USD; trong đó, phần lớn các dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp 680 triệu USD, năng lượng điện 980 triệu USD, khai thác khoáng sản 1 tỷ USD, dịch vụ khác 2 tỷ USD.

Đặc biệt, nhiều dự án đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào hoạt động hiệu quả, đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế-xã hội, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho hàng nghìn lao động, bổ sung nguồn thu cho ngân sách nhà nước Lào, nhất là lĩnh vực viễn thông, ngân hàng, trồng chế biến cao su, sản xuất và chế biến lương thực, thực phẩm, sữa...

Đóng góp vào kết quả này, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị trong Bộ đẩy mạnh xúc tiến thương mại, kết nối giao thương. Theo đó, Thương vụ Việt Nam tại Lào đã phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) đẩy mạnh xúc tiến thương mại định kỳ hàng năm nhằm tạo cơ hội kết nối giao thương giữa địa phương hai nước.

Nổi bật là Hội chợ Thương mại Việt-Lào Expo được tổ chức vào quý 3 hàng năm. Đây là chương trình xúc tiến thương mại quốc gia quan trọng kết nối giao thương, miễn phí gian hàng, giúp doanh nghiệp có cơ hội giao lưu, ký kết nhiều hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Ngoài ra, Thương vụ Việt Nam tại Lào cũng thường xuyên làm việc với đơn vị chuyên môn của Lào ở Trung ương và địa phương để kết nối, giới thiệu và quảng bá thương hiệu quốc gia, hàng hóa Việt Nam tại Lào. Mặt khác, thường xuyên cập nhật chính sách, môi trường kinh doanh, quy định về xuất nhập khẩu, thông tin thị trường, doanh nghiệp Việt Nam tới đối tác Lào.

Khơi thông dòng chảy

Ông Trần Quốc Toản, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho rằng, thương mại hai nước Việt Nam-Lào phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, còn nhiều điểm hạn chế.

Cụ thể như chính sách thu hút đầu tư vào sản xuất chế biến, cơ sở hạ tầng, giao thông, logistics tại khu vực cửa khẩu chưa hiệu quả...

Bên cạnh đó, việc phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là xây dựng các tuyến đường kết nối tới cửa khẩu, liên huyện tại một số khu vực còn chậm, chưa đáp ứng được tiềm năng và nhu cầu của hoạt động mua bán, trao đổi, lưu thông hàng hóa tại khu vực biên giới.

Nhằm tạo đột phá trong hợp tác kinh tế, thương mại-đầu tư Việt Nam- Lào, lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước có chủ trương tăng cường kết nối, bổ trợ kinh tế và ấp ủ triển khai xây dựng Khu công nghiệp Lào-Việt.

Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Minh Tâm nhấn mạnh Việt Nam và Lào là hai nước đang phát triển, đều gặp những hạn chế cản trở quá trình công nghiệp hóa như tiếp cận cơ sở hạ tầng, công nghệ và tài chính, chi phí sản xuất, giao dịch cao do thiếu cơ sở hạ tầng và thể chế còn nhiều bất cập.

Do vậy, việc hình thành khu công nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong thu hút đầu tư, tạo việc làm và thúc đẩy xuất khẩu cũng như hiện đại hóa kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị mới tại mỗi nước.

Phân tích rõ hơn về tiềm năng hợp tác phát triển dự án Khu công nghiệp giữa hai nước, Đại sứ Nguyễn Minh Tâm cho rằng với các yếu tố cơ bản và tiềm năng sẵn có, Lào có nhiều lợi thế và cơ sở để phát triển khu công nghiệp như tài nguyên thiên nhiên dồi dào, chi phí thuê đất rẻ, giá nhân công thấp và Lào đang tích cực triển khai định hướng trở thành trung tâm logistics khu vực.

Trong khi đó, với những kinh nghiệm từ các mô hình khu công nghiệp đã xây dựng và đang phát huy hiệu quả, Việt Nam có thể hợp tác với phía Lào để nghiên cứu, hình thành những khu công nghiệp.

Nhằm phát huy cơ hội phát triển, Bộ Công Thương khuyến cáo doanh nghiệp cần nâng cao tính chủ động để khai thác lợi thế xuất khẩu sang Lào, gia tăng quy mô xuất khẩu. Đặc biệt, doanh nghiệp cần định vị đúng đắn, xác định tiềm năng và thuận lợi có thể khai thác để có chiến lược kinh doanh phù hợp.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần tận dụng làn sóng đầu tư của Việt Nam sang Lào để gia tăng quy mô xuất khẩu. Việc tăng cường liên kết, hình thành chuỗi sản xuất cung ứng sản phẩm, xây dựng thương hiệu là cần thiết, tạo chỗ đứng vững chắc cho hàng Việt tại Lào.

Vì vậy, doanh nghiệp hai nước có thể phối hợp và xây dựng, hình thành chuỗi sản xuất-cung ứng sản phẩm mà Việt Nam và Lào có lợi thế. Bộ Công Thương luôn đồng hành cùng doanh nghiệp trong việc tìm kiếm và mở rộng thị trường cho hàng hóa Việt Nam.

Cùng với các địa phương có chung đường biên giới với Lào, Bộ Công Thương đã và đang phối hợp chặt chẽ với cơ quan liên quan, đảm bảo hoạt động thương mại và thương mại biên giới giữa hai nước diễn ra thuận lợi, hiệu quả, đem lại lợi ích cho doanh nghiệp, đóng góp vào sự tăng trưởng thương mại Việt Nam-Lào./.

Nguồn: TTXVN
Cùng chuyên mục
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bình Thuận tăng cường hợp tác với Tiểu khu Quân sự tỉnh Kampong Chhnang, Campuchia
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bình Thuận tăng cường hợp tác với Tiểu khu Quân sự tỉnh Kampong Chhnang, Campuchia

Nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025, ngày 8/1, đoàn cán bộ Tiểu khu Quân sự tỉnh Kampong Chhnang, Quân đội Hoàng gia Campuchia đã đến...

Khánh thành, bàn giao công trình dân sinh cho đồng bào vùng biên giới Việt-Lào
Khánh thành, bàn giao công trình dân sinh cho đồng bào vùng biên giới Việt-Lào

Ngày 8/1, thông tin từ Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Nghệ An cho biết, các đồn biên phòng tuyến đất liền vừa phối...

Đắk Nông dựa vào dân để bảo vệ an ninh biên giới
Đắk Nông dựa vào dân để bảo vệ an ninh biên giới

Với phương châm “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”, người dân, nhất là...

Cảng biển lập kỷ lục mới
Cảng biển lập kỷ lục mới

Cụm cảng Cái Mép - Thị Vải (CM-TV) đã lập kỷ lục mới trong năm 2024, đạt tổng sản lượng hàng hóa vượt 138,2 triệu...

Chuyển biến trong việc xóa tàu cá '3 không'
Chuyển biến trong việc xóa tàu cá '3 không'

Trong năm 2024, Quảng Ngãi đã có nhiều nỗ lực trong việc xóa tàu cá “3 không” (không đăng ký, không đăng kiểm, không có...

Thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ trên đảo Hòn Khoai
Thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ trên đảo Hòn Khoai

Ngày 7/1, đoàn công tác Bộ Tư lệnh vùng 5 Hải quân, các tỉnh, thành phố phía Nam cùng các cơ quan báo chí Trung...

Hợp tác thúc đẩy thương mại qua biên giới
Hợp tác thúc đẩy thương mại qua biên giới

Thúc đẩy thương mại qua biên giới, đặc biệt là thương mại điện tử là vấn đề mà tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh...

Vùng biên giới và hải đảo Quảng Ninh tổ chức nghi lễ chào cờ đầu Năm mới 2025
Vùng biên giới và hải đảo Quảng Ninh tổ chức nghi lễ chào cờ đầu Năm mới 2025

Sáng 1/1, nhân dịp Năm mới 2025, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các vùng biên giới thành phố Móng Cái và đảo tiền...

Nắng mới biên cương
Nắng mới biên cương

Từ cột mốc 543, cửa khẩu Cà Roòng-Noỏng Mạ, sau khoảng 30 phút đi ô tô, chúng. tôi đến cụm bản Noỏng Mạ, huyện Bua...

Trung tâm tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính Cửa khẩu quốc tế Ma Lù Thàng đi vào hoạt động
Trung tâm tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính Cửa khẩu quốc tế Ma Lù Thàng đi vào hoạt động

Sáng 1/1, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Lai Châu tổ chức đưa vào hoạt động Trung tâm tiếp nhận và giải quyết thủ...

Cảnh sát biển Việt Nam cứu nạn thành công 5 thuyền viên người nước ngoài bị chìm tàu trên biển
Cảnh sát biển Việt Nam cứu nạn thành công 5 thuyền viên người nước ngoài bị chìm tàu trên biển

Tăng cường hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và tìm kiếm cứu nạn dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ...

Phối hợp xây dựng hiệu quả các Đài hữu nghị Việt Nam – Campuchia tại Vương quốc Campuchia
Phối hợp xây dựng hiệu quả các Đài hữu nghị Việt Nam – Campuchia tại Vương quốc Campuchia

Ngày 29/12, kỳ họp lần thứ VII giữa Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hội đồng Quốc gia...

Tàu Hải quân Trung Quốc thăm thành phố Đà Nẵng
Tàu Hải quân Trung Quốc thăm thành phố Đà Nẵng

Ngày 28/12, Biên đội tàu 173 gồm Tàu khu trục 173 (Chang Sha) và Tàu đổ bộ 999 (Jing Gang Shan) của Hải quân Quân...

Đàm phán Hiệp định, Nghị định thư xây dựng công trình giao thông qua biên giới
Đàm phán Hiệp định, Nghị định thư xây dựng công trình giao thông qua biên giới

Nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam - Trung Quốc phát triển hơn nữa, đáp ứng nhu cầu qua lại của...

Xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh trở thành khu kinh tế cửa khẩu năng động, thông minh
Xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh trở thành khu kinh tế cửa khẩu năng động, thông minh

Ngày 20/12/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký ban hành Quyết định số 1618/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chung xây...

Tin đọc nhiều
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Bulgaria
Quản lý và khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên vùng bờ, góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển
Để biên giới thêm thắm tình hữu nghị, công tác biên phòng thêm hiệu quả
Công ước Liên hợp quốc về Luật biển tiếp tục khẳng định vai trò thiết yếu trong duy trì trật tự pháp lý trên biển và đại dương
Ninh Thuận đẩy mạnh kinh tế biển
Xây dựng Lào Cai thành Trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam, các nước ASEAN với vùng Tây Nam - Trung Quốc
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp kết nối thị trường Mỹ
Khơi dậy tình yêu nước từ “Tiết học biên cương”
Tô đậm tình đoàn kết hữu nghị Quảng Bình-Khăm Muồn
Hội đàm phối hợp quản lý, bảo vệ biên giới
Khai trương cặp cửa khẩu quốc tế Lóng Sập (tỉnh Sơn La, Việt Nam) -  Pa-háng (tỉnh Hủa-phăn, Lào): Động lực phát triển mới cho khu vực  biên giới Việt Nam - Lào
Kỳ vọng đột phá trong hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư Việt Nam-Lào
Tăng cường công tác đối ngoại biên phòng, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới
Bình Phước ký kết với các địa phương Campuchia về tìm kiếm hài cốt liệt sĩ
Hợp tác thúc đẩy thương mại qua biên giới
Phát triển vùng bờ biển Việt Nam thành những trung tâm kinh tế - văn hóa sôi động
Quân chủng Hải quân đẩy mạnh công tác tuyên truyền biển, đảo
Tuyên bố chung Việt Nam - Brasil về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược
Đảo tiền tiêu Thổ Chu vững vàng thế trận quốc phòng toàn dân
Đoàn công tác của Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ thăm và làm việc tại tỉnh Sơn La
Tăng cường nhận thức về các vấn đề biên giới lãnh thổ cho sinh viên đại học
Thương mại biên giới Việt Nam - Lào: Còn nhiều dư địa thuận lợi cho tăng trưởng
Sóc Trăng phát động đợt cao điểm tuần tra, xử lý hành vi khai thác IUU
Vùng 5 Hải quân: Tiếp tục đẩy mạnh công tác phối hợp tuyên truyền biển, đảo
Đại tướng Phan Văn Giang hội đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Campuchia
Tăng cường hợp tác giữa Điện Biên với 3 tỉnh Bắc Lào
Tăng cường hợp tác bảo đảm an ninh tại cặp Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo (Việt Nam) và Đensavan (Lào)
UNCLOS: Những đóng góp quan trọng trong giải quyết các vấn đề mới nổi về quản trị biển và đại dương
Cảnh sát biển Việt Nam xuất phát đi tuần tra liên hợp trên vùng biển lân cận đường phân định Vịnh Bắc Bộ lần 2 năm 2024