Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh tham dự và phát biểu tại Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 27

26/05/2022 18:25

Ngày 26/5, Hội nghị Quốc tế lần thứ 27 về Tương lai châu Á (FOA 2022) với chủ đề “Tái định hình vai trò của châu Á trong một thế giới bị chia rẽ” đã chính thức khai mạc tại thủ đô Tokyo (Nhật Bản) với sự tham dự của nhiều nhà lãnh đạo châu Á, trong đó các nguyên thủ/lãnh đạo đến từ khu vực Đông Nam Á.

Tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh đã có bài phát biểu quan trọng. Trang thông tin điện tử về biên giới lãnh thổ xin trân trọng giới thiệu nội dung bài phát biểu:

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh phát biểu tại Hội nghị Quốc tế về Tương lai châu Á ở Tokyo. (Nguồn: TTXVN)

Thưa Ngài Tsuyoshi Hasebe, Tổng giám đốc Tập đoàn Nikkei,

Thưa các vị Lãnh đạo,

Thưa Quý vị đại biểu,

Tôi rất vinh dự phát biểu tại Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 27 với chủ đề “Định hình vai trò của châu Á trong thế giới chia tách”. Tôi đánh giá cao Tập đoàn Nikkei đã khởi tạo Hội nghị Tương lai châu Á, một diễn đàn trao đổi chính sách uy tín, góp phần tăng cường hợp tác khu vực, hướng tới mục tiêu phát triển thịnh vượng cho châu lục và toàn cầu.

Châu Á trước những chuyển đổi sâu sắc, mang tính lịch sử

Thưa Quý vị,

Bước vào thập kỷ thứ ba của thế kỷ XXI, khu vực châu Á đang chứng kiến những chuyển biến sâu sắc mang tính lịch sử, đặt chúng ta trước những lựa chọn hết sức quan trọng, với cả thời cơ và thách thức mới rất to lớn, tác động lâu dài đến nhiều thế hệ tương lai. Chưa bao giờ tính hai mặt, sự khác biệt của tình hình thế giới, khu vực lại phức tạp, khó đoán định như hiện nay. Có thể thấy bốn dòng chảy chính đang diễn ra hết sức sâu rộng.

- Đó là, cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang mở ra một thời kỳ phát triển hoàn toàn mới cho nhân loại, tạo cơ hội phát triển đột phá - đó là kỷ nguyên số. Nền tảng kinh tế thế giới đang chuyển đổi căn bản với các hình thái mới; không gian kinh tế thế giới mở rộng chưa từng có; xu thế cải cách, đổi mới, tư duy phát triển, mô hình tăng trưởng, kinh doanh, quản trị..., gắn kinh tế số, phát triển bền vững-bao trùm, xanh, cân bằng.

Mặt khác, cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đặt ra nhiều thách thức mới, vấn đề mới, đa chiều, từ gia tăng khoảng cách phát triển, nguy cơ tụt hậu, bất bình đẳng đến các vấn đề xã hội… Các thách thức phát triển ngày càng cấp bách và mang tính toàn cầu.

- Hòa bình, hợp tác, liên kết và phát triển vẫn là xu thế lớn, song chúng ta đang phải đối mặt với sự gia tăng cạnh tranh chiến lược, xung đột cục bộ, nguy cơ phân tách và đối đầu. Một mặt, xu thế liên kết đa tầng nấc ngày càng rộng lớn, nội hàm sâu, với các liên kết FTA, kinh tế - thương mại, kinh tế số, công nghệ số… Mặt khác, cạnh tranh địa chiến lược, địa chính trị ngày càng gay gắt, mở rộng sang nhiều lĩnh vực, chủ nghĩa bảo hộ, tính bất ổn, khó lường của tình hình gia tăng...

- Tương quan sức mạnh chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng đa trung tâm, trong đó khu vực châu Á tiếp tục là một trung tâm quyền lực kinh tế - chính trị - công nghệ toàn cầu. Giao thoa hài hòa các giá trị căn bản của thế giới, giao điểm của các dòng chảy về thương mại, vốn, hạ tầng và con người, châu Á hội tụ các yếu tố nền tảng quan trọng cho phát triển. Thế kỷ XXI được coi là “Thế kỷ châu Á”.

- Đại dịch Covid-19 gây ra cuộc khủng hoảng toàn cầu với quy mô sâu rộng và hệ luy toàn diện trên mọi cấp độ quốc gia, khu vực và thế giới, đẩy nhanh các chuyển dịch lớn đã diễn ra kể từ cuộc khủng hoảng 2008 - 2009.

Đại dịch làm bộc lộ rõ hơn những vấn đề mang tính hệ thống mà châu Á phải đối mặt về khoảng cách phát triển, thể chế, hạ tầng, công nghệ, chuỗi cung ứng; các vấn đề về quản trị, y tế, xã hội, thiên tai, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu… Mặt khác, đại dịch thúc đẩy chúng ta phải nhìn nhận lại tư duy tăng trưởng theo hướng chú trọng hơn các động lực tăng trưởng mới, bền vững, trong đó chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là chìa khóa then chốt.

Chính những dòng chảy, thách thức trên đang tạo động lực mới hội tụ, gắn kết châu Á để cùng ứng phó.

Có thể nói rằng, 10-20 năm tới là giai đoạn then chốt của thời kỳ chuyển đổi cục diện ở châu Á và trên thế giới.

Trong bối cảnh đó, Hội nghị lần này là cơ hội tuyệt vời để thảo luận về vai trò của châu Á trong một thế giới đầy biến động.

Trọng trách của châu Á trong cục diện đang định hình

Thưa Quý vị,

Trong gần ba thập kỷ qua kể từ khi Hội nghị Tương lai châu Á đầu tiên được tổ chức, cũng là giai đoạn châu Á của chúng ta trải qua nhiều thách thức, biến đổi sâu sắc, nổi bật là cuộc khủng hoảng tài chính khu vực 1997-1998, cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu 2008 - 2009 và đại dịch Covid-19. Trải qua mỗi cuộc khủng hoảng, châu Á không chỉ cùng nhau vượt lên mà còn vươn lên mạnh mẽ hơn. Dự báo từ nay đến 2030, khu vực của chúng ta tiếp tục là khu vực tăng trưởng nhanh nhất, và tỉ trọng đóng góp vào GDP toàn cầu sẽ tăng từ 45% GDP hiện nay lên hơn 50%.

Trong cục diện hiện nay, vấn đề then chốt đặt ra là: Các nước châu Á chúng ta cần làm gì để cùng nhau tăng cường hợp tác, duy trì thịnh vượng khu vực cũng như phát huy vai trò của châu Á trong nỗ lực phục hồi và phát triển chung trên toàn cầu.

Tôi xin nêu một số đề xuất sau:

Trước hết là, châu Á cần tăng cường trách nhiệm gìn giữ và kiến tạo môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển và thịnh vượng ở khu vực và trên thế giới, trên cơ sở mẫu số chung là hợp tác, hiểu biết, lòng tin và trách nhiệm. Bài học 75 năm qua khẳng định, không thể có phát triển và độc lập, tự chủ về kinh tế nếu không bảo đảm hòa bình, ổn định và hợp tác.

Môi trường hòa bình ở châu Á trong những năm qua không dễ gì có được, mà là kết quả của sự quyết tâm, đồng lòng và chung tay xây đắp của các quốc gia trong khu vực. Hòa bình luôn là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho phát triển của mọi quốc gia, đồng thời là cơ sở vững chắc cho hợp tác trên tất cả các lĩnh vực từ chính trị, kinh tế đến xã hội, văn hóa của các quốc gia trong khu vực châu Á và với thế giới.

Trong bối cảnh khu vực và quốc tế đang phải tập trung nguồn lực để xử lý các vấn đề cấp bách chưa có tiền lệ, thì trên hết và trước hết các nước cần đóng góp có trách nhiệm đối với vấn đề này; cần tôn trọng lẫn nhau, hợp tác bình đẳng và cùng có lợi.

Ở khu vực, tranh chấp chủ quyền trên biển tiếp tục là nguy cơ đe dọa đến hòa bình, an ninh. Đối với vấn đề Biển Đông, cần giải quyết các tranh chấp và bất đồng bằng giải pháp hòa bình, thượng tôn pháp luật, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, phát huy cơ chế hợp tác đa phương, thực thi đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) và nỗ lực sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) thực chất, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, duy trì hòa bình, hợp tác và tự do hàng hải, hàng không trong khu vực.

Hai là, hơn bao giờ hết, châu Á cần tiên phong thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, tinh thần hợp tác và liên kết theo hướng mở, bao trùm, công bằng, bền vững và dựa trên luật lệ. Chúng ta cần có cách tiếp cận toàn cầu để giải quyết các vấn đề toàn cầu ngày càng cấp bách; tăng cường hợp tác, lòng tin giữa các nước châu Á, nâng cao năng lực thích ứng, tự cường trước những biến đổi mau lẹ của tình hình. Đây là thời điểm đòi hỏi tất cả các nước cần gác lại mâu thuẫn, bất đồng, đoàn kết, thống nhất hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau.

Theo đó, hơn lúc nào hết, cần tăng cường tính bổ trợ giữa các cơ chế hợp tác, liên kết khu vực, hình thành nên mạng lưới của các mạng lưới khu vực.

Thống nhất trong mục tiêu, đoàn kết và quyết liệt trong hành động là nền tảng để vượt qua thách thức và đạt được hiệu quả cao trong hợp tác. Đây là quan điểm nhất quán của cộng đồng các nước ASEAN, được cụ thể hóa bằng sự tích cực của ASEAN trong việc thúc đẩy quan hệ đối tác, hợp tác, đóng vai trò trung tâm với các cường quốc trong và ngoài khu vực nhằm góp phần bảo đảm hòa bình, an ninh, ổn định, hợp tác và phát triển, đồng thời giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu.

Trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, xây dựng nền kinh tế tự cường không phải là nền kinh tế khép kín, mà là nền kinh tế thị trường mở, hội nhập và gắn kết với thế giới, kết hợp hài hòa giữa nội lực và ngoại lực. Việc triển khai hiệu quả các hiệp định thương mại tự do như Hiệp định CPTPP, RCEP và các khuôn khổ liên kết sẽ tạo thêm động lực phục hồi, tăng trưởng cho kinh tế châu Á và toàn cầu. Đồng thời, để tận dụng cơ hội từ sự kết nối khu vực, các nước cần thiết lập và hoàn thiện hệ thống hạ tầng chiến lược từ cảng biển, logistic, đường bộ, đường không… và gắn kết con người thông qua thúc đẩy du lịch, giao lưu văn hóa, xã hội.

Chúng tôi mong muốn các tổ chức tài chính quốc tế tiếp tục hỗ trợ các nước châu Á về nguồn vốn, tri thức và nâng cao năng lực trong tiến trình này.

Ba là, chúng ta cần nỗ lực cùng nhau bảo đảm các nền tảng thúc đẩy sự phục hồi tăng trưởng của các quốc gia và khu vực châu Á, từ đó tiếp tục duy trì vai trò của châu Á là một động lực then chốt của tăng trưởng toàn cầu. Châu Á là nền kinh tế khu vực lớn nhất của thế giới, tâm điểm của các mạng lưới liên kết kinh tế khu vực và các khuôn khổ hiệp định tự do thương mại. Giao thoa hài hòa các giá trị căn bản của thế giới, giao điểm của các dòng chảy về thương mại, vốn, hạ tầng và con người, châu Á hội tụ các yếu tố nền tảng quan trọng cho phát triển.

Khu vực châu Á có nhiều lợi thế: là một khu vực tự cường, đổi mới sáng tạo, thống nhất trong đa dạng, bổ trợ lẫn nhau giữa các nền kinh tế có tiềm năng về công nghệ và vốn; các nền kinh tế quy mô lớn và các nền kinh tế mới nổi với nguồn nhân lực trẻ, giàu tiềm năng dài hạn.

Để làm được điều đó, chúng ta cần đẩy mạnh các nỗ lực phát triển quốc gia và tăng cường hợp tác để: giải quyết các thách thức nổi lên, khôi phục các chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu... xây dựng kinh tế tự cường gắn với hội nhập quốc tế, có khả năng chống chịu với các cú sốc bên ngoài; phối hợp xử lý các vấn đề mới, các thách thức toàn cầu đang nổi lên.

Bốn là, là một trong những khu vực đi đầu về công nghệ số và chuyển đổi số, châu Á cần tiên phong khởi xướng, thúc đẩy các động lực mới cho phát triển. Đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực khoa học công nghệ, công nghệ số, gồm phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số, là động lực giúp châu Á phát triển trong giai đoạn hậu Covid-19.

Thúc đẩy tăng trưởng xanh bền vững, huy động tài chính xanh cho phát triển, hướng tới bảo đảm công bằng, công lý trong chuyển đổi xanh sẽ giúp cho phát triển nền kinh tế của các nước và khu vực bảo đảm cân bằng sinh thái, giải quyết những vấn đề về môi trường và biến đổi khí hậu. Chúng ta cần hợp tác, chuyển giao công nghệ để xây dựng mô hình tăng trưởng phát thải khí carbon bằng không, quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên.

Chúng ta cần khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, quản trị rủi ro, xây dựng vườn ươm khởi tạo các sáng kiến và ý tưởng sáng tạo, đột phá. Khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ cần được quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa về thể chế, nguồn lực, năng lực để trở thành một động lực tăng trưởng nội sinh mạnh mẽ, bên cạnh các nguồn lực của Nhà nước và dòng vốn bên ngoài.

Năm là, châu Á cần tiếp tục đẩy mạnh hội nhập và liên kết với các khu vực và các đối tác then chốt trên thế giới. Thành công của phát triển thời gian qua cho thấy mạng lưới liên kết đa trung tâm, đa tầng nấc là một trong những nhân tố then chốt giúp châu Á phát triển năng động và tự cường.

Chúng ta cần thúc đẩy tiến trình hợp tác, hội nhập và liên kết kinh tế bình đẳng, hiệu quả, trên phương diện cả song phương và đa phương nhằm bảo đảm dòng chảy thương mại, đầu tư và chuỗi cung ứng toàn cầu. Sự phục hồi hậu Covid của châu Á sẽ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng duy trì thương mại và đầu tư cả trong nội khối cũng như với các khu vực bên ngoài.

Về vai trò của Nhật Bản trong kỷ nguyên mới và tiềm năng quan hệ Việt Nam-Nhật Bản

Thưa Quý vị,

Là nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới, đồng thời là thị trường và nhà đầu tư lớn hàng đầu khu vực, sự phát triển của Nhật Bản đóng vai trò hết sức quan trọng đối với thịnh vượng và phồn vinh của châu Á. Con đường phát triển hòa bình của Nhật Bản là một trong những nhân tố không thể thiếu và mang tính xây dựng đối với hòa bình, ổn định khu vực.

Nhật Bản đã đi đầu thúc đẩy ý tưởng và là mắt xích then chốt trong cấu trúc liên kết kinh tế, các chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu. Vốn vay ưu đãi, hợp tác khoa học - công nghệ, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực… của Nhật Bản đã hỗ trợ tích cực và hiệu quả các nước.

Nhật Bản hiện là một trong những quốc gia tiên phong thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khôi phục chuỗi cung ứng, tăng cường hợp tác thương mại và đầu tư. Chúng tôi hoan nghênh Chính phủ của Thủ tướng Fumio Kishida đưa ra sáng kiến đầu tư của Nhật Bản vào ASEAN, tập trung vào các lĩnh vực chuỗi cung ứng, kết nối, đổi mới kỹ thuật số và nguồn nhân lực.

Với tiềm lực và những đóng góp của mình, Nhật Bản xứng đáng đóng một vai trò lớn hơn ở khu vực châu Á và trên thế giới.

Việt Nam và Nhật Bản là đối tác chiến lược rộng mở, tin cậy và đã nỗ lực thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của quan hệ song phương trong gần 50 năm qua. Việt Nam và Nhật Bản có nhiều lợi ích tương đồng. Hai nước có nhiều tiềm năng để bổ sung, tương trợ lẫn nhau, cùng có lợi ích chung trong việc duy trì hòa bình, ổn định và thúc đẩy hợp tác, liên kết, phát triển bền vững ở châu Á và trên thế giới.

Về tầm nhìn và chính sách phát triển của Việt Nam

Thưa Quý vị,

Việt Nam bước vào thời kỳ chiến lược mới, đổi mới toàn diện, chủ động tham gia cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế sâu rộng. Với khát vọng lớn lao, Việt Nam nỗ lực nhằm mục tiêu đến năm 2025 trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; đến năm 2030 là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; và đến năm 2045, trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Việt Nam định hướng phát triển đất nước: thứ nhất, phát triển nhanh và bền vững dựa chủ yếu vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường; thứ hai, lấy con người làm trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu và động lực phát triển; thứ ba, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; xây dựng môi trường văn hóa, đạo đức xã hội lành mạnh, văn minh.

Với mong muốn xây dựng môi trường hòa bình ổn định ở châu Á và trên thế giới, Việt Nam thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, đẩy mạnh chủ nghĩa đa phương. Việt Nam tiếp tục là bạn, là đối tác tin cậy với các nước trên thế giới, là thành viên tích cực và trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.

Việt Nam đã đưa ra cam kết ở mức rất cao tại COP26 nhằm chia sẻ trách nhiệm hướng tới phát triển xanh, bền vững. Trong bối cảnh thế giới đối mặt với thách thức an ninh lương thực, Việt Nam tiếp tục duy trì, đẩy mạnh các hoạt động xuất khẩu nông sản và lương thực.

Thưa Quý vị,

Thế giới đang ở thời điểm bước ngoặt, các quyết sách hôm nay sẽ định hình chương phát triển mới trong tương lai. Tôi tin tưởng rằng, với tiềm năng to lớn, châu Á sẽ thể hiện vai trò lớn hơn để vượt qua những thách thức, đóng góp xứng đáng cho hòa bình và phát triển phồn vinh trên thế giới và trong khu vực, cũng như cho tương lai tương sáng của mỗi quốc gia và mọi người dân trong khu vực cũng như toàn thế giới.

Xin chúc Hội nghị thành công tốt đẹp.

Cùng chuyên mục
Việt Nam và Thái Lan nhất trí phối hợp và cùng các thành viên ASEAN duy trì lập trường nguyên tắc của ASEAN về vấn đề Biển Đông
Việt Nam và Thái Lan nhất trí phối hợp và cùng các thành viên ASEAN duy trì lập trường nguyên tắc của ASEAN về vấn đề Biển Đông

Ngày 11/4, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Thái Lan, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã cùng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng...

Thúc đẩy hợp tác giữa các địa phương Việt Nam với Vân Nam ngày càng phát triển
Thúc đẩy hợp tác giữa các địa phương Việt Nam với Vân Nam ngày càng phát triển

Tiếp tục chương trình chuyến thăm chính thức Trung Quốc, chiều 11/4, tại thành phố Côn Minh, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã...

Việt Nam đề nghị hoạt động của các bên, các nước liên quan cần phải phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982
Việt Nam đề nghị hoạt động của các bên, các nước liên quan cần phải phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982

Chiều 11/4, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết quan điểm...

Xây dựng đường biên giới Việt Nam-Trung Quốc hòa bình, hợp tác và phát triển
Xây dựng đường biên giới Việt Nam-Trung Quốc hòa bình, hợp tác và phát triển

Ngày 11/4, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và Thượng tướng Đổng Quân, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung...

Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam-Trung Quốc lần thứ 8
Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam-Trung Quốc lần thứ 8

Sáng 11/4, Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam-Trung Quốc lần thứ 8 chính thức bắt đầu với Lễ đón đoàn Trung...

Hội nghị quán triệt, hướng dẫn triển khai thực hiện quy hoạch cửa khẩu các tuyến biên giới đất liền
Hội nghị quán triệt, hướng dẫn triển khai thực hiện quy hoạch cửa khẩu các tuyến biên giới đất liền

Ngày 8/4/2024, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao đã chủ trì tổ chức “Hội nghị quán triệt, hướng dẫn triển khai thực hiện quy hoạch...

Trung Quốc và Việt Nam
Trung Quốc và Việt Nam

Chiều 8/4, tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc), Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng...

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang hội kiến Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang hội kiến Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, ngày 8/4 tại Bắc Kinh, Phó Thủ tướng...

Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý, bảo vệ biên giới trên đất liền
Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý, bảo vệ biên giới trên đất liền

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Trung Quốc, ngày 04/4/2024, tại Quảng Tây, Trung Quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã hội...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Tây Ban tại Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Tây Ban tại Việt Nam

Chiều ngày 04/4/2024, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Tây Ban Nha Carmen Cano de Lasala...

Pháp ủng hộ lập trường của ASEAN và Việt Nam về giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình
Pháp ủng hộ lập trường của ASEAN và Việt Nam về giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình

Chiều 04/4/2024, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Pháp Olivier Brochet nhân dịp nhận nhiệm vụ...

ASEAN cùng Hàn Quốc tăng cường ứng phó các thách thức an ninh phi truyền thống
ASEAN cùng Hàn Quốc tăng cường ứng phó các thách thức an ninh phi truyền thống

Ngày 04/4/2024, tại Seoul, Hàn Quốc, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam, cùng Trưởng SOM Hàn Quốc Chung Byung-won...

Nâng cao năng lực vận chuyển hàng hóa và hiệu suất thông quan tại các cặp cửa khẩu trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc
Nâng cao năng lực vận chuyển hàng hóa và hiệu suất thông quan tại các cặp cửa khẩu trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Trung Quốc, ngày 03/4/2024, tại thành phố Sùng Tả, Quảng Tây, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn...

Lạng Sơn cần phối hợp chặt chẽ với các lực lượng quản lý biên giới của Quảng Tây, Trung Quốc
Lạng Sơn cần phối hợp chặt chẽ với các lực lượng quản lý biên giới của Quảng Tây, Trung Quốc

Triển khai thực hiện công tác đối ngoại với địa phương, ngày 03/4/2024, Đoàn công tác gồm lãnh đạo các cục, vụ liên quan của...

Mọi yêu sách và hoạt động ở Biển Đông phải phù hợp với luật pháp quốc tế
Mọi yêu sách và hoạt động ở Biển Đông phải phù hợp với luật pháp quốc tế

Chiều 28/3, tại họp báo thường kỳ, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Đức Thắng đã bình luận về một số vấn đề tại...

Tin đọc nhiều
Phòng tuyến góp phần ngăn chặn tàu cá khai thác hải sản trái phép
Hội đàm giữa Lai Châu và hai tỉnh Phông Sa Lỳ, U Đôm Xay
Dâng hương, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hy sinh trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc
Phát triển Bà Rịa-Vũng Tàu thành Trung tâm kinh tế biển Quốc gia
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Tây Ban tại Việt Nam
Xuất nhập khẩu chính ngạch giữa Kiên Giang và Kampot đạt 256 triệu đô la Mỹ
Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 khảo sát tại tỉnh Sóc Trăng
Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045
Kiều bào tại Hungary hướng về biển đảo quê hương
Cảnh sát biển Việt Nam tham dự Hội nghị Hội đồng điều hành ReCAAP lần thứ 18
Xung lực mới cho quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam – New Zealand
Quảng Ninh xây dựng nền biên phòng toàn dân vững chắc
Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp
Việt Nam lên án hành vi bạo lực, vô nhân đạo trên các tuyến hàng hải quốc tế
Xây dựng đường biên giới Việt Nam-Trung Quốc hòa bình, hợp tác và phát triển
Nhận diện, phát triển “mũi nhọn” của Kiên Hải
Lào Cai-Vân Nam: Tuyến biên giới Việt-Trung hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển
Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Việt Nam và Thái Lan nhất trí phối hợp và cùng các thành viên ASEAN duy trì lập trường nguyên tắc của ASEAN về vấn đề Biển Đông
Khai mạc hội nghị Phát triển bền vững nuôi biển, nhìn từ Quảng Ninh
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang hội kiến Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị
Việt Nam kêu gọi các bên liên quan cùng đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông
Sóc Trăng tuần tra kiểm soát chống khai thác IUU
Nâng cao năng lực vận chuyển hàng hóa và hiệu suất thông quan tại các cặp cửa khẩu trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc
Chủ tịch Quốc hội Phần Lan ủng hộ lập trường, quan điểm của ASEAN và Việt Nam về vấn đề Biển Đông
Khám phá tuyến du lịch kết nối Non nước Cao Bằng với Cao nguyên đá Đồng Văn
Dồn sức gỡ thẻ vàng IUU
Triển khai thi công Dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy đón tàu 100 nghìn tấn
Lạng Sơn cần phối hợp chặt chẽ với các lực lượng quản lý biên giới của Quảng Tây, Trung Quốc