Sáu quốc gia dọc sông Mekong cam kết ứng phó với biến đổi khí hậu

18/09/2023 17:15

Mực nước sông Mekong tại tỉnh Nakhon Phanom của Thái Lan. (Ảnh: Ngọc Quang/TTXVN)

Ngày 17/9, Tổng Thư ký Cơ quan Tài nguyên Nước quốc gia (ONWR) của Thái Lan Surasee Kittimonthon cho biết 6 quốc gia dọc sông Mekong đã cam kết ứng phó vấn đề biến đổi khí hậu.

Ông Surasee cho biết ONWR đã đại diện cho Thái Lan tại các cuộc họp của Diễn đàn hợp tác tài nguyên nước Lan Thương-Mekong lần thứ 3 và Hội nghị nước thế giới lần thứ 18 tại thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc, từ ngày 10-13/9 vừa qua. Cùng tham dự các cuộc họp còn có quan chức cấp cao của 6 nước thành viên Hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) gồm Campuchia, Trung Quốc, Lào, Myanmar, Việt Nam và Thái Lan. Sông Mekong dài 4.880km và là nguồn nuôi sống 326 triệu người ở các quốc gia này.

Theo quan chức Thái Lan, các cuộc họp được tổ chức để trao đổi kiến thức và công nghệ, đánh giá hiệu quả hoạt động của các dự án được quỹ đặc biệt MLC tài trợ. Nội dung các cuộc họp cũng có phần báo cáo tiến độ trao đổi ý tưởng trong khuôn khổ hợp tác quản lý nước Mekong-Lan Thương giữa các nước thành viên.

Tại các cuộc họp, Thái Lan nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hợp tác giữa các nước thành viên trong quản lý tài nguyên nước thông qua mọi cơ chế của xã hội, bao gồm các cơ quan nhà nước, các khu vực xã hội dân sự và tư nhân hay thậm chí cả các tổ chức phụ nữ và thanh niên nhằm giải quyết tác động của biến đổi khí hậu như lũ lụt, hạn hán và nhu cầu về nước ngọt ngày càng gia tăng.

Ông Surasee cho biết Thái Lan đã đề xuất kế hoạch quản lý nước dựa trên kế hoạch tổng thể quốc gia quản lý nước 20 năm nhằm đạt được quản lý nước bền vững theo Chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc về Phát triển bền vững.

Ngoài ra, các nước thành viên cũng đã nhất trí triển khai giai đoạn đầu của nghiên cứu chung giữa Ủy hội sông Mekong quốc tế (MRC) và MLC nhằm mở đường cho việc chia sẻ thông tin tốt hơn về hoạt động của các hồ chứa trên dòng sông Mekong, vấn đề xả nước cũng như các giải pháp giảm thiểu tác động hạn hán hoặc lũ lụt dọc các khu vực ở các nước ở hạ lưu sông.

Ông Surasee thông báo một nhóm chuyên gia chung sẽ được thành lập để tiến hành nghiên cứu. Bên cạnh đó cũng sẽ có một cuộc khảo sát chung Lan Thương-Mekong để nghiên cứu tác động đối với các cộng đồng sống dọc sông./.

Nguồn: TTXVN
Cùng chuyên mục
Phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép qua biên giới
Phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép qua biên giới

Phòng, chống xuất nhập cảnh (XNC) trái phép là một nội dung quan trọng trong bảo vệ an ninh quốc gia (ANQG), bảo đảm trật...

Đại sứ Ito Naoki: Nhật Bản mong muốn tiếp tục đối thoại, hợp tác và liên kết với các quốc gia như Việt Nam
Đại sứ Ito Naoki: Nhật Bản mong muốn tiếp tục đối thoại, hợp tác và liên kết với các quốc gia như Việt Nam

Ngày 17/3, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Canada, Australia, New Zealand và Liên minh châu Âu (EU) tổ...

Kết nối đường sắt biên giới giúp thúc đẩy hợp tác kinh tế và giao lưu Việt-Trung
Kết nối đường sắt biên giới giúp thúc đẩy hợp tác kinh tế và giao lưu Việt-Trung

Việc thông tuyến càng nhanh, càng sớm, thì càng thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại và giao lưu nhân văn giữa hai nước.

Biên giới Việt Nam-Lào là cầu nối quan trọng của hợp tác khu vực
Biên giới Việt Nam-Lào là cầu nối quan trọng của hợp tác khu vực

Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Minh Tâm khẳng định khi có đường biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác giữa hai bên...

Việt Nam vận dụng tốt các quy định của UNCLOS
Việt Nam vận dụng tốt các quy định của UNCLOS

Công ước Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS) năm 1982 đang phát huy giá trị trong thực tiễn, giúp Việt Nam, các nước ven...

Biên giới Việt - Lào: Đâu chỉ có núi non hùng vĩ, còn có tình người vượt thời gian
Biên giới Việt - Lào: Đâu chỉ có núi non hùng vĩ, còn có tình người vượt thời gian

Dọc tuyến biên giới dài khoảng 2.340 km giữa Việt Nam và Lào, đâu chỉ là những dãy núi hùng vĩ và bạt ngàn rừng...

UNCLOS: Những đóng góp quan trọng trong giải quyết các vấn đề mới nổi về quản trị biển và đại dương
UNCLOS: Những đóng góp quan trọng trong giải quyết các vấn đề mới nổi về quản trị biển và đại dương

Trong 30 năm qua, UNCLOS đã được cộng đồng quốc tế nhất trí ghi nhận và nhấn mạnh nhiều lần như là “Hiến pháp của...

Sự hình thành Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển
Sự hình thành Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển

Năm 2024 đánh dấu 30 năm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) chính thức có hiệu lực (từ ngày 16/11/1994), khuôn khổ...

Hiệp ước Biển cả - BBNJ: Cơ hội để Việt Nam mở rộng tầm nhìn ngoài Biển Đông
Hiệp ước Biển cả - BBNJ: Cơ hội để Việt Nam mở rộng tầm nhìn ngoài Biển Đông

Trả lời phỏng vấn trong khuôn khổ Đối thoại Biển lần thứ 13 (ngày 14/11) tại Cần Thơ do Học viện Ngoại giao phối hợp...

Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế
Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế

Ngày 14/11/2024, Đối thoại Biển lần thứ 13 với chủ đề “Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế” do Học viện Ngoại...

Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế
Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế

Ngày 14/11/2024, Đối thoại Biển lần thứ 13 với chủ đề “Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế” do Học viện Ngoại...

Hướng tới phát triển bền vững khu vực biển Đông Á
Hướng tới phát triển bền vững khu vực biển Đông Á

Sáng 06/11, Đại hội biển Đông Á 2024 với chủ đề: “Hợp lực xanh vì một tương lai chung: Một đại dương bền vững và...

Luật pháp quốc tế là “la bàn” cho tranh chấp trên biển
Luật pháp quốc tế là “la bàn” cho tranh chấp trên biển

Trả lời phỏng vấn bên lề Hội thảo quốc tế Biển Đông lần thứ 16 diễn ra từ ngày 23-24/10 tại Quảng Ninh, ông Niclas...

Nỗ lực ngoại giao đáng ghi nhận của Việt Nam vì biên giới, biển, đảo, hòa bình và phát triển
Nỗ lực ngoại giao đáng ghi nhận của Việt Nam vì biên giới, biển, đảo, hòa bình và phát triển

Đó là nhận định của Trưởng đại diện Phái đoàn Wallonie-Bruxelles tại Việt Nam Pierre Du Ville về những nỗ lực của Việt Nam trong...

Kinh nghiệm hợp tác biên giới Canada – Mỹ
Kinh nghiệm hợp tác biên giới Canada – Mỹ

Tại Hội thảo quốc tế “Hợp tác vì biên giới, biển, đảo hòa bình và phát triển”, ông Adib Abbasi, cán bộ liên lạc của...

Tin đọc nhiều
Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo phía Tây Nam Tổ quốc
Cảng Quốc tế TIL Cảng Hải Phòng chính thức đi vào khai thác
Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc
Triển lãm ‘Hoàng Sa, Trường Sa - Tổ quốc nơi đầu sóng’
Bộ đội Biên phòng Đắk Lắk thăm và chúc Tết Chol Chnam Thmay lực lượng vũ trang tỉnh Mondulkiri
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình
Thăm, làm việc tại Đồn Biên phòng Thổ Châu
Thủ tướng Chính phủ tiếp Đoàn Ủy ban Đánh giá kinh tế và an ninh Hoa Kỳ - Trung Quốc của Quốc hội Hoa Kỳ
'Chuyến tàu Đại đoàn kết' - Hải trình đưa kiều bào ra thăm Trường Sa và Nhà giàn DK1
Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam-Trung Quốc: Khai mạc chương trình khám, chữa bệnh cho nhân dân khu vực biên giới tỉnh Lạng Sơn
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev
Hòn Hải - Cột mốc chủ quyền thiêng liêng giữa Biển Đông
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Ban Thư ký ASEAN
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru
Tuyên bố chung Việt Nam – Indonesia về việc tăng cường quan hệ song phương
Phát triển thêm các bến cảng khu vực biển Quảng Ngãi
Khai mạc triển lãm ‘Hoàng Sa, Trường Sa - Biển, đảo thiêng liêng’
Campuchia coi trọng thúc đẩy hợp tác quốc phòng với Việt Nam
Lai Châu: Tuần tra liên hợp chấp pháp trên biên giới
Nâng cao kiến thức pháp luật cho cư dân biên giới
Tuần tra ở Trà Cổ - nơi địa đầu Tổ quốc
Tuyên bố chung về quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Kazakhstan
Phải xử lý dứt điểm nguyên nhân gốc rễ của các vi phạm IUU
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez
Cảnh sát biển Việt Nam lên đường tuần tra liên hợp với Cảnh sát biển Trung Quốc
Phát động Cuộc thi và Triển lãm ảnh
Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam-Trung Quốc lần thứ 9 chính thức bắt đầu
Việt Nam và Anh tổ chức Đối thoại biển lần thứ sáu
Tuần tra song phương bảo vệ biên giới Việt Nam - Trung Quốc
Thông thương qua cửa khẩu phụ: Cơ hội mới cho vùng biên Nghệ An