17/03/2023 18:42
Ngoài nhiệm vụ hỗ trợ, định hướng cho tàu thuyền qua lại trong khu vực, những ngọn hải đăng ở Trường Sa còn là minh chứng hùng hồn cho hoạt động dân sinh, dân sự, khẳng định chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc trên biển Đông.
Ngọn hải đăng trên đảo Song Tử Tây.
Ở quần đảo Trường Sa, có 9 trạm hải đăng được xây dựng trên các đảo Đá Lát, Trường Sa Lớn, Đá Tây, An Bang, Tiên Nữ, Sinh Tồn, Nam Yết, Sơn Ca, Song Tử Tây. Trong chuyến hải trình đến với quần đảo Trường Sa đầu năm 2023, tôi may mắn được đặt chân đến 2 trạm hải đăng Song Tử Tây và Sinh Tồn.
Là "anh cả" trong hệ thống hải đăng Trường Sa, hải đăng Song Tử Tây được xây dựng từ năm 1993, cao 36 m. Với thiết kế hình ống trụ tròn, thân màu xám sẫm, nhìn từ xa, ngọn hải đăng này giống như một cây bút viết trên nền trời biển xanh ngát. 20 năm qua đi cây đèn đã bắt đầu ghi dấu ấn năm tháng. Dò từng bước chân qua chừng 120 bậc cầu thang gỗ trong một không gian khá tối và chật hẹp của ngọn hải đăng, tôi hiểu được những người gác đèn đã vất vả thế nào khi mỗi ngày họ phải lên xuống hàng chục lần như vậy.
Anh Vũ Văn Cách, Trạm trưởng Hải đăng Song Tử Tây nói với chúng tôi: Trong vòng 72 hải lý, tính chất chớp, màu sắc, độ cao, tính chất sáng (chớp đơn, chớp đôi, chớp 2 +1…)… của hải đăng không được trùng lặp. Nhờ thế mà người đi biển có thể xác định được vị trí, phương hướng. Thông thường đèn hải đăng hoạt động từ 17 giờ 30 phút ngày hôm trước đến 5 giờ 30 phút sáng hôm sau. Ngày nào có giông gió, sương mù, thời tiết xấu thì phải mở đèn sớm hơn và tắt muộn hơn. Khi gặp sự cố, đèn chính bị hỏng, thì đèn phụ được bật lên để thay thế và ngay lập tức phải khắc phục sự cố đèn chính. Trong bất luận điều kiện nào, đèn hải đăng vẫn luôn phải sáng.
Khác với Hải đăng Song Tử Tây, Hải đăng Sinh Tồn có chiều cao tháp đèn là 24,9 m, có kiến trúc hình vuông, màu vàng, chân đế vững chãi nổi bật trên nền xanh của đảo. Được biết, mỗi trạm hải đăng ở Trường Sa thường biên chế 5 người, ở Song Tử Tây cũng vậy. Hàng ngày, những công nhân gác đèn này thay phiên nhau trực 24/24h vận hành hải đăng, bất kể nắng, mưa hay sóng gió, bão bùng.
Trạm trưởng Trạm hải đăng Sinh Tồn Bùi Văn Sơn chia sẻ: Hơi muối mặn và gió biển dễ làm hư hỏng máy móc và các trang thiết bị nên cán bộ, công nhân viên hàng ngày đều phải vệ sinh đèn chính, đèn phụ, bên trong, bên ngoài lồng kính… để đảm bảo đèn sáng rõ; đồng thời kiểm tra hệ thống máy móc, ắc-quy, máy phát để chống gỉ cho các bộ phận của ngọn Hải đăng, đảm bảo đèn không bao giờ tắt. Ngoài ra, hàng ngày anh em trực trạm phải thông tin về đất liền tình hình tàu thuyền qua vùng biển và tình hình thời tiết ở khu vực để Trung tâm nắm được và có dự báo, cảnh báo kịp thời cho tàu thuyền qua lại khu vực.
Anh Cách, anh Sơn và nhiều anh em khác mà tôi may mắn được gặp ở 2 trạm hải đăng Song Tử Tây, Sinh Tồn đều đã có nhiều năm gắn bó với Trường Sa. Đơn cử như anh Cách, năm nay 53 tuổi và đã có 28 năm gác "đèn biển" trên quần đảo Trường Sa. Với các anh, ngần ấy năm gắn bó với biển thì cũng ngần ấy năm phải sống xa gia đình, thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần, nhưng các anh vẫn không một lời than phiền, hay đòi hỏi cho bản thân. Họ kiên cường chống chọi và đứng vững trước sóng to gió lớn để bảo vệ ngọn hải đăng sáng mãi giữa biển khơi. Yêu nghề, trách nhiệm với nghề, họ sẵn sàng hy sinh niềm riêng cho sự nghiệp chung của đất nước - bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo quê hương…
Khi chúng tôi đến với Song Tử Tây, dấu vết sự tàn phá của cơn bão Rai (cơn bão số 9) năm 2021 vẫn hiện hữu đâu đó, một số cây xanh bị bão quật đổ được dựng lại và vẫn đang phải chằng chống, những mầm non đang đâm chồi... Thế nhưng, vượt lên trên tất thảy, ngọn hải đăng được các anh kiên cường bảo vệ vẫn tỏa sáng.
Anh Vũ Văn Cách bộc bạch: Thực ra công việc hàng ngày cũng không nặng nhọc, vất vả lắm. Điều kiện vật chất, sinh hoạt hiện nay của anh em cũng đã được cải thiện nhiều. Cái khó khăn nhất đó là việc phải sống xa gia đình, nhiều lúc cha già, mẹ héo, gia đình có công, có việc, vợ con ốm đau mình không giúp đỡ được gì cũng nghĩ ngợi... Nhưng vì yêu nghề, yêu biển đảo nên vẫn gắn bó nỗ lực hàng ngày để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Còn anh Lê Trung Kiên, mới ra công tác tại Trạm hải đăng Song Tử Tây, thì chia sẻ: Lúc mới ra đây cũng nhớ nhà lắm, nhưng được anh em đồng nghiệp động viên, rồi cũng thành quen. Rồi được đón nhận những niềm vui nho nhỏ khi được ngư dân ghé thăm, động viên. Có nhiều tàu thuyền đi ngang qua trạm không vào thăm được thì kéo còi hú chào. Đó chính là động lực để chúng tôi tiếp tục cống hiến, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Chia tay Trường Sa, tôi cứ nhớ mãi khuôn mặt chất phác, sạm nắng, ánh mắt kiên cường của anh Cách, anh Kiên, anh Sơn… Giữa ngàn khơi sóng vỗ, họ vẫn ngày đêm âm thầm bám biển, cống hiến tuổi thanh xuân để ngọn hải đăng không bao giờ tắt./.
Phòng, chống xuất nhập cảnh (XNC) trái phép là một nội dung quan trọng trong bảo vệ an ninh quốc gia (ANQG), bảo đảm trật...
24/04/2025 16:37
Ngày 17/3, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Canada, Australia, New Zealand và Liên minh châu Âu (EU) tổ...
19/03/2025 16:40
Việc thông tuyến càng nhanh, càng sớm, thì càng thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại và giao lưu nhân văn giữa hai nước.
10/03/2025 16:48
Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Minh Tâm khẳng định khi có đường biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác giữa hai bên...
17/12/2024 18:26
Công ước Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS) năm 1982 đang phát huy giá trị trong thực tiễn, giúp Việt Nam, các nước ven...
13/12/2024 17:03
Dọc tuyến biên giới dài khoảng 2.340 km giữa Việt Nam và Lào, đâu chỉ là những dãy núi hùng vĩ và bạt ngàn rừng...
10/12/2024 15:09
Trong 30 năm qua, UNCLOS đã được cộng đồng quốc tế nhất trí ghi nhận và nhấn mạnh nhiều lần như là “Hiến pháp của...
28/11/2024 17:17
Năm 2024 đánh dấu 30 năm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) chính thức có hiệu lực (từ ngày 16/11/1994), khuôn khổ...
25/11/2024 17:23
Trả lời phỏng vấn trong khuôn khổ Đối thoại Biển lần thứ 13 (ngày 14/11) tại Cần Thơ do Học viện Ngoại giao phối hợp...
21/11/2024 16:27
Ngày 14/11/2024, Đối thoại Biển lần thứ 13 với chủ đề “Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế” do Học viện Ngoại...
15/11/2024 16:17
Ngày 14/11/2024, Đối thoại Biển lần thứ 13 với chủ đề “Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế” do Học viện Ngoại...
15/11/2024 16:17
Sáng 06/11, Đại hội biển Đông Á 2024 với chủ đề: “Hợp lực xanh vì một tương lai chung: Một đại dương bền vững và...
07/11/2024 17:21
Trả lời phỏng vấn bên lề Hội thảo quốc tế Biển Đông lần thứ 16 diễn ra từ ngày 23-24/10 tại Quảng Ninh, ông Niclas...
29/10/2024 16:05
Đó là nhận định của Trưởng đại diện Phái đoàn Wallonie-Bruxelles tại Việt Nam Pierre Du Ville về những nỗ lực của Việt Nam trong...
11/10/2024 16:05
Tại Hội thảo quốc tế “Hợp tác vì biên giới, biển, đảo hòa bình và phát triển”, ông Adib Abbasi, cán bộ liên lạc của...
11/10/2024 16:03