Nghiên cứu, xây dựng và làm chủ trang thiết bị, sản xuất hải đồ hiện đại

18/02/2021 14:03

10 năm liên tục (2011-2020), Đoàn Đo đạc, Biên vẽ hải đồ và Nghiên cứu biển (Bộ Tham mưu Quân chủng Hải quân) luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được Thường vụ Quân ủy Trung ương tặng Cờ “Đảng bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu” và được Bộ Quốc phòng, Quân chủng Hải quân tặng Cờ đơn vị dẫn đầu Phong trào thi đua Quyết thắng.

Trước yêu cầu bảo đảm đo đạc, khảo sát, lập hải đồ đáp ứng yêu cầu xây dựng lực lượng hải quân và phục vụ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ngày 22/2/1964, Cục Hải quân (nay là Quân chủng Hải quân) ra Quyết định số 237/HQ-B4 sáp nhập hai đơn vị Đội 6 và Đội 8 đo đạc biển, thành Đại đội 6 đo đạc biển, đơn vị tiền thân của Đoàn Đo đạc, Biên vẽ hải đồ và Nghiên cứu biển, ngày nay. Trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn và sự đánh phá ác liệt của không quân, hải quân Mỹ, cán bộ, chiến sĩ Đại đội 6 đã trực tiếp thực hiện và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đo đạc, khảo sát luồng lạch, xác định vị trí xây dựng khu trú đậu cho tàu thuyền, quân cảng, căn cứ hải quân, các hang hầm sơ tán cất giấu tàu thuyền quân sự... góp phần đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ trên miền Bắc nước ta. Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1975) đến nay, Đại đội 6 được quan tâm phát triển về tổ chức và lực lượng, thành lập Đoàn 6, Đoàn Đo đạc, Biên vẽ hải đồ và Nghiên cứu biển hiện nay, gồm các cơ quan, hải đội chuyên môn, đồng thời trang bị nhiều tàu chuyên dụng, khí tài đo đạc hiện đại. Đoàn đã làm chủ trang bị và hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ đo đạc, thành lập mới hải đồ các loại tỷ lệ. Đoàn tham gia khảo sát đo đạc thực hiện các đề tài, chương trình, dự án có liên quan đến biển như: Đo đạc thành lập mới hệ thống hải đồ vùng biển Việt Nam, khu vực Trường Sa, DK1; đo đạc thành lập hải đồ các khu vực cửa sông, cảng biển, các đảo trên các tỷ lệ khác nhau phục vụ nhiệm vụ quân sự, quốc phòng; khảo sát đo đạc xác định các điểm cơ sở lãnh hải phục vụ Nhà nước tuyên bố đường cơ sở, vùng lãnh hải và phân định Vịnh Bắc Bộ. Đoàn còn tham gia cùng Ủy ban Quốc tế (IOC) Việt Nam biên tập bản đồ độ sâu vùng biển Tây Thái Bình Dương, góp phần khẳng định chủ quyền của nước ta trên Biển Đông, mở rộng hợp tác quốc tế về khoa học biển.

Chỉ huy Đoàn Đo đạc, Biên vẽ hải đồ và Nghiên cứu biển kiểm tra công tác bảo quản của Hải đội 695.

Quán triệt và thực hiện các nghị quyết của Đảng về chiến lược biển và phát triển kinh tế biển, đoàn được Quân chủng Hải quân giao nhiệm vụ tham gia nhiều dự án trọng điểm, như: Dự án cấp Nhà nước về xác định ranh giới ngoài thềm lục địa Việt Nam; dự án đo đạc thành lập bản đồ biển thuộc “Đề án quy hoạch tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên-môi trường biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020” của Chính phủ; đo đạc phục vụ thăm dò và khai thác dầu khí... Đoàn hợp tác tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học với Viện Địa chất và Địa vật lý biển, Viện Hải dương học, Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga... trong khảo sát đo đạc, nghiên cứu biển; điều tra, khảo sát thành lập bản đồ từ trường khu vực huyện đảo Trường Sa phục vụ nhiệm vụ quốc phòng. Đến nay, đoàn đã và đang sản xuất nhiều loại sản phẩm, như các loại hải đồ giấy, bản đồ số, hải đồ điện tử, các bản đồ quân sự chuyên dụng có chất lượng cao, bảo đảm độ chính xác, tin cậy đưa vào sử dụng. Các sản phẩm bản đồ biển của đoàn đều hợp chuẩn kỹ thuật do Tổ chức Thủy đạc quốc tế (IHO) ban hành và được chuyên gia quốc tế như: Anh, Pháp, Nga, Na Uy... đánh giá đạt chất lượng cao.

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, Đảng ủy, chỉ huy đoàn đã quan tâm, xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên kỹ thuật có trình độ cao và đầu tư, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, phương tiện, trang bị kỹ thuật đồng bộ, hiện đại. Hiện nay, hơn 90% cán bộ của đoàn có trình độ đại học và sau đại học; cán bộ, nhân viên chuyên môn làm chủ được các hệ thống trang thiết bị hiện đại: Đo sâu đa tia vùng nước nông, nước sâu; quét biển Side Scan Sonar; đo địa vật lý biển; cùng các công nghệ mới, hiện đại về đo đạc, bản đồ, như: Hypack, Caris... đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật của IHO.

Thời gian tới, công tác đo đạc và nghiên cứu biển phục vụ cho nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc ngày càng nặng nề, yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao, với truyền thống “Khắc phục khó khăn, phát triển toàn diện, làm chủ kỹ thuật, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”, cán bộ, nhân viên, chiến sĩ Đoàn Đo đạc, Biên vẽ hải đồ và Nghiên cứu biển phát huy kinh nghiệm, nỗ lực học tập, nghiên cứu, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; tập trung xây dựng các loại bản đồ chuyên dùng có độ chính xác cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế biển. Đảng ủy, chỉ huy đoàn lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác tham mưu cho Đảng ủy, thủ trưởng cấp trên về việc ban hành hệ thống văn bản pháp lý quản lý quốc gia trong lĩnh vực đo đạc biển; triển khai chương trình trọng điểm xây dựng Đề án “Phát triển ngành thủy đạc Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040”; dự án “Đóng mới tàu khảo sát đo đạc, nghiên cứu biển” và tham gia với IHO... Cùng với đó, toàn đoàn đẩy mạnh xây dựng chính quy, rèn luyện kỷ luật; xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, đơn vị vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”, góp phần xây dựng Quân chủng Hải quân cách mạng, chính quy, hiện đại./.

Nguồn: qdnd.vn
Cùng chuyên mục
Thúc đẩy vai trò của Tòa án quốc tế về Luật Biển trong giữ gìn hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững
Thúc đẩy vai trò của Tòa án quốc tế về Luật Biển trong giữ gìn hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững

Chánh án Toà án quốc tế về Luật biển (ITLOS) Tomas Heidar trả lời phỏng vấn bên lề Hội thảo khu vực về Vai trò...

Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong duy trì trật tự pháp lý trên các đại dương
Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong duy trì trật tự pháp lý trên các đại dương

TS. Tara Davenport, Giám đốc chương trình luật và chính sách đại dương, Trung tâm Luật quốc tế, Đại học Quốc gia Singapore trả lời...

Phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép qua biên giới
Phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép qua biên giới

Phòng, chống xuất nhập cảnh (XNC) trái phép là một nội dung quan trọng trong bảo vệ an ninh quốc gia (ANQG), bảo đảm trật...

Đại sứ Ito Naoki: Nhật Bản mong muốn tiếp tục đối thoại, hợp tác và liên kết với các quốc gia như Việt Nam
Đại sứ Ito Naoki: Nhật Bản mong muốn tiếp tục đối thoại, hợp tác và liên kết với các quốc gia như Việt Nam

Ngày 17/3, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Canada, Australia, New Zealand và Liên minh châu Âu (EU) tổ...

Kết nối đường sắt biên giới giúp thúc đẩy hợp tác kinh tế và giao lưu Việt-Trung
Kết nối đường sắt biên giới giúp thúc đẩy hợp tác kinh tế và giao lưu Việt-Trung

Việc thông tuyến càng nhanh, càng sớm, thì càng thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại và giao lưu nhân văn giữa hai nước.

Biên giới Việt Nam-Lào là cầu nối quan trọng của hợp tác khu vực
Biên giới Việt Nam-Lào là cầu nối quan trọng của hợp tác khu vực

Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Minh Tâm khẳng định khi có đường biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác giữa hai bên...

Việt Nam vận dụng tốt các quy định của UNCLOS
Việt Nam vận dụng tốt các quy định của UNCLOS

Công ước Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS) năm 1982 đang phát huy giá trị trong thực tiễn, giúp Việt Nam, các nước ven...

Biên giới Việt - Lào: Đâu chỉ có núi non hùng vĩ, còn có tình người vượt thời gian
Biên giới Việt - Lào: Đâu chỉ có núi non hùng vĩ, còn có tình người vượt thời gian

Dọc tuyến biên giới dài khoảng 2.340 km giữa Việt Nam và Lào, đâu chỉ là những dãy núi hùng vĩ và bạt ngàn rừng...

UNCLOS: Những đóng góp quan trọng trong giải quyết các vấn đề mới nổi về quản trị biển và đại dương
UNCLOS: Những đóng góp quan trọng trong giải quyết các vấn đề mới nổi về quản trị biển và đại dương

Trong 30 năm qua, UNCLOS đã được cộng đồng quốc tế nhất trí ghi nhận và nhấn mạnh nhiều lần như là “Hiến pháp của...

Sự hình thành Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển
Sự hình thành Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển

Năm 2024 đánh dấu 30 năm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) chính thức có hiệu lực (từ ngày 16/11/1994), khuôn khổ...

Hiệp ước Biển cả - BBNJ: Cơ hội để Việt Nam mở rộng tầm nhìn ngoài Biển Đông
Hiệp ước Biển cả - BBNJ: Cơ hội để Việt Nam mở rộng tầm nhìn ngoài Biển Đông

Trả lời phỏng vấn trong khuôn khổ Đối thoại Biển lần thứ 13 (ngày 14/11) tại Cần Thơ do Học viện Ngoại giao phối hợp...

Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế
Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế

Ngày 14/11/2024, Đối thoại Biển lần thứ 13 với chủ đề “Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế” do Học viện Ngoại...

Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế
Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế

Ngày 14/11/2024, Đối thoại Biển lần thứ 13 với chủ đề “Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế” do Học viện Ngoại...

Hướng tới phát triển bền vững khu vực biển Đông Á
Hướng tới phát triển bền vững khu vực biển Đông Á

Sáng 06/11, Đại hội biển Đông Á 2024 với chủ đề: “Hợp lực xanh vì một tương lai chung: Một đại dương bền vững và...

Luật pháp quốc tế là “la bàn” cho tranh chấp trên biển
Luật pháp quốc tế là “la bàn” cho tranh chấp trên biển

Trả lời phỏng vấn bên lề Hội thảo quốc tế Biển Đông lần thứ 16 diễn ra từ ngày 23-24/10 tại Quảng Ninh, ông Niclas...

Tin đọc nhiều
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Pháp Emmanuel Macron
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp Lãnh đạo EU nhân dịp dự Hội nghị Đại dương Liên hợp quốc lần thứ 3
Kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ đường biên, mốc giới tại các tỉnh An Giang và Kiên Giang
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Chủ tịch Quốc hội Thụy Điển Andreas Norlen
Việt Nam luôn theo sát những diễn biến trên Biển Đông
Xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, thống nhất tiếp tục là dòng chảy chính của hợp tác khu vực
Thượng tướng Võ Minh Lương tiếp Cục trưởng Cục Thanh tra, Bộ Quốc phòng Campuchia
Việt Nam đề xuất ASEAN giữ vững đoàn kết và vai trò trung tâm
Việt Nam kiên quyết bác bỏ các yêu sách và lập luận vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông
Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên khởi động tuần tra song phương năm 2025
ASEAN cần kiên định con đường đối thoại, hợp tác, đoàn kết và tự cường
Ký kết hợp tác mở tuyến hàng hải trực tiếp Chu Lai-Ấn Độ
  ASEAN tiếp tục là ngọn hải đăng hòa bình giữa bối cảnh đầy biến động
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Litva Gitanas Nauseda
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Pháp Francois Bayrou
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tiếp Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam, Trung Quốc Vương Dư Ba,
Lào Cai – Vân Nam: Tuyến biên giới Việt – Trung điển hình
Cuộc họp lần thứ nhất Nhóm Chuyên gia Việt Nam - Campuchia về dự thảo Hiệp định giữa hai Chính phủ về quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền
Cuộc chiến giữ màu xanh của biển
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Litva Gitanas Nauseda
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Bồ Đào Nha Luis Montenegro
  Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn
Thủ tướng: ASEAN và GCC cùng kiến tạo mô hình hợp tác liên khu vực thế hệ mới
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Tuvalu Feleti Penitala Teo
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Ulf Kristerson
Đối thoại biển Việt Nam - Nhật Bản lần thứ 4
Thúc đẩy vai trò của Tòa án quốc tế về Luật Biển trong giữ gìn hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững