"Mắt thần" trên đảo Bình Ba

03/04/2024 15:19

Đóng quân ở độ cao hơn 200m so với mặt nước biển, dù trong bất cứ điều kiện khó khăn nào, những cán bộ, chiến sĩ ở Trạm Ra đa 570 (đóng trên đảo Bình Ba, TP. Cam Ranh, Khánh Hoà), Trung đoàn 451, Vùng 4 Hải quân vẫn nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đơn vị được ví như đôi "mắt thần" canh gác vùng trời, vùng biển của vịnh Cam Ranh và khu vực biển được giao nhiệm vụ.

Việc bảo dưỡng trang bị kỹ thuật ra đa ở trạm được thực hiện thường xuyên, định kỳ và đột xuất.

Trên trạm "mắt thần"

Tại phòng trực của Trạm Ra đa 570, các cán bộ, chiến sĩ trong ca trực luôn tập trung cao độ, liên tục thực hiện các cuộc điện đàm, báo cáo tình huống kịp thời về Sở Chỉ huy Trung đoàn 451 và các tàu trực thuộc Vùng 4 Hải quân. "Thông báo cho tàu trực, thời gian vào lúc 8 giờ 15, có 1 tàu vận tải nước ngoài, ở phương vị 33 độ, cự ly 12 hải lý; hướng đi 194, vận tốc 6 hải lý/giờ, vi phạm vào khu vực giám sát", Đại úy quân nhân chuyên nghiệp Lê Bá Phước - nhân viên ra đa báo cáo. Thấy tôi chưa hiểu lắm về cuộc điện đàm, Đại úy Phạm Như Tuấn Anh - Trạm trưởng Trạm Ra đa 570 đứng bên cạnh liền giải thích: "Vừa rồi là tình huống có tàu nước ngoài vi phạm vào vùng biển chúng tôi giám sát. Qua quan sát, phát hiện mục tiêu, các anh em trong ca trực xác định thông số mục tiêu, nhận dạng, phán đoán hành động của tàu và báo về trung tâm Sở Chỉ huy Trung đoàn, cùng với các đơn vị hiệp đồng để kịp thời có biện pháp xử lý, ngăn chặn".

Chỉ tay vào những chấm nhỏ li ti hiển thị trên màn hình, Đại úy Phạm Như Tuấn Anh chỉ cho tôi biết cách phân biệt các loại tàu, hướng di chuyển... Mỗi ngày, cán bộ, chiến sĩ ở trạm quan sát hàng trăm mục tiêu như vậy, đa phần là các tàu hoạt động trên biển, các mục tiêu trên không hoạt động ở tầm thấp. Ngoài giám sát trên ra đa, các cán bộ, chiến sĩ còn thực hiện quan sát bằng mắt thường, vậy nên bất kể tàu lớn, nhỏ... khi đi vào phạm vi giám sát của trạm đều khó có thể lọt khỏi tầm mắt của mọi người.

Thực hiện quan sát, giám sát mục tiêu bằng mắt thường.

Trung đoàn 451 có nhiều trạm ra đa, đóng quân tại các vị trí khác nhau nhưng Trạm Ra đa 570 có vị trí đặc biệt quan trọng. Khu vực do trạm phụ trách giám sát có số lượng tàu thuyền chở hàng hóa ra vào cảng Cam Ranh nhiều; có các tàu quân sự nước ngoài vào cảng quốc tế thực hiện công tác đối ngoại. Đồng thời, đây là nơi đóng quân của các lực lượng thuộc Vùng 4 Hải quân và Quân chủng Hải quân. Do đó, dù nắng nóng, mưa bão, bất kể ngày đêm, phòng trực chuyên môn ra đa của trạm luôn hoạt động.

Với đặc thù đó, trạm được trang bị các ra đa quan sát hoạt động 24/24 giờ, luân phiên liên tục để vừa hoàn thành nhiệm vụ, vừa đảm bảo an toàn cho trang thiết bị. Khi ra đa này hoạt động, anh em trạm lại thực hiện bảo dưỡng, kiểm tra ra đa còn lại. Đặc biệt, hoạt động ở vùng biển, các máy móc, trang bị kỹ thuật của trạm cần được bảo dưỡng thường xuyên, tỉ mỉ. "Chúng tôi thực hiện bảo dưỡng thường xuyên. Thế nhưng, các sự cố bất chợt vẫn thường xảy ra. Có khi nửa đêm, gặp sự cố về nguồn điện ắc quy của các máy, chúng tôi phải tiến hành kiểm tra lỗi, thực hiện phương án thay thế thiết bị ngay trong đêm. Mấy anh em ở trạm làm lâu năm quen việc giờ thính lắm, đang làm mà có linh tính là chủ động chuyển đổi hệ thống ngay để đảm bảo an toàn cho thiết bị", Đại úy Phạm Như Tuấn Anh nói.

Sáng tạo vượt khó ở đảo

Không phải người dân địa phương, ít ai biết được trên "nóc nhà" của đảo Bình Ba lại có một trạm ra đa đang ngày đêm quan sát, giám sát tất cả hoạt động trên vùng biển được phân công. Cũng do tính chất đặc thù, ít ai được vào khu vực hoạt động của trạm nếu không có phận sự, nên những khó khăn của anh em ở trạm cũng chỉ mọi người biết với nhau.

Đang ngồi nói chuyện, Trung sĩ Hồ Hữu Phúc - chiến sĩ ra đa của trạm vỗ đùi, tặc lưỡi nói: "Tiếc ghê, đầu giờ sáng lúc các anh chưa ra, thấy mây đen kéo tới ùn ùn, cứ tưởng có mưa ngon lành. Ai ngờ, không mưa thì thôi, tới giờ trưa lại nắng gắt như thường". Hỏi ra mới biết, ở trạm, cán bộ, chiến sĩ cũng chờ mưa, mong mưa như lính đảo ở Trường Sa. Nguồn nước chính mọi người sử dụng là nước mưa được hứng từ mái tôn, đưa vào các hầm chứa. Chỉ cho tôi xem những đường ống và máng nước dày đặc ở dưới mái tôn tại các khu nhà, Trung sĩ Phúc hóm hỉnh nói "Chỉ trừ khi các bể chứa đã đầy nước, còn không thì một giọt mưa rơi xuống mái tôn cũng phải vào bể nước của trạm".

Ở đây, có 4 bể chứa với dung tích khoảng 200m3 nước, đảm bảo cho sinh hoạt, ăn uống của cán bộ, chiến sĩ đơn vị. Vào mùa mưa, nước thường dư dả, mọi người sinh hoạt khá thoải mái. Nhưng khi vào mùa khô, khoảng từ cuối tháng 4, nếu không có mưa nhiều sẽ xảy ra tình trạng thiếu nước. Khi đó, anh em ở trạm rất tiết kiệm nước. "Vào mùa khô, chúng tôi phải huy động anh em trong trạm vận chuyển nước giếng ở khu vực dưới chân đồi lên trạm trực ra đa nằm trên đồi để mọi người sử dụng. Nhưng nguồn nước giếng này bị nhiễm mặn nên chỉ dùng để tắm rửa, vệ sinh. Còn trong ăn uống, tăng gia vẫn phải sử dụng nước mưa trong bể chứa nên phải hết sức tiết kiệm", Trạm trưởng Phạm Như Tuấn Anh bộc bạch.

Chỉ vào mấy gốc cây hoa giấy, cây xanh được trồng quanh trạm quan sát, anh Phạm Như Tuấn Anh chia sẻ, mỗi gốc cây ở đây được phân công cho từng người trong đơn vị. Khi thực hiện vệ sinh cá nhân như rửa mặt, người được giao phụ trách sẽ thực hiện tại khu vực gốc cây đó để nước thải được tận dụng làm nước tưới cây, đảm bảo cây xanh phát triển tốt.

Đưa chúng tôi đi một vòng khu vực tăng gia của trạm, các cán bộ, chiến sĩ cho biết, ngoài chăn nuôi heo, gà, thời gian khoảng từ tháng 3 đến hết mùa hè, mọi người chỉ trồng được các loại rau dễ sống như: Rau muống, mồng tơi; còn các loại rau cần nhiều nước tưới như: Rau cải, rau dền thì chỉ có thể trồng khi nước tưới dư dả. Thế nên, vào mùa mưa, rau xanh ở trạm dồi dào, các cán bộ, chiến sĩ lại chia sẻ bớt cho người dân ở đảo, nhưng vào mùa khô thì phải sử dụng hợp lý để đảm bảo đời sống cho quân nhân. "Ở trạm, dù còn nhiều khó khăn song nhờ anh em trong đơn vị luôn đoàn kết, có nhiều cách làm sáng tạo để khắc phục, vượt qua khó khăn nên trạm luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, đảm bảo tốt đời sống tinh thần, sinh hoạt cho bộ đội", Đại úy Phạm Như Tuấn Anh nói.

Một ngày ở Trạm Ra đa 570, chúng tôi hiểu thêm về nhiệm vụ quan trọng của trạm, cũng như thấy được những khó khăn, vất vả của các cán bộ, chiến sĩ. Thế nhưng, bằng những cách làm sáng tạo, các anh đã vượt qua mọi khó khăn, để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, xứng với tên gọi "Mắt thần" canh giữ biển.

Nguồn: Baokhanhhoa.vn
Cùng chuyên mục
Huyện đảo Kiên Hải tổ chức lễ Nghinh Thần
Huyện đảo Kiên Hải tổ chức lễ Nghinh Thần

Ngày 16/11, UBND huyện Kiên Hải (Kiên Giang) tổ chức lễ Nghinh Thần tại Đình thần Nam Hải Đại Tướng quân, xã Lại Sơn, huyện...

Ấn tượng Lý Sơn
Ấn tượng Lý Sơn

Được nghe nhiều về đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) nhưng chưa một lần đến, bởi vậy chúng tôi rất háo hức khi lần đầu có...

Đặc tính
Đặc tính "kiên cường" của cây sam hương giữa biển khơi Phú Qúy

Đối với người dân đảo Phú Quý (Bình Thuận), sam hương đã trở thành loại cây thân thuộc, có ý nghĩa vật chất, tinh thần...

"Của để dành" trên Vịnh Hạ Long

Ngoài các hang động nổi tiếng đã quen thuộc, Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) còn vô vàn hang Karst, bãi cát, áng, hồ tuyệt đẹp...

Đảo Ba Mùn xanh
Đảo Ba Mùn xanh

Xanh biển, xanh rừng với cảnh quan hoang sơ, tươi đẹp và các giá trị đa dạng sinh học cao khiến cho bất cứ ai...

Khám phá các làng chài ở Kiên Giang
Khám phá các làng chài ở Kiên Giang

Đến Kiên Giang, ngoài trải nghiệm các dịch vụ vui chơi, giải trí đẳng cấp, du khách có thể khám phá vẻ đẹp của các...

Đảo Phú Quốc đẹp thứ hai thế giới
Đảo Phú Quốc đẹp thứ hai thế giới

Ngày 11/7, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Kiên Giang Bùi Quốc Thái cho biết, tạp chí du lịch Travel & Leisure (Mỹ) công bố...

Quan Lạn – Điểm đến khó quên của du lịch biển đảo
Quan Lạn – Điểm đến khó quên của du lịch biển đảo

Nhắc đến du lịch biển Quảng Ninh thường chúng ta nghĩ ngay đến Hạ Long, Bãi Cháy, những điểm du lịch đã quá nổi tiếng...

  Lễ hội đình Trà Cổ: 'Cột mốc văn hóa' vùng biên của tỉnh Quảng Ninh
Lễ hội đình Trà Cổ: 'Cột mốc văn hóa' vùng biên của tỉnh Quảng Ninh

Lễ hội đình Trà Cổ: 'Cột mốc văn hóa' vùng biên của tỉnh Quảng Ninh

Xã đảo Nghi Sơn – Điểm đến đậm di sản văn hoá biển
Xã đảo Nghi Sơn – Điểm đến đậm di sản văn hoá biển

Cảnh đẹp hoang sơ, vùng biển xanh ngắt và bãi cát mịn, xã đảo Nghi Sơn (thuộc thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hoá) đã...

Những điểm lặn biển ngắm san hô dọc Việt Nam
Những điểm lặn biển ngắm san hô dọc Việt Nam

Lặn ngắm san hô được nhiều du khách lựa chọn khi nghỉ hè ở các vùng biển, với đa dạng dịch vụ. Dọc bờ biển...

Rộn ràng lễ hội cúng biển Mỹ Long ở Trà Vinh
Rộn ràng lễ hội cúng biển Mỹ Long ở Trà Vinh

Ngày 17/6, phần lễ Nghinh Ông Nam Hải của lễ hội cúng biển Mỹ Long được tổ chức long trọng tại miếu Bà Chúa Xứ,...

Về nơi có cột mốc ngã ba Đông Dương
Về nơi có cột mốc ngã ba Đông Dương

Về nơi có cột mốc ngã ba Đông Dương

Biển Việt Nam được gợi ý là điểm đến hấp dẫn cho du khách Hàn Quốc
Biển Việt Nam được gợi ý là điểm đến hấp dẫn cho du khách Hàn Quốc

Mới đây nhật báo Hàn Quốc Maeil Business Newspaper đã có bài viết giới thiệu về du lịch biển Việt Nam.

Độc đáo thiên nhiên Xà Phìn
Độc đáo thiên nhiên Xà Phìn

Thôn Xà phìn, xã Phương Tiến (Vị Xuyên, Hà Giang) là một bản nhỏ của người Dao nằm nép mình dưới dải núi Tây Côn...

Tin đọc nhiều
Tập trung mọi nguồn lực hoàn thành các nhiệm vụ trong công tác chống khai thác IUU
ASEAN thống nhất các nội dung quan trọng tại Hội nghị Cấp cao lần thứ 44-45
Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk và Ty Công an tỉnh Mondulkiri tăng cường hợp tác giữ gìn an ninh trật tự
Triển lãm
Tàu CSB 8004 lên đường thăm, giao lưu với Lực lượng bảo vệ bờ biển Hàn Quốc
Để biên giới thêm thắm tình hữu nghị, công tác biên phòng thêm hiệu quả
Hoạt động Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ hai tại tỉnh Houaphanh
Công ước Liên hợp quốc về Luật biển tiếp tục khẳng định vai trò thiết yếu trong duy trì trật tự pháp lý trên biển và đại dương
Khơi dậy tình yêu nước từ “Tiết học biên cương”
Hơn 10.000 học sinh ở TP Hồ Chí Minh tham gia cuộc thi ‘Em yêu biển đảo quê hương’
Khai trương cặp cửa khẩu quốc tế Lóng Sập (tỉnh Sơn La, Việt Nam) -  Pa-háng (tỉnh Hủa-phăn, Lào): Động lực phát triển mới cho khu vực  biên giới Việt Nam - Lào
Việt Nam – Campuchia tăng cường phối hợp tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ
Khánh Hòa tập trung phát triển toàn diện tuyến y tế biển, đảo
Tăng cường công tác phối hợp trong chống khai thác IUU
Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc gặp Nhóm Nghị sỹ Hữu nghị với ASEAN của Quốc hội Đức
Hải quân Việt Nam - Hải quân Philippines tổ chức thành công Phiên tham vấn song phương lần thứ 10
Giám sát chặt sản lượng khai thác thủy sản bốc dỡ qua cảng
Hướng tới phát triển bền vững khu vực biển Đông Á
Tuyên bố chung Việt Nam - Brasil về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược
Thúc đẩy giao lưu, trao đổi kinh nghiệm lãnh đạo trẻ quân đội hai nước Việt Nam và Campuchia
Đảo tiền tiêu Thổ Chu vững vàng thế trận quốc phòng toàn dân
Đoàn công tác của Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ thăm và làm việc tại tỉnh Sơn La
Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
Chuyển biến mới trong hoạt động giao thương hàng hóa qua các cửa khẩu ở Lạng Sơn
Dứt điểm xử lý tình trạng tàu cá '3 không'
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Tổng Thư ký Liên hợp quốc António Guterres
“Chìa khóa” cho phát triển thương mại biên giới Việt Nam-Lào
Nghiệp đoàn nghề cá - điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi, bám biển
Phối hợp quản lý tốt biên giới trên đất liền và cùng nhau duy trì hòa bình, ổn định ở trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc
Đưa quan hệ Việt Nam - Brunei ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất